SỰ
THẬT TIỀM ẨN TRONG HUYỀN THOẠI VIỆT NAM
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
Việt Nam không có những huyền thoại phong phú như Hy Lạp, Ấn Độ hay chuyện phong thần như Trung Hoa. Lịch sử Việt Nam vào thời kỳ mông muội chỉ dựa vào các truyền thuyết ít nhiều huyền hoặc như các huyền thoại hay chuyện Thần Tiên ở nhiều quốc gia khác.
Truyền thuyết Việt Nam được tóm gọn trong các chuyện Trăm Trứng Trăm Con, Sơn Tinh Thủy Tinh, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử và Chiếc Nỏ Thần. Lần lượt chúng tôi sẽ đề cập qua về các chuyện nói trên.
Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ
Chuyện Trăm Trứng Trăm Con liên quan đến Lạc Long Quân và bà Âu Cơ là tổ tiên của người Việt Nam như Abraham là tổ phụ của người Do Thái. Chuyện Trăm Trứng Trăm Con gợi lên nguồn gốc của người Việt Nam.
Một trăm trứng nở ra một trăm con gợi lại giống Bách Việt (Po Yue) sống ở miền Nam sông Dương Tử (Yangtse). Chữ Bách không chỉ có nghĩa là một trăm (100) mà phải hiểu là đông đảo, vô số kể. Vì trong thời kỳ mông muội của lịch sử con số mà loài người đếm tới là số 10 của 10 ngón tay và 10 ngón chân. Cho nên chữ Bách hay Bá hàm nghĩa một con số to tát như bá tánh trăm họ chẳng hạn. Trong Bách Việt có người Việt (Yue), Miêu, Dao, Nhắn, Tầy (Choang-Zhuang), Nùng, Thái, Thổ, Lô Lô (Yi), Bố Y (Buyei). Thủy (Sui), Wa, Mao Nam, Hà Nhi (Hani), Há Cá (Hakka; She) v.v… Người Việt tập trung ở Zhejiang (Chiết Giang), Fujian (Phúc Kiến) và tràn dần về phía Nam. Địa bàn của Xích Quỷ (Zhe Gui) bao gồm Zhejiang (Chiết Giang), Fujian (Phúc Kiến), Guangdong (Quảng Đông), Guangxi (Quảng Tây), Yunnan (Vân Nam), Guizhou (Quế Châu), Hunan (Hồ Nam), Si Chuan (Tứ Xuyên), châu thổ sông Hồng và sông Mã, sông Cả. Khi Chao To (Triệu Đà) đánh chiếm xứ Âu Lạc, ông đặt tên nước là Nan Yue (Nam Việt) bao gồm Guangdong (Quảng Đông), Guangxi (Quảng Tây) và Âu Lạc. Khi lên ngôi, vua Gia Long định đặt tên nước là Nam Việt nhưng vua Jiaqing (Gia Khánh) sợ có sự ngộ nhận về cương thổ nên đổi thứ tự hai chữ Nam Việt thành Việt Nam.
Các dân tộc trong nhóm Bách Việt (Po Yue) không phải là người Hán. Nước Xích Quỷ không phải là nước Trung Hoa. Họ bị người Hán chinh phục bằng võ lực và Hán hóa. Người Việt nguyên thủy là người Mường sống rải rác từ miền Trung du châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả xuống tận Quảng Trị. Họ có tục nhuộm răng, ăn trầu và xâm mình. Người Hán không có tục nầy. Quốc hiệu Văn Lang có nghĩa là đất của những người xâm mình và ăn trầu (văn thân: xâm hình trên thân thể; bình lang hay tàn lang: cây cau). Triệu Việt Vương, Phùng Hưng, Ngô Quyền đều xuất thân từ những gia đình trưởng bộ lạc. Đinh Bộ Lĩnh đóng đô ở Hoa Lư. Lê Lợi khởi nghĩa ở động Lam Sơn. Ngô Sĩ Liên có lý do đề cao người Mường trong Đại Việt Sử Ký. Những truyện cổ tích và trống đồng đều là sản phẩm của người Mường khác biệt với văn hóa Trung Hoa trước thời Bắc thuộc (111 trước Tây Lịch). Sau trên 1.000 năm Bắc thuộc sự pha chủng không tránh được. Ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa ở Việt Nam không chối cãi được. Các họ của người Trung Hoa đều được tìm thấy ở Việt Nam. Nhưng không vì vậy mà vội đồng hóa người Việt Nam với người Trung Hoa. Người Việt Nam luôn luôn xem câu Nam Quốc sơn hà Nam đế cư của Lý Thường Kiệt như một điều đã định tại Thiên Thư. Giữa Việt Nam và Trung Hoa có quá nhiều khác biệt như đã nói qua ở phần trên. Ngày nay người Việt Nam dùng chữ viết theo mẫu tự La Tinh để vĩnh viển tách rời khỏi Hán tự hầu hội nhập và tiếp xúc với thế giới bên ngoài dễ dàng hơn.
Người Minh Hương sinh đẻ ở Việt Nam, thở không khí Việt Nam, được hưởng mọi quyền lợi của người Việt Nam. Họ là người Việt Nam, có bổn phận, trách nhiệm và quyền lợi của người Việt Nam. Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Đức, Phan Thanh Giản, Trần Tiển Thành... đều là người Minh Hương được người Việt Nam kính trọng và có địa vị quan trọng trong xã hội Việt Nam với tư cách là phu tử, nho gia và quan lại triều đình Việt Nam.
Chưa hẳn cùng chủng tộc, cùng văn hóa, cùng ngôn ngữ là cùng quê hương. Người Nga, Ukraine, Serbia,... đều là người Slav nhưng không vì vậy mà xứ Serbia, Ukraine hay các xứ có người Slav, như Bulgaria chẳng hạn, là xứ Nga. Dưới thời Liên Bang Sô Viết người Nga bắt các dân tộc Trung Á theo đạo Hồi ở các Cộng Hòa Sô Viết như Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Tajitkistan,... nói tiếng Nga, đặt tên Nga để Nga hóa họ. Nhưng sau năm 1991 họ đều tách rời ra khỏi nước Nga. Nhiều người đổi tên Nga ra ngôn ngữ của quê hương mình.
Quốc tịch gắn liền với bổn phận và quyền lợi của người mang quốc tịch với quốc gia mà họ sống và hưởng mọi quyền lợi. Tổ tiên tướng Eisenhower là người Đức. Nhưng ông sinh ra ở Hoa Kỳ. Ông là người Hoa Kỳ. Trong thế chiến thứ hai ông chỉ huy quân Đồng Minh đánh Đức Quốc Xã ở Âu Châu với tư cách là một đại tướng Hoa Kỳ.
Người Pháp nguyền rủa thống chế Bernadotte khi chỉ huy quân Thụy Điển liên minh cùng các nước Âu Châu khác như Anh, Nga, Áo, Phổ đánh lại quân Pháp của hoàng đế Napoléon I. Lúc đó thống chế Bernadotte không còn là người Pháp và ông làm bổn phận của một người sắp thừa hưởng ngai vàng Thụy Điển mặc dù hình hài lẫn ngôn ngữ của ông vẫn là Pháp. Thống chế Bernadotte và Désirée là tổ tiên của các vua Thụy Điển ngày nay.
Dòng Windsor (tên mới đặt năm 1917 khi Anh đánh nhau với Đức) gốc người Đức ngự trị ở Anh từ 1714 đến bây giờ. Các vua Anh gốc Đức nầy hành sử theo quyền lợi của nước Anh và người Anh chớ không thể đi ngược lại quyền lợi của quốc gia mà họ ngự trị để làm lợi cho người Đức. Đó là điều được kiểm chứng dễ dàng qua hai thế chiến 1914 - 1918 và 1939 - 1945.
Người Việt Nam tự xem mình là con cháu của Rồng và Tiên. Rồng là linh vật có sức mạnh vô biên đứng đầu Tứ Linh: Long, Lân, Qui, Phượng. Châu thổ sông Hồng từng mang địa danh Giao Chỉ tức là xứ của giao long và cá sấu. Tiên là người đẹp đẽ và nhàn nhã nhất trên đời nên mới có câu:
Đẹp như Tiên.
Sướng như Tiên.
Sự phân chia 50 người con trai theo cha xuống biển và 50 người con trai còn lại ở lại với mẹ tạm được giải thích như:
– Sự xung khắc giữa nước và lửa. Lạc Long Quân ở phía bắc tương ứng với hành Thủy. Bà Âu Cơ ở Động Đình Hồ (Dongding Hu) thuộc tỉnh Hunan (Hồ Nam) tức hướng Nam thuộc hành Hỏa. Thủy và Hỏa khắc nhau theo luật ngũ hành tương sinh và tương khắc.
– Sự ly dị giữa hai nếp sống du canh, câu cá, hái quả ở miền rừng núi và đời sống định cư của nông dân và ngư dân trên đồng bằng và miền duyên hải. Nông dân rất cần nước. Người ta tin rằng Rồng mang lại nước cho họ cày cấy. Ngư phủ ước ao có sức mạnh như Rồng để vùng vẫy ngoài biển khơi hầu đánh bắt được nhiều cá và không sợ các loài thủy quái ám hại.
– Sự phân chia rõ rệt giữa xã hội mẫu hệ (50 người con trai theo mẹ) ở miền sơn cước và xã hội phụ hệ (50 người con trai theo cha) trên đồng bằng và miền duyên hải. Chế độ phụ hệ sớm hình thành trên châu thổ sông Hồng. Mười tám (18) vị vua ấy đều mang vương hiệu HÙNG VƯƠNG như để nhắc nhở dũng khí của quân vương đầy dương tính như sự dũng mãnh của Hùng tộc (Hùng: con gấu).
Sơn Tinh - Thủy Tinh
Chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh gợi lại:
– Nạn lụt sông Hồng gây ra hàng năm vào mùa mưa. Để tránh nạn lụt dân chúng phải tìm những miền đồi núi hay những vùng có cao độ cao.
– Thủ tục gả cưới thời Hùng Vương XVIII quá giản dị, khác với sáu lễ cưới trong hôn lễ do sách Lễ Ký của người Trung Hoa dạy cho dân thuộc địa thời Bắc Thuộc. Đó là các lễ:
1- Nạp thái.
2- Vấn danh.
3- Nạp cát.
4- Nạp tệ.
5- Thỉnh kỳ.
6- Thân nghinh.
– Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh chỉ vì người đẹp Mỵ Nương phản ảnh hai chủ đề tranh chấp triền miên trong xã hội Việt Nam:
Nhất hộ hôn,
Nhì điền thổ.
Chiến Tranh thành Troy trong huyền thoại Hy Lạp bắt nguồn từ việc Paris bắt cóc người đẹp Helen, hoàng hậu thành Sparta, đem về thành Troy.
Lịch sử không nói rõ vua Hùng Vương XVIII, tức vị vua cuối cùng của vương triều Hồng Bàng và nước Văn Lang, gả Mỵ Nương cho ai, chỉ biết rằng nhà vua từ chối không gả công chúa cho vua Thục. Trước khi chết, vua Thục trối với con cháu phải đánh nước Văn Lang để rửa hận. Cháu vua Thục là Thục Phán cử binh đánh Văn Lang khi được biết vua Hùng Vương XVIII say đắm rượu chè nên bỏ bê việc nước. Nước Văn Lang bị sát nhập vào nước Thục và được cải thành Âu Lạc (258 - 207 trước Tây Lịch).
Nước Thục ở đây chắc chắn không phải là nước Thục ở Si Chuan (Tứ Xuyên) bên Trung Hoa mà là một xứ nhỏ do họ Thục ngự trị. Quốc hiệu Âu Lạc ghép từ Âu Việt + Lạc Việt. Âu Việt là vùng Cao Bằng nơi có nhiều người Thổ và Nùng sinh sống. Nhiều người Nùng hiện nay mang họ ÂU.
Nếu nước Thục ở Trung Hoa thì tại sao Thục Phán quyết định chọn Cổ Loa, huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên làm kinh đô?
Thực tế chiến tranh giữa nước Thục và Văn Lang thời bấy giờ chỉ là cuộc chiến tranh bộ lạc hay sắc tộc mà thôi, nghĩa là địa bàn tranh chấp đều kề cận nhau.
– Chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh phản ảnh sự sợ sệt của loài người trước những hiện tượng thời tiết và sự trách móc của dân chúng đối với người lãnh đạo. Vào thời mông muội lịch sử người ta tin tưởng vua là một siêu nhân xuất chúng do Thiên định thay Trời trị dân. Sự suy đồi đạo đức của vua vì tửu, sắc hay vô đạo làm cho Trời tức giận giáng thiên tai để cảnh cáo. Khi trong nước có thủy (lũ lụt), hỏa, đạo tặc (trộm cướp), sơn băng, thủy kiệt, hoàng trùng thì vua bị xem như sắp mất Thiên Mệnh. Nước Văn Lang sụp đổ vì vua Hùng Vương XVIII say đắm rượu chè và gây căng thẳng ngoại giao với họ Thục khi từ chối không gả Mỵ Nương cho vua Thục. Chuyện nầy hao hao giống chuyện hoàng gia Nga khéo léo từ chối sự cầu hôn của hoàng đế Pháp Napoléon I với công chúa nước Nga, em gái của Nga hoàng Alexander I ngự trị từ năm 1801 đến 1825.
Phù Đổng Thiên Vương
Chuyện Phù Đổng Thiên Vương là chuyện một cậu bé 3 tuổi ở làng Gióng (Phù Đổng), Bắc Ninh, cỡi ngựa sắt đánh đuổi giặc Ân dưới triều vua Hùng Vương VI – 1822-1692 trước Tây Lịch).
Nếu chuyện nầy xảy ra dưới triều Hùng Vương VI thì sự xâm lăng và việc đánh đuổi giặc Ân xảy ra trước Chiến Tranh thành Troy trong huyền thoại Hy Lạp (Theo ước đoán khoảng thế kỷ XII trước Tây Lịch). Niên hiệu Hùng Vương VI được phỏng đoán khoảng 1822 đến 1692 trước Tây Lịch. Như vậy triều đại nầy trước nhà Thương (Shang – khoảng 1600-1046 trước Tây Lịch) hay Ân (Yin) bên Trung Hoa. Vậy giặc Ân trong chuyện Phù Đổng Thiên Vương không phải là nhà Ân từ thung lũng sông Huang He (Hoàng Hà) xuống xâm lăng xứ Văn Lang vì châu thổ sông Huang He và châu thổ sông Hồng cách nhau lối 5.000km. Vậy giặc Ân là giặc bộ lạc trong nước hay xuất phát từ các vùng ven biển Bắc Bộ bây giờ như Guangdong (Quảng Đông), Guangxi (Quảng Tây) hay Yunnan (Vân Nam).
Cậu bé ba tuổi đánh giặc có phải chăng là biểu tượng của sự động viên mọi tầng lớp xã hội không phân biệt tuổi tác, nam, nữ vào việc chống xâm lăng? Người Việt Nam vẫn thường nói:
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
Trong huyền sử có Phù Đổng Thiên Vương, ba tuổi, đánh giặc. Trong lịch sử đời nhà Trần có thiếu nhi Trần Quốc Toản.
Nhưng ba tuổi là tuổi quá nhỏ để có những chiến tích lẫy lừng. Có phải 3 tuổi là biểu tượng của ba năm chuẩn bị lực lượng để đánh đuổi giặc hay là sự ấu trĩ trong công cuộc kháng ngoại xâm? Sự câm lặng của cậu bé cho thấy sự chuẩn bị lực lượng và phương thức đối phó với giặc được bảo mật chặt chẽ. Kỹ thuật đánh thắng giặc là con ngựa sắt hí ra lửa giống như xe tăng thiết giáp ngày nay. Vào thời kỳ ấy mà có người biết làm đồ sắt là một tiến bộ kỹ thuật vượt bực trong chiến tranh. Xe tăng xuất hiện trên chiến trường Âu Châu vào đệ nhất thế chiến mà thôi.
Căn cứ vào lịch sử nhân loại, người Hittes biết dùng đồ sắt từ năm 2000 trước Tây Lịch. Nhờ đó mà người Hittes nắm ưu thế quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ và vùng Trung Đông. Hy Lạp biết dùng đồ sắt vào năm 1300 trước Tây Lịch và Trung Hoa dùng đồ sắt vào năm 800 trước Tây Lịch.
Việc cậu bé làng Phù Đổng biết dùng ngựa sắt để đánh giặc có thể là một điều đặc biệt trong lịch sử vào thời bấy giờ. Sự biến mất của cậu bé làng Phù Đổng trên núi Sóc Sơn như là sự vụt tắt của kỹ thuật đồ sắt.
Dù đánh giặc Ân bằng ngựa sắt, cậu bé làng Phù Đổng cũng không quên võ khí thông dụng ở Việt Nam: cây tre. Mãi đến năm 1945 thanh niên ở Nam Bộ còn dùng tầm vông vạt nhọn để đánh Pháp và dùng tre vót nhọn đặt dưới hầm chông trong chiến tranh Việt-Pháp.
Dựa vào yếu tố siêu hình người ta cho rằng Phù Đổng Thiên Vương là một Thiên Tướng do Trời đặt định để cứu quốc qua một người trẻ tuổi, quê mùa và thiếu học trong một làng hẻo lánh đến nỗi không ai đoán biết được. Sau khi hoàn thành sứ mệnh Thiên ban, người ấy rời bỏ thế gian để khỏi bị ô nhiễm vì danh, lợi trần tục sau khi thành công.
Dựa vào tâm lý loài người thì Phù Đổng Thiên Vương là người đầu tiên thực hiện công thức chánh trị CÔNG THÀNH THÂN THOÁI trong lịch sử.
Việc nhà vua cho người tìm nhân tài ra giúp nước đuổi giặc trong lúc đất nước lâm nguy là chuyện bất khả ĐỪNG đối với vua. Cậu bé làng Phù Đổng đáp ứng lời kêu gọi ấy để cùng chia xẻ hoạn nạn nhưng không chia phú quí sau khi thành công. Đó là sự khôn ngoan tuyệt vời của cậu bé xuất chúng, siêu phàm, xứng đáng được gọi là Thánh Gióng (Thánh làng Gióng tức làng Phù Đổng, Bắc Ninh).
Chử Đồng Tử và Công Chúa Tiên Dung
Chử Đồng Tử người phủ Khoái Châu, Hưng Yên, ra đời trong một gia đình đánh cá nghèo đến đỗi hai cha con chỉ có một cái khố. Hễ cha mặc khố thì con phải trần truồng. Chử Đồng Tử giữ mình dưới cát. Một hôm công chúa Tiên Dung đi ngoạn cảnh bằng thuyền đến phủ Khoái Châu và ra lịnh cho tỳ nữ giăng một phòng tắm trên một bãi cát gần dòng sông. Khi tắm công chúa thấy có một người đàn ông trần truồng nằm dưới cát. Đó là Chử Đồng Tử.
Công chúa Tiên Dung chung sống với Chử Đồng Tử ở Khoái Châu chớ không về kinh đô. Nàng và Chử Đồng Tử buôn bán phát đạt và làm cho địa phương càng được phú túc hơn. Vua Hùng Vương sai quân đến phủ Khoái Châu bắt công chúa về kinh đô chấm dứt cuộc tình bất đồng giai cấp giữa một công chúa và một thanh niên bần cùng. Công chúa cương quyết không về kinh đô ở Phong Châu. Quân triều đình đốt phá nhà của Tiên Dung và Chử Đồng Tử. Một cơn trốt nổi lên làm sập nhà cửa trong vùng. Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa được đưa lên Trời. Truyền thuyết cho rằng đầm Dạ Trạch, nơi Triệu Quang Phục dùng làm căn cứ chống quân Trung Hoa vào thế kỷ VI được tạo thành trong đêm giông trốt nầy.
Chuyện Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa cho thấy:
– Sự nghèo khổ cùng độ của dân chúng ở Văn Lang ngày xưa, nhất là trong tỉnh Hưng Yên. Phủ Khoái Châu nằm trên tả ngạn sông Hồng, cách Hà Nội tới 25km. Đó là nơi thường xảy ra lụt lội, bão tố và nạn đói. Từ năm 1800 đến 1900 đê Văn Giang và Tiên Lữ ở Hưng Yên bị vỡ tới 26 lần. Cứ mỗi lần vỡ đê như vậy, dân chúng bị nước cuốn chết và bị nạn đói đe dọa nên có câu:
Oái, oái như dân phủ Khoái xin cơm.
Điều khó hiểu là cha của Chử Đồng Tử là người đánh cá, một nghề dễ kiếm tiền, nhưng tại sao lại nghèo đến nỗi hai cha con chỉ có một cái khố? Vì thiếu sức khỏe và cô đơn vì không thấy đề cập đến vợ ông? Vì sự lộng quyền, bóc lột của nhà cầm quyền địa phương hay sự cướp bóc lộng hành của xã hội đen trong vùng khi luật pháp chưa xuất hiện, sự đối xử giữa người và người dựa vào sức mạnh của tay chân?
– Hôn nhân giữa Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung là hôn nhân tiền định theo sự suy nghĩ của công chúa Tiên Dung. Ý tưởng sống chung với một người nghèo không có khố che thân của công chúa Tiên Dung trở thành một cuộc cách mạng hôn nhân chống lại hôn nhân do cha mẹ sắp đặt dựa trên giai cấp xã hội, tương quan kinh tế, tài chánh của gia đình, nghĩa là trên cơ sở môn đăng hộ đối.
– Công chúa Tiên Dung là người thích đi ngoạn cảnh hơn là sống gò bó với những nghi thức triều đình. Bản chất của bà là yêu tự do, chuộng bình đẳng giữa người và người. Bà muốn được tự do lựa chọn người phối ngẫu thuận theo Thiên ý dù đó là một người bần cùng trong xã hội. Công chúa Tiên Dung tượng trưng cho chủ nghĩa tự do (liberalism). Vua Hùng Vương vẫn là đại diện thường xuyên cho chủ nghĩa bảo thủ (conservatism).
– Sự buôn bán phát đạt của Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung cho thấy công chúa Tiên Dung có tư tưởng cấp tiến về kinh tế thương mại thay vì nhàn nhã hưởng thụ cuộc sống vinh quang của một công chúa. Ý niệm trọng thương nầy hoàn toàn đi ngược lại thang giá trị xã hội Khổng giáo mà dân thuộc địa hấp thụ từ Bắc quốc sau nầy với:
Nhất Sĩ
Nhì Nông
Tam công
Tứ Thương.
Sự phát triển thương mại của công chúa Tiên Dung trên bờ sông Hồng như báo trước tầm quan trọng của Phố Hiến (1) vào thế kỷ XVI, XVII trong thương mại quốc tế nên mới có câu:
Nhất kinh kỳ (2)
Nhì Phố Hiến.
Truyền thuyết cho rằng Triệu Quang Phục chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Trung Hoa ở đầm Dạ Trạch luôn luôn đạt được nhiều chiến thắng quân sự nhờ sự giúp đỡ của Chử Đồng Tử. Chúng ta sẽ lập lại câu chuyện nầy trong phần nói về Cây Nỏ Thần.
Cây Nỏ Thần
Thục Phán đánh chiếm nước Văn Lang và lập ra vương quốc Âu Lạc (258 - 207). Vua Hùng Vương XVIII nhảy xuống giếng tự tử chết. Thục Phán lên làm vua xứ Âu Lạc tức là An Dương Vương. Vua sai xây thành Cổ Loa, huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên. Việc xây thành gặp nhiều trở ngại nên vua phải nhờ đến sự giúp đỡ của Thần Kim Qui. Sau khi thành xây xong, Thần Kim Qui cho vua An Dương Vương một lẫy nỏ bắn một phát có thể giết hàng ngàn quân thù.
Năm 221 trước Tây Lịch Chin Shi Huang (Tần Thủy Hoàng) thống nhất Trung Hoa. Ở quận Nam Hải có thái thú Jen Jiao (Nhâm Ngao) muốn lập một vương quốc ở phương Nam độc lập với Chin Shi Huang. Jen Jiao chết, Chao To (Triệu Đà) tiếp nối sự nghiệp của ông ta bằng cách cử binh đánh Âu Lạc. Nhưng lần nào ông cũng bị thất bại vì vua An Dương Vương có cây nỏ thần, một võ khí bí mật vô cùng lợi hại. Chao To (Triệu Đà) kết nghĩa thông gia với vua An Dương Vương bằng cách cho con là Chao Zhong Sui (Triệu Trọng Thủy) cưới Mỵ Châu, con gái vua An Dương Vương, để tìm hiểu về loại võ khí bí mật của nước Âu Lạc. Sau khi trộm võ khí bí mật của Âu Lạc, Zhong Sui về nước để cùng cha chuẩn bị chiến tranh với nước Âu Lạc. Trước khi về nước, Zhong Sui hỏi Mỵ Châu làm sao tìm được tông tích của nàng nếu chiến tranh xảy ra. Mỵ Châu cho biết nàng có chiếc áo lông ngỗng và nàng sẽ rải lông ngỗng trên đường mà nàng đi qua.
Vua An Dương Vương hoàn toàn thiếu cảnh giác sau khi kết nghĩa thông gia với Chao To. Khi quân Chao To đến gần thành Cổ Loa, vua ra lịnh đem nỏ thần ra sử dụng nhưng chiếc nỏ giả không có công hiệu gì cả. Vua An Dương Vương cùng Mỵ Châu dùng ngựa chạy thoát thân ra khỏi Cổ Loa thành. Chạy đến núi Mộ Dạ, Nghệ An, ông cầu thần Kim Qui giúp đỡ. Thần Kim Qui xuất hiện và nói: "Kẻ thù ngồi sau lưng bệ hạ đó". Vua An Dương Vương rút gươm giết Mỵ Châu rồi nhảy xuống biển tự tử.
Chuyện Cây Nỏ Thần và cũng là chuyện Trọng Thủy Mỵ Châu là một chuyện tình dị chủng đầu tiên trong lịch sử với kết cuộc bi thảm, chẳng những cho Zhong Sui (Trọng Thủy) và Mỵ Châu, mà cho cả nước Âu Lạc bị họ Chao (Triệu) xâm chiếm từ năm 207 - 111 trước Tây Lịch.
Cây nỏ thần là võ khí bí mật mà Thần Kim Qui tặng cho vua An Dương để vệ quốc. Chúng ta tạm ví võ khí nầy với súng liên thanh ngày nay. Câu chuyện Cây Nỏ Thần là chuyện trộm kỹ thuật sản xuất võ khí bí mật đầu tiên trong lịch sử loài người.
Thần Kim Qui là ai?
Đó là nhà địa chất và kiến trúc đã giúp cho việc xây thành Cổ Loa được trơn tru?
Kỹ thuật gia võ khí khi cho vua nước Âu Lạc một cái lẫy nỏ mà chúng ta gọi là Nỏ Thần?
Nhà tiên tri chánh trị qua hình ảnh của con rùa vàng vì các thầy bói ngày xưa thường treo mai rùa trên tường?
Đó là thần hay người? Chắc chắn ông không phải là người bằng xương bằng thịt vì khi đến núi Mộ Dạ, vua An Dương Vương khấn nguyện, ông mới xuất hiện.
Thần Kim Qui là một biểu tượng của sự linh thiêng. Rùa là một trong Tứ Linh: Long, Lân, Qui, Phượng. Những lằn ngang dọc trên mai rùa là nguồn gốc của kinh Dịch. Rùa là biểu tượng của sự trường cửu vì tính trường thọ của loài bò sát sống nửa đất nửa nước nầy. Hơi thở của qui tộc rất nhẹ nhàng. Các nhà Thiền học điều tức hơi thở bằng cách học theo cách thở chậm chạp và nhẹ nhàng của qui tộc. Rùa vàng lại càng quí và hiếm hoi. Trong huyền sử có chuyện vua Hùng Vương tặng Di Yao (Đế Nghiêu, 2357 - 2256 trước Tây Lịch) một con rùa vàng. Chuyện nầy rất khó tin vì nó không thể xảy ra giữa hai địa bàn xa xôi vào thời điểm thế kỷ 23 - 24 trước Tây Lịch! Trên châu thổ sông Hồng ngày xưa có rất nhiều rùa và rắn, nhất là quanh thành Thăng Long (Hà Nội). Dưới thời nhà Lý ở Thăng Long có một thửa ruộng đầy rùa nên được gọi là Qui Điền. Có một cái chuông khổng lồ đánh không kêu bị vất ra ở đó nên được gọi là chuông Qui Điền. Kim Qui có nghĩa là Rùa Vàng, một loại rùa to lớn được tìm thấy nhiều trên sông Hồng và sông Dương Tử (Yangtse). Rùa vàng trên sông Yangtse mang tên khoa học Rafetus swinhoei. Rùa vàng ở Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội mang tên khoa học Rafetus leloii (Lê Lợi) thuộc gia đình Trionychidae. Con rùa nầy nặng 200kg, mai dầy 50cm.
Chiếc áo lông ngỗng là một biểu tượng cho lòng chung thủy. Ngỗng và thiên nga đều cùng gia đình Anatidae. Tên khoa học của ngỗng là Anser cygnoides và của thiên nga là Cygnus olor. Ngỗng và thiên nga đều sống có đôi. Một con trong cặp chết thì con kia tỏ ra buồn thảm. Ngày xưa trong hôn lễ người ta thường ôm cặp ngỗng như để nhắc nhở cho cặp vợ chồng sống chung thủy nhau. Từ xưa người ta đã biết dùng lông ngỗng để sản xuất một loại tơ có giá trị thấp. Nhờ thấy được lông ngỗng dọc đường mà Zhong Sui (Trọng Thủy) tìm thấy xác Mỵ Châu.
Chuyện Cây Nỏ Thần cho thấy tham vọng chánh trị làm đảo lộn trật tự đạo đức trong tâm con người. Sự thiếu cảnh giác chánh trị của vua An Dương Vương đưa đến cảnh quốc phá gia vong từ năm 207 đến 111 trước Tây Lịch rồi từ năm 111 trước Tây Lịch đến năm 938 sau Tây Lịch! Chiếc áo lông ngỗng và chuyện tình bi thương của Mỵ Châu không cứu vãn nổi sự vô ý thức tai hại của nàng về cơ mật quốc gia và chuyện gia đình riêng tư gây ra cảnh mất nước ngót 12 thế kỷ liền trong lịch sử.
***
Chuyện vua An Dương Vương với Thần Kim Qui hao hao giống chuyện Triệu Quang Phục tức Triệu Việt Vương với Chử Đồng Tử ở đầm Dạ Trạch. Một sự tương đồng khác là Triệu Việt Vương gả con gái Cảo Nương cho con trai của Lý Phật Tử là Nhã Lang. Sau hôn nhân nầy Triệu Việt Vương thiếu cảnh giác nên bị Lý Phật Tử đánh bại phải nhảy xuống sông Đại Nha, Nam Định tự tử chết. Những tương đồng trong hai câu chuyện trên được tóm lược như sau:
1- An Dương Vương tương đồng với Triệu Việt Vương. An Dương Vương nhảy xuống biển ở Nghệ An. Triệu Việt Vương nhảy xuống sông Đại An.
2- Thần Kim Qui tương đồng với Chử Đồng Tử. Cả hai đều là Thần, Tiên chớ không phải người phàm.
3- Lý Phật Tử tương đồng với Chao To (Triệu Đà).
4- Nhã Lang tương đồng với Chao Zhong Sui (Triệu Trọng Thủy).
5- Cảo Nương tương đồng với Mỵ Châu.
***
Trong đống rác vẫn có vật quí sá chi trong các truyền thuyết và huyền sử. Bất cứ câu chuyện nào trong tiểu thuyết cũng dựa vào một phần chuyện thật nào đó trong xã hội hay trong biến cố lịch sử. Huyền thoại Việt Nam hàm chứa:
– Sự thật xã hội (chuyện Chử Đồng Tử), khí tượng học (chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, giông trốt trong chuyện Chử Đồng Tử), quốc gia về võ khí bí mật (Cây Nỏ Thần).
– Biểu tượng về nguồn gốc dân tộc (Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ), sinh hoạt kinh tế sơ đẳng của 50 người con gái theo mẹ và sinh hoạt kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp của 50 người con trai theo cha; biểu tượng về chế độ gia đình (mẫu hệ và phụ hệ); biểu tượng về sức mạnh của Rồng và sự trường cửu của Rùa Vàng (Kim Qui); biểu tượng của lòng chung thủy (chiếc áo lông ngỗng); biểu tượng của cách mạng hôn nhân của Tiên Dung công chúa và ý thức làm giàu bằng thương mại của người công chúa dấn thân và hoạt động nầy. Sự biến mất của Phù Đổng Thiên Vương là sự vụt tắt của kỹ thuật đồ sắt đi theo sau thời đại đồ đồng. Sự biến mất của Chử Đồng Tử và Tiên Dung được hiểu như một sự thoái lui của chủ nghĩa tự do trước chủ nghĩa bảo thủ. Chử Đồng Tử giúp cho Triệu Quang Phục đánh quân nhà Lương cũng như cậu bé làng Phù Đổng đánh giặc Ân đều nói lên lòng yêu nước không phân biệt giai cấp xã hội, nam, nữ phái hay tuổi tác. Cây tre nhắc nhở cho người Việt Nam về công dụng đa dạng của loại thảo mộc nầy trong đời sống của người Việt Nam cũng như trong sự đề kháng quân xâm lăng.
– Truyền thuyết trong huyền thoại chỉ cho thấy chiến thắng vẻ vang ngắn ngủi của cậu bé làng Gióng, thành tựu thương mãi của Tiên Dung công chúa trên bờ sông Hồng và sự tồn tại ngắn ngủi của tư tưởng tự do và cấp tiến của công chúa Tiên Dung. Nhưng phần còn lại là những cảnh chia ly (chia con); nghèo khổ (Chử Đồng Tử); đổ vỡ (giông trốt trong chuyện Chử Đồng Tử, lụt lội trong chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh); chiến tranh liên tục (Sơn Tinh-Thủy Tinh, giặc Ân, Thục Phán-Hùng Vương XVIII, Chao To (Triệu Đà)-An Dương Vương); tranh chấp triền miên quanh vấn đề hộ hôn và điền thổ; lãnh đạo say mê rượu chè, bỏ bê việc nước (Hùng Vương XVIII); sự thiếu cảnh giác chánh trị như An Dương Vương khi kết nghĩa thông gia với kẻ thù và chứa chấp con của kẻ thù trong nhà để bí mật của cây nỏ thần bị tiết lộ và mất nước; sự vô ý thức chánh trị của Mỵ Châu đưa đến những hậu quả tai hại cho nước Âu Lạc. Đó là những bức tranh lịch sử, chánh trị và xã hội Việt Nam bi thương hơn là hạnh phúc, u tối hơn là tươi sáng.
Phạm Đình Lân, F.A.B.I.
_________________
Ghi chú:
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
Việt Nam không có những huyền thoại phong phú như Hy Lạp, Ấn Độ hay chuyện phong thần như Trung Hoa. Lịch sử Việt Nam vào thời kỳ mông muội chỉ dựa vào các truyền thuyết ít nhiều huyền hoặc như các huyền thoại hay chuyện Thần Tiên ở nhiều quốc gia khác.
Truyền thuyết Việt Nam được tóm gọn trong các chuyện Trăm Trứng Trăm Con, Sơn Tinh Thủy Tinh, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử và Chiếc Nỏ Thần. Lần lượt chúng tôi sẽ đề cập qua về các chuyện nói trên.
Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ
Chuyện Trăm Trứng Trăm Con liên quan đến Lạc Long Quân và bà Âu Cơ là tổ tiên của người Việt Nam như Abraham là tổ phụ của người Do Thái. Chuyện Trăm Trứng Trăm Con gợi lên nguồn gốc của người Việt Nam.
Một trăm trứng nở ra một trăm con gợi lại giống Bách Việt (Po Yue) sống ở miền Nam sông Dương Tử (Yangtse). Chữ Bách không chỉ có nghĩa là một trăm (100) mà phải hiểu là đông đảo, vô số kể. Vì trong thời kỳ mông muội của lịch sử con số mà loài người đếm tới là số 10 của 10 ngón tay và 10 ngón chân. Cho nên chữ Bách hay Bá hàm nghĩa một con số to tát như bá tánh trăm họ chẳng hạn. Trong Bách Việt có người Việt (Yue), Miêu, Dao, Nhắn, Tầy (Choang-Zhuang), Nùng, Thái, Thổ, Lô Lô (Yi), Bố Y (Buyei). Thủy (Sui), Wa, Mao Nam, Hà Nhi (Hani), Há Cá (Hakka; She) v.v… Người Việt tập trung ở Zhejiang (Chiết Giang), Fujian (Phúc Kiến) và tràn dần về phía Nam. Địa bàn của Xích Quỷ (Zhe Gui) bao gồm Zhejiang (Chiết Giang), Fujian (Phúc Kiến), Guangdong (Quảng Đông), Guangxi (Quảng Tây), Yunnan (Vân Nam), Guizhou (Quế Châu), Hunan (Hồ Nam), Si Chuan (Tứ Xuyên), châu thổ sông Hồng và sông Mã, sông Cả. Khi Chao To (Triệu Đà) đánh chiếm xứ Âu Lạc, ông đặt tên nước là Nan Yue (Nam Việt) bao gồm Guangdong (Quảng Đông), Guangxi (Quảng Tây) và Âu Lạc. Khi lên ngôi, vua Gia Long định đặt tên nước là Nam Việt nhưng vua Jiaqing (Gia Khánh) sợ có sự ngộ nhận về cương thổ nên đổi thứ tự hai chữ Nam Việt thành Việt Nam.
Các dân tộc trong nhóm Bách Việt (Po Yue) không phải là người Hán. Nước Xích Quỷ không phải là nước Trung Hoa. Họ bị người Hán chinh phục bằng võ lực và Hán hóa. Người Việt nguyên thủy là người Mường sống rải rác từ miền Trung du châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả xuống tận Quảng Trị. Họ có tục nhuộm răng, ăn trầu và xâm mình. Người Hán không có tục nầy. Quốc hiệu Văn Lang có nghĩa là đất của những người xâm mình và ăn trầu (văn thân: xâm hình trên thân thể; bình lang hay tàn lang: cây cau). Triệu Việt Vương, Phùng Hưng, Ngô Quyền đều xuất thân từ những gia đình trưởng bộ lạc. Đinh Bộ Lĩnh đóng đô ở Hoa Lư. Lê Lợi khởi nghĩa ở động Lam Sơn. Ngô Sĩ Liên có lý do đề cao người Mường trong Đại Việt Sử Ký. Những truyện cổ tích và trống đồng đều là sản phẩm của người Mường khác biệt với văn hóa Trung Hoa trước thời Bắc thuộc (111 trước Tây Lịch). Sau trên 1.000 năm Bắc thuộc sự pha chủng không tránh được. Ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa ở Việt Nam không chối cãi được. Các họ của người Trung Hoa đều được tìm thấy ở Việt Nam. Nhưng không vì vậy mà vội đồng hóa người Việt Nam với người Trung Hoa. Người Việt Nam luôn luôn xem câu Nam Quốc sơn hà Nam đế cư của Lý Thường Kiệt như một điều đã định tại Thiên Thư. Giữa Việt Nam và Trung Hoa có quá nhiều khác biệt như đã nói qua ở phần trên. Ngày nay người Việt Nam dùng chữ viết theo mẫu tự La Tinh để vĩnh viển tách rời khỏi Hán tự hầu hội nhập và tiếp xúc với thế giới bên ngoài dễ dàng hơn.
Người Minh Hương sinh đẻ ở Việt Nam, thở không khí Việt Nam, được hưởng mọi quyền lợi của người Việt Nam. Họ là người Việt Nam, có bổn phận, trách nhiệm và quyền lợi của người Việt Nam. Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Đức, Phan Thanh Giản, Trần Tiển Thành... đều là người Minh Hương được người Việt Nam kính trọng và có địa vị quan trọng trong xã hội Việt Nam với tư cách là phu tử, nho gia và quan lại triều đình Việt Nam.
Chưa hẳn cùng chủng tộc, cùng văn hóa, cùng ngôn ngữ là cùng quê hương. Người Nga, Ukraine, Serbia,... đều là người Slav nhưng không vì vậy mà xứ Serbia, Ukraine hay các xứ có người Slav, như Bulgaria chẳng hạn, là xứ Nga. Dưới thời Liên Bang Sô Viết người Nga bắt các dân tộc Trung Á theo đạo Hồi ở các Cộng Hòa Sô Viết như Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Tajitkistan,... nói tiếng Nga, đặt tên Nga để Nga hóa họ. Nhưng sau năm 1991 họ đều tách rời ra khỏi nước Nga. Nhiều người đổi tên Nga ra ngôn ngữ của quê hương mình.
Quốc tịch gắn liền với bổn phận và quyền lợi của người mang quốc tịch với quốc gia mà họ sống và hưởng mọi quyền lợi. Tổ tiên tướng Eisenhower là người Đức. Nhưng ông sinh ra ở Hoa Kỳ. Ông là người Hoa Kỳ. Trong thế chiến thứ hai ông chỉ huy quân Đồng Minh đánh Đức Quốc Xã ở Âu Châu với tư cách là một đại tướng Hoa Kỳ.
Người Pháp nguyền rủa thống chế Bernadotte khi chỉ huy quân Thụy Điển liên minh cùng các nước Âu Châu khác như Anh, Nga, Áo, Phổ đánh lại quân Pháp của hoàng đế Napoléon I. Lúc đó thống chế Bernadotte không còn là người Pháp và ông làm bổn phận của một người sắp thừa hưởng ngai vàng Thụy Điển mặc dù hình hài lẫn ngôn ngữ của ông vẫn là Pháp. Thống chế Bernadotte và Désirée là tổ tiên của các vua Thụy Điển ngày nay.
Dòng Windsor (tên mới đặt năm 1917 khi Anh đánh nhau với Đức) gốc người Đức ngự trị ở Anh từ 1714 đến bây giờ. Các vua Anh gốc Đức nầy hành sử theo quyền lợi của nước Anh và người Anh chớ không thể đi ngược lại quyền lợi của quốc gia mà họ ngự trị để làm lợi cho người Đức. Đó là điều được kiểm chứng dễ dàng qua hai thế chiến 1914 - 1918 và 1939 - 1945.
Người Việt Nam tự xem mình là con cháu của Rồng và Tiên. Rồng là linh vật có sức mạnh vô biên đứng đầu Tứ Linh: Long, Lân, Qui, Phượng. Châu thổ sông Hồng từng mang địa danh Giao Chỉ tức là xứ của giao long và cá sấu. Tiên là người đẹp đẽ và nhàn nhã nhất trên đời nên mới có câu:
Đẹp như Tiên.
Sướng như Tiên.
Sự phân chia 50 người con trai theo cha xuống biển và 50 người con trai còn lại ở lại với mẹ tạm được giải thích như:
– Sự xung khắc giữa nước và lửa. Lạc Long Quân ở phía bắc tương ứng với hành Thủy. Bà Âu Cơ ở Động Đình Hồ (Dongding Hu) thuộc tỉnh Hunan (Hồ Nam) tức hướng Nam thuộc hành Hỏa. Thủy và Hỏa khắc nhau theo luật ngũ hành tương sinh và tương khắc.
– Sự ly dị giữa hai nếp sống du canh, câu cá, hái quả ở miền rừng núi và đời sống định cư của nông dân và ngư dân trên đồng bằng và miền duyên hải. Nông dân rất cần nước. Người ta tin rằng Rồng mang lại nước cho họ cày cấy. Ngư phủ ước ao có sức mạnh như Rồng để vùng vẫy ngoài biển khơi hầu đánh bắt được nhiều cá và không sợ các loài thủy quái ám hại.
– Sự phân chia rõ rệt giữa xã hội mẫu hệ (50 người con trai theo mẹ) ở miền sơn cước và xã hội phụ hệ (50 người con trai theo cha) trên đồng bằng và miền duyên hải. Chế độ phụ hệ sớm hình thành trên châu thổ sông Hồng. Mười tám (18) vị vua ấy đều mang vương hiệu HÙNG VƯƠNG như để nhắc nhở dũng khí của quân vương đầy dương tính như sự dũng mãnh của Hùng tộc (Hùng: con gấu).
Sơn Tinh - Thủy Tinh
Chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh gợi lại:
– Nạn lụt sông Hồng gây ra hàng năm vào mùa mưa. Để tránh nạn lụt dân chúng phải tìm những miền đồi núi hay những vùng có cao độ cao.
– Thủ tục gả cưới thời Hùng Vương XVIII quá giản dị, khác với sáu lễ cưới trong hôn lễ do sách Lễ Ký của người Trung Hoa dạy cho dân thuộc địa thời Bắc Thuộc. Đó là các lễ:
1- Nạp thái.
2- Vấn danh.
3- Nạp cát.
4- Nạp tệ.
5- Thỉnh kỳ.
6- Thân nghinh.
– Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh chỉ vì người đẹp Mỵ Nương phản ảnh hai chủ đề tranh chấp triền miên trong xã hội Việt Nam:
Nhất hộ hôn,
Nhì điền thổ.
Chiến Tranh thành Troy trong huyền thoại Hy Lạp bắt nguồn từ việc Paris bắt cóc người đẹp Helen, hoàng hậu thành Sparta, đem về thành Troy.
Lịch sử không nói rõ vua Hùng Vương XVIII, tức vị vua cuối cùng của vương triều Hồng Bàng và nước Văn Lang, gả Mỵ Nương cho ai, chỉ biết rằng nhà vua từ chối không gả công chúa cho vua Thục. Trước khi chết, vua Thục trối với con cháu phải đánh nước Văn Lang để rửa hận. Cháu vua Thục là Thục Phán cử binh đánh Văn Lang khi được biết vua Hùng Vương XVIII say đắm rượu chè nên bỏ bê việc nước. Nước Văn Lang bị sát nhập vào nước Thục và được cải thành Âu Lạc (258 - 207 trước Tây Lịch).
Nước Thục ở đây chắc chắn không phải là nước Thục ở Si Chuan (Tứ Xuyên) bên Trung Hoa mà là một xứ nhỏ do họ Thục ngự trị. Quốc hiệu Âu Lạc ghép từ Âu Việt + Lạc Việt. Âu Việt là vùng Cao Bằng nơi có nhiều người Thổ và Nùng sinh sống. Nhiều người Nùng hiện nay mang họ ÂU.
Nếu nước Thục ở Trung Hoa thì tại sao Thục Phán quyết định chọn Cổ Loa, huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên làm kinh đô?
Thực tế chiến tranh giữa nước Thục và Văn Lang thời bấy giờ chỉ là cuộc chiến tranh bộ lạc hay sắc tộc mà thôi, nghĩa là địa bàn tranh chấp đều kề cận nhau.
– Chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh phản ảnh sự sợ sệt của loài người trước những hiện tượng thời tiết và sự trách móc của dân chúng đối với người lãnh đạo. Vào thời mông muội lịch sử người ta tin tưởng vua là một siêu nhân xuất chúng do Thiên định thay Trời trị dân. Sự suy đồi đạo đức của vua vì tửu, sắc hay vô đạo làm cho Trời tức giận giáng thiên tai để cảnh cáo. Khi trong nước có thủy (lũ lụt), hỏa, đạo tặc (trộm cướp), sơn băng, thủy kiệt, hoàng trùng thì vua bị xem như sắp mất Thiên Mệnh. Nước Văn Lang sụp đổ vì vua Hùng Vương XVIII say đắm rượu chè và gây căng thẳng ngoại giao với họ Thục khi từ chối không gả Mỵ Nương cho vua Thục. Chuyện nầy hao hao giống chuyện hoàng gia Nga khéo léo từ chối sự cầu hôn của hoàng đế Pháp Napoléon I với công chúa nước Nga, em gái của Nga hoàng Alexander I ngự trị từ năm 1801 đến 1825.
Phù Đổng Thiên Vương
Chuyện Phù Đổng Thiên Vương là chuyện một cậu bé 3 tuổi ở làng Gióng (Phù Đổng), Bắc Ninh, cỡi ngựa sắt đánh đuổi giặc Ân dưới triều vua Hùng Vương VI – 1822-1692 trước Tây Lịch).
Nếu chuyện nầy xảy ra dưới triều Hùng Vương VI thì sự xâm lăng và việc đánh đuổi giặc Ân xảy ra trước Chiến Tranh thành Troy trong huyền thoại Hy Lạp (Theo ước đoán khoảng thế kỷ XII trước Tây Lịch). Niên hiệu Hùng Vương VI được phỏng đoán khoảng 1822 đến 1692 trước Tây Lịch. Như vậy triều đại nầy trước nhà Thương (Shang – khoảng 1600-1046 trước Tây Lịch) hay Ân (Yin) bên Trung Hoa. Vậy giặc Ân trong chuyện Phù Đổng Thiên Vương không phải là nhà Ân từ thung lũng sông Huang He (Hoàng Hà) xuống xâm lăng xứ Văn Lang vì châu thổ sông Huang He và châu thổ sông Hồng cách nhau lối 5.000km. Vậy giặc Ân là giặc bộ lạc trong nước hay xuất phát từ các vùng ven biển Bắc Bộ bây giờ như Guangdong (Quảng Đông), Guangxi (Quảng Tây) hay Yunnan (Vân Nam).
Cậu bé ba tuổi đánh giặc có phải chăng là biểu tượng của sự động viên mọi tầng lớp xã hội không phân biệt tuổi tác, nam, nữ vào việc chống xâm lăng? Người Việt Nam vẫn thường nói:
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
Trong huyền sử có Phù Đổng Thiên Vương, ba tuổi, đánh giặc. Trong lịch sử đời nhà Trần có thiếu nhi Trần Quốc Toản.
Nhưng ba tuổi là tuổi quá nhỏ để có những chiến tích lẫy lừng. Có phải 3 tuổi là biểu tượng của ba năm chuẩn bị lực lượng để đánh đuổi giặc hay là sự ấu trĩ trong công cuộc kháng ngoại xâm? Sự câm lặng của cậu bé cho thấy sự chuẩn bị lực lượng và phương thức đối phó với giặc được bảo mật chặt chẽ. Kỹ thuật đánh thắng giặc là con ngựa sắt hí ra lửa giống như xe tăng thiết giáp ngày nay. Vào thời kỳ ấy mà có người biết làm đồ sắt là một tiến bộ kỹ thuật vượt bực trong chiến tranh. Xe tăng xuất hiện trên chiến trường Âu Châu vào đệ nhất thế chiến mà thôi.
Căn cứ vào lịch sử nhân loại, người Hittes biết dùng đồ sắt từ năm 2000 trước Tây Lịch. Nhờ đó mà người Hittes nắm ưu thế quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ và vùng Trung Đông. Hy Lạp biết dùng đồ sắt vào năm 1300 trước Tây Lịch và Trung Hoa dùng đồ sắt vào năm 800 trước Tây Lịch.
Việc cậu bé làng Phù Đổng biết dùng ngựa sắt để đánh giặc có thể là một điều đặc biệt trong lịch sử vào thời bấy giờ. Sự biến mất của cậu bé làng Phù Đổng trên núi Sóc Sơn như là sự vụt tắt của kỹ thuật đồ sắt.
Dù đánh giặc Ân bằng ngựa sắt, cậu bé làng Phù Đổng cũng không quên võ khí thông dụng ở Việt Nam: cây tre. Mãi đến năm 1945 thanh niên ở Nam Bộ còn dùng tầm vông vạt nhọn để đánh Pháp và dùng tre vót nhọn đặt dưới hầm chông trong chiến tranh Việt-Pháp.
Dựa vào yếu tố siêu hình người ta cho rằng Phù Đổng Thiên Vương là một Thiên Tướng do Trời đặt định để cứu quốc qua một người trẻ tuổi, quê mùa và thiếu học trong một làng hẻo lánh đến nỗi không ai đoán biết được. Sau khi hoàn thành sứ mệnh Thiên ban, người ấy rời bỏ thế gian để khỏi bị ô nhiễm vì danh, lợi trần tục sau khi thành công.
Dựa vào tâm lý loài người thì Phù Đổng Thiên Vương là người đầu tiên thực hiện công thức chánh trị CÔNG THÀNH THÂN THOÁI trong lịch sử.
Việc nhà vua cho người tìm nhân tài ra giúp nước đuổi giặc trong lúc đất nước lâm nguy là chuyện bất khả ĐỪNG đối với vua. Cậu bé làng Phù Đổng đáp ứng lời kêu gọi ấy để cùng chia xẻ hoạn nạn nhưng không chia phú quí sau khi thành công. Đó là sự khôn ngoan tuyệt vời của cậu bé xuất chúng, siêu phàm, xứng đáng được gọi là Thánh Gióng (Thánh làng Gióng tức làng Phù Đổng, Bắc Ninh).
Chử Đồng Tử và Công Chúa Tiên Dung
Chử Đồng Tử người phủ Khoái Châu, Hưng Yên, ra đời trong một gia đình đánh cá nghèo đến đỗi hai cha con chỉ có một cái khố. Hễ cha mặc khố thì con phải trần truồng. Chử Đồng Tử giữ mình dưới cát. Một hôm công chúa Tiên Dung đi ngoạn cảnh bằng thuyền đến phủ Khoái Châu và ra lịnh cho tỳ nữ giăng một phòng tắm trên một bãi cát gần dòng sông. Khi tắm công chúa thấy có một người đàn ông trần truồng nằm dưới cát. Đó là Chử Đồng Tử.
Công chúa Tiên Dung chung sống với Chử Đồng Tử ở Khoái Châu chớ không về kinh đô. Nàng và Chử Đồng Tử buôn bán phát đạt và làm cho địa phương càng được phú túc hơn. Vua Hùng Vương sai quân đến phủ Khoái Châu bắt công chúa về kinh đô chấm dứt cuộc tình bất đồng giai cấp giữa một công chúa và một thanh niên bần cùng. Công chúa cương quyết không về kinh đô ở Phong Châu. Quân triều đình đốt phá nhà của Tiên Dung và Chử Đồng Tử. Một cơn trốt nổi lên làm sập nhà cửa trong vùng. Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa được đưa lên Trời. Truyền thuyết cho rằng đầm Dạ Trạch, nơi Triệu Quang Phục dùng làm căn cứ chống quân Trung Hoa vào thế kỷ VI được tạo thành trong đêm giông trốt nầy.
Chuyện Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa cho thấy:
– Sự nghèo khổ cùng độ của dân chúng ở Văn Lang ngày xưa, nhất là trong tỉnh Hưng Yên. Phủ Khoái Châu nằm trên tả ngạn sông Hồng, cách Hà Nội tới 25km. Đó là nơi thường xảy ra lụt lội, bão tố và nạn đói. Từ năm 1800 đến 1900 đê Văn Giang và Tiên Lữ ở Hưng Yên bị vỡ tới 26 lần. Cứ mỗi lần vỡ đê như vậy, dân chúng bị nước cuốn chết và bị nạn đói đe dọa nên có câu:
Oái, oái như dân phủ Khoái xin cơm.
Điều khó hiểu là cha của Chử Đồng Tử là người đánh cá, một nghề dễ kiếm tiền, nhưng tại sao lại nghèo đến nỗi hai cha con chỉ có một cái khố? Vì thiếu sức khỏe và cô đơn vì không thấy đề cập đến vợ ông? Vì sự lộng quyền, bóc lột của nhà cầm quyền địa phương hay sự cướp bóc lộng hành của xã hội đen trong vùng khi luật pháp chưa xuất hiện, sự đối xử giữa người và người dựa vào sức mạnh của tay chân?
– Hôn nhân giữa Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung là hôn nhân tiền định theo sự suy nghĩ của công chúa Tiên Dung. Ý tưởng sống chung với một người nghèo không có khố che thân của công chúa Tiên Dung trở thành một cuộc cách mạng hôn nhân chống lại hôn nhân do cha mẹ sắp đặt dựa trên giai cấp xã hội, tương quan kinh tế, tài chánh của gia đình, nghĩa là trên cơ sở môn đăng hộ đối.
– Công chúa Tiên Dung là người thích đi ngoạn cảnh hơn là sống gò bó với những nghi thức triều đình. Bản chất của bà là yêu tự do, chuộng bình đẳng giữa người và người. Bà muốn được tự do lựa chọn người phối ngẫu thuận theo Thiên ý dù đó là một người bần cùng trong xã hội. Công chúa Tiên Dung tượng trưng cho chủ nghĩa tự do (liberalism). Vua Hùng Vương vẫn là đại diện thường xuyên cho chủ nghĩa bảo thủ (conservatism).
– Sự buôn bán phát đạt của Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung cho thấy công chúa Tiên Dung có tư tưởng cấp tiến về kinh tế thương mại thay vì nhàn nhã hưởng thụ cuộc sống vinh quang của một công chúa. Ý niệm trọng thương nầy hoàn toàn đi ngược lại thang giá trị xã hội Khổng giáo mà dân thuộc địa hấp thụ từ Bắc quốc sau nầy với:
Nhất Sĩ
Nhì Nông
Tam công
Tứ Thương.
Sự phát triển thương mại của công chúa Tiên Dung trên bờ sông Hồng như báo trước tầm quan trọng của Phố Hiến (1) vào thế kỷ XVI, XVII trong thương mại quốc tế nên mới có câu:
Nhất kinh kỳ (2)
Nhì Phố Hiến.
Truyền thuyết cho rằng Triệu Quang Phục chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Trung Hoa ở đầm Dạ Trạch luôn luôn đạt được nhiều chiến thắng quân sự nhờ sự giúp đỡ của Chử Đồng Tử. Chúng ta sẽ lập lại câu chuyện nầy trong phần nói về Cây Nỏ Thần.
Cây Nỏ Thần
Thục Phán đánh chiếm nước Văn Lang và lập ra vương quốc Âu Lạc (258 - 207). Vua Hùng Vương XVIII nhảy xuống giếng tự tử chết. Thục Phán lên làm vua xứ Âu Lạc tức là An Dương Vương. Vua sai xây thành Cổ Loa, huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên. Việc xây thành gặp nhiều trở ngại nên vua phải nhờ đến sự giúp đỡ của Thần Kim Qui. Sau khi thành xây xong, Thần Kim Qui cho vua An Dương Vương một lẫy nỏ bắn một phát có thể giết hàng ngàn quân thù.
Năm 221 trước Tây Lịch Chin Shi Huang (Tần Thủy Hoàng) thống nhất Trung Hoa. Ở quận Nam Hải có thái thú Jen Jiao (Nhâm Ngao) muốn lập một vương quốc ở phương Nam độc lập với Chin Shi Huang. Jen Jiao chết, Chao To (Triệu Đà) tiếp nối sự nghiệp của ông ta bằng cách cử binh đánh Âu Lạc. Nhưng lần nào ông cũng bị thất bại vì vua An Dương Vương có cây nỏ thần, một võ khí bí mật vô cùng lợi hại. Chao To (Triệu Đà) kết nghĩa thông gia với vua An Dương Vương bằng cách cho con là Chao Zhong Sui (Triệu Trọng Thủy) cưới Mỵ Châu, con gái vua An Dương Vương, để tìm hiểu về loại võ khí bí mật của nước Âu Lạc. Sau khi trộm võ khí bí mật của Âu Lạc, Zhong Sui về nước để cùng cha chuẩn bị chiến tranh với nước Âu Lạc. Trước khi về nước, Zhong Sui hỏi Mỵ Châu làm sao tìm được tông tích của nàng nếu chiến tranh xảy ra. Mỵ Châu cho biết nàng có chiếc áo lông ngỗng và nàng sẽ rải lông ngỗng trên đường mà nàng đi qua.
Vua An Dương Vương hoàn toàn thiếu cảnh giác sau khi kết nghĩa thông gia với Chao To. Khi quân Chao To đến gần thành Cổ Loa, vua ra lịnh đem nỏ thần ra sử dụng nhưng chiếc nỏ giả không có công hiệu gì cả. Vua An Dương Vương cùng Mỵ Châu dùng ngựa chạy thoát thân ra khỏi Cổ Loa thành. Chạy đến núi Mộ Dạ, Nghệ An, ông cầu thần Kim Qui giúp đỡ. Thần Kim Qui xuất hiện và nói: "Kẻ thù ngồi sau lưng bệ hạ đó". Vua An Dương Vương rút gươm giết Mỵ Châu rồi nhảy xuống biển tự tử.
Chuyện Cây Nỏ Thần và cũng là chuyện Trọng Thủy Mỵ Châu là một chuyện tình dị chủng đầu tiên trong lịch sử với kết cuộc bi thảm, chẳng những cho Zhong Sui (Trọng Thủy) và Mỵ Châu, mà cho cả nước Âu Lạc bị họ Chao (Triệu) xâm chiếm từ năm 207 - 111 trước Tây Lịch.
Cây nỏ thần là võ khí bí mật mà Thần Kim Qui tặng cho vua An Dương để vệ quốc. Chúng ta tạm ví võ khí nầy với súng liên thanh ngày nay. Câu chuyện Cây Nỏ Thần là chuyện trộm kỹ thuật sản xuất võ khí bí mật đầu tiên trong lịch sử loài người.
Thần Kim Qui là ai?
Đó là nhà địa chất và kiến trúc đã giúp cho việc xây thành Cổ Loa được trơn tru?
Kỹ thuật gia võ khí khi cho vua nước Âu Lạc một cái lẫy nỏ mà chúng ta gọi là Nỏ Thần?
Nhà tiên tri chánh trị qua hình ảnh của con rùa vàng vì các thầy bói ngày xưa thường treo mai rùa trên tường?
Đó là thần hay người? Chắc chắn ông không phải là người bằng xương bằng thịt vì khi đến núi Mộ Dạ, vua An Dương Vương khấn nguyện, ông mới xuất hiện.
Thần Kim Qui là một biểu tượng của sự linh thiêng. Rùa là một trong Tứ Linh: Long, Lân, Qui, Phượng. Những lằn ngang dọc trên mai rùa là nguồn gốc của kinh Dịch. Rùa là biểu tượng của sự trường cửu vì tính trường thọ của loài bò sát sống nửa đất nửa nước nầy. Hơi thở của qui tộc rất nhẹ nhàng. Các nhà Thiền học điều tức hơi thở bằng cách học theo cách thở chậm chạp và nhẹ nhàng của qui tộc. Rùa vàng lại càng quí và hiếm hoi. Trong huyền sử có chuyện vua Hùng Vương tặng Di Yao (Đế Nghiêu, 2357 - 2256 trước Tây Lịch) một con rùa vàng. Chuyện nầy rất khó tin vì nó không thể xảy ra giữa hai địa bàn xa xôi vào thời điểm thế kỷ 23 - 24 trước Tây Lịch! Trên châu thổ sông Hồng ngày xưa có rất nhiều rùa và rắn, nhất là quanh thành Thăng Long (Hà Nội). Dưới thời nhà Lý ở Thăng Long có một thửa ruộng đầy rùa nên được gọi là Qui Điền. Có một cái chuông khổng lồ đánh không kêu bị vất ra ở đó nên được gọi là chuông Qui Điền. Kim Qui có nghĩa là Rùa Vàng, một loại rùa to lớn được tìm thấy nhiều trên sông Hồng và sông Dương Tử (Yangtse). Rùa vàng trên sông Yangtse mang tên khoa học Rafetus swinhoei. Rùa vàng ở Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội mang tên khoa học Rafetus leloii (Lê Lợi) thuộc gia đình Trionychidae. Con rùa nầy nặng 200kg, mai dầy 50cm.
Chiếc áo lông ngỗng là một biểu tượng cho lòng chung thủy. Ngỗng và thiên nga đều cùng gia đình Anatidae. Tên khoa học của ngỗng là Anser cygnoides và của thiên nga là Cygnus olor. Ngỗng và thiên nga đều sống có đôi. Một con trong cặp chết thì con kia tỏ ra buồn thảm. Ngày xưa trong hôn lễ người ta thường ôm cặp ngỗng như để nhắc nhở cho cặp vợ chồng sống chung thủy nhau. Từ xưa người ta đã biết dùng lông ngỗng để sản xuất một loại tơ có giá trị thấp. Nhờ thấy được lông ngỗng dọc đường mà Zhong Sui (Trọng Thủy) tìm thấy xác Mỵ Châu.
Chuyện Cây Nỏ Thần cho thấy tham vọng chánh trị làm đảo lộn trật tự đạo đức trong tâm con người. Sự thiếu cảnh giác chánh trị của vua An Dương Vương đưa đến cảnh quốc phá gia vong từ năm 207 đến 111 trước Tây Lịch rồi từ năm 111 trước Tây Lịch đến năm 938 sau Tây Lịch! Chiếc áo lông ngỗng và chuyện tình bi thương của Mỵ Châu không cứu vãn nổi sự vô ý thức tai hại của nàng về cơ mật quốc gia và chuyện gia đình riêng tư gây ra cảnh mất nước ngót 12 thế kỷ liền trong lịch sử.
***
Chuyện vua An Dương Vương với Thần Kim Qui hao hao giống chuyện Triệu Quang Phục tức Triệu Việt Vương với Chử Đồng Tử ở đầm Dạ Trạch. Một sự tương đồng khác là Triệu Việt Vương gả con gái Cảo Nương cho con trai của Lý Phật Tử là Nhã Lang. Sau hôn nhân nầy Triệu Việt Vương thiếu cảnh giác nên bị Lý Phật Tử đánh bại phải nhảy xuống sông Đại Nha, Nam Định tự tử chết. Những tương đồng trong hai câu chuyện trên được tóm lược như sau:
1- An Dương Vương tương đồng với Triệu Việt Vương. An Dương Vương nhảy xuống biển ở Nghệ An. Triệu Việt Vương nhảy xuống sông Đại An.
2- Thần Kim Qui tương đồng với Chử Đồng Tử. Cả hai đều là Thần, Tiên chớ không phải người phàm.
3- Lý Phật Tử tương đồng với Chao To (Triệu Đà).
4- Nhã Lang tương đồng với Chao Zhong Sui (Triệu Trọng Thủy).
5- Cảo Nương tương đồng với Mỵ Châu.
***
Trong đống rác vẫn có vật quí sá chi trong các truyền thuyết và huyền sử. Bất cứ câu chuyện nào trong tiểu thuyết cũng dựa vào một phần chuyện thật nào đó trong xã hội hay trong biến cố lịch sử. Huyền thoại Việt Nam hàm chứa:
– Sự thật xã hội (chuyện Chử Đồng Tử), khí tượng học (chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, giông trốt trong chuyện Chử Đồng Tử), quốc gia về võ khí bí mật (Cây Nỏ Thần).
– Biểu tượng về nguồn gốc dân tộc (Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ), sinh hoạt kinh tế sơ đẳng của 50 người con gái theo mẹ và sinh hoạt kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp của 50 người con trai theo cha; biểu tượng về chế độ gia đình (mẫu hệ và phụ hệ); biểu tượng về sức mạnh của Rồng và sự trường cửu của Rùa Vàng (Kim Qui); biểu tượng của lòng chung thủy (chiếc áo lông ngỗng); biểu tượng của cách mạng hôn nhân của Tiên Dung công chúa và ý thức làm giàu bằng thương mại của người công chúa dấn thân và hoạt động nầy. Sự biến mất của Phù Đổng Thiên Vương là sự vụt tắt của kỹ thuật đồ sắt đi theo sau thời đại đồ đồng. Sự biến mất của Chử Đồng Tử và Tiên Dung được hiểu như một sự thoái lui của chủ nghĩa tự do trước chủ nghĩa bảo thủ. Chử Đồng Tử giúp cho Triệu Quang Phục đánh quân nhà Lương cũng như cậu bé làng Phù Đổng đánh giặc Ân đều nói lên lòng yêu nước không phân biệt giai cấp xã hội, nam, nữ phái hay tuổi tác. Cây tre nhắc nhở cho người Việt Nam về công dụng đa dạng của loại thảo mộc nầy trong đời sống của người Việt Nam cũng như trong sự đề kháng quân xâm lăng.
– Truyền thuyết trong huyền thoại chỉ cho thấy chiến thắng vẻ vang ngắn ngủi của cậu bé làng Gióng, thành tựu thương mãi của Tiên Dung công chúa trên bờ sông Hồng và sự tồn tại ngắn ngủi của tư tưởng tự do và cấp tiến của công chúa Tiên Dung. Nhưng phần còn lại là những cảnh chia ly (chia con); nghèo khổ (Chử Đồng Tử); đổ vỡ (giông trốt trong chuyện Chử Đồng Tử, lụt lội trong chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh); chiến tranh liên tục (Sơn Tinh-Thủy Tinh, giặc Ân, Thục Phán-Hùng Vương XVIII, Chao To (Triệu Đà)-An Dương Vương); tranh chấp triền miên quanh vấn đề hộ hôn và điền thổ; lãnh đạo say mê rượu chè, bỏ bê việc nước (Hùng Vương XVIII); sự thiếu cảnh giác chánh trị như An Dương Vương khi kết nghĩa thông gia với kẻ thù và chứa chấp con của kẻ thù trong nhà để bí mật của cây nỏ thần bị tiết lộ và mất nước; sự vô ý thức chánh trị của Mỵ Châu đưa đến những hậu quả tai hại cho nước Âu Lạc. Đó là những bức tranh lịch sử, chánh trị và xã hội Việt Nam bi thương hơn là hạnh phúc, u tối hơn là tươi sáng.
Phạm Đình Lân, F.A.B.I.
_________________
Ghi chú:
Phần lớn trong bài viết nầy dựa vào A Glance at the VietNam
History. From the Country's Birth to the End of the 20th Century do
tác giả David Lan Pham tức Phạm Đình Lân soạn.
(1) Phố Hiến nằm trong tỉnh Hưng Yên. Đó là một giang cảng trên sông Hồng cách Hà Nội 60 km về phía Nam. Phố Hiến giao thương với các thương nhân Nhật, Trung Hoa, Indonesia, Anh, Hòa Lan, Pháp, v.v... Ngày nay Phố Hiến chỉ còn nổi tiếng về long nhãn (nhãn Hưng Yên).
(2) Kinh kỳ: Kinh đô tức Đông Kinh hay Đông Đô tức Hà Nội bây giờ.
(1) Phố Hiến nằm trong tỉnh Hưng Yên. Đó là một giang cảng trên sông Hồng cách Hà Nội 60 km về phía Nam. Phố Hiến giao thương với các thương nhân Nhật, Trung Hoa, Indonesia, Anh, Hòa Lan, Pháp, v.v... Ngày nay Phố Hiến chỉ còn nổi tiếng về long nhãn (nhãn Hưng Yên).
(2) Kinh kỳ: Kinh đô tức Đông Kinh hay Đông Đô tức Hà Nội bây giờ.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks