Đại Học chăn Trâu




Tuesday, 24 November 2015

@yahoo.com> XOÁ BỎ , XOÁ SỔ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM .

 

From: Viet Tran
Date: 2015-11-22 16:39 GMT-08:00
Subject: Fwd: Fw: FW : **** XOÁ BỎ , XOÁ SỔ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM ...
To:

 XOÁ BỎ , XOÁ SỔ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM ... 
Quyết định của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo loại bỏ môn lịch sử ra khỏi học trình giáo dục toàn quốc đã khiến rất nhiều , rất nhiều  người Việt bàng hoàng, đặc biệt chỉ 2 tuần sau ngày Tập Cận Bình đến Việt Nam.

Đối với các giới giáo chức, học giả, đây là hiện tượng kỳ quái , điên khùng thậm tệ của nhà nước và có thể nói là duy nhất trên thế giới. Dù là nước nghèo hay giàu, nước cực đoan hay cấp tiến, chẳng có nước nào  dám nghĩ đến việc bãi bỏ , vứt bỏ môn lịch sử của dân tộc , của đất  nước mình ra khỏi nền giáo dục quốc gia. Đối với giới trẻ trên mạng, đã bắt đầu xuất hiện những câu “Đục Mất Cả Sử” hay “Đến Màn Cắt Sử” theo cách nói #ĐMCS gần đây. Đặc biệt trong giới sinh viên và giáo sư đại học, mức độ bức xúc càng cao khi nhiều người chỉ ra , tỏ ra và nói ra rằng : -- môn triết học Mác-Lênin cực kỳ vô dụng và thế giới đã vứt bỏ nó vào sọt rác từ lâu rồi  thì nó vẫn được tiếp tục giảng dạy để đốt phí , làm uổng phí biết bao thời giờ qúy báu và  công sức vàng bạc của học sinh, nhưng lịch sử về dân tộc Việt, về các Tổ Tiên , các tiền nhân  Việt , cha ông Việt lại bị vứt bỏ , bị xem là thứ rác rưới thối tha , không cần biết đến !!!!!!! ...



Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận


Hiển nhiên, lãnh đạo đảng CSVN, qua Bộ GD&ĐT, đủ ma mảnh , mánh lới xảo quyệt để dùng thủ thuật che mắt dân chúng với trò kết hợp 2 môn thông thường là “lịch sử” và “giáo dục công dân” với môn “an ninh quốc phòng” đặc thù cho quân đội, thành một môn hoàn toàn phục vụ cho đảng: “công dân và tổ quốc”. Ai cũng biết trong môn mới này, học sinh sẽ chỉ học “bổn phận đối với tổ quốc XHCN”, còn tất cả các triều đại lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam bị họ kết án , kết tội  mà họ gọi là “phong kiến” đều đương nhiên không đáng học. Tổ quốc mà các học sinh Việt Nam và dân chúng Việt Nam sẽ bị bó buộc phải phục vụ và tôn thờ là Tổ quốc Trung Hoa , Tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa Trung quốc !!!!

Nhưng nhìn như thế có lẽ vẫn còn thiếu sót, vì trong nhiều thập niên qua, đảng vẫn luôn nhuộm đỏ cha ông Việt qua lăng kính “đấu tranh giai cấp”, chẳng hạn như anh hùng Lê Lợi có gốc nông dân nên được cho giá trị cao hơn các anh hùng dân tộc khác (cũng may ông không bị hất xuống trong giai đoạn Cải Cách Ruộng Đất vì Lê Lợi đủ tiêu chuẩn để bị gọi là địa chủ , bị đưa ra đấu tố và bị kết án , kết tội tử hình vắng mặt ), v.v… Nhưng dù sao thì mức độ sửa đổi lịch sử chỉ tới đó thôi, chứ không bị tẩy xóa quá nhiều...    Dẫu thế nào thì Lê Lợi , Đinh Bộ Lĩnh , Phạm Ngũ Lão , chàng bán than Trần Khánh Dư và các vị anh hùng hảo hán xuất thân từ đồng ruông , nông dân nhà quê khác của Việt Nam cũng sẽ bị phế thải , bị vứt bỏ ra khỏi lịch sử của Tổ quốc XHCN Trung quốc trong một tương lai rất gần kề !!!!!! ...

Chỉ trong khoảng 10 năm gần đây, những nỗ lực chủ động tẩy xóa từ ngữ ,  tên " giặc xâm lược Trung Hoa " ra khỏi lịch sử, sách vở, và xã hội Việt Nam mới hiện ra lộ liễu. Các ban bộ , các ngành của đảng đã thử rút tên , đục khoét tên của các vị Anh Hùng Dân Tộc mà họ kết án là chống Trung quốc , đánh chống Tàu Chệt và bọn họ kết án các vị anh hùng đó là giặc , là phản tặc  như đời Hai Bà Trưng ; Họ cho đục phá các chữ gọi đúng tên , đúng từ ngữ " Đã chiến thắng giặc xâm lược Trung Hoa " ở tại   các tượng đài của  Hưng Đạo, Quang Trung; Họ rán sức  ngay cả tung ra luận điệu “Ải Nam Quan , Thác Bản Giốc  chưa bao giờ là của Việt Nam”; v.v…

Khổ nỗi đảng càng thử sửa đổi , sửa chữa lịch  sử thì càng bị mắng chửi thậm tệ. Với phương tiện Internet, chỉ cần 1 người báo động với hình ảnh chứng cớ thì tiếng nói của hàng trăm ngàn người lập tức vang lên chỉ trong vòng vài ngày. Rồi cũng nhờ Internet, ai cũng có thể tìm đọc đủ loại nguồn dữ kiện, hình ảnh, và chứng cứ lịch sử để vạch ra ngay các tài liệu giả, các luận điểm dối trá , lọc lừa . Nhưng có lẽ cũng đóng góp một phần không nhỏ là chính những quan chức và cán bộ của đảng .   Sau những năm tháng làm loa phóng thanh , loa tuyên truyền cho các luận điệu gian trá , lừa dối của đảng và nhà nước XHCN  như các ông Lê Công Phụng, Trần Công Trục,..v..v… thì họ đều biết mình đã làm chuyện sai trái , tệ hại , vô đạo đức và đều đã nói ngược lại những điều gian trá kia  sau ngày họ về hưu trí ... Tóm tắt là mọi nỗ lực “sửa” , sửa đổi  lịch sử của lãnh đạo đảng và nhà nước XHCN đều thất bại cay đắng và chỉ đem về cho đảng và nhà nước nhiều lời mắng chửi.....

Sửa đã không được mà cắt bớt cũng không xong. Suốt dòng lịch sử Việt Nam mọi triều đại huy hoàng của đất nước, mọi anh hùng dân tộc được thờ kính đều nhờ có công chống Tàu xâm lược để phát triển quốc gia và đem lại ấm no cho dân tộc. Nếu cắt thì phải cắt hết. Còn nếu giữ lại thì dân cứ lấy lịch sử   ra soi rọi và so sánh, như:

    Các luận điệu tránh né chống Tàu xâm lược của lãnh đạo đảng ngày nay quá giống lời lẽ của những Trần Di Ái, Mẹ con Cù Thị , Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, … Tất cả đều giả bộ nhân danh vì hòa bình, ổn định, và ngay cả khôn ngoan, nhưng mà thực chất chỉ để tìm kiếm hay bảo vệ ghế công danh , điạ vị , chức tước và tiền bạc  cho cá nhân mình , chứ không phải vì quyền lợi của đất nước và của nhân dân Việt Nam ...
    Các cảnh mà nhà cầm quyền XHCN và đảng đang xử dụng côn an , cảnh sát  bạo hành đập đánh , giết chóc , làm hại , ăn cướp và bóc lột nhân dân một cách xả láng , loạn xà ngầu ngày nay  thật là quá giống loạn kiêu binh dưới thời Chúa Trịnh.
    Và vô số các so sánh khác cứ tô đậm mãi sự bất xứng , bất tài , tệ lậu , hiểm độc , gian ác , lọc lừa của chế độ hiện tại ở Việt Nam ...

Nhưng ngay cả những so sánh lịch sử đáng xấu hổ nhục nhã  đó vẫn chưa đủ để thuyết phục nhiều người về lý do tại sao lãnh đạo đảng dám lấy quyết định gian ác loại bỏ môn lịch sử như vậy, và loại bỏ vào lúc này. Trong những năm qua, đã có biết bao sự kiện đáng xấu hổ nhục nhã hơn nhiều từ thực tế cuộc sống, từ chính các cá nhân lãnh tụ ở thượng tầng, ở các cán bộ cao cấp .... ( Hồ Chí Minh chơi xài mấy con gái mọi mường Nông thị Xuân ... ,  Lê Duẫn ăn cướp và chơi xài vợ của cán bộ đàn em , mới đây thì Cán bộ , sĩ quan cao cấp công an , cảnh sát XHCN  bóp vú phụ nữ Hàn Quốc ... ) và từ sự suy sụp thê thảm , thậm tệ về thể diện quốc gia trên khắp thế giới, … vẫn không làm cho giới lãnh đạo đảng và nhà nước lấy loại quyết định phản dân tộc tới mức loại bỏ , vứt bỏ môn lịch sử oai hùng của Dân Tộc Việt Nam như vậy... Điều gì khiến họ ra tay lúc này, bất chấp các sự phẫn nộ , tức giận từ hàng ngũ đảng viên , cán bộ đến quảng đại quần chúng bên ngoài đảng?

Thật khó tìm câu trả lời …cho đến khi người ta giật mình nhớ đến những mật ước , những cam kết bí mật tại Thành Đô năm 1990 , 1991 và mật ước Bắc Kinh tháng 5-2015 . Câu trả lời nằm gọn ở đó và từ đó người Việt mới nhận ra viễn cảnh mất nước đã gần kề tới mức nào !!!    Với kỳ hạn bàn giao trao phó trọn vẹn đất nước Việt Nam cho Trung quốc vào năm  2020 mà nhiều đảng viên , nhiều cán bộ cao cấp   đã nghe từ một số buổi họp — và nhiều phần vừa được chính Tập Cận Bình lập lại trong chuyến thăm VN mấy tuần trước .  Tập cận Bình đã nói rằng : -- " TÔi nói các người phải trao phó , giao nạp toàn thể , trọn vẹn đất nước , sơn hà xã tắc của Việt Nam đúng kỳ hẹn cho Trung quốc . Các anh Hà Nội có nghe không hả ????? !!!!! " .... !!!! .... — bước lôgíc đầu tiên là loại bỏ lịch sử Việt để dọn đường cho các bước kế tiếp trong 5 năm tới: từ gia tăng tiếng Tàu trong trường học, đến bình thường hóa việc dùng tiền Tàu trong xã hội, phổ thông hóa bảng hiệu Tàu khắp phố phường, luật pháp hóa sự sinh sống vô thời hạn của công nhân Tàu trên đất Việt, v.v… trước khi chính thức ra lệnh  cho người Việt học lịch sử Tàu và bắt buộc học tập , phục vụ và tôn thờ Tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa Trung quốc ... !!!!!!! ..... Nhân dân Việt Nam , DÂN TỘC VIỆT NAM bị biến thành rận rệp , trùn , sán , dòi bọ !!!!!!!.....

Và thế là hoàn tất …Thế là hết !!!!!!  Tiêu tùng đất nước Việt Nam , bị Xoá Bỏ , Bị Xoá Sổ !!!!! Do Bởi Tại Ai ???

      ***   Mao Trạch Đông , tự nhận là cha già dân tộc Trung quốc , người đã sáng lập ra Đảng Cộng Sản Trung quốc , đảng Cộng Sản Việt Nam và Mật Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam đã truyền dạy và chủ trương rằng : -- Cộng Sản Vô Tôn Giáo , Vô Tín Ngưỡng -- Cộng Sản Vô Tư Sản , Vô Tài Sản Cá Nhân -- Cộng Sản Vô Gia Đình , Vô Tổ Quốc -- Cộng Sản Vô Lương Tri , Vô Đạo Nghĩa , Vô Tình Cảm , Vô Công Lý ... Bởi vì chủ trương Cộng Sản là Vô Tư Sản , Vô Tài Sản Cá Nhân , mọi vật đều là của chung cho nên Mao Trạch Đông đã cố tình , chủ ý để cho đàn em của minh là Hồ Chí Minh chơi xài , ăn ngủ với mụ vợ của mình ( vợ con là các tài sản cá nhân ) để gọi là san sẻ của chung , chia sẻ của chung , của công cộng , công chúng với nhau ... Hồ Chí Minh là tàu Chệt Hồ Tập Chương , thiếu tá của quân đội nhân dân của Mao trạch Đông .... Vì vậy Hồ Chí Minh nhận các lệnh truyền và chỉ thị từ Mao Trạch Đông để rồi truyền lệnh , ra lệnh lại cho Trường Chinh , Phạm Văn Đồng , Võ Nguyên Giáp , Lê Duẫn .....   Ngày nay , các cán bộ , các sĩ quan của Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng Sản Trung quốc và của XHCN CSVN giàu có qúa xá cỡ !!!!!  Tài sản và tiền của cá nhân , tư sản đầy dẫy , nhiều qúa xá !!!! Sao không thấy bọn họ đem ra đấu tố và xử tử hình như thời của Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đã giết chết các phú hộ và điền chủ để làm Cách Mạng San Bằng Giai Cấp Xã Hội ????


__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Thực hư môn Sử Học bị 'xóa sổ'?

Nhân Tuấn Trương

Subject: Bỏ hay không bỏ ?

Mấy ngày nay báo chí VN xôn xao về vụ bỏ hay giữ môn sử trong chương trình giáo dục. Lý ra chuyện này là chuyện "chuyên môn", nên để cho các chuyên gia về giáo dục bàn luận. Có điều càng nghe bàn luận thì càng thấy rối rắm. Theo tôi thì sự việc đơn giản hơn nhiều.
Vầy, trong thiên hạ có ba bồ chữ, thì (đảng đã dành) hai bồ rưỡi cho "bác Hồ" rồi. Nửa bồ còn lại thì đó là vùng "không phận sự miễn vào" của các nhà thơ. Việt Nam là cường quốc thơ là điều mà ai cũng biết.
Văn chương, sử địa, triết học, thậm chí đến toán lý hóa... mấy mươi năm qua chữ nghĩa chỉ "xào qua xào lại" từ hai bồ rưởi chữ của "bác" mà thôi. Chuyện Lê Văn Tám, chuyện hôm qua giết được 8 tên Mỹ, hôm nay giết thêm 5 tên nữa, tổng cộng diệt mấy tên Mỹ, chữ nghĩa không phải lấy từ bồ chữ của bác thì lấy từ đâu ? Còn triết học, từ cái tên "triết học Mác Lê Nin" cũng đã lấy trong kho chữ của bác rồi.
Bây giờ có người đề nghị viết lại sử Việt, vấn đề là chữ nghĩa bác xài hết rồi, có còn đâu mà viết ?
Vì vậy vấn đề giữ hay bỏ môn sử chỉ là "diện", còn "điểm" là bỏ hay giữ kho chữ của "bác Hồ" ?
Mà khuynh hướng của trí thức VN thì làm gì làm chớ đụng đến "bác" là không được !
Nghĩ cũng nên thông cảm cho thái độ của trí thức Việt. Vì đụng đến kho chữ của "bác" thì lòi ra vô số trí thức bằng thật học giả, bằng giả học dỏm, chuyên gia dỏm, học giả giả...
Giá trị gì ở thứ chữ nghĩa lừa bịp, dối trá, phi luân lý, phản đạo đức?...
Bà con thử nghe các bài phỏng vấn, hay đọc các bài viết về chuyên môn của "chuyên gia" VN trên các cơ quan truyền thông. Thử một lần kiểm chứng xem họ nói đúng hay sai?
Tôi hay có thói quen (méo mó) là hay "rà" lại xem những gì "chuyên gia" họ nói. Những bài viết đăng trên báo chí mà thấy ghi ở dưới "tiến sĩ toán, "tiến sĩ vật lý", "chuyên gia nghiên cứu Biển Đông", chuyên gia này, giáo sư nọ... là tôi hay kiểm chứng.
Có thể nói 50% ý kiến của họ đều sai. Một số khoảng 30% là đúng, nhưng ý kiến chỉ là "nhai lại" của người khác. Một phần không nhỏ khác thì được "mớm" lời, mớm ý của thế lực phía sau. Thành phần này "phán" nhiều câu đôi khi té ghế, nhưng sau đó kiểm chứng thì lại đúng (y chang lập trường của nhà nước). Đơn giản vì họ chỉ là người "chuyển tải thông điệp" mà thôi.
Bây giờ nhiều người đề nghị "viết sử lại".
Thì ô kê, trước sau gì cũng phải viết lại mà thôi. Nhưng phải viết ngoài bồ chữ của "bác Hồ", mà điều này không dễ trong giai đoạn này.
Rốt cục lại, theo tôi, bỏ mẹ môn sử là thuợng sách. Bày chuyện viết sử, tốn ngân sách, tốn tiền bạc của nhân dân, mà lợi ích thì chưa mấy chắc.
Nhân Tuấn Trương



__._,_.___

Posted by: <vneagle_1
 

Thực hư môn Sử Học bị 'xóa sổ'?
                                                       BBC - 19.11.2015

Giáo dục và đào tạo được xác định là 'quốc sách hàng đầu' ở Việt Nam.

Giới sử học cần phải chủ động thay đổi trước vì nếu tiếp tục dạy như cũ thì 'thà đừng dạy còn hơn', đó là ý kiến của Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, trao đổi với Bàn tròn Thứ Năm tuần này  của BBC về môn sử trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam.
                                                                                                                      VIDEO 
                                                                                                                                                                                           (xin bấm tiềp DIM LIGHTS)
Trách nhiệm 'lớn hơn' đối với môn lịch sử hiện nay trong nhà trường là của 'những người biên soạn sách giáo khoa' và trách nhiệm này còn lớn hơn nữa 'chính là giới sử học', theo ý kiến tại tọa đàm của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam.
Truyền thông và diễn đàn chất vấn ở Quốc hội Việt Nam những ngày gần đây nóng lên vì một chủ đề có liên quan tới điều được cho là ‘số phận’ của môn lịch sử trong nhà trường ở Việt Nam, mà đặc biệt tới môn sử sẽ được dạy và học ra sao ở cấp trung học phổ thông.

Liệu có đúng là môn sử có thể sẽ bị ‘xóa sổ’, thậm chí có người nói là ‘khai tử’ hay không ở đây, hay là môn lịch sử đang được tổ chức lại, mà như cách gọi là ‘tích hợp’ để dạy và học tốt hơn, hiệu quả hơn trong nhà trường, có lợi hơn cho học sinh và xã hội?

Trao đổi tại Bàn tròn Thứ Năm hôm 19/11/2015 từ Sài Gòn, Giáo sư Trần Ngọc Thêm bình luận về cuộc tranh luận đang diễn ra ở Việt Nam.
Ông nói: "Trước hết đối với giới sử học và các giáo viên, các thầy cô dạy sử, tôi nghĩ là phải chủ động thay đổi trước... Nếu mà tiếp tục dạy sử như hiện nay thì thà đừng dạy còn hơn. Nhưng mà nếu đừng dạy thì vô cùng nguy hiểm bởi vì nó sẽ đứt đoạn.
"Nếu như nghỉ dạy một thời gian, để chuẩn bị, chuẩn bị tốt, rồi sau đó tiếp tục dạy, thì như thế có những thế hệ sẽ không được đào tạo sử đến nơi đến chốn.
"Hoặc là nếu bớt hẳn chương trình dành cho môn sử đi, dù như Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết có nói rằng là số giờ dạy sử vẫn là nhiều đấy, nhưng tôi thì tôi nghĩ rằng nó cần phải được dạy ngang với môn văn, môn tiếng Việt.
Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng những 'hình tượng' được 'sáng tác' như Lê Văn Tám
là 'điều rất tổn thương' với thế hệ của chính ông.
"Tôi rất đồng ý với Giáo sư Phan Huy Lê rằng có ba môn ở Việt Nam luôn luôn có truyền thống coi trọng, đó là Quốc ngữ, Quốc văn và Quốc sử, chứ địa là không có, không có Quốc địa rồi."

'Điều rất tổn thương'

Giáo sư Trần Ngọc Thêm nói tiếp:
"Ba môn đó tôi đồng ý là phải dạy đến nơi, đến chốn, nhưng mà phải dạy theo cách khác, chắc chắn là phải theo cách khác... Nội dung giảng dạy phải tôn trọng sử học, chứ không thể có chuyện là Lê Văn Tám...
"Bởi vì Giáo sư Phan Huy Lê đã được sự ủy nhiệm của nhà sử học, Bộ trưởng Trần Huy Liệu đã công bố chuyện rằng là hình tượng Lê Văn Tám là hình tượng do ông sáng tác ra.
"Thế thì không thể để một giai đoạn mấy chục năm là học sinh, cả bản thân chúng tôi cũng được học Lê Văn Tám, và như thế thế hệ chúng tôi đã bị đánh lừa.

"Chúng ta có thể nhân danh cuộc chiến đối với kẻ xâm lược là đế quốc Pháp để mà làm chuyện nọ, chuyện kia, nhưng mà không được nhân danh đó để đánh lừa cả một thế hệ.

"Tôi cho điều đó là điều rất tổn thương đối với chúng tôi và không thể để sự tổn thương này tiếp tục được nữa...", Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, nói với BBC.

Trách nhiệm của ai?

Từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nêu quan điểm về cuộc tranh luận đang diễn ra về môn lịch sử ở nhà trường Việt Nam.
Ông nói: "Tôi cho rằng những ý kiến mà dư luận đã đưa lên, hoặc là những ý kiến ngay trong buổi tọa đàm của chúng ta hôm nay, nói về việc dạy sử ở Việt Nam, thì tôi nghĩ rằng đúng như thế thật.
"Thế nhưng trách nhiệm là của ai? Tôi nghĩ rằng trách nhiệm trước hết là của các thầy, các cô trực tiếp đứng lớp. Nhưng mà trách nhiệm lớn hơn các thầy các cô là của những người biên soạn chương trình và sách giáo khoa.
"Nhưng mà lại lớn hơn trách nhiệm của những người biên soạn chương trình và sách giáo khoa nữa chính là của giới sử học.
"Bởi vì... người ta than phiền là vì sao mà chúng ta (Việt Nam) chỉ dạy có lịch sử chiến tranh, mà không có lịch sử văn hóa, lịch sử kinh tế, thế thì là vì tại anh không có thành tựu nghiên cứu thì lấy đâu ra mà dạy?
"Thứ hai người ta chê là tại sao sử của mình cứ viết một chiều, một chiều tôi phải xin nói cái đấy không phải là lỗi của người viết sách giáo khoa."
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng người viết sách giáo khoa phải viết theo 'chính sử của nhà nước'.
"Người viết sách giáo khoa người ta phải viết theo chính sử của nhà nước, cho nên bây giờ tôi nghĩ chính các vị ở giới sử học ấy là phải có một sự đổi mới thật là mạnh mẽ thì như vậy ta mới mong dạy môn sử tốt được.
"Điểm thứ hai là dạy sử phải gắn với thực tế, thí dụ như là cho học sinh đi tham quan bảo tàng, tham quan những địa điểm lịch sử, ví dụ ở Hà Nội có thể đến thăm Gò Đống Đa, địa điểm lịch sử.
"Các địa phương khác, địa phương nào cũng có những địa điểm lịch sử, cho học sinh gặp những nhân vật lịch sử, những người mà đã trải qua những giai đoạn lịch sử, hoặc là mời họ đến trường nói chuyện, thì tôi thấy tất cả những cách làm đó nó sẽ làm cho môn sử sinh động hơn nhiều.
"Và tôi cũng chia sẻ với Giáo sư Trần Ngọc Thêm là giới văn nghệ sỹ cũng không thể đứng ngoài chuyện ấy được.
"Nếu chúng ta có nhiều phim hay, nhiều thơ hay, nhiều truyện hay, nhiều nhạc hay về các giai đoạn lịch sử thì chắc chắn là trẻ em mà người lớn cũng sẽ hiểu sử hơn," Giáo sư Thuyết nói.

Vẫn rất cần thiết


Từ Sơn Tây, một phụ huynh đồng thời là nhà giáo, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn nói với BBC dù được 'tích hợp' hay là không trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông tổng quát, thì môn lịch sử vẫn là một học rất cần thiết trong nhà trường.

Bà Thanh Nhàn nói:
"Tôi cũng nghe đồng nghiệp trao đổi về việc dạy tích hợp môn lịch sử và cũng như là một số môn học khác ở trong nhà trường.
"Bởi vì tích hợp là rất nhiều môn chứ không phải chỉ là môn lịch sử và chúng tôi cũng nói với nhau nhiều về chuyện này.
"Với riêng bản thân tôi, tôi nghĩ rằng cho dù là tích hợp hay là không tích hợp, thì môn lịch sử vẫn là môn học rất cần thiết cho nhà trường.
"Bởi vì rõ ràng là con người có tổ, có tông, có nguồn, có gốc, và môn lịch sử không chỉ dạy cho học sinh, trang bị cho học sinh kiến thức, mà nó còn góp phần hình thành nhân cách, rồi cả tinh thần yêu nước, rồi cả chuyện yêu truyền thống của cả dân tộc mình.
"Cũng như là cần hiểu biết về nền văn minh của dân tộc, cũng như là nền văn minh của cả nhân loại, và từ đó thì nó có thể có được tinh thần tự tôn dân tộc, cũng như là sự kế thừa truyền thống tốt đẹp của cha ông.


Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn từ Sơn Tây cho rằng môn lịch sử dù được giảng dạy 'tích hợp'
 hay không vẫn luôn quan trọng và cần thiết trong nhà trường.
"Tôi nghĩ rằng môn lịch sử là rất cần thiết trong nhà trường, còn nếu để dạy tích hợp, thì có thể đấy cũng là một cách giảm tải tốt cho học sinh.
"Giảm tải tốt, bởi vì học sinh sẽ bớt đi cái áp lực của bộ môn.
"Tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng Bộ Giáo dục sẽ cần phải xây dựng chương trình và đổi mới cách dạy sao đó để môn sử đạt được hiệu quả cần thiết nhất của nó trong trường học," nhà giáo Thanh Nhàn, từ Trường Trung học Phổ thông Sơn Tây, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội, nói với Bàn tròn của BBC.

Truyền thông quan tâm

Trao đổi với Bàn tròn Thứ Năm từ Bangkok, phóng viên Ben Ngô của BBC Việt ngữ tường thuật góc nhìn và quan tâm của truyền thông, báo chí với cuộc tranh luận về môn lịch sử ở trường học Việt Nam.

Anh Ben Ngô nói: "Theo tôi thấy một số tờ báo lớn ở Sài Gòn cũng như Hà Nội chủ yếu họ đề cập đến chuyện yêu nước với môn lịch sử.

"Nhưng mà thực ra tôi thấy trong vấn đề này nó có ba chuyện.
"Thứ nhất là bối cảnh, thời điểm diễn ra dự án tích hợp môn lịch sử này, trong lúc ông Tập (Cận Bình) mới thăm Việt Nam xong, rồi trong lúc Biển Đông tiếp tục căng thẳng, thì cái chuyện đề án tích hợp môn lịch sử có thể khiến công luận người ta hoài nghi cái lộ trình gì đó.
"Ngoài ra tôi cảm thấy một vấn đề mà nhiều nhà báo họ có nói trên mạng xã hội thôi chứ họ không nói trên mặt báo ở trong nước (Việt Nam) là chuyện môn lịch sử ở trong nhà trường lâu nay thì... hình như là chỉ dạy về lịch sử của chế độ thôi, là gần như bỏ qua quá trình lịch sử dân tộc trước hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
"Ngoài ra, tôi thấy một nhà báo đặt vấn đề cũng đáng quan tâm là ông ấy nói có những nhân vật trong sách giáo khoa lịch sử như là Lê Văn Tám, Bế Văn Đàn, thì nhân vật đó là hư cấu hay là thực?
Phóng viên BBC Việt ngữ từ Bangkok, Ben Ngô, tường thuật quan tâm của truyền thông Việt Nam
với cuộc tranh luận về dạy sử.
"Bao giờ công bố sự thật về những nhân vật lịch sử mà người ta không biết chắc là hư cấu hay là có thực trong lịch sử.
"Những vấn đề đó người ta ít đọc được trên những tờ báo trong nước mà chỉ có thể thấy trên mạng xã hội thôi," phóng viên Ben Ngô nói với Tọa đàm.

Tích hợp và thích hợp

Từ Đại học Maine Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia chia sẻ với BBC góc nhìn của ông về việc dạy học môn sử trong các nhà trường ở Mỹ và so sánh với Việt Nam.
Ông nói: "Trước hết là nước Mỹ có 50 tiểu bang, mỗi tiểu bang ở nước Mỹ họ chọn cách dạy và họ chọn những sách giáo khoa các môn học sử và các môn khoa học xã hội.

"Ở Mỹ, tất cả các bang đều tích hợp, họ tích hợp từ lớp 6 cho đến lớp 12. Nhưng vấn đề không phải là vấn đề tích hợp, mà vấn đề dạy có thích hợp hay là không.

"Những bang nghèo, ví dụ như bang Maine của chúng tôi, thì không có đủ tiền để tiếp tục tập huấn và dạy cho các giáo viên, cho nên thường thường ở nhiều chỗ giáo viên không đồng đều.
"Thành ra chúng tôi ở Đại học bang Maine, chúng tôi tự lập ra những chương trình đi từ trường này cho đến trường kia, giúp tập huấn lại cho các giáo viên để cho họ có thể hiểu vấn đề phân tích lịch sử, phân tích xã hội như thế nào.
"Bởi vì vấn đề lịch sử nó không chỉ là lịch sử, không chỉ là sự kiện thế này, thế kia, mà lịch sử là học vấn đề phát triển của đất nước, phát triển của loài người và phải giúp cho người ta hiểu những mô hình phát triển nó như thế nào.
"Các thời đại như thế nào, các thời kỳ như thế nào, thì những vấn đề này giáo viên lúc ban đầu họ không được huấn luyện tốt, thành ra bây giờ vẫn tiếp tục làm.
"Thành ra nếu bây giờ so sánh bang của tôi với bang California là bang rất là giàu, thì nhất định là bang California họ dạy rất là giỏi. Trong khi chúng tôi, khi các em lên đại học, ở Đại học vẫn bắt buộc học ở khoa sử, thì chúng tôi phải dạy lại hết, là bởi vì họ dạy sai ở dưới trung học và tiểu học.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng Việt Nam 'phân luồng quá sớm'.
"Thành ra cái vấn đề nó không phải chỉ là vấn đề ở Việt Nam, nhưng mà nếu nói vấn đề ở Việt Nam, tôi xin nói thêm như thế này: Việt Nam phân luồng quá sớm... rồi bây giờ nói rằng các em không đi vào khoa học tự nhiên, thì nên học thứ khác, thì nó vô lý.
"Bởi vì làm như vậy các giới trẻ lớn lên, nó có sự hiểu biết về lịch sử gián đoạn và khác nhau, ở Mỹ không như vậy. Ở Mỹ, tất cả mọi người học cùng và nếu mà chưa hiểu hết, thì lên đại học sẽ tiếp tục dạy thêm.
"Bao giờ môn lịch sử và tất cả các môn khác nó cũng đi với nhau, nó tích hợp, tích hợp tùy cách tích hợp, tuy nhiên nó có thích hợp hay là không, lên trên Đại học phải chọn bao nhiêu là lớp sử, được chọn bao nhiêu lớp khoa học xã hội khác, nhưng thường thường các giáo sư họ làm những lớp thích hợp và ở dưới bắt buộc tất cả mọi em đều học giống như nhau, để cho có một nền tảng giống như nhau," Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói với BBC.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

Sunday, 22 November 2015

Nhân ngày Nhà giáo nghĩ về việc dạy môn học Lịch sử hiện nay

 

Nhân ngày Nhà giáo nghĩ về việc dạy môn học Lịch sử hiện nay

Hà Sĩ Phu

Xuất thân là một thày giáo phổ thông, rồi giảng viên đại học, rồi viết về những vấn đề chính trị xã hội, tôi rất quan tâm đến cuộc tranh luận quyết liệt về xử lý môn học Lịch sử hiện nay.
Phía cơ quan chủ quản tức Bộ Giáo dục thì bảo vệ cho quan điểm cần “tích hợp” môn Lịch sử chung với 2 môn khác thành môn học “Công dân và Tổ quốc”, trong khi hầu hết các trí thức trong nước, ngoài bộ phận chủ quản nói trên, đều nói rằng làm như vậy thì “Thực chất là xoá bỏ môn Lịch sử trong nền giáo dục phổ thông“, đây “là một việc làm không đúng, cần phải kiên quyết loại bỏ. Phải nghiên cứu lại một cách nghiêm túc với sự tham gia trực tiếp của các nhà khoa học”, “chương trình này sẽ dẫn đến hệ lụy làm “teo” môn lịch sử trong trường phổ thông, lớp trẻ không còn biết sự hy sinh của các bậc tổ tiên để có đất nước như ngày hôm nay”…(1)
1/ Ý kiến đã nhiều nhưng nỗi lo chưa hết
Trên công luận thì ý kiến trái chiều với Bộ Giáo dục tỏ ra áp đảo, nhưng đừng vội mừng, kinh nghiệm cho biết trong cơ chế vận hành hiện nay những ý kiến “trái chiều” dù có tình có lý rõ ràng, dù có lợi cho dân cho nước cũng “không là cái đinh gì” khi “Trên” đã quyết định, khi đã là chủ trương lớn của ĐCSVN, (và người ta có lý do để nghi ngờ, nếu điều này có bàn tay của Trung Quốc thì thật khó thoát ra như cái gông 16 chữ vàng rất êm ả mà tai quái). Vậy tuy đã có rất nhiều lời phân tích xác đáng song mối lo ngại bị “teo” dần môn Sử Việt vẫn không được phép nguôi ngoai, cho tới khi nào nguyện vọng chính đáng của nhân dân, mà đại diện là giới trí thức độc lập, được thành hiện thực.
2/ Ý nghĩa đặc biệt của môn Sử Việt và môn Sử Đảng:
Ý nghĩa chung thì đã rõ, mỗi dân tộc đều “lớn lên thành người” theo một quá trình riêng của dân tộc mình, quên cái quá khứ cụ thể ấy là lấy đi cái nền phát sinh sinh của con người, thì dân tộc ấy như người bị chặt cụt 2 chân, chỉ ngồi trên xe lăn để người ta đưa đẩy đi đâu cũng được. Không còn biết mình là ai thì mất hết sức mạnh tự thân.
Không ít người ngộ nhận, tưởng đang cùng thế giới chia sẻ những giá trị văn minh kỹ thuật hiện đại như nhau thì có nghĩa mọi dân tộc đã ngang hàng với nhau. Thực ra, cái tầm vóc NGƯỜI , đẳng cấp NGƯỜI tức cái hồn NGƯỜI bên trong vẫn có thể khác nhau nhiều lắm. Tầm vóc NGƯỜI là kết quả được tạo ra từ một quá trình lịch sử lâu dài và gắn chặt với một cộng đồng xác định gọi là Dân tộc.
Vậy trong trường hợp cộng đồng dân tộc Việt Nam, đặc điểm lịch sử quan trọng nhất là gì?
– Trong QUÁ KHỨ , VN là một dân tộc thuần hậu, đã còn nhiều lạc hậu lại phải sống cạnh một nước láng giềng khổng lồ đầy tham vọng và thâm hiểm. Nhưng dù có nền văn hóa rất gần nhau mà sau 1000 năm đô hộ, kẻ khổng lồ gian ác vẫn không đồng hóa được nước nhò này, giang sơn gấm vóc Việt Nam vẫn nguyên vẹn. Lịch sử Việt Nam ( gọi tắt là Sử Việt để phân biệt với môn Sử Đảng) chủ yếu là Lịch sử chống xâm lược Tàu, qua đó khẳng định một Dân tộc có sức sống và khả năng thích nghi mãnh liệt.
– Nhưng trong Lịch sử HIỆN TẠI tức mấy chục năm gần đây Việt Nam gặp một bước ngoặt bất ngờ. Kẻ thù cũ có dịp quay trở lại, nhờ tận dụng được một cơ hội mới quý như vàng, đó là Ảo tưởng Cộng sản đã nhốt chung con sói và bày hươu vào chung một chuồng, cái chuồng sơn son rất đẹp có tên “đại gia đình Xã hội chủ nghĩa, bốn phương Vô sản đều là anh em”.
Đã là XHCN thì mọi việc cứ do hai ĐCS ngồi với nhau quyết định, trong đó thế bất lợi luôn thuộc về cái ĐCS nhỏ và chịu ơn. Còn nhân dân bị trị thì bị nền CS toàn trị tước hết mọi vũ khí tinh thần và vật chất và khóa chặt, không còn điều kiện tối thiểu để tự đứng lên làm một sự nghiệp gì. Sự hỗ trợ quốc tế thì bị hạn chế tối đa bởi chủ trương chỉ đối thoại song phương, không chấp nhận nước thứ ba can dự và trì hoãn việc kiện ra Liên hiệp quốc. Nước nhỏ mà thực hiện ba điều ấy thì khác nào tạo “điều kiện cần và đủ để cho địch nhất định thắng-ta nhất định thua” như dọn cỗ cho kẻ xâm lược. Giai đoạn Lịch sử ngắn ngủi này là thời gian của Sử Đảng, tuy được viết rất hùng tráng song chính là giai đoạn làm cho Việt Nam chịu ơn Trung Quốc, thất thế trước Bành trướng Đại Hán và rước họ trở lại.
Nay trước vận nước lâm nguy, đúng lúc phải tăng cường Sử Việt để sống lại tinh thần Thoát Trung, và sửa những sai lầm của giai đoạn Sử Đảng đã giúp Đại Hán cơ hội trở lại thì giới cầm quyền Việt Nam đã khéo léo làm toàn những điều ngược lại: lấy cớ “giảm tải cho học sinh” để giảm dần Sử Việt truyền thống, đồng thời tăng cường môn Sử Đảng bằng mọi phương tiện, thử hỏi như vậy thì có lợi cho giặc hay có lợi cho dân tộc ta? Nếu có một tên Thái thú Tàu thì nó cũng chỉ mong làm được như vậy.
Còn nhớ hồi ông Lê Khả Khiêu đang làm Tổng Bí thư, có đoàn đại biểu Trung Quốc sang thăm, trao đổi về những vấn đề lý luận. Phía Việt Nam nói ĐCS Trung Quốc đảm nhiệm phần lý luận, VN chỉ nhiều kinh nghiệm thực hành. Phía Trung Quốc nói VN cần sửa lại Lịch sử của mình ! 
Dã tâm gian ác của giặc Bành trướng Đại Hán đã nằm trong gien của họ, đấy là việc của họ. Nhưng những người cùng được mang dòng máu Việt của những anh hùng cứu quốc trong Sử Việt mà nay bị cái “đại cục Ý thức hệ đầy lợi quyền lừa đảo” cuốn đi, cúi mặt làm tay sai, làm nhục tổ tiên thì sao mà tha cho được? Họ chỉ lo cho Đại Hán khi thấy tâm lý người Việt ghét xâm lược Tàu, họ hứa với Tàu sẽ đàn áp những cuộc biểu tình yêu nước, họ hứa sẽ sửa những trang lịch sử oanh liệt chống giặc Tàu…Chương trình “tích hợp” môn lịch sử kiểu này khác nào tiếp tục triển khai mật ước phục vụ ý đồ của giặc xâm lăng? Liệu có oan không, khi nhớ rằng ông Bộ trưởng bảo vệ cái đề án xóa nhòa môn Sử Việt này cũng chính là người mấy năm trước đã ra lệnh cấm học sinh sinh viên tham gia biểu tình yêu nước đấy! Chẳng có gì là ngẫu nhiên cả.
3/ Tích hợp thành môn “Công dân và Tổ quốc” gây hiệu quả tốt hay xấu?
Tích hợp kiểu này, môn Sử Việt sẽ bị phá nát
Có sự tích hợp là tốt, có sự tích hợp là xấu, tùy theo tính chất và tương tác của các môn hợp phần. TS Vũ Thị Phương Anh cho biết khi giảng về chủ đề “người dân tộc thiểu số ở VN“, trong đó tích hợp luôn cả lịch sử, cả địa lý, và cả văn hóa vào nữa. Đó là ví dụ về sự tích hợp tốt làm tăng hiệu quả. Sự tích hợp có nhiều mức độ, có khi chỉ cần bổ sung hay minh họa bằng những bài đọc thêm kẻm theo bài chính.
Nhưng sự tích hợp môn Sử Việt với hai môn Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng cho ta ví dụ ngược lại, nó sẽ “phá nát” môn Sử Việt (như lời GS Đỗ Thanh Bình – nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội). Bản thân môn Lịch sử (Sử Việt) với tư cách là một khoa học và ổn định, nhưng hiện nay đã bị nhiễm “tính Đảng”, bị chính trị hóa khá nhiều rồi (và đó là một nguyên nhân khiến môn Lịch sử bị áp đặt và khô khan), đã thế bây giờ lại ghép vào hai môn Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng là hai môn gắn chặt với thể chế chính trị trước mắt, chứa đầy “đảng tính” là yếu tố chính trị nhất thời, thì Lịch sử sẽ bị băm nát và biến tính ra sao, thiết nghĩ có thể biết trước.
Nếu chỉ vì tâm lý học sinh chán môn Sử mà phải tinh giảm thì còn đâu là chuẩn mực sư phạm? Lỗi không ở học sinh, không ở bản thân môn học, mà ở nội dung áp đặt chủ quan vô lý và người truyền đạt vô hồn
- Vướng ngay từ cái tên môn học
Việc “tích hợp” môn Sử Việt này vào một môn chung bị vướng ngay từ cái tên của môn chung đó: Công dân và Tổ quốc! Tổ quốc tên là gì vậy? Người dân Việt nào cũng hiểu đây là Tổ quốc Việt Nam, thế thôi. Nhưng xin thưa không phải thế, ĐCSVN đã đổi tên chính thức cho Tổ quốc là Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, nhiều khi chỉ gọi tắt là Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Tổ quốc có kèm một tính ngữ để định hướng, để đừng lầm với cái Tổ quốc cổ truyền. Tổ quốc cũng phải mang “tính Đảng”, phải chính trị hóa. 
Trong bài ”Đôi điều suy nghĩ của một công dân” (1993) tôi đã viết như sau:
“Vượt lên trên mọi sự tranh giành giai cấp, vượt qua mọi thể chế, Tổ quốc chúng ta bao giờ cũng là Tỏ quốc Việt Nam thôi! Ta gọi những đồng bào ta ở nước ngoài muốn đem sức người sức của về xây dựng đất nước là ‘Việt kiều yêu nước’ nhưng họ có yêu Chủ nghĩa Xã hội đâu? Nếu ta chuyển cả Tổ quốc thành ‘Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa’ thì những đồng bào yêu nước ấy còn đâu nước để mà yêu? Tôi tin rằng sẽ có ngày chúng ta làm lễ trả lại ‘tên khai sinh’ cho Tổ quốc là Tổ quốc Việt Nam, thì sức mạnh của Người sễ tăng lên gấp bội, những con dân nước Việt sẽ rưng rưng nước mắt, nắm chặt lấy tay nhau mà reo hò”. 
- Phẩm chất người thày quyết định hiệu quả môn học
Tổng số tiết dạy tất nhiên là một yếu tố quan trọng nhưng nội dung giảng dạy và phẩm chất người thày quan trọng hơn nhiều. Nội dung môn học thì đã như trên phân tích. Phẩm chất người thày thì sao? Bên cạnh phương pháp, kỹ năng truyền đạt thì quan điểm, tư tưởng, nhiệt tâm và nhân cách của người thày là yếu tố quyết định. Người thày hiện nay ra sao, họ phải là những “cán bộ giáo dục của Đảng”, phẩm chất đầu tiên là không được có ý kiến khác với Đảng, nếu có sẽ bị loại trừ ngay. Nhà trường là nơi bị quản lý chính trị rất chặt, trong những trí thức có tư tưởng dân chủ tiến bộ, dám lên tiếng phản biện lâu nay hỏi có được mấy người là các nhà giáo? Các nhà giáo bị nhiễm độc CS (một cách tự nguyện hay bắt buộc) lại đứng trên bục, giảng cái gọi là môn Lịch sữ đã “tích hợp” bị nhiễm độc nặng nề thì nạn nhân là những người bị nuốt những thức ăn tinh thần độc hại đó là những con em chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ bị nhiễm độc hàng loạt, sẽ chết từ từ cả về trí tuệ và tâm hồn, đến lượt họ lại thành những người thày đi gieo chất độc thì xã hội chỉ còn là con thuyền lạc bến, buông trôi theo mật ước Thành Đô.
 ***
   Để dứt lời, xin các thày giáo cô giáo, những đồng nghiệp của tôi miễn thứ cho tôi nếu có những lời làm quá đau lòng đồng nghiệp trước cái “đại cục” nhức nhối cho tương lai của giống nòi mình. Nhưng cũng thật mừng trong cuộc tranh luận về môn Sử Việt này, nhiều thày giáo cô giáo đã không thể im lặng, đã lên tiếng phản biện quyết liệt. Thương trò, thương mình và thương Dân tộc. Xin trích lời của Phó Gíáo Sư Vũ Quang Hiển (Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) làm một ví dụ:
Cắt ghép và xuyên tạc lịch sử vốn là cách làm của những người muốn bôi nhọ lịch sử dân tộc và nhân loại. Ngày càng có nhiều công bố trên phương tiện thông tin đại chúng làm lung lạc tinh thần thế hệ trẻ Việt Nam bằng cách lắp ghép và xuyên tạc lịch sử theo một logic chủ quan đã định trước, nhưng lại núp bóng “cách nhìn mới” về lịch sử. Vì vậy, việc giáo dục lịch sử thiếu tính hệ thống và toàn diện sẽ đặt thế hệ trẻ Việt Nam đứng trước hiểm họa thấy rõ”.
H.S.P.
20 – 11 – 2015

(1) Tham khảo

Tác giả gửi BVN



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Bỏ môn học Lịch sử, một âm mưu "đốt gia phả" của dân tộc?

 


---------- Forwarded message ----------
From: Van-Nghe

Bỏ môn học Lịch sử, một âm mưu "đốt gia phả" của dân tộc?

Wed, 11/18/2015 - 01:05 — Kami
Trước thông tin Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ tích hợp môn Lịch sử với môn giáo dục công dân và an ninh quốc phòng thành môn mới là công dân với Tổ quốc. Điều này đã gây ra những phản ứng gay gắt của dư luận xã hội, đặc biệt là giới trí thức. Vì hầu hết mọi người đều cho rằng, Lịch sử là môn học rất quan trọng và cần phải được dành vị trí xứng đáng trong chương trình giáo dục hiện nay.
Tuy vậy, giải thích với báo chí ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, thông tin nêu trên chưa đầy đủ và chưa phản ánh đúng bản chất việc đổi mới giáo dục lịch sử trong chương trình phổ thông. Vì theo ông Nguyễn Vinh Hiển thì, ở bậc tiểu học môn Lịch sử vẫn học giống như hiện nay, nhưng kiến thức lịch sử sẽ nằm trong một số môn học khác trong môn Tìm hiểu xã hội. Còn bậc trung học cơ sở, thì môn Lịch sử được tích hợp với Địa lý thành môn Khoa học xã hội và ở bậc trung học phổ thông, môn Lịch sử tiếp tục tích hợp với Địa lý thành môn Khoa học xã hội. Không chỉ thế, môn Lịch sử sẽ được tích hợp trong hai môn học bắt buộc, đó là môn Giáo dục công dân & Giáo dục quốc phòng và môn Công dân với Tổ quốc. Với mục đích để giáo dục học sinh về truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nghệ thuật quân sự của cha ông.

Phản ứng của dư luận
Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng vô cùng ngạc nhiên khi Bộ GD-ĐT không hề tham khảo ý kiến của Hội khoa học Lịch sử Việt Nam khi xây dựng đề án này. Theo ông Dương Trung Quốc trong bối cảnh tình hình đất nước, láng giềng, khu vực và quốc tế diễn biến phức tạp như hiện nay cho thấy vấn đề chủ quyền, hội nhập là rất hệ trọng. Vì thế, hơn bao giờ hết, chúng ta không thể lãng quên lịch sử, đánh mất mình. Do vậy, nếu muốn thay đổi thì cần làm hết sức cẩn trọng, không thể làm đơn giản như cách đặt vấn đề của Bộ GD&ĐT vừa qua.
Theo VTC News cho biết, tại Hội thảo khoa học “Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông” do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức ngày 15/11, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng môn Lịch sử được tích hợp trong môn Khoa học xã hội và Công dân với Tổ quốc ở cấp trung học phổ thông (THPT) là không thỏa đáng và thiếu cơ sở khoa học và sẽ khiến học sinh càng quay lưng với môn Lịch sử.
Được biết trong cuộc hội thảo này, khi nói về tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử GS. Phan Huy Lê thấy rằng lịch sử là cội nguồn sức sống của dân tộc Việt Nam và nếu không có sự kế thừa những truyền thống của dân tộc thì làm sao những thế hệ hiện tại có thể viết tiếp những trang sử, xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay và mai sau. Theo ông, cách làm của Bộ GD&ĐTsẽ “khai tử” môn Lịch sử trên thực tế.

Không chỉ thế, Thượng tướng, PGS, TS Võ Tiến Trung, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng khẳng định không thể đưa môn Lịch sử tích hợp với môn Giáo dục Quốc phòng. Vì theo ông Trung tích hợp môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh với các môn học khác trong cấp THPT là trái với quy định pháp luật của nước ta. Đồng thời, Giáo dục Quốc phòng – An ninh là môn học đặc thù cả về nội dung, phương pháp và hình thức, hơn 80% bài giảng mang tính trang bị kiến thức, kỹ năng thiết yếu để bảo vệ Tổ quốc, do vậy không thể tích hợp với môn học khác.
Ngày 16/11/2015, tại phiên chất vấn Chính phủ tại Quốc hội Đại biểu Lê Văn Lai (tỉnh Quảng Nam) cho rằng sai lầm về phương pháp sẽ dẫn tới sai lầm về kiến thức, nhất là kiến thức lịch sử trong thế hệ trẻ và sẽ không có chỗ cho sự khắc phục hoặc thiếu kinh nghiệm. Theo ông Lai thì cho rằng những vấn đề tưởng như nhỏ, nhưng thực chất lại không nhỏ, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến các chủ thể liên quan. Đại biểu Lê Văn Lai khẳng định: "Theo tôi, bất cứ sự phá vỡ lớn nào cũng có nguyên nhân từ sự phá vỡ hệ thống. Chứng minh cho nhận định này là vấn đề tôi vừa chất vấn thầy Bộ trưởng về cách dạy môn Lịch sử. Vì đơn giản hóa vấn đề, chỉ chú trọng tới giấc mơ tích hợp mà quên mất hệ lụy khác".

Chủ quyền HS-TS không được đưa vào giáo khoa Lịch sử
Theo báo Người Đô thị, tại Hội thảo môn sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức ngày 15.11 tại Hà Nội, GS-TS Nguyễn Quang Ngọc, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, cho biết cách đây hơn chục năm, khi được tham gia viết sách giáo khoa, ông đã tha thiết đề nghị phải đưa lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa lịch sử phổ thông nhưng không được chấp nhận. Theo GS Ngọc, chỉ duy nhất trong sách giáo khoa lịch sử 10 (nâng cao) có một câu: “Kỹ thuật vẽ bản đồ cũng đạt được những thành tựu mới, trong đó đặc biệt là “Đại Nam nhất thống toàn đồ” được vẽ vào cuối thời Minh Mạng đã thể hiện tương đối chính xác hình ảnh nước Đại Nam thống nhất, bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài Biển Đông”. Mà theo ông, đấy dường như cũng là câu duy nhất nói đến chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa trong toàn bộ bộ sách giáo khoa lịch sử phổ thông (cả chương trình chung và chương trình nâng cao) tính cho đến thời điểm này.
Cũng theo GS-TS Nguyễn Quang Ngọc cho biết, Hội Khoa học lịch sử đã nhiều lần đề nghị phải đưa lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vào trong chương trình sách giáo khoa lịch sử phổ thông nhưng từ năm 2012 cho đến nay sách giáo khoa lịch sử phổ thông vẫn giữ nguyên như cũ, chưa có thêm một dòng một chữ nào về lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa và nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo trong sách giáo khoa lịch sử phổ thông cho đến thời điểm hiện tại vẫn đang còn là con số không tròn trĩnh.

Theo GS Ngọc, trong SGK lịch sử có bảy bản lược đồ nói về lịch sử chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng cả bảy bản lược đồ này đều được hoàn thành từ lần xuất bản đầu tiên, không phải là bổ sung mới và không có bất cứ một lược đồ nào trực tiếp trình bày chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông hay các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Điều đáng nói là, vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng sa (đã bị Trung quốc cưỡng chiếm toàn bộ) và Trường sa thuộc chủ quyền của Việt nam đã bị chính phía Hà nội làm ngơ, việc không đưa lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vào trong chương trình sách giáo khoa lịch sử phổ thông là bằng chứng cho thấy điều đó. Đây là hành động gián tiếp không thừa nhận chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, điều đó cho thấy chính quyền hiện nay đã "vô tình" tiếp tay cho giặc.
Cũng cần phải nhắc lại, vừa qua theo báo cáo của Ban Dân nguyện của Quốc hội thì cử tri của 28 tỉnh, thành phố đã kiến nghị và yêu cầu nhà nước tiến hành khởi kiện Trung quốc về chủ quyền của Việt nam đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa.

Có hay không một âm mưu "đốt gia phả" của Dân tộc?
Lịch sử của dân tộc Việt nam với hơn 4.000 năm lịch sử luôn gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước, đó là những trang sử hào hùng của dân tộc với các chiến công đánh bại các cuộc xâm lăng của các thế lực bành trướng Trung Hoa. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi toàn bộ nền kinh tế và kể cả chính trị của Việt nam đã và đang gắn chặt vào Trung quốc và họ bị thao túng. Không chỉ thế, Trung quốc ngày càng tỏ ra lấn lướt và áp đảo Việt nam trong vấn đề chủ quyền trên các hòn đảo hay bãi đá ngầm trên Biển Đông. Thậm chí họ không ngần ngại khi tuyên bố rằng toàn bộ chủ quyền hai Quần đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc về Trung quốc từ thời cổ đại. Bên cạnh đó là các hành động cấm cản và đánh đập ngư dân Việt nam trong quá trình đánh bắt cá trên vùng biển truyền thống của mình. Vậy mà chính quyền Việt nam không dám ho he phản đối đích danh Trung quốc, chỉ dám gọi tên "tàu lạ" hay "nước lạ", dù rằng đén nay có khá hơn đôi chút song vẫn không dám khởi kiện Trung quốc ra Tòa án Quốc tế như Philippine đã làm và thu được kết quả ban đầu.

Thông qua chủ trương tích hợp môn học Lịch sử đã cho thấy, đây là một chủ trương từ âm mưu của lãnh đạo cấp cao nhất của ban lãnh đạo Việt nam, núp dưới danh nghĩa Nghị quyết Số: 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường". Chứ cái đó có lẽ không phải là ý kiến đơn thuần của lãnh đạo Bộ GD&ĐT. Điều đó chứng tỏ ban lãnh đạo Việt nam đang bị một thế lực vô hình nào đấy ép buộc với mong muốn bức tử và thậm chí muốn xóa sổ lịch sử của dân tộc Việt nam ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. Đồng nghĩa với việc họ muốn xóa bỏ truyền thống đánh giặc phương Bắc của ông cha ta trong quá khứ, điều được coi là mối nhục của thế lực bành trướng phương Bắc ngàn đời đã không xóa sạch được.

Điều này được chứng minh qua nhận định của GS.NGND Vũ Dương Ninh (ĐH Quốc gia Hà Nội), khi cho rằng: “Không phải đến thời điểm này mà một vài thập kỷ qua, môn Sử đã bị đối xử thiếu công bằng”. Mà theo GS. Ninh thì đây là những việc làm có tính toán kỹ càng và chủ đích. Theo đó, ban đầu vì lý do giảm tải, nên môn Lịch sử không còn được coi là môn thi chính thức trong chương trình thi tốt nghiệp phổ thông. Sau là tới, việc cho học sinh được phép lựa chọn thi ngoại ngữ hoặc môn Sử. Chưa hết, đến nay môn học Lịch sử lại được dạy tích hợp với các môn khác và kết quả cuối cùng thì môn Lịch sử đã dần biến mất khỏi chương trình giáo dục phổ thông. Dù rằng môn Lịch sử là một ngành khoa học có chức năng riêng biệt và vô cùng quan trọng. 

Theo ông, đây là điều hết sức đau xót.
Câu hỏi "Có hay không một âm mưu "đốt gia phả"?", nghĩa là có hay không một âm mưu nhằm xóa bỏ lịch sử của dân tộc Việt nam? Đây là một câu hỏi hoàn toàn nghiêm túc, không mang tính chất cảm tính nhằm khiêu khích để kích động tinh thần chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Mà đây là điều có thật, đã và đang diễn ra một cách ráo riết hầu như để phục vụ cho một kế hoạch nào đó, sẽ diễn ra vào năm 2020 trong quan hệ Việt - Trung, mà lâu nay dư luận đang đồn thổi và nghi ngờ.

Bên lề hành lang Quốc hội, trả lời phỏng vấn báo chí nhà sử học Dương Trung Quốc đã góp ý rằng Bộ GD-ĐT cần hết sức thận trọng, nhưng theo ông dường như những người đưa ra ý tưởng và triển khai sự đổi mới này đang ấp ủ một âm mưu nào đó không rõ ràng. Vị Đại biểu Quốc hội này khẳng định“Bộ GD-ĐT luôn lập luận không bỏ môn lịch sử nhưng theo tôi, đó chỉ là cách nói và đã khiến chúng tôi rất nghi ngờ”.
Cho dù, Đại biểu Quốc hội - nhà sử học Dương Trung Quốc không nói rõ ông nghi ngờ cái gì, vì ở thế của ông cũng không được phép nói ra một cách huỵch toẹt, nhưng ai cũng hiểu Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc muốn cảnh báo điều gì đối với dư luận xã hội?

Kết:
Nhiều người cho rằng, bỏ xem thường hoặc bỏ môn Lịch sử là tự chúng ta quay lưng với quá khứ, quay lưng với những kết quả mà cha ông ta đã dày công để xây dựng bờ cõi nước Việt Nam từ ngàn xưa đến hôm nay. Bạn nghĩ thế nào khi mà các chiến thắng lẫy lừng như Bạch Đằng giang, Chi lăng, Đồng đa... của cha ông chúng ta trước giặc bành trướng phương Bắc sẽ bị rơi vào quên lãng? Vậy mà có kẻ đang muốn tìm cách vứt bỏ những kỳ tích đó đi, họ muốn xóa bỏ quá khứ, thông qua việc xóa sổ môn học Lịch sử và coi vấn đề lịch sử của dân tộc Việt nam không có giá trị.

Trong một thời gian dài, nhà nước Việt nam luôn phát động và tổ chức các cuộc vận động họ tập theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, song có lẽ họ quên rằng ngay từ năm 1942, lúc cách mạng Việt nam còn trong trứng nước, khi nước nhà chưa được độc lập, cũng là khi ông Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông đang còn hoạt động trong bóng tối. Tuy vậy, vào lúc đó ông Hồ Chí Minh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy và học môn Lịch sử và coi đó là trách nhiệm của mỗi người công dân nước Nam. Ông đã từng viết trên Báo Việt Nam độc lập số 117, ngày 1-2-1942 rằng"Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn." - (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia 2002).

Xin được trích lại, với hy vọng những người có trách nhiệm mở to mắt ra mà nhìn cái họa sắp đến của dân tộc Việt nam.
Ngày 18/11/2015
© Kami


__._,_.___


Posted by: truc nguyen <nguyentruc_

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts