Đại Học chăn Trâu




Saturday 26 March 2016

Vĩnh biệt sử gia Tạ Chí Đại Trường


Vĩnh biệt sử gia Tạ Chí Đại Trường

Được tin nhà sử học Tạ Chí Đại Trường vừa qua đời ngày 24-3-2016 tại nhà riêng ở Sài Gòn, BVN vô cùng đau xót, tiếc thương. Sinh năm 1935 (giấy tờ ghi 21 tháng Sáu, 1938) tại Nha Trang, quê gốc ở Bình Định, xuất thân chuyên khoa Sử của Đại học Văn khoa Sài Gòn, Ông là một cây bút viết sử nghiêm cẩn, đối diện với sự thật không biết cúi đầu, suy tưởng lịch sử không theo lệnh bất kỳ ai ngoài đầu óc sắc bén và trái tim nhạy cảm của chính mình; cũng không bị lệ thuộc các quan điểm và phương pháp truyền thống. 

Nhờ đó, trong tác phẩm của Ông thường chứa đựng những phát kiến đầy hấp lực, có giá trị khai quang cho bộ môn lịch sử và văn hóa dân tộc. Các tác phẩm Lịch sử nội chiến Việt Nam từ năm 1771 đến 1802 (1973), Người lính thuộc địa Nam Kì (1861-1945) (luận án TS, 1975)… khi ra đời từng gây được tiếng vang và nhận giải thưởng quốc gia ở miền Nam, sau mấy chục năm bị xua đuổi, xa lánh công khai, khoảng một thập niên trở lại đây đã trở về lại nơi khai sinh ra nó và được chào đón nồng nhiệt, cùng với những cuốn khác viết ở trong nước nhưng chưa kịp xuất bản, hoặc viết ở nước ngoài sau khi ông đã sang định cư tại Hoa Kỳ 1994:Thần người và đất Việt (1989), Một khoảng Việt Nam Cộng hòa nối dài (1993), Việt Nam nhìn từ bên trong(cùng Nguyễn Xuân Nghĩa, 1994), Những bài dã sử Việt (tập hợp các bài viết từ trong nước, 1996), Những bài văn sử (1999), Sử Việt đọc vài quyển (2004), Bài sử khác cho Việt Nam (viết trong nhiều năm thời còn trẻ, kết thúc 2011),Những cuốn sách này đều có sức lan tỏa sâu rộng không chỉ trong giới nghiên cứu chuyên ngành.
Còn nhớ vào năm 1989, GS Nguyễn Huệ Chi cùng PGS Trần Thị Băng Thanh (Viện Văn học) vào Sài Gòn để in Tập II Quyển thượng sách Thơ văn Lý – Trần, đến sửa bông tại nhà in ông Lý Thái Thuận, bắt gặp một người công nhân sắp chữ, dáng cao, gầy, ít nói nhưng có đôi mắt lấp lánh khác thường. 

Sau nhiều buổi lặng lẽ quan sát công việc của nhau, một hôm người công nhân nọ mời hai tác giả sửa bông ra uống cà phê ở một quán bên đường trò chuyện. Và trong câu chuyện dần trở nên thân tình, ông cho biết tên thật. Quá bất ngờ vì một nhà sử học có tiếng lại khiêm tốn đến vậy, cả hai tác gỉả mừng rỡ xiết chặt tay ông. Từ đó họ trở nên bạn bè đồng điệu. Năm 2001, Nguyễn Huệ Chi có dịp sang Hoa Kỳ, đến thăm California, hẹn Ông Tạ Chí Đại Trường và vợ chồng nhà văn Nguyễn Mộng Giác cùng nhau đi thăm nhà văn Võ Phiến bấy giờ còn ở Los Angeles, chơi ở đấy suốt một ngày, chuyện trò không dứt. Từ bấy giờ trở đi không còn dịp tái ngộ.


clip_image002
Cuộc gặp gỡ tại California trong ngày 14-9-2001, từ phải sang: Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Mộng Giác.
clip_image004
Cùng nhau đàm đạo trong ánh nắng thu ngoài vườn của vợ chồng nhà văn Võ Phiến ở Los Angeles ngày 15-9-2001.


Trước cuộc chia ly bất ngờ không mong muốn xin bày tỏ nỗi niềm hụt hẫng của chúng tôi và thành kính gửi đến gia quyến nhà sử học lời phân ưu thâm thiết.
Xin vĩnh biệt Ông – Tạ Chí Đại Trường.


Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường qua đời

  • 24 tháng 3 2016
Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường qua đời
Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường, tác giả ‘Lịch sử nội chiến Việt Nam’ vừa qua đời tại TP. HCM sáng 24/3 là ‘người không chịu mệnh lệnh của ai ngoài con mắt nhìn sự thật’ như lời nhận xét của một giáo sư ở Hà Nội.

Ông Đại Trường, thọ 81 tuổi, là một nhà sử học và nghiên cứu văn hóa Việt Nam.

Tên ông được cho là ghép từ hai địa danh của tỉnh Khánh Hòa là Đại Lãnh và Trường Giang (sông Cái). Ông là con nhà Hán học Tạ Chương Phùng, nhà hoạt động phong trào độc lập dân tộc thập niên 1940 - 1950 cùng với ông Ngô Đình Diệm, sau làm Tỉnh trưởng tỉnh Bình Định và thành viên nhóm Caravelle.

Ông Đại Trường viết tác phẩm ‘Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ năm 1771 đến 1802” năm 1964, đặt lại vấn đề về vai trò của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam.
Sau năm 1975, cuốn sách này khiến tác giả gặp nhiều rắc rối. ‘Lịch sử nội chiến’ bị cho là "hạ thấp Quang Trung, đề cao Gia Long" và bị cấm lưu hành tại Việt Nam trong một thời gian dài và chỉ được in lại trong nước từ cuối thập niên 2000.
Sau năm 1975, ông bị đi cải tạo đến năm 1981.
Từ tháng 8/1994, ông định cư tại Hoa Kỳ.
Báo Người Việt hôm 23/3 viết: “Tại Mỹ ông bắt đầu cho in các tác phẩm chính của mình, như ‘Những bài dã sử Việt’ (1996), vốn là tập hợp các bài viết ở Việt Nam của ông giai đoạn 1984-1986; hay cuốn ‘Thần, Người và Đất Việt’ (1989, 2000)”.
"Kể từ cuối thập niên 2000, sách của Tạ Chí Đại Trường mới được chính thức in và phát hành tại Việt Nam. Năm 2014, Tạ Chí Đại Trường được Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng Văn Hóa Phan Chu Trinh về ngành nghiên cứu", báo này viết.

‘Người ngẩng cao đầu’

Hôm 24/3 trao đổi với BBC qua điện thoại từ Hà Nội, giáo sư Nguyễn Huệ Chi nói: “Tôi bàng hoàng khi hay tin ông Đại Trường qua đời. Với tôi, ông ấy là người luôn ngẩng cao đầu, không chịu nghe mệnh lệnh của ai ngoài trái tin và con mắt nhìn sự thật”.


“Ông Đại Trường là nhà sử học có tầm vóc và có nhiều khám phá về phương diện lịch sử Việt Nam trong giai đoạn trung đại, cận đại và hiện đại”.
“Tiếc là có một quá trình dài từ năm 1975, giới khoa học xã hội miền Bắc nắm giữ tư thế ‘bên thắng cuộc’ nên không trao đổi học thuật với một nhà sử học chân chính của miền Nam như ông Đại Trường”.

“Theo tôi, đấy là một thiệt thòi cho giới khoa học miền Bắc. Lẽ ra, nếu tiếp cận ông sớm, người ta đã nhận ra phải nhận thức lịch sử cho đúng và những gì phải thay đổi trong cách viết sử lâu nay”, giáo sư nói thêm.
Ông Huệ Chi cũng cho hay: “Những người như ông Đại Trường cần phải được đặt ở vị thế xứng đáng để ông nghiên cứu và những phát hiện của ông được trân trọng. Nhưng có thể vì nhạy cảm chính trị mà người ta né tránh một tinh hoa của miền Nam như ông”.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts