Hình trường Gia Long trước 1975
--
Thứ sáu, 5/9/2014 | 14:31 GMT+7
|
Ký ức về những ngôi trường
nổi tiếng Sài Gòn
Hình ảnh nữ sinh áo tím gắn với trường Gia Long Sài Gòn nổi
tiếng đến ngày nay, kể cả khi trường mang tên Nguyễn Thị Minh Khai.
Marie Curie
là trường duy nhất không thay đổi tên trong gần một thế kỷ.
Trường THPT
Marie Curie là trường duy nhất tại Sài Gòn không thay đổi tên ban đầu có từ thời
thuộc Pháp. Trường mở cửa năm 1918 với tên gọi Lycée Marie Curie, chỉ tiếp nhận
nữ sinh. Ảnh trên chụp vào giờ tan trường trước năm 1975, nữ sinh mặc đồng
phục cả váy và áo dài.
Trước 1975, trường dành cho con em người Pháp và một
ít nữ sinh con nhà giàu có thế lực ở Sài Gòn, giảng dạy bằng tiếng Pháp.
Sau 1975,
trường chuyển thành trường THPT bán công, cho cả học sinh nam lẫn nữ. Có thời kỳ
đây là trường THPT lớn nhất Việt Nam với hơn 5.000 học sinh mỗi
năm. Năm 2007, trường được đổi lại thành trường Trung học phổ
thông công lập, giảm dần sĩ số nhằm tăng chất lượng giáo dục.
Kiến trúc đậm
chất Pháp lưu lại trên cổng chào, từng góc cầu thang gỗ, khu vườn với đài phun
nước... vẫn còn đến ngày nay.
Ảnh:
Khánh Ly
Trường
chuyên Lê Hồng Phong ngày nay mang kiến trúc cổ kiểu Pháp. Trường xây dựng năm
1927, lúc đầu có tên gọi Collège Petrus Ký hay còn gọi là Trung học
Petrus Trương Vĩnh Ký. Kiến trúc ngôi trường được gìn giữ theo năm tháng ở ảnh
trên (chụp những năm đầu thập niên 40) và 2014.
Từ ngôi trường
giàu truyền thống này, các thế hệ học sinh - thanh niên yêu nước đã châm ngòi
cho cách mạng chống Pháp, chống Mỹ với những tấm gương Trần Văn Ơn, Hồ Hảo Hớn…
Họ đã anh dũng ngã xuống tạo nên làn sóng biểu tình dâng cao khắp Sài Gòn - Chợ
Lớn, đòi quyền lợi cho học sinh. Từ năm học 1976-1977, trường mang tên cố Tổng
Bí thư Trung ương Đảng Lê Hồng Phong, là trường chuyên nổi tiếng ở Sài Gòn
ngày nay.
Lê Quý Đôn
là trường trung học xưa nhất tại TP HCM, được thành lập năm 1875, hoàn thành
xây dựng năm 1877 với tên gọi ban đầu là Collège Indigène, sau đổi
thành Collège Chasseloup-Laubat. Hiện nay trường đào tạo 2 bậc
giáo dục là trung học cơ sở (cấp 2) và trung học phổ thông (cấp 3).
Trường có
nhiều cổng, hiện cổng chính nằm mặt tiền đường Nguyễn Thị Minh Khai làm cổng ra
vào cho học sinh bậc trung học phổ thông, cổng sau ở đường Lê Quý Đôn là hướng
của học sinh cấp trung học cơ sở.
Ngày nay, kiến
trúc tòa nhà vẫn giữ đậm chất Tây Âu với những dãy nhà màu vàng đứng hiên ngang
qua hơn thế kỷ thăng trầm và trở thành "nỗi nhớ niềm thương" của những
học trò một thuở. Ảnh:
Khánh Ly.
Trường Trưng
Vương tọa lạc tại số 3A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, trên con đường nhiều bóng
cây cổ thụ xanh mát. Vào thế kỷ trước, đây vốn là trường dành cho nữ sinh. Ảnh
trên, các nữ sinh thướt tha trong bộ đồng phục áo dài trắng, quần đen được chụp
vào thập niên 60. Ảnh dưới ngôi trường có kiến trúc Pháp với tường vàng, mái
ngói đỏ nổi bật giữa phố phường, được nhiều tờ báo bình chọn là một trong những
ngôi trường có kiến trúc đẹp của Sài Gòn.
Trường được
thành lập ở Hà Nội năm 1917 với cái tên trường Nữ trung học, hay còn gọi là Đồng
Khánh. Sau hiệp định Geneve, một bộ phận của trường di chuyển vào Nam. Năm
1957, trường chính thức được chuyển về đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, nằm cạnh trường
Võ Trường Toản (khi ấy chỉ dành cho nam sinh) cho đến ngày nay.
Những hàng
cây cổ thụ phía trước gắn với ký ức của cựu học sinh Trần Nam. Ông Nam nay tóc
đã bạc trắng. "Gốc cây này là nơi chúng tôi - những nữ sinh
Trưng Vương và nam sinh Võ Trường Toản - đã túm tụm quanh chiếc xe đạp của ông
bán bò khô để thưởng thức biết bao mùi vị thơm ngon ngọt cay chua
cùng tụ lại... trên đĩa gỏi nhỏ", cựu học sinh Võ Trường Toản hồi tưởng. Ảnh: Khánh Ly
Đầu thế kỷ
20, nền giáo dục Việt Nam còn mang tính chất Nho giáo, ít chú trọng đến giáo dục
nữ giới. Năm 1908, một số trí thức người Việt đề nghị chính quyền Pháp thành lập
một ngôi trường nhiều cấp học dành cho nữ. Năm 1915, khóa đầu tiên trường tuyển
42 nữ sinh, đồng phục là áo dài tím, tượng trưng cho sự tinh khiết của phụ nữ
Việt Nam, tên trường Nữ sinh Áo Tím bắt nguồn từ đó. Năm 1953, trường được đổi
tên thành Trường Nữ trung học Gia Long.
Niên khóa
1978-1979, trường giải thể cấp 2, thu nhận nữ sinh lẫn nam sinh, đổi tên thành
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Năm 2003, trường được đưa vào
danh mục 55 công trình đề nghị điều tra xác lập di tích kiến trúc cổ của TP
HCM. Mặt tiền trường "Nữ sinh áo tím" năm 1925 (ảnh trên)
và nay có những thay đổi nhất định, khang trang hơn nhưng vẫn giữ tinh thần chủ
đạo của kiến trúc Pháp.
Thời chống Mỹ,
học sinh Gia Long là một trong những trường đi đầu của phong trào học sinh sinh
viên Sài Gòn rải truyền đơn, xuống đường biểu tình đòi độc lập.
Mới đây,
Nguyễn Lê Vân 23 tuổi, cựu học sinh Nguyễn Thị Minh Khai đã quay về trường xưa
thực hiện bộ ảnh áo dài tím, kỷ niệm trường tròn 100 tuổi. Áo tím được coi là đồng
phục đầu tiên của trường Gia Long. Vân chia sẻ niềm tự hào khi
là nữ sinh của ngôi trường áo tím, màu tím tượng trưng cho đức tính đoan
trang, kín đáo và khiêm nhường của thiếu nữ Việt Nam. "Áo tím là niềm tự
hào của rất nhiều thế hệ nữ sinh trường không chỉ học giỏi, đức độ mà còn biết
đặt mơ ước vào những lý tưởng cao cả và thực hiện mơ ước đó trên mọi nẻo đường
đất nước", cô gái trẻ nói. Màu tím cũng trở thành màu bộ váy đồng phục
duyên dáng của nữ sinh Minh Khai hiện nay.
Ảnh: Khánh
Ly.
Trường Trung
học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa được tu sửa từ trường dòng Lasan Taberd,
thành lập năm 1874.
Đến nay trường Trần Đại Nghĩa là trường trung học công lập
chuyên, dành cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12.
Hiện nay trường là một trong 5
trường phổ thông chuyên (hoặc có lớp chuyên), trọng điểm của thành phố nổi tiếng
với tỷ lệ chọi đầu vào rất cao.
Kiến trúc đậm chất Pháp của trường với màu tường
vàng, cửa sổ vòm tròn... được gìn giữ đến hôm nay.
Ngôi trường có 2 cổng, một
trên con đường lá me bay Nguyễn Du, cổng kia ở đường Lý Tự Trọng, quận 1.
Ảnh: Khánh Ly.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks