Đại Học chăn Trâu




Friday 29 December 2017

BS Lê văn Sắc: X và S. anh nao theo VC THI S

 
Khi tôi post bài viết v v "Đòi Tài Sn Bp" có thành viên din đàn gi đin thoi, cho chúng tôi  biết ông Lê Văn Sc không phi là bác sĩ. Tt nhiên chúng tôi phi sa li bài viết, b chc danh bác sĩ ca ông Lê Văn Sc.
Ch "bác sĩ" cũng là mt t dùng sai vì "y  sĩ" không phi là "bác hc". Ngoài  vic hc sâu hơn v thân th con người và điu tr bnh tt my ông y sĩ này cũng không có gì uyên bác hơn nghành ngh khác nếu không nhiên cu rng, liu quý v trên din đàn có th góp ý kiến tìm ra t nào thay cho đúng hơn không?Sai ti sao không sa nh?

Kim Âu
DEC 29/2017


----- Forwarded Message -----
From: wissai 
Sent: Friday, December 29, 2017, 6:05:02 AM EST
Subject: Re: [ChinhNghia] BS Lê văn Sắc: X và S.

 
Lê Văn Sắc là một con chiên, dù là bs nhưng rất tào lao và không có tinh thần của một học giả, trọng Sự Thật. LVS viết:

Còn người Nam gọi ba (gốc papa của Pháp) và gọi mẹ là má (gốc mama, maman của Pháp) nhưng người miền Nam cũng gọi bố là tía, mẹ là vú, còn có khi gọi bậy bố mẹ là ông già, bà già”.

Theo tôi biết, dân Miền Nam, nếu học Trường Tây và muốn lai căng trong xưng hô thì sử dụng “papa » và “man” cho “ba” và “má”. Dân Miền Nam có mượn nhiều từ ngữ của Thực Dân Pháp, nhưng tôi không nghĩ “ba” và “má” là từ Tiếng Pháp mà ra, vì nếu mượn thì tại sao lại thêm dấu sắc cho “má”. Tôi nghĩ “ba” và “má “ có mặt trong Tiếng Việt  trước khi Thằng Tây đến Miền Nam.  Xin mời đọc bài viết lấy từ Internet:

Truy tìm nguồn gốc của các cách gọi Bố trong tiếng Việt

TÀNG, THEO TRÍ THỨC TRẺ 00:02 27/12/2015
Chia sẻ 32

151217vhnncover-1451148597287-0-0-286-650-crop-1451148926512.png
·         10 từ cực hay ho nhưng đố
·         Tiếng Latin đã trở thành một ngôn ngữ “chết” như thế nào?
·         10 câu đố mẹo Tiếng Anh khiến nhiều người phải đau đầu, còn bạn thì sao?
Bạn biết được bao nhiêu cách gọi bố trong tiếng Việt?
Nếu như ở bài trước, chúng ta đã biết được gốc gác của từ Mẹ trong tiếng Việt cũng như cách gọi Mẹ được biến thể qua từng vùng như thế nào, thì ở bài này, ta sẽ hiểu thêm về nguồn gốc của cách gọi "Bố".
Sách “Lĩnh nam chích quái liệt truyện” có viết:
Long Quân dạy dân việc cày cấy, cơm ăn áo mặc, đặt ra các cấp quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng. Đôi khi trở về thủy phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: “Bô ơi! sao không lại cứu chúng con” thì Long Quân tới ngay. Sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi”.
Truy tìm nguồn gốc của các cách gọi Bố trong tiếng Việt - Ảnh 1.
“Lĩnh Nam chính quái liệt truyện” là tập hợp những câu chuyện vào loại lâu đời nhất của Việt Nam, trong đó có không ít huyền sử. 
Nhưng có thể nói rằng đối với người Việt Nam, từ “bô” (có nguồn gốc từ từ “” với phiên âm địa phương là “pē”, phiên âm chính thống là “Fù” – tương ức với Phụ ) là một trong những từ đầu tiên người Việt Nam dùng để gọi người đàn ông có công sinh thành ra mình, và có một biến âm là “bố” .
Truy tìm nguồn gốc của các cách gọi Bố trong tiếng Việt - Ảnh 2.
Từ “bô” trong “Bô lão”, thời phong kiến, cũng thường để chỉ những người đàn ông ở tầng cao trong dòng tộc, đồng nghĩa còn có “Phụ lão”.
Phần lịch sử sau khi không còn phụ thuộc vào Trung Quốc cũng có ghi lại một vị quân vương lấy hiệu là “Bố Cái Đại Vương”, và “Bố Cái” ở đây đồng nghĩa với “Bố Mẹ”.
Mặc dù giống với “Mẫu thân” - từ tương ứng để gọi cho là “Phụ thân” nhưng bản thân từ “Phụ” ít khi xuất hiện trong tiếng thuần Việt. 
Truy tìm nguồn gốc của các cách gọi Bố trong tiếng Việt - Ảnh 3.
Bởi vậy, tiếng gọi “Phụ thân” ở hiện tại thường chỉ dùng trong văn viết với ý trang trọng, hoặc sử dụng bối cảnh cổ xưa.
Biến thể của từ “Bô” ngoài “Bố” còn có “Bọ” (Quảng Bình), hay một từ không có nghĩa là “Bố” nhưng rất gần với “Bố”, là “Bõ” (Vùng đồng bằng Bắc Bộ) chỉ người đầy tớ già, có quan hệ khăng khít với thiếu chủ (người chủ nhỏ) trong gia đình quyền quý trước kia giống như cha vậy. 
Truy tìm nguồn gốc của các cách gọi Bố trong tiếng Việt - Ảnh 4.
Đối với từ “Bõ” này khi vào miền Nam lại thành “Cha xứ”, “Cha đỡ đầu”. Người vùng Bắc Bộ trước kia coi trọng việc học, và thời phong kiến có ba mối quan hệ mà người con rất coi trọng: Bố-con, Thầy-trò, và Quân-thần. Bởi vậy mà có tục gọi “Bố” là “Thầy” (vẫn dùng ở Thái Bình).
Lại nói đến từ “Cha” và “Tía” thì hai từ này là biến âm của tiếng Trung Quốc “” (với phiên âm là “Diē”). Đây là hai từ dùng phổ biến trong Miền Nam với các cụm như “Cha mẹ”, “Tía má”. 
Người Miền Nam cũng gọi cha là Ba, và đây thì lại là biến thể khác của tiếng Trung Quốc hiện đại, xuất phát từ từ(với phiên âm là “Bà”)..
Truy tìm nguồn gốc của các cách gọi Bố trong tiếng Việt - Ảnh 5.
Đối với người đã “lên chức”, hay con cái của họ đã có gia đình, nhiều người chuyển từ xưng “Bố-con” sang “Ông-con”, và có thể chỉ bố bằng ngôi thứ ba là “Ông cụ”, “Ông lão”, “Ông bố”, “Ông bô”. 
Tục tránh gọi trực tiếp bố mẹ do quan niệm “tên xấu” cũng sinh ra việc gọi bố bằng “Chú”, “Cậu”, hay “Anh”.
Trên thực tế, còn rất nhiều cách gọi "Bố" khác, trên đây chỉ là một vài cách gọi mà tác giả tổng hợp được dựa vào một số nguồn tài liệu tham khảo gồm có:
- Từ điển Hán – Việt của Đào Duy Anh
- Từ điển Hán Ngữ
Nếu bạn còn biết những cách gọi "bố" nào khác thì hãy chia sẻ với mọi người bằng cách comment ở phía dưới bài nhé!
Truy tìm nguồn gốc của các cách gọi Bố trong tiếng Việt - Ảnh 6.
VĂN HÓA NGÔN NGỮ


Ainsi Parlait/Thus Spoke/Así Dijo Wissai

On Dec 28, 2017, at 1:50 PM, sac le wrote:
BoxbeThis message is eligible for Automatic Cleanup! (
 
Ông Lê Hoàng Trung có lý khi viết yên ắng và thầy:
- Yên ắng là yên lặng nhưng lắng đọng, im đến không một tiếng động và không gian tưởng như chìm sâu vào cảnh hoàn toàn không có chút gì là sinh động, thường người ta tả cảnh đêm 30 ngày tết hay cảnh chiến tranh, mà người trong cuộc cố lắng nghe ngóng mà không thấy một chút xao động nào, không gian im lặng đến độ người ta nín thở, có cảm tưởng đến rợn người, nhất là lúc bị đe dọa bị bao vây, tưởng như sẽ bị địch tấn công bất cứ lúc nào, mà chưa xẩy ra... Tết Mậu Thân, sinh viên quân y cũng phải tăng cường đi gác, tình hình căng thẳng nên chúng tôi cũng nghe thấy khung cảnh im ắng, im lặng đến ngạt thở.
- Còn chữ thầy thì là chữ của miền Bắc (văn chương, ngôn ngữ Bắc Ninh, Hà Nội (tôi không phải người Hà Nội mà là Hà Nam (phía nam sông Nhị Hà, còn Hà Nội là bên trong con sông Nhi Hà đó). nên xin lỗi khi phải nói đó là trung tâm văn hóa Việt Nam), và ngoài Bắc có 2 chữ thầy: Bố và thầy giáo (sư). Người Bắc gọi bố, cha là thầy, và gọi thầy giáo (ông sư cũng có nghĩa đó) và gọi mẹ là bu (hay u) (và còn nhiều cách gọi khác. Còn người Nam gọi ba (gốc papa của Pháp) và gọi mẹ là má (gốc mama, maman của Pháp) nhưng người miền Nam cũng gọi bố là tía, mẹ là vú, còn có khi gọi bậy bố mẹ là ông già, bà già. Ngày xưa có nhiều cách gọi không được hay ho, nên dễ bị các thầy giáo, giáo sư chấm chính tả rất ngặt, do đó, Hội Đồng Giám Khảo thường phải quyết định không kể các lỗi đó vì khác biệt Nam Bắc ấy như đã trình bầy trước.
Vào đến miền Nam thấy nhiều người viết thày (không dấu mũ), cọng sản (không dấu mũ) thấy cũng bực mình vì sai quá đi vì thày dùng cho nghĩa thày lay, hay xía vào chuyện người khác, hay chỉ bảo người khác trong khi chính mình thì không biết, còn cộng là cộng thêm vào 1+2=3, không thể nói là cọng vì là cọng cò, cọng rơm...
Nhân tiện cũng nhắc thêm 2 chữ người ta vẫn viết lộn xộn: trưng và chưng: Trưng là trưng bầy, còn chưng là nấu lâu, nấu dài thời gian cho nhừ, cho mềm, như bánh chưng, nhưng có một số người vẫn viết lộn xộn, chữ này sang chữ kia.... Còn chữ Trưng là họ thì quả thật chẳng thấy ai giải thích nghĩa là gì:
Bà Trưng quê ở Châu Phong,
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền'
Phất cờ nương tử, thay quyền tuớng quân...
Ông Lê Hoàng Trung bị 2 lần sửa chữ trong bài thật là oan uổng, vì người làm "chủ" đã là nhà văn, nhà bao tay ngang... kiểu như có một bệnh nhân ngày xưa nói với bạn: Ngày nhỏ tao không học, lớn làm đại úy. Ta đi lính mà gặp ông chỉ huy "đại úy kiểu đó" thì mình phải câm miệng, tuân lệnh là cái chắc, phải không ông Lê Hoàng Trung?

On Thursday, December 28, 2017, 2:07:17 AM PST, trung hoang > wrote:


 
Bác sĩ Lê văn Sắc viết 2 emails vừa đây, rất hay.
Giọng văn cương quyết nhưng vẫn uyển chuyển theo chiều hướng
“ trao đổi ý kiến ”.

Về chuyện : tòa báo sửa chữ những bài viết, tôi có 2 trường hợp (bị):
  1. Tôi viết bài cho 1 tờ báo, trong đó có câu ( tình hình vẫn còn yên ắng ) nhưng khi xem báo thì thấy là (tình hình vẵn còn yên lặng ). Khi hỏi lại thì ông chủ bút nói rằng ( chưa bao giờ thấy qua chữ “Yên ắng!” )
  2. Tôi viết bài cho báo Xuân Hội Ngộ của trường trung học cũ, tất cả những chữ (thầy) được thay bằng ( thày). Hỏi, thì được anh chủ bút nói rằng ( đâu có ai viết “thầy” bao giờ!)

Tiện đây cho tôi “chào hàng”  bài viết sắp tới:
Vài tháng sau khi chiếm miền Nam, trên tờ SGGP, có đăng một bài dài ngoằng:
Người miền Nam viết sai chữ sáng lạng”. Chữ này có gốc Hán, phải viết là (Xán lạn) mới đúng.”
Xin mời quý vị cho ý kiến về 2 chữ này. Tôi đã có lời giải đáp từ 1975; đã viết thư không đề tên, đạp xe tới tòa báo của bọn này, bỏ vào thùng thư trước cửa, như một cái bạt tai vào mặt bọn tay sai của Tàu.

Đây là cái nút phóng, phóng tôi bay vào vòng xoay : chống những chữ nào cứ bám vào gốc Hán.

Tôi chống từ năm 1975 cho tới mãi bây giờ, chứ không phải chỉ là những chuyện bốc đồng giai đoạn.
Còn nhiều chữ nữa.




On Wednesday, December 27, 2017, 10:17:57 PM PST, sac le> wrote:


 
Câu chuyện tòa báo hay chủ website sửa chữ câu văn hay chính tả người viết rất thường xẩy ra trước đây. Trong các tờ báo hay tạp chí ngày xưa có đăng một thông báo nhỏ "tòa soạn giành quyền (lại có nhiều người viết dành quyền) sửa chữ các bài viết nếu thấy sai sót hay không thích hợp". Có khi còn có thông báo: bài gửi cho chúng tôi, xin miễn gửi cho báo khác. Chuyện cô Thụy Khuê "bị sửa chính tả" thực ra không có gì ghê gớm vì nhà báo thường vẫn làm như vậy từ lâu rồi. Có nhiều người thấy bài bị sửa thì nổi giận, không viết nữa nhưng có người chấp nhận như chuyện ở với chính quyền quốc gia thì bị giới hạn ít, ở với cộng sản thì bị kềm kẹp nhiều, khó tránh được....
BS Nguyễn Thượng Vũ đã từng cộng tác với nhiều báo, chắc thừa biết chuyện đó... Ngay bây giờ trên website hay email thấy nhiều người viết loạn xà ngầu, sai luật thơ, sai luật văn phạm, hoặc cố tình viết lập dị với các kiểu viết chữ không có căn bản luật tắc gì, cũng đành chịu, chỉ trừ khi mình làm giám khảo chấm thi thì có quyền đánh sai, bắt lỡi, nhưng nhiều khi Hội Đồng Giám Khảo "yêu cầu không chấm chính tả một số chữ" (tùy miền) vì nếu để các thầy Bắc mà bắt lỗi chữ cuối c hay t (tiết hay tiêc) hay dấu hỏi, dấu ngã với học sinh người nam, nếu thầy nam mà bắt lỗi thì có học trò bắc bị bắt lỗi tr hay ch thì cũng vậy, mà thi Việt Văn hệ số 3, một lỗi thành 3 lỗi thì học sinh ấy sẽ rớt vì môn việt văn bị zero điểm. Chính vì vậy mà các thầy giáo Việt Văn ngày xưa cứ tha thiết mong mỏi có một hàn lâm viện ngôn ngữ mà vì chiến tranh mãi, chia đôi đất nước nên không thực hiện được.
Thực tế là như vậy, không có gì ghê gớm, nặng lời với nhau, chứ theo tôi, tôi vẫn nêu ý kiến của mình nhưng luôn nói là sẽ có hàn lâm viện ngôn ngữ trong tương lai, sẽ quy định luật chính tả...
On Tuesday, December 26, 2017, 10:26:16 AM PST, nguyenthuongvu <> wrote:


Bravo anh BS Tích
Anh Tích đã chứng tỏ có một thái độ trí thức cởi mở, flexible, sẵn sàng đón nhận các lập trường khác với minh, các ý kiến dị biệt với ý kiến của minh.
Tôi rất khâm phục thái độ trí thức này.
Rất thân mến
Nguyen Thuong Vu

From: VMAFORUM@yahoogroups.com
Subject: [VMAFORUM] AW: [ChinhNghia] Re: [ChinhNghiaViet] Xử dụng, sử dụng bài 3

 
Kính thưa quí vị,
Anh Lê Văn Sắc và Anh Nguyẽn Đức Năng thân mến,

Về vụ sử dụng/xử dụng tôi xin phép nhắc lại nguyên nhân. Nguyên nhân là một nhóm phụ trách phát hành sách tự cho mình quyền bắt một tác giả phải
viết xử dụng chứ không được viết sử dụng, hoàn toàn ngược với lòng mong muốn của tác giả. Quí vị có chấp nhận cung cách hành xử như vậy không ạ?
Tôi tin là quí vị không chấp nhận vì chúng ta bỏ hết ra đi chỉ vì hai chữ tự do. Vì thế tôi thấy mình có bổn phận và trách nhiệm phải nhã nhặn, lễ độ lên tiếng.
Không ngờ feedback lớn quá nhưng dầu sao chúng ta cũng nhờ vậy mà có thêm kinh nghiệm và học thêm kiến thức. Đặc biệt và riêng đối với Bác sĩ
Lê Văn Sắc, tôi học được hai điều mới lạ quí hoá : a) có một cuốn sách giáo khoa dạy học trò viết xử dụng; b) trong các kỳ thi dưới chế độ VNCH đã
có quyết định linh động về bộ môn chính tả Việt ngữ.
Đồng thời tôi cũng tình cờ phát hiện là Ông Đoàn Thêm trong cuốn Những Ngày Muốn Quên dùng chữ "xử dụng".
Tôi kết luận như sau : a) quả có tình trạng sử dụng chữ "xử dụng" trong thư tịch Miền Nam trước 75; b) theo ngôn ngữ học thì viết "sử dụng" mới đúng.
Nếu một ngày đẹp trời chúng ta có Hàn Lâm Viện thì tôi sẽ binh vực (hay bênh vực?) lập trường này và tôi tin tưởng 100% là lập trường của tôi sẽ được
chấp thuận.

Trân trọng kính chào và kính chúc mọi người Năm Mới 2018 dồi dào sức khoẻ để tiếp tục bảo vệ tự do, kể cả tự do liên quan đến khoa ngôn ngữ học tiếng Việt.
Tôi xin phép thêm vào danh sách nguyên thủy tên họ một vài người nhận e.mail này mà tôi nghĩ là có quan tâm đến chính tả tiếng Việt..
Trần Văn Tích

Von: DNGeorgeNguyen <
Gesendet: Dienstag, 26. Dezember 2017 01:00
An: chinhnghia; sac le; sac le
Cc: Gop Gio; Tich Tran; XaGan CVA; Tran Quang Dieu; San Le D.; KVVNNCVC DienDan
Betreff: Re: [ChinhNghia] Re: [ChinhNghiaViet] Xử dụng, sử dụng bài 3

Ngay 25-12-2017

Than kinh Bac Si Le van Sac

Vinh Danh Thien Chua tren Troi
Binh An duoi the cho Nguoi Thien tam

<Lau qua, moi thay Mot vai Giong Chu rat quy men. BS LVS cua toi oi,>

Kinh,

NDN <cuu QY>



On Monday, December 25, 2017, 7:19:20 PM PST, sac le <> wrote:


Câu chuyện nói qua lại giữa những người không có thẩm quyền về chữ sử dụng và xử dụng cũng chỉ là câu chuyện nói, viết... mà thôi. Chỉ chờ VC đổ, ta xây dựng chính quyền mới, có Bộ Giáo Dục Mới, có Viện Hàn Lâm thì mới có thể giải quyết. Ngày xưa, trong các kỳ thi Trung Học, Ban Giám Khảo phải xếp qua một bên nhiều chữ viết sai chính tả, không chấm, nếu chấm (kể lỗi) thì nhiều người bị zero môn Việt Văn vì sai lỗi nhiều quá… Thực ra, ta còn nhiều vấn đề tương tự như chiếu dọi, chiếu rọi, mặt trời, mặt trăng, mặt giời, mặt giăng, ông giời ông giăng, chia xẻ, chia sẻ… 

On Monday, December 25, 2017 6:01 PM, "DNGeorgeNguyen > wrote:

 
Ngay 25-12-2017
Thua Quy Vi,

Nhu nhieu Y kien da trinh bay tren Dien Dan.
Nhieu Vi da tung noi xin Giay But tren Dien Dan danh cho nhieu De tai hap dan hon
voi muc dich Am no cho Dan Cho Nuoc.

Chu xu dung hay su dung da duoc noi qua nhieu..

Chu Viet Nam ta can co mot Han Lam Vien  cho mai sau,khi Thong nhat Doc lap cho Nuoc Nha
Chinh phu luc do cua  mai sau phai lo va lam.

Su doi thoai qua du,theo ca nhan toi khong can phai dao to bua lon,mat hoa khi tren Dien Dan
phi pham thi gio khi phai doc..

Viec lon la Doc Lap cho Nuoc.
Phon thinh cho nguoi Dan
Chong Han Hoa hay bi le thuoc vao Nuoc khac
Xay Dung Nuoc Nha thanh Nuoc Cong Hoa nhu banh Xe Lich su the gioi
Nhan Ngay Dau Nam Moi 2018, ca nhan toi cau mong mot Georbachoff Viet Nam ra DOI VA DUNG DAY.

Quy Vi dung me ngu va  bi ru ngu boi nhung de tai khong co ich chi thuc te,ma phai kien cuong
xay dung Viet Nam thanh mot Nuoc nhu Nhat Ban ngay nay, ngay tu HAI NGOAI.

Toi nghi va mong quy Vi deu mang mot Y nghi nhu ca nhan toi la Viet Nam phai tien len it ra phai
nhu Nhat Ban ngay nay
Kinh va Cam ta,
NDN
mot nguoi CA.





Niềm vui đối thoại
Trần Văn Tích

Đầu têu ra vụ “sử dụng/xử dụng“, tôi thích thú thấy hậu quả feedback rất khả quan, quá sức ước lượng của tôi. Trong bài viết này tôi xin tường thuật một số ý kiến do bà con đóng góp liên quan đến “sử dụng/xử dụng“ trước khi chuyển qua trình bày tâm tình của ngòi bút lưu vong. Phần thứ nhất chỉ là cái cớ, nó không quan trọng, nó rất ngắn. Phần thứ hai mới là phần chính, nó dài hơn nhiều.

Các ý kiến đóng góp
Tôi xin miễn nêu tên họ chư vị đã góp ý kiến vì tôi quan niệm chỉ các kiến giải, các lý luận mới đáng được đề cập còn xuất xứ lý lịch người góp ý thì chẳng mấy quan trọng.
Đôi ba người bảo nói sao thì viết vậy, quen phát âm “xử dụng“ thì viết “xử dụng“. Tôi kính trọng tập quán ngôn ngữ học của quí vị này. Dẫu vậy tôi vẫn cầu mong một ngày nào đó chư vị sẽ thấy rằng tiếng Anh nói một đằng viết một nẻo còn trong tiếng Pháp thì con công tuy đọc là “pan“ nhưng lại viết là “paon“ và chìa khoá thì có khi viết là clé, có khi viết là clef.
Có người bảo nói hoặc viết “sử dụng“ hay “xử dụng“ thì chúng ta vẫn hiểu nhau như thường. Đúng thế nhưng hiểu nhau ở tầm cỡ nào? Một số đồng hương sang Hoa Kỳ nói tiếng Mỹ đến mỏi cả hai tay, Mỹ vẫn hiểu. Có người giúp việc cho viên công sứ Pháp muốn kể chuyện cho Tây nghe, anh ta bảo “lúy pa bớp, lúy măng gê bớp...“, ông quan cai trị vẫn hiểu như thường. Robinson Crusoe cũng hiểu Friday cho dẫu người nô lệ da đen không hề biết tiếng Anh. Nhưng giữa chúng ta, chúng ta mong ước hiểu nhau qua tiếng mẹ đẻ ở một trình độ không quá thấp.
Nhiều người bảo rằng mình nhớ trước 75 chỉ nói “xử dụng“, sau 75 người cộng sản mới mang chữ “sử dụng“ vào Nam. Họ chỉ dựa vào ký ức trong khi tôi có tự vị, tự điển, từ điển. Tôi còn có cả tác phẩm của một giảng viên Trường Đại học Văn khoa Sàigòn với bằng Tiến sĩ Văn chương Đệ tam cấp; Ông viết “sử dụng“.
Có người nhiệt tâm nhiệt tình rất lớn nên yêu cầu đừng thảo luận vớ vẩn (!) về “sử dụng/xử dụng“ mà hãy dành thì giờ cho việc chống cộng sản chống Hán hoá. Thật quí hoá. Tuy nhiên vị thức giả lơ đãng quên không chỉ dẫn giúp cho rằng nếu chớ có thảo luận thì phải làm gì.
Lại có ít nhất hai người ngỏ ý ái ngại vì tôi khổ công liệt kê tài liệu để bênh vực lập trường và đối thoại với “những kẻ nói năng bá láp“ (nguyên văn). Tôi rất cảm kích ghi ơn vì lòng lân tuất quí hoá nhưng xin tường trình rằng gõ máy đối đáp cũng là một liệu pháp phòng ngừa giúp tôi chận trước phần nào chứng bệnh Alzheimer.

Ngòi bút lưu vong
Trước 75 tôi cũng từng viết. Nhưng tôi chỉ viết quanh quẩn về một nội dung : biện hộ cho đông y đối trước thái độ không mấy thân thiện của tây y.
Tỵ nạn ở nước ngoài, tôi chuyển dần thế đứng và thay dần cách viết..... Tôi ngầm ký thác lập trường chống độc tài đảng trị trong một số lớn bài viết của tôi. Tôi có những bài nghị luận chính trị trực tiếp chống cộng bên cạnh những bài đả kích cộng sản một cách xa xôi. Rất nhiều bài không nói gì về chủ nghĩa mácxít, trái lại nội dung hoàn toàn thuộc lĩnh vực văn học văn chương nhưng vẫn mang màu sắc chống cộng.
Tôi quan niệm rằng trước tai hoạ vô song đổ lên đầu dân tộc, mỗi người Việt lưu vong góp vào công cuộc cứu quốc được cái gì thì góp, kẻ bằng cánh tay, kẻ bằng hiện vật, kẻ bằng lời nói, kẻ bằng trang báo. Tôi nghiệm ra rằng chỉ có một số tương đối hạn chế ngòi bút tỵ nạn rời bỏ thế đứng chống đối đại hoạ độc tài đảng trị và cũng không có nhiều người chấp nhận chính sách văn học chỉ huy. Thế mạnh của văn học chính thống là thể hiện, biện luận, phân giải những vấn đề chính nghĩa, xoay quanh công cuộc chống ách nô lệ mác-xít. Chính nghĩa cũng hàm nghĩa chính xác, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ học bởi cộng sản cướp bóc của chúng ta tất cả khiến nhiều người tấp được vào đảo chỉ còn cái khố che thân nhưng chúng không thể nào tước đoạt được ngôn ngữ của chúng ta. Đối với tôi, người viết văn lưu vong tỵ nạn không coi sáng tác là một biểu hiệu của tài hoa, mà là một bổn phận, vừa thoả mãn nhu cầu tinh thần, vừa đóng góp cho đại cuộc.
Văn hoá văn học lưu vong của chúng ta không chịu đầu hàng thực tế mà tự thấy đương nhiên có nhiệm vụ ngăn chặn làn sóng man rợ và tàn bạo đang đe dọa cuộc sống tự do. Tin tưởng vào tính thiêng liêng của các bản thông điệp do mình gửi đi, các ngòi bút nuôi hy vọng tác động đến quần chúng. Cho nên người cầm bút có trách nhiệm tự động tự giác từ bỏ việc tìm tòi nghệ thuật thuần túy, lìa xa con đường dẫn đến văn nghệ trừu tượng hay thi ca bí hiểm. Trái lại nhiều người trong chúng ta quan niệm sáng tác phải có tác dụng vận động quần chúng, mà mong ước tác động vào thực tại cuộc sống tất yếu sẽ dẫn đến tham gia vào cuộc đấu tranh chính trị trước cơn sốt trầm trọng của lịch sử tổ quốc. Đó là một trong những lý do và cũng là kích động khiến nhiều trang báo trang mạng ra đời để tồn tại cho đến tận hôm nay.
Nhưng trong thực tế, tờ Văn học ở Cali, tờ Làng văn ở Toronto, hai tờ tạp chí có uy tín ở hải ngoại, đã phải đình bản mặc dầu các toà soạn liên hệ hết sức cố tìm cách thích nghi : thay vì ra hàng tháng chuyển sang ra mỗi hai tháng, in cỡ chữ lớn hơn vì khối độc giả càng ngày càng mắt kém. Ở quận 13 Paris, nhà sách Nam Á đóng cửa, nhà sách Khai Trí bây giờ chủ yếu thu nhập tài chánh qua dịch vụ cung cấp bánh mì.
Tuy nhiên chúng ta không phải chỉ biết sử dụng văn phong đề cao trực tiếp chính nghĩa quốc gia hoặc truyền bá rõ ràng lập trường chống cộng... Là những người có học, chúng ta dùng sở học sở trường gián tiếp chứng minh cho người cộng sản thấy rõ trình độ, bản lĩnh, kiến thức v.v..của người tỵ nạn trong nhiều lĩnh vực. Trong nước có Viện Văn học, có Viện Sử học, có Viện Hán-Nôm, có Viện Đông y; có Tạp chí Nghiên cứu Văn học, có Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, có Tạp chí Hán-Nôm, có Tạp chí Đông y; có cả một tập thể rất đông đảo những cán bộ lĩnh lương hằng tháng để làm công việc nghiên cứu, biên khảo. Nhưng họ vẫn không tìm hiểu được đích xác mục túc trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi là cây gì, thổ cẩu trong thơ đi sứ Nguyễn Du là con gì.. Và họ cũng không biết đường thiếp lập cho tác giả Truyện Kiều một bệnh án theo những tiêu chuẩn thuộc y học cổ truyền như một mình kẻ viết bài này đã đơn thân làm được và cho đăng trên báo chí hải ngoại. Tôi viết biên khảo văn học và gởi đăng Văn học, Làng văn, Tập san Y sĩ v.v..là với mục đích ngấm ngầm chống cộng, kín đáo nhắn những người đang đứng bên kia và trong thực tế, vào một số trường hợp, tôi đã nhận được tiếng vọng từ trong nước. Chẳng hạn và chỉ riêng đối với Đào Tấn, sau hai bài do tôi cho đăng trên tạp chí Văn Học phát hành tại Garden Grove, California, tôi đã ghi nhận được hai đáp ứng từ quốc nội :
1) Tác giả Nguyễn Huệ Chi khi đọc bài Hý trường tùy bút của Đào Tấn của tôi xuất hiện trên Văn Học số 219, tháng 07.2004, đã công khai công nhận rằng mình phiên âm một số chữ Hán không đúng với phép phiên thiết, như tôi chỉ rõ. Ông ngỏ lời cám ơn tôi và hứa sẽ cải chính khi cho tái bản bài biên khảo của ông cùng với lời ghi rõ xuất xứ những điều đính chính mà tôi nêu ra. (Ông Nguyễn Huệ Chi và thân phụ là Ông Nguyễn Đổng Chi đều là những nhà Hán học cự phách).
2) Tác giả Phạm Văn Ánh trong bài viết Sự thực về Mộng Mai từ lục của Đào Tấn đăng trên trang Web Văn hoá Nghệ an đưa nhận xét rằng bài viết Vấn đề văn bản học của một số bài từ Đào Tấn do tôi chấp bút và gửi đăng trên Văn Học số 203-204, tháng 3-4.2003 là “nghiêm túc, công phu.
Đương nhiên đây chỉ là những trường hợp tôi tình cờ biết được và tất nhiên tôi chẳng thể nào biết được tất cả những phản ứng từ giới cầm bút trong nước.
Vận tải những nội dung chuyên biệt về văn học thường khi khô khan, nhiều khi khúc mắc, những bài biên khảo về văn học cổ trung đại Việt Nam do tôi trước tác cố gắng mang ba đặc tính cơ bản về hình thức : sáng sủa, đơn giản và chính xác. Tôi không đi tìm văn phong hoa lệ, tôi tránh cung cách dụng ngữ cầu kỳ. Tôi quan niệm thời điểm viết bài cũng là thời điểm sáng tạo.. Văn chính luận với nội dung văn học của tôi cũng là văn chính luận gián tiếp chê bai, thậm chí kết án văn học chủ nghĩa xã hội.Tôi không viết cho cá nhân tôi mà viết cho chủ đích tự vạch. Chủ đích đó là chống cộng.
21.12.2017


From:
-------- Forwarded Message --------

 

 
Thưa quý vị,   
     Nếu chúng tôi nhớ không lầm thì, trước năm 1975 tại miền Nam VNCH, tất cả sách vở, báo chí và các sinh viên, học sinh cũng … đều dùng chữ XỬ DỤNG (Xử viết với vần X).
     Câu “SỬ DỤNG” chỉ dùng ở miền Bắc CS (Sử viết với vần S).
     Chỉ sau 30-4-1975 thống nhứt đất nước, báo chí và sách vở miền Nam mới thấy xuất hiện từ ngữ SỬ DỤNG (SỬ viết với vần S)...
     Nhưng riêng cá nhân chúng tôi, chữ  “xử dụng” nên viết với vần  “X” thì đúng hơn. Đã viết “Xử đoán”, “Xử lý”, “xử  thế”, “xử trí”, hoặc “xử tử”… bằng vần chữ “X” thì “Xử dụng” cũng phải dùng vần “X”.
     Còn vần chữ “S” thích hợp khi dùng trong từ ngữ “lịch SỬ”, “sách SỬ”, “SỬ lược”… Chữ “SỬ” ở đây không là một từ ngữ mang tính “hành động” như “XỬ”, cho nên không ĐÚNG khi dùng chữ SỬ ghép với chữ DỤNG.
     Bởi vậy, chúng tôi nghĩ rằng dùng chữ SỬ DỤNG là SAI.
     (GOPGIO)






Posted by: Gia Cat 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts