Đại Học chăn Trâu




Sunday, 26 June 2016

Ấn tượng



 n tượng 


(I) 
  
Tôi ít dùng chữ này. Phần vì không muốn bắt chước những người ở VN bây giờ, xài chữ này một cách "vô tư" như chữ "vô tư"
 (họ dùng một cách bừa bãi). Nhưng, mọi việc xảy ra trong ngày hôm qua đã khiến tôi bất chợt dùng chữ này, một cách như tự động, từ bên trong tôi nó bật ra. 
  
Chiếc xe bus khoảng 60 chổ ngồi bắt đầu đi vào khu vực có tòa nhà triển lãm, tại một địa phương tên là Jeløy, thuộc Moss; cách Thủ đô Oslo khoảng 60 km. Xe càng vào sâu, đường càng hẹp. Cuối cùng, tuy chưa đến tòa nhà Triển lãm, mọi người trên xe đều đi xuống, để đi bộ vào trong. Khoảng 16 người trên xe tự động làm việc này, vì nhận thấy, dù 6 (7) xe du lịch từ trong chạy ra và cả xe bus cố lách qua hai bên, nhưng không bên nào dám chạy tiếp.
 
  
Nhờ đi bộ, tôi trông được quanh cảnh cây, cỏ hai bên đường. Đúng như chủ đề buổi Triển lãm: "Đất màu mỡ, Munch tại Moss, 1913-1916", đất hai bên đường có vẻ phì nhiêu. Mọi luống đất như mới được cày và gieo hạt.
 
  
Tòa nhà Triển lãm màu trắng, nằm trên khu vườn tên Alby, nơi trước kia danh họa Munch là khách được thường xuyên mời đến. Ông ta ở Grimsrød hovedgård, cách đây không xa, thường đi quanh nơi này và lấy cảm hứng cho những bức tranh của ông.
 
  
Tôi không biết có phải là người có "máu nghệ thuật" hay không...nhưng có đôi dịp tìm hiểu khá nhiều về danh họa này. Nói là có "duyên nghệ thuật" có thể đúng hơn. Một lần, từ lời mời của một người bạn bạn xứ, tôi đã đến thăm triển lãm tranh của anh ta; tại một địa điểm khác cũng gần đây.
 
  
Trước giờ khai mạc, một chương trình được xếp đặt công phu. Một nhà văn Na Uy, Atle Næss, tác giả những sách thiếu niên, cùng Giám đốc tòa nhà triển lãm, Dag Aak Sveinar, mỗi người có cuộc nói chuyện với nội dung được soạn khá công phu. Một người Mỹ, Camille Norment, đã hòa âm bằng những dụng cụ thủy tinh tự chế.
 
  
Trong khi xem tranh, tôi chợt có một vài niềm vui nhỏ. Gặp lại một số người tôi quen trước đây và một số khác, những người thường gặp mặt vào những lần đi xem triển lãm trước, tại những nơi khác; cách nay cũng khá lâu.
 
  
Một câu viết của danh họa Munch, được đặt nơi dễ thấy, với nét chữ to, có thể đã làm không những tôi mà người khác cũng bị thuyết phục, đó là: Nghệ thuật là sự sáng tạo các dạng thức hình ảnh, thông qua hệ thần kinh của con người -mắt- bộ não và trái tim.
 
  
Trước đây, ít nhất vài lần, tôi đã hỏi một đôi người bạn bản xứ về lý do tại sao họa sĩ Munch lại trở thành danh họa
 (tầm cỡ thế giới). Có người trả lời vì ông là người thuộc trường phái Ấn tượng (Expressionism), người cho rằng, ông đã nổi tiếng từ lần có cuộc triển lãm bên Đức và cuộc triển lãm này bị buộc phải đóng cửa vào năm 1892..v.v.. Được hỏi ngược lại, tôi trả lời rằng, không những tò mò vì tại sao ông ta trở thành danh họa, tôi muốn tìm hiểu thêm và thấy ra, nơi tranh ông có tính triết lý nhân sinh. 
  
Trong tờ chương trình (lớn cỡ khổ A3), có ghi một câu viết khác của Munch
: "Jeg maler ikke efter naturen jeg tar fra dens rike fat"(1). Điều này được ông Frank Høyfødt, người viết cuốn sách "Fruktbar jord, Munch i Moss, 1913-1916"(2), diễn giải cho đám đông, khi họ đứng gần bên một khung cửa sổ. 

Bức tranh gần khung cửa sổ, cho thấy, một người nữ và nam đang nhìn ra biển ở phía  trước mặt. Khung cảnh đó, ngay lúc ấy, y hệt như mọi người đang đứng trong tòa nhà triển lãm, cùng với đôi thanh niên, tất cả nhìn về một phía. Chỉ khác là, với lời giải thích bên cạnh bức tranh, người xem rõ được tâm sự bơ vơ của cô gái, khi chàng trai đã để lại tâm trạng cô đơn nơi cô nàng. 
  
Niềm vui nhỏ khác, như tôi đã nói trên, khi nhìn thấy một bức tranh khác và lời giải thích tại góc phòng kế bên. Lời giải thích
 (của Munch) nói rõ, ý rằng, trên thân thể ruỗng mục của tôi, những bông hoa sẽ trổi dậy và tôi ở trong đó -mãi trường tồn- (3). 
  
Niềm vui, bởi đó là lời giải thích về một nan đề đã có từ lâu, cho bất cứ ai, ở bất cứ đất nước nào. Việt Nam ta, có câu của một nhà thơ:
 "Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy. Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười". Mấy hôm trước, trên trang mạng, có một bài viết, do một người có kiến thức y khoa, viết về tình trạng chăm sóc những người già trong những nhà dưỡng lão. Bài viết dài, nhưng tựu trung, theo tác giả, chăm sóc người già, không những phải thông thạo về kỹ thuật, người đó còn phải biết đến tâm lý. 

Tôi góp ý, nói thêm là, cần có những giờ để người già được tiếp xúc với những vị làm việc tôn giáo (nhà sư, linh mục, mục sư...) để chuẩn bị tâm lý cho những người già đó. Tôi viết tiếp, ở VN, thời ông, bà cha mẹ của tôi, những ông nội, ông cố (không phải tất cả) khi còn sống, đã làm sẵn những cái hòm, để khi mất, con cháu đỡ tốn công với việc hậu sự. Hơn nữa, đó là tâm lý của những người biết họ đã từ đâu đến và sẽ đi về đâu. 

Cuối bài, tôi thêm một câu -không rõ tác giả- "Ta tưởng xung trn chơi chc lát. Ai ng thm thoát đã trăm năm"!  
  
Niềm vui khác nữa khi bất ngờ được một người xem tranh, nhờ tôi hỏi người Tiếp tân, về giờ trở lại Oslo của xe bus. Anh ta từ Tô Cách Lan, qua Na Uy, thăm bạn và nhân đó, đi xem cuộc triển lãm này. Câu hỏi anh ta nêu ra cho tôi, như trước đây, tôi đã từng được hỏi là, vì sao đã đến xem cuộc triển lãm ngày hôm nay. Câu trả lời của tôi, không khác những lần trước; nhưng lần này, tôi có nhiều dữ kiện để tin chắc điều mình ngưỡng mộ về danh họa này là có chứng cớ.
 
  
Ấn tượng tôi có với danh họa Munch, không phải vì ông có lúc đã ở trong trường phái ấn tượng (Impression) -ông đã trải qua một ít các trường phái khác nữa- mà vì những bức tranh của ông đã nói lên một triết lý nhân sinh sống động. Cảnh những người lao động trong giờ tan sở, những người xúc tuyết, đào mộ..v.v.. bên cạnh những bức tranh, vẽ ra một giới trung lưu mới trong xã hội thời đó (bụng bự), ăn tiệc, nhẩy đầm..v..v..chắc cũng gợi cho người xem tranh, bất cứ ai, một niềm cảm khái về sự chênh lệch mức sống trong xã hội Na Uy thời xưa.
 
  
Trong cuộc vui chơi dưới trần thế, mỗi người sẽ tự nhiên đến với những gì phù hợp với riêng mình. Nhưng, nếu nói đến việc học, cái học không hạn chế ở một lãnh vực nào cả. Như có người đã nói:"Nếu người ta biết cảm thụ cái đẹp, người ta sẽ nhận ra cái đẹp, sẽ sống tốt hơn. Học phát triển con người, theo tôi, mới là học"(4). Việc đi xem cuộc triển lãm hôm qua (5) quả đã để lại trong tôi một ấn tượng đẹp!
 
  
  
  
Đng Quang Chính
 
21.06.2016 
09:12 
  
  
  
Ghi chú: 
(1)   Tôi không vẽ theo thiên nhiên, tôi lấy từ những (thùng) chứa phong phú (phỏng dịch) 
(2)   Cuốn sách như là một catalog (sách tổng kê) những tranh ảnh và lời giải thích các tranh ảnh của buổi triển lãm, được xuất bản cùng lúc với cuộc triển lãm. 
(3)   «Opp av mitt rådende legeme skal der stige blomster -og jeg skal være i dem-Evigheten» 
(Up of my rotten body there shall rises flowers -and I may be in them – Eternity) 
(4)   TS Bùi Trân Phượng 
(5)   Thứ bảy 19.06.2016 
__._,_.___

Posted by: chuong ngoc van dam 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts