Đại Học chăn Trâu




Sunday 24 December 2017

Lá đa, lá nho Hay sự sai lầm của Thánh kinh ?

 

Gia Cát Mỗ biết chắc như cua gạch rằng bà Nguyễn Thị Cỏ May này không phải là dân Công Giáo vì lẽ như sau:

Bất cứ nơi nào trên thế giới, các nhà thờ Công Giáo đều theo lịch trình phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ đón:

1- MÙA VỌNG gọi là Advent (xe tà đia bốn tuần trước lễ Giáng Sinh 25 tháng 12 - Advent còn có nghĩa là trông chờ Chúa đến do tiếng Latin Ad+Venire).
Đầu mỗi thánh lễ (chiều thứ bảy hay Chúa Nhật), người dọn phụng vụ (sacristan) khi đốt đèn bàn thờ đều phải lần lượt đốt bốn cây nến chưng riêng cho Mùa Vọng ở phía bên phải bàn thờ theo thứ tự từng tuần một.

2. Bốn mươi ngày trước lễ Phục Sinh (Easter/Pâques) thuộc về MÙA CHAY hoặc Mùa Thương Khó (Carême/Lent).
Trước công Đồng Vaticano II - vào năm 1963 - dân CG khắp thế giới buộc phải kiêng thịt trong ngày thứ sáu quanh năm. Sau 1963 thì chỉ buộc ăn chay kiêng thịt trong ngày thứ tư lễ tro (ngày thứ ba trước lễ tro được gọi là thứ ba béo - Mardis Gras cũng vì lý do này) và tất cả các ngày thứ 6 trong suốt mùa Chay 40 ngày này trước Lễ Phục Sinh.

3. Không hề có từ ngữ Carême de Noel bao giờ vì lẽ Carême = Lent = Mùa Chay trong khi Avent = Advent = Mùa Vọng.

4. Linh mục Công Giáo - sau nhiều năm tu tập đã nhận được chức thánh - thì không giản dị cổi áo về lấy vợ như bà NTCM kể.
Phải chính thủ lãnh của Giáo Hội CG ban phép mới chính thức được giải lời khan trọn đời này.  Trong đời GCM biết và đọc được tài liệu độc nhất về vụ này là thư cha giáo Nguyễn Ngọc Lan (RIP)DCCT viết bằng La ngữ xin ĐGH Paul VI và được chính ngài chấp thuận vài năm sau đó. Anh Lan về lấy vợ sau 1975. Từ đó đến nay GCM chưa nghe ai ngoài anh NNL tuy đã từng thấy trong đời nhiều linh mục CG Việt, Mỹ, Tây hồi tục.

5. Xin miễn bàn về bài viết LÁ ĐA hay LÁ NHO vì đây là quan điểm cá nhân của bà NTCM.

Gia Cát Mỗ xếnh xáng rất cảm thông cho những người ngoài Công Giáo như mấy chục năm trước đây ông Lê Xuân Nhuận đã từng lầm lẫn giữa Lễ Chúa Phục Sinh (Easter/Pâques) và lễ Chúa Giáng Sinh (Noel/Christmas); song le nếu đã đặt bút xuống viết - có nghĩa là mình mặc nhiên đóng vai sư phạm - thì cũng phải có bổn phận tìm hiểu kỹ càng đề tài mình viết đúng theo lời dạy của cha ông "Chú Chệt" ngày xưa: "Làm thầy thuốc dở thì giết một người, chính trị dở thì đưa xuống hố một dân tộc nhưng thầy giáo dở thì cho cả một thế hệ mặc sơ mi Tôbia."

Nay thư
Gia Cát Mỗ xếnh xáng
Thành Lã Vệ ngày gần cuối đông 12/23/2017


Lá đa, lá nho
Hay sự sai lầm của Thánh kinh ?
Nguyễn thị Cỏ May

 

Noël là dịp gợi lại cho nhiều người có đạo hay không những kỷ niệm tình cảm thời trẻ thường rất đẹp . Ở Sài gòn vào thập niên 50, học trò, cứ tới từ giửa tháng 12, bắt đầu để dành tiền ăn sáng, tức nhịn ăn, tìm mua thiệp chúc Noël và Tết Tây để gởi cho bạn cùng lớp hoặc bạn khác trường, với những lời chúc tốt đẹp . Thiệp thuở đó so với ngày nay thì thật là quê mùa : hình vẻ ngôi sao, cành thông, viền kim tuyến chớp sáng . Nhưng giá lại mắc hơn gói xôi nhiều .
Khi lên Trung học Đệ II cấp, tới Noël, chúng tôi, vốn là những người ngoại đạo, nên vội vàng gia nhập «Đạo vòng» để lượn hết nhà thờ Đức Bà, Catinat, rồi Nguyễn Huệ, Chợ Sài gòn .
Thật ra, chúng tôi chỉ làm tín đồ « Đạo vòng » mà thôi, không dám vào nhà thờ . Vì gốc nhà quê nên quen tánh giử sự tôn trọng những nơi trang nghiêm . Trong lúc đó cũng thường nghe kể chuyện bạn bè trang lứa, không thiếu những người bám theo bạn gái vào nhà thờ, quì bên cạnh, bạn đọc kinh thì anh ta cũng thành tâm lăm răm khấn nguyện :
                               

« Lạy chúa, chiên lành xin thú tội,            

Vì nàng đẹp quá khiến con thương … »

(Thơ Jean Leiba ?)

Nước mất, người Việt nam chạy tủa ra bốn phương tìm lại đời sống tự do . Họ tới đâu thì mang theo tín ngưởng của mình tới đó . Chùa, nhà thờ lần lược mọc lên, theo từng bước đời sống ổn định,vẫn giử nếp củ như lúc còn ở quê nhà ...
Lớp trẻ sau này dạng dỉ hơn . Đêm Noël, chúng theo bạn gái đi nhà thờ, vào thẳng bên trong . Và từ đây nảy sanh những mối tình giửa người có đạo, người không . Nhưng ngày nay, có lẽ do ảnh hưởng thời cuộc, và Cộng đồng II Vatican, giáo hội dễ giải cho phép kết hôn, đạo ai nấy giử . Nhờ vậy những chàng trai lấy được vợ có đạo, khởi phải cầu nguyện như trước kia :               

 « Con quỳ lạy Chúa Ba ngôi,                     

Con lấy được vợ, con thôi nhà thờ »
Cỏ May tôi có 2 người bạn : kẻ ở Úc, người ở Thụy sĩ . Khi nói tới lễ Noël, tôi thường nhớ tới 2 người bạn này . Với chuyện tình của họ .
Người bạn ở Úc, lúc trẻ yêu một cô người công giáo thuần thành, công giáo gốc bồ đào nha rất khắc khe về phép đạo, nên không thể làm đám cưới được vì làm đám cưới, thì anh phải chịu phép rửa tội, học giáo lý, vô đạo trong lúc Bà Cụ là phật tử thuần thành, ăn chay trường, xuống tóc . Mà ván đã đóng xong thuyền rồi . Anh hứa khi Bà Cụ qua đời, hết kẹt, anh sẽ vô đạo . Cách nay ít lâu, bạn bè được tin anh làm đám cưới, chịu đủ phép, có linh mục làm lễ . Có người bảo nếu anh quên luôn thì chúa cũng đâu có phạt vì chúa đã rao dạy bác ái cho mọi người mà . Vả lại, hai người nay cũng đã già . Nhưng anh là mẫu người của xứ Nam kỳ Lục tỉnh, thời « Luân lý giáo khoa thư », thuộc lòng câu « Quân tử nhứt ngôn » !
Người bạn ở Thụy sĩ, gốc linh mục . Lúc dạy ở Đại học Văn khoa Huế, anh yêu một cô sinh viên . Hai người kết hôn . Dĩ nhiên anh phải xin phép giáo hội, trả lại chén . Ít lâu sau khi đã có với nhau 2 cô con gái, chị vợ xin phép anh chị đi tu và vào chùa ở luôn . Lên Trung học được vài năm, 2 cô con gái cũng theo mẹ vào chùa đi tu luôn . Chán đời, anh xin phép trở lại đi tu nhưng giáo hội không cho ...
Anh mất một thân một minh ở Thụy sĩ . Có bạn bè tiển anh .
Phải chi anh đi tu theo Phật giáo thì anh đâu bị đau khổ như vậy . Vì chỉ cần 5 phút cạo trọc, anh trở thành thầy chùa ngay . Kinh kệ đã thuộc sẳn rồi ...
Người công giáo ở Pháp


Nhiều ông linh mục việt nam ở Pháp than phiền người công giáo không được như người phật tử việt nam . Họ có chùa riêng của họ . Ngày tư ngày Tết, họ kéo nhau tới chùa tổ chức lễ, gói bánh tét, bánh chưng, giống như ngày Tết hồi còn ở Việt nam trong lúc đó, ông không xin được phép cất nhà thờ việt nam, riêng cho giáo dân việt nam, với kinh phí hoàn toàn của giáo dân đóng góp vì nhà thờ pháp hảy dư xử dụng . Giáo dân việt nam ở địa phương nào thì chỉ cần coi thời biểu lễ của nhà thờ ở thành phố đó mà đi lễ . Muốn đi lễ với linh mục việt nam thì linh mục việt nam hợp tác với nhà thờ, thu  xếp thời biểu với nhau . Gói bánh tét, bánh chưng lại không nhằm lễ Noël, lễ Phục sinh nên không kéo nhau vào nhà thờ được ...
Nghi lễ công giáo ở Pháp cũng giống như ở Viêt nam bởi công giáo pháp tới Việt nam cùng với chánh quyền thực dân, truyền bá công giáo . Nhưng ở Đức, Anh, Hòa lan, …có nhiều khác bìệt.
Người Đức tổ chức mừng lễ Giáng Sinh rất tươm tất . Ngay từ đầu tháng mười một, người ta đã bày bán những vòng hoa Advent với bốn ngọn nến để chuẩn bị cho tuần vọng, và chưng như vậy mãi cho đến lễ Ba Vua, ngày mùng sáu tháng Giêng mới tháo đèn, tháo hoa và mang thông đi bỏ . Đốt nến cũng phải có qui củ . Đợi đến đầu tháng mười hai mới được đốt lên ngọn nến đầu tiên. Tuần kế tiếp, đốt ngọn nến thứ hai ... Và cứ như vậy cho tới ngày lễ Noël .
Ở Hoa Kỳ cũng có bán nhiều Advent wreath, nhưng phần lớn người ta chỉ chưng chứ không đốt. Và nếu có đốt thì thường là đốt cả bốn ngọn vào đêm Giáng Sinh . Không có ai mỗi tuần đốt một ngọn như vậy. Có lẽ vì người Mỹ quá thực tế !

Những ngày Noël

Ngày lễ Noël cho tới nay vẫn không thống nhứt . Người chánh thống giáo (orthodoxe) có ngày Noël khác hơn . Nhứt là Giáo hội chánh thống giáo Nga và Grèce còn giử lịch julien nên Noël nhằm ngày 7 tháng giêng, không giống người công giáo trên thế giới theo Vatican chọn ngày Noël là 25 tháng 12 theo lịch grégorien . Lịch julien do Jules César ban hành, lịch grégorien do giáo hoàng Grégoire XIII ở thế kỷ XVI thiết lập, áp dụng chung trên phần lớn Âu châu và phần còn lại của thế giới . Lịch julien nhiều hơn lịch grégorien 13 ngày nên có sự chênh lệch đó ...
Phật giáo trước đây lấy ngày mùng 8 tháng 4 là ngày lễ Phật đản nhưng từ sau đại hội phật giáo thế giới năm 1960 họp ở Nam vang (Cao miên) thống nhứt chọn ngày 15 tháng 4 (ngày rằm) làm ngày Đản sanh .
Thật ra, kinh sách phật giáo không có ghi chép rỏ ràng ngày Đản sanh, mà chỉ ghi Phật ra đời nhằm ngày trăng tròn tháng Vesaka theo lịch ấn độ . Chiếu theo âm lịch thì đó là tháng 4 mà trăng tròn thì phải là ngày rằm .
Với Thiên chúa giáo, thời gian 40 ngày trước Noël, để sửa soạn lễ, gọi là Carême de Noël, nghĩa là giai đoạn cho người tín đồ dọn mình mừng lễ . Trong suốt thời gian này, họ nhịn đói hay ăn kiên, ăn ít thịt, phần ăn nhỏ lại và có thể bớt đi bửa ăn trong ngày . Nhưng ngày nay, người tín đồ được phép chỉ cử ăn từ sau bửa ăn trưa ngày 24, chờ làm lễ nửa đêm xong, mới ăn . Nên bửa ăn Noël sau 12 giờ đêm trở thành quan trọng, rượu thịt ê hề . Để ăn bù cho nửa ngày nhịn đói ...

Là đa hay lá nho ?

Trong nền văn minh Tây phương, nhiều bức tượng hi lạp xưa trình bày người đàn ông khỏa thân tự nhiên, trái lại tượng người đàn bà, thì phần từ bụng xuống được phủ một chiếc áo dài hay chiếc áo choàng . Nét nghệ thuật này được thấy trong nghệ thuật la-mã cô điển cho tới khi đế quốc la-mã nhập đạo thiên chúa thì hình ảnh khỏa thân hùng dũng không còn nữa . Trong thời Trung cổ, khỏa thân nghệ thuật bị xóa bỏ . Nên Adam và Eve được trinh bày dưới dạng tranh hay tượng đều có chiếc là nho che, đúng theo lời dạy trong thánh kinh ..
Tới thế kỷ XVI, ở Vatican, trần của nhà thờ Sixtine trang hoàng những bức họa của Michel Ange bị phản đối mạnh vì tất cả nhơn vật trong tranh đều khỏa thân . Giáo hoàng Paul IV phải nhờ họa sĩ Daniele da Volterra thêm vào những nhơn vật đó vài nét để che khuất bớt vùng nhạy cảm, bằng khăn, bằng cành cây hoặc bằng lá cây . Còn những pho tượng, người ta lại dùng lá nho che .
Tại sao người ta chọn là nho che bộ phận nhạy cảm của Adam và Eve trên nhiều tranh ảnh hoặc tượng ? Thật ra trong Thánh kinh và Cựu Uớc, che chổ kín của 2 kẻ phạm tội không phải lá nho mà lá «sung» (lá cây figuier- Genèse 3:7)
Cũng như bà Eve không chìa ra cho ông Adam trái táo (pomme) mà là trái sung (la figue) . Cây sung (le figuier) là thứ cây duy nhứt của Âu châu thuộc họ nhiệt đới, sống ở vùng địa trung hải, gồm tới hơn sáu trăm loại . Cây sung được trồng từ nhiều ngàn năm ở Âu châu . Nó xuất hiện trong nhiều chuyện thần thoại. Trong Kinh Tân ước, người ta chỉ thấy ghi thứ trái bị cấm là «pomum», tiếng la-tinh có nghĩa là «trái» ... Rồi những nghệ sĩ cảm hứng vẻ thành « trái táo » (la pomme) . Có người lại lấy chùm nho ..
Nhưng hai vị thủy tổ của chúng ta, sau khi cải lời Chúa Trời, bổng ý thức mình không phải như trước đây nữa, mà là hai kẻ khác giới tính, nam-nữ rỏ ràng . Tâm động, thiên đàng, địa ngục liền xuất hiện . Họ vội vàng hái lá sung (la feuille du figuier) che lại . Từ đó, lá sung trở thành một biểu tượng khiêu dâm nên bị giáo hội cấm (Genèse 3, chương 7) .
Ai cũng dễ quả quyết phải lá sung mới đúng vì lá sung lớn hơn lá nho và chắc chắn hơn là nho . Nhứt là đối với Adam .
Nguyễn thị Cỏ May
__._,_.___

Posted by: H Duong <

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts