Đại Học chăn Trâu




Sunday 17 December 2017

Sử dụng hay xử dụng? -- Nghĩ vụn bên cốc cà phê sáng (15-XII-2017)

 
Ông Đào Văn Bình hỏi về các tự điển khác (ngoài Đào Duy Anh và Lê Văn Đức) in tại miền Nam trước 1975 (viết “sử dụng”). Sau đây là những tự điển tôi có:

-          Hán Việt Từ Điển, Nguyễn Văn Khôn, trang 807, cột 2.
-          Tân Đại Tự Điển Việt Anh, Nguyễn Văn Tạo, trang 1603.
-          Từ Điển Anh Việt – Việt Anh, Quỳnh Lâm, trang 468.
-          Việt Nam Tân Tự Điển, Thanh Nghị, trang 1174, cột 1.
-          Việt Pháp Từ Điển, Đào Đăng Vỹ, trang 725, cột 1.

“Sử” 使 là sai khiến (cũng đọc là “sứ” trong sứ quân, sứ quán):
-          Hán Việt Tự Điển, Đào Duy Anh, trang 23, cột 1.
-          Hán Việt Tự Điển, Thiều Chửu, trang 22, cột 2.
-          Việt Nam Tự Điển, Khai Trí Tiến Đức, trang 499.





From: Binh Dao <
Sent: Saturday, December 16, 2017 6:40 PM
Subject: Re: [DANTOCVIET] Re: [DiendanDanToc] Sử dụng hay xử dụng? -- Nghĩ vụn bên cốc cà phê sáng (15-XII-2017)

Thưa Ô. Góp Gió,
Tôi rât đắn đo với hai chữ này. Tôi đã mở Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức (trang 1321) do Khai Trí xuất bản năm 1970 thi Ô. Lê Văn Đức lại viết "sử dụng" và không hề có "xử dụng". Trong khi đó lại có: xử sự, xử tệ, xử tội,  xử thế, xử trí, xử lý thường vụ...
Tôi lại mở Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh xuất bàn năm 1932 tái bản tại Sài Gòn năm 1957 thì không có "sử dụng" mà chỉ có: xử đoan, xử lý, xử sự, xử thế, xử trí...
Trước 1975 tôi thường viết "xử dụng" nay mở tự điển của chính Miền Nam lại viết khác đi. Xin vị nào có thể tra cứu tự điển khác xuất bản trước 1975, xem như thế nào, xin cho biết. Kinh,
Đào Văn Bình 


On Saturday, December 16, 2017 2:55 PM, "Gop gio > wrote:

 
Thưa quý vị,   
     Nếu chúng tôi nhớ không lầm thì, trước năm 1975 tại miền Nam VNCH, tất cả sách vở, báo chí và các sinh viên, học sinh cũng … đều dùng chữ XỬ DỤNG (Xử viết với vần X).
     Câu “SỬ DỤNG” chỉ dùng ở miền Bắc CS (Sử viết với vần S).
     Chỉ sau 30-4-1975 thống nhứt đất nước, báo chí và sách vở miền Nam mới thấy xuất hiện từ ngữ SỬ DỤNG (SỬ viết với vần S).
     Nhưng riêng cá nhân chúng tôi, chữ  “xử dụng” nên viết với vần  “X” thì đúng hơn. Đã viết “Xử đoán”, “Xử lý”, “xử  thế”, “xử trí”, hoặc “xử tử”… bằng vần chữ “X” thì “Xử dụng” cũng phải dùng vần “X”.
     Còn vần chữ “S” thích hợp khi dùng trong từ ngữ “lịch SỬ”, “sách SỬ”, “SỬ lược”… Chữ “SỬ” ở đây không là một từ ngữ mang tính “hành động” như “XỬ”, cho nên không ĐÚNG khi dùng chữ SỬ ghép với chữ DỤNG.
     Bởi vậy, chúng tôi nghĩ rằng dùng chữ SỬ DỤNG là SAI.
     (GOPGIO)

On Saturday, December 16, 2017 10:30 PM, "Vi-báo và nxb Làng Van> wrote:

 
Nghĩ vụn bên cốc cà phê sáng:
SỬA …SAI
. Nguyễn Hữu Nghĩa

Mấy hôm nay trên Internet có vụ bàn cãi về văn tự khá thú vị: “sử dụng” hay “xử dụng”, khi nhà xuất bản Tiếng Quê Hương (Virginia) lấy ưu thế của nhà xuất bản, sửa chữ “sử dụng” của một tác giả gửi sách tới nhờ in thành ra “xử dụng”, theo “chỉ tiêu” (tiêu chuẩn) của họ.
Đối với tôi, đây là một biến cố văn học, tuy rằng nhỏ (giữa một tác giả và một nhà xuất bản), nhưng thuộc về nguyên tắc, và liên quan tới một nền văn học đang chết già ở hải ngoại sau gần nửa thế kỷ mất nước.


Sửa như vậy đúng là “sửa …sai”, nghĩa là sửa cho sai, không phải “sửa lại cho đúng”.


Tôi kèm dưới đây bài viết của học giả Trần Văn Tích, trong đó có trích đầy đủ phần biện dẫn của nhà xuất bản Tiếng Quê Hương để người đọc theo dõi quan niệm của cả hai khuynh hướng “sử dụng” và “xử dụng”.


Riêng tôi, tôi hiểu:


Sử là họ Sử, là sử (sử ký), sử học, quan chép sử (sử quan), sử gia (nhà chép sử), sử liệu (tài liệu lịch sử),..

Thêm cái gạch ngang và bộ nhân vào 使 (vẫn đọc là sử, cũng có khi đọc là “sứ), nghĩa là sai khiến, là lệnh. Người xưa có câu “sử công bất như sử quá”: sai khiến người có lỗi dễ hơn sai khiến người có công. Chữ “sử” trong “sử dụng” chính là chữ “sử” này.

Còn xử (có khi đọc là “xứ”) bây giờ người Tàu viết gọn theo giản thể, thành có nhiều nghĩa và cách dùng: ở, ăn ở, đối đãi, vị trí, phán đoán, nhưng không có nghĩa nào là sai khiến hay “xử” dụng. Chữ xử “x” này thường thấy trong các chữ: xử đoán, xử hình, xử lý, xử nữ, phân xử, xử quyết, xử sĩ, xử sự, xử thế, xử trảm, xử trí, xử tử.

Giản dị vậy thôi, và đó là chuẩn mực tôi theo trong mấy mươi năm viết lách và làm chủ bút, biên tập cho một tờ báo văn học và nhà xuất bản. Tôi “theo”, không phải do tôi đặt ra, căn cứ vào ý kiến của những học giả có nghiên cứu. Chuẩn mực đó còn căn cứ vào mấy chục bộ tự điển liên hệ, từ Từ Hải tới Khang Hi, từ các nhà tây học hay thâm nho Việt Nam (học giả Trần Văn Tích đã liệt kê phần lớn). Tôi tìm mối nhất quán để theo. Nói cách khác, tôi dùng tự điển để “bỏ phiếu”: nếu tất cả hay hầu hết các tự điển đồng ý với nhau thì tôi theo; nếu “sai” thì đành sai theo tự điển hơn là sai theo một số tác giả hay sai theo đại chúng, dù người “sai” có là thầy tôi hay một bậc trưởng thượng khác, tôi cũng đành không theo!

Sáng nay, bên cốc cà phê, đầu óc tôi còn lan man với một vài ý kiến phát biểu ngộ nghĩnh của các đương sự. Có vị bảo rằng Việt Nam chưa có hàn lâm viện nên ai muốn sao đó thì viết. Đúng là Việt Nam chưa có hàn lâm viện để quyết định thế nào là đúng, nhưng giả sử CSVN đặt ra hàn lâm viện để định chuẩn mà vẫn sai lè ra đó, tôi cũng không theo!

Có vị, vốn là người miền Bắc, nói rằng bà nói là /x/, (xử dụng) thì cứ viết /x/. Giản dị thế thì người Bắc có thể xóa luôn phụ âm /s/ trong bộ mẫu tự Việt Nam, vì chẳng người Bắc nào dùng tới! Từ đó, cảnh sát viết thành cảnh xát, sản phụ thành xản phụ, sinh đẻ thành xinh đẻ, v.v. Và cũng từ khái niệm đó (nói sao viết vậy), người Hành Thiện sẽ thoải mái bỏ phụ âm kép /tr/ vì họ nói: con tâu tắng tong bờ te tụi (con trâu trắng trong bờ tre trụi). Người đồng bằng miền Bắc thì bỏ /l/, khi viết thì cứ “ngọng níu ngọng no”? Người Quảng Ninh thì “lói sao viết vậy”? Rồi đồng bào miền vùng trung Trung phần giải quyết làm sao câu “nam nữ đủ rồi thì đi xúc cát” (trong truyện cười dân gian) nếu viết theo âm đọc? Và miền Nam “trường học”, chỉ cần viết “trườn học” là đủ; và miền Tây Nam phần: phải viết “con cá gô nó nhảy gột gột trong gổ?” mới là đúng!

Cũng vẫn vị này, bảo rằng thầy dạy viết thế nào thì cứ như thế mà viết, rồi lôi cả tên thầy và cả tên… con thầy ra làm chứng, rồi chê bai các bạn của bà, tuy học Sư phạm ra mà vẫn cứ viết sai chính tả, vì là người miền Trung và Nam! Tôi tò mò xem lại bài bà ta viết, thấy chỉ chừng nửa trang giấy mà bôi ra cả mớ lỗi, cả chính tả, văn phạm lẫn dụng ngữ, chưa kể hai chữ “thức giả” mà bà cho vào ngoặc kép khi xin ý kiến người khác. Tôi đoán rằng thầy chưa kịp dạy bà cách dùng ngoặc kép trong trường hợp này! Với tất cả những lỗi ấy hợp lại, quả đáng tội cho ông thầy và ông con thầy đã bị dựng ra làm bia!

Tôi không biết là ông thầy sai hay bà học trò thiếu khả năng lãnh hội. Đối với tôi, khi lớn lên, nếu biết thầy dạy sai, tôi sửa, ít nhất là phần tôi. Đó là kính thầy, trọng thầy và thương thầy; nếu tôi cứ tiếp tục truyền bá điều sai, tôi không xứng đáng là học trò của thầy!

Tiếp theo, một vị ký thiệt (không phải ký… giả) phân giải nước đôi rằng viết “sử dụng” hay “xử dụng” cũng chẳng chết thằng… Việt Cộng nào. Hãy đoàn kết, tranh đấu lấy lại tự do dân chủ cho đất nước trước đã, đó mới là chuyện ưu tiên cần làm, phải làm và nên làm. Cãi vào đâu được! Anh nào cãi thì đúng là đồ phản quốc, đánh lạc hướng công luận, nối giáo cho giặc.

Nhưng… (lại còn nhưn với nhị!) vừa hát vừa đánh răng thì không được, nhưng vừa đi bộ vừa nhai kẹo cao su thì ai cũng làm được. Trong khi lo đòi lại đất nước, biển đảo, ta không thể bảo vệ chữ Việt được sao? Miễn là đừng tự ái xằng, đừng có ta (và bạn ta) thì đúng, ngoài ra, sai tuốt; hay thay vì bàn bạc đứng đắn, bảo rằng anh là bác sĩ thì anh chỉ được cầm ống chích, đừng có xổ nho; hay anh là luật sư thì chỉ được cãi trước tòa, đừng có ngu mà cãi với nhà văn!

Viết tới đây thì cốc cà phê vừa nguội vừa đắng. Hết ngang!

(nhn)



Tiếng Việt nạn nhân của Tiếng Quê Hương
Trần Văn Tích

Tôi vốn nhất mực chủ trương phải viết sử dụng mà không thể viết xử dụng vì viết xử dụng theo tôi là sai, do đó tôi mới được một anh bạn ở Úc gửi cho đọc tài liệu “Thư gửi bạn trước khi vào sách” do Tủ sách TQH chấp bút. TQH là viết tắt ba chữ Tiếng Quê Hương và tủ sách do nhà văn Uyên Thao phụ trách.
Nội dung “Thư gửi bạn trước khi vào sách”
Thư gửi bạn trước khi vào sách” là lời mở đầu của cuốn Nhân văn Giai phẩm với tác giả là nữ sĩ Thụy Khuê nhưng tài liệu không giới thiệu mục đích sáng tác, nội dung nghiên cứu, hoàn cảnh ra đời, tôn chỉ chính luận v.v..của Bà Thụy Khuê mà lại có phần phân trần về cách viết chữ sử dụng. Nguyên Bà Thụy Khuê viết sử dụng nhưng Tiếng Quê Hương bác bỏ lối viết này và tự cho phép sửa lại thành xử dụng. Sở dĩ có hành động không theo lệ thường như thế là vì “Tủ sách Tiếng Quê Hương phải tự định một chuẩn hướng theo các chỉ tiêu do cân nhắc chủ quan với mong mỏi không gây hỗn loạn thêm cho cách viết và cách dùng từ.”
Dựa vào “chuẩn hướng” định sẵn, Tiếng Quê Hương trình bày lý do viết “xử dụng” thay vì “sử dụng” như sau : (Trích) “Như chúng ta đều biết, đa số từ Việt ngữ là Hán Việt tức có gốc Hán tự. Chẳng hạn chữ “sử” hoặc “xử” của ta là 5 chữ Hán viết theo các bộ Khẩu, Nhân, Mã, Hô, Mộc. Trước đây, các học giả Thiều Chửu, Đào Duy Anh đã phiên âm 3 chữ viết theo các bộ Khẩu, Nhân, Mã là “sử” và 2 chữ viết theo các bộ Hô, Mộc là “xử”. (…) Từ viết theo bộ Nhân được phiên âm là “sử” có nghĩa “sai khiến” (…) Riêng từ viết theo bộ Hô phiên âm là “xử” bao gồm nhiều nghĩa như “thu xếp” (...) Theo cách phân tích này, chúng tôi thấy không thể viết “sử dụng” vì ở đây không hàm nghĩa “sai khiến” (…) Chữ “xử” ở đây chỉ đơn thuần mang nghĩa “thu xếp” (…) những thứ gì đang có trong tay mà thôi nên phải viết là “xử dụng”. (Hết trích)
Ai muốn bàn bạc về bệnh tật với chút ít thẩm quyền thì phải theo học ngành y khoa trong bảy năm, sau đó còn phải học thêm năm bảy năm nữa mới có thể góp ý về các vấn đề y khoa vì y học là một khoa học. Tay ngang muốn lên tiếng về một vấn đề y học nào đó, không ai cấm hết nhưng không ai dám đặt tin tưởng hoàn toàn vào tay ngang. Ngôn ngữ cũng là một khoa học. Nó có những qui luật, những nguyên tắc. Nó có những phương tiện từ vựng và các phương tiện ngữ pháp. Người không thành thạo ngôn ngữ học, người đứng bên đường, người ở ngoài nghề muốn phát biểu về ngôn ngữ cũng không bị ai cấm đoán nhưng thực rất khó lòng thuyết phục được người đọc người nghe.

Phép phiên thiết
Chữ viết tiếng Hán là loại chữ biểu ý, chữ viết tiếng Việt là loại chữ biểu âm. Khi nhìn vào mặt chữ mà đọc thì chữ viết tiếng Việt cung cấp ngay âm đọc. Nhưng khi nhìn vào mặt chữ Hán thì không thể đọc được. Muốn ghi âm chữ Hán, muốn chỉ cách đọc chữ Hán, phải dùng lối phiên thiết. Nguyên tắc phép phiên thiết là ghép phụ âm (consonne) hay khung của chữ thứ nhất với nguyên âm (voyelle) hay khung của chữ thứ hai thành cách đọc của từ được phiên thiết. Nói chung, có thể xem phiên thiết là một hình thức nói lái.
Phiên thiết chỉ được sử dụng trong các từ điển, tự điển đơn ngữ Hán-Hán. Cho nên điều kiện tiên quyết nhưng cần và đủ là phải biết đọc chữ Hán mới vận dụng được phép phiên thiết (không cần phải hiểu nghĩa chữ vì đây chỉ là vấn đề phát âm, không phải vấn đề lĩnh ý).
Ví dụ tên tôi chữ Hán viết là . Tra chữ này trong Khang Hy, bộ kim, mục tám nét, sẽ thấy ghi như sau : tiên đích thiết (…) âm tích 先的切 (…)音裼. Phụ âm ở đây do chữ thứ nhất cung cấp, đó là chữ t; nguyên âm do khung của chữ thứ hai cung cấp, đó là ích. Ghép t vào với ích (t + ích), chúng ta có cách đọc tên tôi : tích. Ngoài ra, sau khi đã cho cách phiên thiết, Khang Hy còn sử dụng lối chú âm bằng cách dùng một chữ đồng âm, gọi là phép trực âm. Trong trường hợp tên tôi, Khang Hy ghi thêm “âm tích 音裼nhằm chỉ rõ rằng tên tôi đọc giống như chữ tích bộ y .
Tôi xin nêu một ví dụ khác hơi rắc rối hơn một chút. Đó là trường hợp chữ tôn trong tôn giáo. Khang Hy ghi ở phần phiên thiết là tác đông thiết. Tác + đông = tông (chứ không phải tôn) và như vậy là do kỵ húy. Cho nên – vẫn căn cứ theo phép phiên thiết! – Đào Duy Anh mới ghi : “Nguyên chữ này trước Nguyễn-triều vẫn đọc là tông, sau khi kiêng tên húy đời vua Minh-mạng, mới đọc là tôn. “Vua Thiệu Trị có đến ba tên khác nhau : Tuyền, Dung, Tông. Vì vậy đến đời vua Minh Mạng, dân chúng kỵ huý phát âm chữ chúng ta đang bàn thành tôn, từ đó Sài gòn có đường Lê Thánh Tôn ở gần chợ Bến Thành; còn Tuyền thì biến âm thành Toàn, Dung thì biến âm thành Dong. Như vậy do tên vua là Tông theo phép phiên thiết nên quần chúng dân gian tránh tên húy của nhà vua và đọc trại đi thành tôn.
Khi biên soạn các bộ từ điển, tự điển Hán-Việt, các tác giả như Đào Duy Anh, Thiều Chửu, Trần Trọng San, Nguyễn Văn Khôn, v.v. đã lấy cách đọc những từ Hán từ đâu? Chẳng lẽ quí vị ấy đã rút cách phát âm những từ đó từ trên Trời xuống hay moi chúng từ đất đen ra? Chư vị đã dùng phép phiên thiết. Cuốn Thiều Chửu biên soạn rất sát theo qui cách của cuốn Khang Hy, cũng từng ấy bộ, cũng cùng thứ tự sắp xếp theo số nét, thậm chí theo cả trật tự các chữ nữa. Có chữ Khang Hy ghi vào chỗ chót, sau ghi chú với chữ tăng (thêm) thì Thiều Chửu cũng dành cho chữ liên hệ vị trí cuối cùng. Có thể nói mà không sợ quá đáng là cách phát âm một từ Hán-Việt như thế nào là do phép phiên thiết muốn thế, bắt thế, qui định như thế, áp đặt như thế. Và không chỉ riêng Khang Hy mới có phần phiên thiết, Từ Nguyên cũng trình bày mục phiên thiết giống Khang Hy; đó là chưa kể đến các bộ bách khoa đại từ điển chữ Hán như Hán văn đại Từ điển, Trung văn đại Từ điển.
Chữ Hán gia nhập vào tiếng ta không phải chỉ từ đời Đường. Sau khi Triệu Đà xưng đế, sau khi Mã Viện thắng Hai Bà thì tiếng Hán đã có cơ hội và thời gian để “chiếm lĩnh” phần nào ngôn ngữ nòi Việt. Nhưng tiếng Hán thuở bấy giờ chỉ len lén vào, qua hình thức khẩu ngữ. Đó là chữ Hán cổ. Đến thời Bắc thuộc lần thứ hai, Trung văn, Trung ngôn chính thức gia nhập gia đình ngôn ngữ Việt, qua chữ viết, qua thi cử. Đó là chữ Hán đời Đường. Cuối cùng, có một số chữ Hán đã Việt hoá. Như vậy, những từ Hán vào tiếng Việt thuộc ba loại.
1) Chuông là âm cổ của chung; kim hay ghim là chữ châm đọc theo âm cổ.
2) Từ gốc Hán mượn của đời Đường chính là những từ mà nay ta gọi là từ Hán-Việt. Hệ thống vần Hán-Việt là hệ thống vần tiếng Hán đời Đường-Tống biến đổi theo qui luật ngữ âm tiếng Việt, kể cả và nhất là thay đổi về thanh điệu. Chẳng hạn trong y học, chúng ta có thương tích, thương hàn, chướng khí, tiêm nhiễm, v.v. Trong ngôn ngữ gốc (tiếng Hán), chúng được biểu thị bằng chữ khối vuông, khi chuyển sang ngôn ngữ đích (tiếng Việt), hiện nay chúng được ghi chép bằng hệ thống chữ cái la-tinh. Sự chuyển dịch đó dựa theo, tuân theo, phục tùng, vâng lệnh phép phiên thiết. Chính vì thế mà nếu Khang Hy ghi nhiều vận luật (Quảng vận, Tập vận, Vận hội, Chính vận) bên cạnh Đường vận thì các từ điển, tự điển Đào Duy Anh, Thiều Chửu, Trần Trọng San, Nguyễn Văn Khôn, v.v..hầu như chỉ chọn Đường vận để phiên thiết, tức là để đọc lên, để phát âm các từ Hán-Việt.
3) Nhóm các từ Hán đã Việt hoá khá đông, chúng ta không còn nhớ gốc gác của chúng nữa. Xin thử liệt kê làm bằng : đại - đời, kính – gương, các – gác, bổn - vốn, long - rồng, thanh – xanh, vv.
Âm tiếng ta nhiều khi vốn rất gần âm tiếng Tàu. Phiên âm Hán-Việt tương ứng với chú âm Trung văn lắm lúc rất gần gụi, có khi giống nhau như hai giọt nước : ai : ai, ái, ải; ban : ban, bản, bán, bạn, biện, v.v. Xem các từ điển Hán-Hán có phần pin yin rồi đối chiếu với các từ điển Hán-Việt sẽ thấy. Cho nên phiên thiết không hề thuộc lĩnh vực hàn lâm, không hề là món trang sức. Phiên thiết là hơi thở, là mạch sống của một thành phần tiếng nước ta.
Sử dụng hay xử dụng?
Muốn biết sử dụng đúng hay xử dụng đúng thì, như đã trình bày, phải dùng phép phiên thiết chứ không có cách nào khác, lại càng không thể dùng lối lý luận theo kiểu của nhóm Tủ sách Tiếng Quê Hương. Từ điển Từ Hải phiên thiết hai chữ “sử” trong “sử dụng” và “xử” trong “xử sự” như sau :
  • sử, 使 : sảng sĩ thiết; sư chỉ thiết tinh âm sử (phiên thiết là sư + sĩ = sĩ; hoặc phiên thiết là sư + chỉ = sỉ, âm giống như sử).
  •  
  • xử, : xương dữ thiết (xương + dữ = xử).
(Phép phiên thiết chỉ cho cách đọc và cách viết nhưng khi chuyển từ Hán sang Việt-Hán thì có thể thay đổi âm từ i sang ư hoặc thay đổi hai dấu hỏi, ngã).
Những người không thông thạo ngôn ngữ học nhưng thích chủ trương viết “xử dụng” thay vì “sử dụng” đưa ra các kiến giải sau đây nhằm biện minh cho chủ trương của mình :
Có người nại cớ rằng phép phiên thiết là dành cho chữ Hán, sao lại có thể áp dụng cho tiếng Việt được? Họ cố tình quên rằng chẳng có ai mang phép phiên thiết áp dụng cho chữ nôm, cho các từ Việt thuần túy; phép phiên thiết chỉ có hiệu lực đối với các từ Hán-Việt vì lẽ giản dị các từ nôm na, các từ thuần Việt không thể nào được các tự điển, từ điển đơn ngữ chữ Hán ghi nhận. Không ai tìm cách phiên thiết hai chữ trùm chăn chẳng hạn vì các tài liệu tham khảo chữ Hán không ghi từ trùm cũng như từ chăn. Có người lại hồn nhiên bảo tôi nói sao thì tôi viết vậy, tôi nói “xử dụng” thì tôi viết “xử dụng”. Họ quên rằng khi họ phát âm “xử dụng” là họ đã phát âm sai! Có người Việt Nam gốc Hà nội đọc là riệu nên phát âm không đúng nhưng đương sự ý thức được là mình sai và tự giác viết thành rượu.

Trên internet, cách đây vài ba năm còn xảy ra chuyện rất khôi hài liên quan đến một nhà ngôn ngữ học tài tử. Anh ta thuộc thế hệ thứ hai trong cộng đồng người Việt tỵ nạn ở Hoa Kỳ và phụ trách dạy tiếng Việt cho một lớp Việt ngữ ở bậc đại học. Anh ta không biết viết “sử dụng” là đúng hay viết “xử dụng” mới đúng. Một số người không chuyên nghiệp về ngôn ngữ học hăng hái góp ý với anh bạn trẻ; người thì bảo “sử dụng” là đúng, kẻ lại cho rằng “xử dụng” mới đúng. Tôi chỉ bảo cho anh bạn này biết rằng “sử dụng” mới đúng chính tả tiếng Việt. Tôi không đá động đến phép phiên thiết vì biết rằng anh bạn không đủ trình độ để hiểu tôi muốn nói gì. Sau một thời gian thu góp ý kiến, anh bạn bèn tổng kết; kết quả số người bảo “xử dụng” là đúng nhiều hơn số người bảo “sử dụng” mới đúng. Người thầy giáo dạy tiếng Việt bất đắc dĩ bèn quyết định dạy cho học trò viết “xử dụng” theo như đa số quyết định! Tôi chỉ biết thở dài và tự dưng nhớ đến chuyện cán ngố dạy tiếng Pháp. Trong một buổi sinh hoạt tập thể, “nhân dân” băn khoăn không biết tiếng Pháp gọi cái bàn là la table hay le table. Tranh luận mãi, cuối cùng cán ngố lấy biểu quyết và số người bảo cái bàn là le table đông hơn! Thế là cái bàn biến thành giống đực trong Pháp ngữ!
*
Tủ sách Tiếng Quê Hương còn trình bày suy tư về cách viết nhiều chữ Việt khác như dòng/giòng, dấu/giấu, dây/giây v.v. Nhóm chủ trương còn bác bỏ từ “toàn trị” của nữ tác giả Thụy Khuê. Nhóm nại lý do nhóm phải theo đuổi và tôn trọng “chủ hướng” riêng, nhóm phải dựa vào những “chỉ tiêu” riêng. (Chữ “chỉ tiêu” dùng không đúng, lẽ ra phải là “tiêu chuẩn”.  “Chỉ tiêu” là một mức định ra để đạt tới, thường được biểu hiệu bằng con số).
Rất tiếc trong ngôn ngữ học, người chuyên môn nghiên cứu theo khoa này phải chấp nhận những qui tắc, những nguyên tắc khách quan, khoa học chứ không thể tùy tiện, tùy hứng đưa ra những “chủ hướng”, những “chỉ tiêu” chủ quan, cá biệt.
Tủ sách Tiếng Quê Hương dường như còn có một khuyết điểm khác: nhóm không để ý đến cách viết từ sử dụng trong nhiều tài liệu tham khảo phổ thông và phổ biến – trong số các tài liệu này có tài liệu mang tính quan phương. Đó là các từ điển, tự điển, tự vị đơn ngữ Việt-Việt và song ngữ Hán-Việt, Pháp-Việt, Anh-Việt, Đức-Việt, Việt-Đức. Các tài liệu sau đây đều viết sử dụng, nghĩa là viết với chữ s (“ét”) :
Đại Nam Quốc âm Tự vị, Huỳnh Tịnh Paulus Của, Imprimerie Rey, Curiol & Cie, 1896, Saigon, mục từ sử dụng.
Pháp-Việt Tự-điển, Đào Duy Anh, Nhà Xuất bản Trường Thi, 1957, Sàigòn, mục từ emploi.
Việt-ngữ Chánh-tả Tự vị, Lê Ngọc Trụ, Nhà Xuất bản Trường Thi, 1960, mục từ sử, số 2.
Anh-Việt Từ điển, Nguyễn Văn Khôn, Nhà sách Khai Trí, 1968, Sàigòn, mục từ employ.
Việt-Nam Tự-điển, Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, Nhà sách Khai Trí, 1970, Sàigòn, mục từ sử-dụng.
Hán Việt Từ-điển, Nguyễn Văn Khôn, Nhà sách Khai Trí, 1960, Sàigòn, mục từ sử dụng.
Vietnamesisch-Deutsches Wörterbuch, Otto Karow, Otto Harrassowitz, 1972, Wiesbaden, mục từ sử dụng.
Từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, 1977, Hànội, mục từ sử dụng.
Sổ tay từ Hán Việt, Phan Văn Các, Nhà Xuất bản Giáo dục, 1989, Hànội, mục từ sử dụng.
Từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Văn Đạm, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin, 1993, Hànội, mục từ sứ dụng.
Từ điển Hán-Việt, Hầu Hàn Giang chủ biên, Thương vụ Ấn thư quán, 1994, Thượng Hải, mục từ sử dụng.
Từ điển Hán-Việt Hiện đại, Nguyễn Kim Thản chủ biên, Nhà Xuất bản Thế giới, 1994, TPHCM, mục từ shiyèshiyòng.
Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, 1994, TPHCM, mục từ sử dụng.
Hán Việt Từ điển, Trần Trọng San, Bắc đẩu, 1997, Canada, mục từ sử.
Từ điển Đức-Việt, Nguyễn Văn Tuế, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin, TPHCM, 2000, mục từ benutzen, Benutzer, Benutzung.
Chữ nho trong đời sống mới, Nguyễn Ngọc Phách, Tác giả xuất bản, 2004, Melbourne, mục từ sử dụng quyền tiên mãi.
Trong tủ sách cá nhân, tôi hiện có hai từ điển viết xử dụng, nghĩa là viết với chữ x (“ích-xì”) :
Pháp-Việt Tân Từ điển, Thanh Nghị, Nhà Xuất bản Thời Thế, 1961, Sàigòn, mục từ emploi, employer.
Anh-Việt Từ điển, Nguyễn Văn Khôn, Nhà sách Khai Trí, 1968, Sàigòn, mục từ usage. Tuy nhiên ở hai mục từ employemployable thì cũng cùng chính từ điển này lại viết sử dụng!
Tủ sách Tiếng Quê Hương đã phát hành sách của một số tác giả quen thuộc như Hoàng Hải Thủy, Cung Trầm Tưởng, Hồ Trường An. Tôi chưa được đọc thành quả trí tuệ nào do Tủ sách ấn loát và phát hành nhưng tôi tự hỏi chẳng rõ những tác giả khác cộng tác với Tủ sách Tiếng Quê Hương có ai phải chịu cảnh phải “thông cảm” với Tủ sách Tiếng Quê Hương như trường hợp nữ sĩ Thụy Khuê không, khi bà viết đúng chính tả tiếng Việt mà lại bị cho là sai một cách vô cùng oan ức!
04.12.2017









__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Vi-b=C3=A1o_v=C3=A0_nxb_L=C3=A0ng_Van



 
Kính mời xem danh sách các từ điển, tự điển, tự vị ghi chữ "sử dụng". Các từ điển, tự điển, tự vị này không hề ghi chữ "xử dụng".

Đại Nam Quốc âm Tự vị, Huỳnh Tịnh Paulus Của, Imprimerie Rey, Curiol & Cie, 1896, Saigon, mục từ sử dụng.
Pháp-Việt Tự-điển, Đào Duy Anh, Nhà Xuất bản Trường Thi, 1957, Sàigòn, mục từ emploi.
Việt-ngữ Chánh-tả Tự vị, Lê Ngọc Trụ, Nhà Xuất bản Trường Thi, 1960, mục từ sử, số 2.
Anh-Việt Từ điển, Nguyễn Văn Khôn, Nhà sách Khai Trí, 1968, Sàigòn, mục từ employ.
Việt-Nam Tự-điển, Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, Nhà sách Khai Trí, 1970, Sàigòn, mục từ sử-dụng.
Hán Việt Từ-điển, Nguyễn Văn Khôn, Nhà sách Khai Trí, 1960, Sàigòn, mục từ sử dụng.
Vietnamesisch-Deutsches Wörterbuch, Otto Karow, Otto Harrassowitz, 1972, Wiesbaden, mục từ sử dụng.
Từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, 1977, Hànội, mục từ sử dụng.
Sổ tay từ Hán Việt, Phan Văn Các, Nhà Xuất bản Giáo dục, 1989, Hànội, mục từ sử dụng.
Từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Văn Đạm, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin, 1993, Hànội, mục từ sử dụng.
Từ điển Hán-Việt, Hầu Hàn Giang chủ biên, Thương vụ Ấn thư quán, 1994, Thượng Hải, mục từ sử dụng.
Từ điển Hán-Việt Hiện đại, Nguyễn Kim Thản chủ biên, Nhà Xuất bản Thế giới, 1994, TPHCM, mục từ shiyèshiyòng.
Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, 1994, TPHCM, mục từ sử dụng.
Hán Việt Từ điển, Trần Trọng San, Bắc đẩu, 1997, Canada, mục từ sử.
Từ điển Đức-Việt, Nguyễn Văn Tuế, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin, TPHCM, 2000, mục từ benutzen, Benutzer, Benutzung.
Chữ nho trong đời sống mới, Nguyễn Ngọc Phách, Tác giả xuất bản, 2004, Melbourne, mục từ sử dụng quyền tiên mãi.

Trần Văn Tích


Von: ChinhNghiaViet; Patrick Willay; Khanh Nguyen; sac le
Betreff: Re: [ChinhNghiaViet] Fw: Dùng chữ SỬ DỤNG là SAI.

 
    Kinh thưa anh ch,
    Hi nh tôi đi hc được cô thy dy ch x dng phi du ngã còn xài ch s dng thì du hi c hai đu xài được nếu không tin thì m t đin tiếng vit ca Min Nam Vit Nam rt đy đ khi hc gi vit văn có nhiu t tôi phi tra t đin tiếng viết vì cun t đin ca tôi mt ri nếu còn tôi s in ra cho quý v xem. Sau 30/4/75 sách ca tôi b mt nhiu lm.
   Anh ch chu khó tra t đin đi. Chúc anh ch nhiu sc khe.

On Wednesday, December 20, 2017, 12:03:06 PM GMT+7, sac le> wrote:


 
Còn chữ chia xẻ cũng thế: Xẻ gỗ, cưa xẻ, xan xẻ, chia cơm xẻ áo. Có người viết là chia sẻ là sai..., sẻ là con chim sẻ.
Ở trên có người thắc mắc về việc viết cộng sản thành "Cọng Sãn". Ông Đại Tá Mathew Trần viết sai dấu hỏi, dấu ngã nhiều quá. Chúng ta nên mua lấy một cuốn tự điển Việt Nam, tra lại để viết cho đúng. Hiện nay có cuốn tự điển của Lê Văn Đức, do GS Trần Ngọc Trụ hướng dẫn và nhuận chính... Hai ông đều là người miền Nam mà viết chính tả thật chính xác, ít sai...


On Tuesday, December 19, 2017, 8:34:21 PM PST, sac le s> wrote:


 
Hoàn toàn đồng ý với Góp Gió Võ Văn Sáu: Lịch sử ghi lại các sự kiện, còn xử dụng, xử kiện, xử tử, xử chém là hành động, động từ...

On Tuesday, December 19, 2017, 7:30:52 PM PST, Khanh Nguyen > wrote:


 
Cái chữ viết dễ nhất là Cộng Sản mà viết là Cọng Sãn còn không chịu sửa sai, lại sửa sai xử dụng hay sử dụng

2017-12-19 13:06 GMT-08:00 'Patrick Willay' >:
 


From:
-------- Forwarded Message --------

 

 
Thưa quý vị,   
     Nếu chúng tôi nhớ không lầm thì, trước năm 1975 tại miền Nam VNCH, tất cả sách vở, báo chí và các sinh viên, học sinh cũng … đều dùng chữ XỬ DỤNG (Xử viết với vần X).
     Câu “SỬ DỤNG” chỉ dùng ở miền Bắc CS (Sử viết với vần S).
     Chỉ sau 30-4-1975 thống nhứt đất nước, báo chí và sách vở miền Nam mới thấy xuất hiện từ ngữ SỬ DỤNG (SỬ viết với vần S).
     Nhưng riêng cá nhân chúng tôi, chữ  “xử dụng” nên viết với vần  “X” thì đúng hơn. Đã viết “Xử đoán”, “Xử lý”, “xử  thế”, “xử trí”, hoặc “xử tử”… bằng vần chữ “X” thì “Xử dụng” cũng phải dùng vần “X”.
     Còn vần chữ “S” thích hợp khi dùng trong từ ngữ “lịch SỬ”, “sách SỬ”, “SỬ lược”… Chữ “SỬ” ở đây không là một từ ngữ mang tính “hành động” như “XỬ”, cho nên không ĐÚNG khi dùng chữ SỬ ghép với chữ DỤNG.
     Bởi vậy, chúng tôi nghĩ rằng dùng chữ SỬ DỤNG là SAI.
     (GOPGIO)






__._,_.___

Posted by: Tich Tran 


No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts