Đại Học chăn Trâu




Sunday 31 December 2017

THẢM HỌA DIỆT CHỦNG VÀ QUẢ BÁO ?

Subject: [DDCL]      THẢM HỌA DIỆT CHỦNG VÀ QUẢ BÁO ?



Truc Chi 

     THẢM HỌA DIỆT CHỦNG VÀ QUẢ BÁO ?
Ở Việt Nam, thảm họa mất nước đã đến, thảm họa diệt chủng đang đến nhưng nhiều người chưa nhận ra.

Những thủ đoạn hủy diệt đã và đang diễn ra tại Việt Nam

           Kinh Nghiệm Đối Phó Với Cảnh Sát Khi Bị Phạt Giao Thông https://www.youtube.com/watch?v=zggarkIVxxU

 Bill Gates….Nguyễn Kinh Doanh


1.   Hủy diệt châu thổ sông Cửu Long, nguồn lương thực và thực phẩm chính của cả nước. Việc này chúng thực hiên bằng cách xây nhiều đập thủy điện ngăn sông Mê Kông gây hạn hán và ngập mặn trầm trọng, đất nhiều nơi đã bị lún sâu, đồng thời dùng rất nhiều thủ đoạn thâm độc như thả hóa chất độc, ốc bươu vàng, … nhằm phá hoại lúa, hoa màu và thủy sản trên toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long
                                   www.baocalitoday.com
                               www.vietpressusa.us

2.   Đổ chất độc dọc bờ Biển Đông để hủy diệt các hải sản ở biển và các vùng nuôi hải sản ven biển, đầu độc toàn bộ nguồn muối ăn của người Việt, ngăn cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ!
Nguyễn Kinh Doanh nói về email & Siêu Quyền Lực 
Bùi Dương Liêm phỏng vấn Nguyễn Kinh Doanh

3.   Hủy diệt các sông trên toàn bộ miền Trung thông qua hàng trăm đập thủy điện, khai thác bâu xit, thương lái Tàu bày trò mua chanh leo giá cao để dân phá cà phê, hồ tiêu; mua vét rong biển để triệt hạ vùng sinh thái của cá… sau đó không mua nữa vì đã phá xong.

4.   Xây nhiều đập phía thượng nguồn sông Hông và sông Đà, làm suy kiệt sông Hồng từ nhiều năm. Chuẩn bị đại dự án sông Hồng với 6 đập thủy điện mới, hủy diệt hoàn toàn hệ sinh thái châu thổ sông Hồng.

5.   Xây dưng rất nhiều nhà máy nhiệt điên, xi măng, sắt thép và hóa chất… để đầu đôc khí quyển và các nguồn nước. Trong khí thải các nhà máy ở Việt Nam dùng thiết bị của Tàu, hàm lượng các khí thải độc hại như CO, SO2, H2S, Hg … đều cao hơn từ 19 lần tới 125 lần  hàm lượng cho phép. Chất thải đổ xuống nước đã làm chết rất nhiều sông ngòi như Thị Nại, La Ngà, Bưởi… và hàng ngàn km bờ biển.

6.  Tung thực phẩm và thuốc men độc hại cùng các hóa chất chế biến thực phẩm độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam, đồng thời thương lái Tàu mua vét các loại thực phẩm sạch để người Việt chỉ còn có thể tiêu thụ thực phẩm độc hại, chết dần vì bệnh tật. Hiện nay số người mắc bệnh ung thư, teo não, đột quỵ và nhiều bệnh hiểm nghèo khác đã tới mức cao nhất thế giới.
   

Võ sư Văn Bình: Võ thuật cần trong đời sống hiện đại
Kinh Nghiệm Đối Phó Với Cảnh Sát Khi Bị Phạt Giao Thông

Tất cả mới chỉ trong giai đoạn đầu. Sau khi sát nhập vào Tàu năm 2020, dân tộc Việt Nam như cá nằm trên thớt, cuộc diệt chủng sẽ thảm khốc hơn nhiều. Những gì sẽ xẩy ra sau 4 năm tới đây? Sau 20 năm nữa con số 90 triệu người Việt liệu có còn tới 10 triệu như người Mãn hay tới 3 triệu như người Tạng không?
   
Thảm họa diệt chủng đã hiện ra trước mắt, không ai có thể cứu được dân tộc Việt Nam khỏi thảm họa này, ngoài 90 triệu người Việt. 
Đây có phải là quả báo khi chính chúng ta cũng đã dùng chính sách diệt chủng đối với dân tộc Champa.


     Lịch sử 33 năm cuối cùng của
   VƯƠNG QUỐC CHAMPA 


vuong quoc champa 33 nam cuoi cung
BBT Champaka.info  
Vương quốc Champa: Lịch sử 33 năm cuối cùng (1802-1835) là công trình nghiên cứu của Pgs. Ts. Po Dharma được xuất bản tại Paris vào năm 1987 bởi Viện Viễn Đông Pháp, với nhan đề: Le Panduranga (Campa). Ses rapports avec le Vietnam (1802-1835). Đây là tác phẩm lịch sử Champa cận đại đầu tiên viết về tình hình chính trị, quân sự và mối quan hệ với triều đình Huế kể từ ngày vua Gia Long lên ngôi vào năm 1802 cho đến khi vua Minh Mệnh xóa bỏ Champa trên bản đồ vào năm 1832, kéo theo sự ra đời phong trào kháng chiến của Katip Sumat (1833-1834) và sự vùng dậy vũ trang của Katip Ja Thak Wa (1834-1835) nhằm chống lại cuộc xâm lăng của triều đình Huế và phục hưng lại vương quốc Champa độc lập có chủ quyền.
Lịch sử 33 năm cuối cùng của Champa là tổng thể của những biến cố tang thương nhất và đẫm máu nhất chưa từng xảy ra trong quá trình hình thành vương quốc Champa kể từ thế kỷ thứ II, một quốc gia hùng mạnh dưới thời cổ đại, nhưng không còn nghị lực và sức lực chống lại chính sách tàn bạo của vua Minh Mệnh (1820-1841) nhằm trừng phạt vô cùng dã man dân tộc Champa về tội theo Lê Văn Duyệt  và hành động chống lại uy quyền của triều đình Huế. Đây cũng là giai đoạn đen tối nhất của một dân tộc Champa có nền văn tự và văn minh từ lâu đời, nhưng đành bó tay đầu hàng và qui phục trước làn sóng Nam Tiến, một chủ thuyết «đế quốc» trong nghĩa rộng của nó, nhắm vào mục tiêu xâm chiếm đất đai và tiêu diệt dân tộc láng giềng bằng bạo lực và súng đạn.
Sau 8 thế kỷ chiến tranh tương tàn để thực hiện chính sách Nam Tiến, Việt Nam chiếm trọn lãnh thổ Champa rộng lớn chạy dài từ tỉnh Quàng Bình đến biên giới Biên Hòa, chỉ để lại cho hậu thế hôm nay một chuổi đền đài điêu tàn và hoang phế nằm ngổn ngang ở miền trung và một cộng đồng người Chăm chưa đầy 100 ngàn người đang sống chui nhủi và khốn cùng tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Chính đó là bức tranh thật sự của lịch sử Champa vào những thập niên đầu của thế kỷ thứ XIX mà Pgs. Ts. Po Dharma đã đưa ra phân tích và trình bày một cách khách quan và nghiêm túc trong tác phẩm mang tựa đề «Lịch sử 33 năm cuối cùng của vương quốc Champa, 1802-1835» do International Office of Champa (IOC-Champa) xuất bản tại San Jose, California (Hoa Kỳ), với sự bảo trợ của Hội Đồng Phát Triển Văn Hóa-Xã Hội Champa (CSCD-Champa).. Tác phẩm này tổng cộng 279 trang + 2 bản đồ, chia thành nhiều chương mục.
1). Lời mở đầu
Khởi đầu của tác phẩm là « Lời mở đầu » trong đó Pgs. Ts. Po Dharma nêu ra nguyên nhân của sự chọn lựa đề tài và giải thích tại sao có sự giới hạn không gian của chủ đề từ 1802 đến 1835, tức là chỉ tập trung vào 33 cuối cùng của vương quốc này, nhưng 33 năm của bao biến cố thăng trầm đã diễn ra trên bàn cờ chính trị Champa, cấu thành một tiếng chuông báo động cho sự xụp đổ vĩnh viễn của vương quốc này trên bản đồ Đông Dương vào năm 1832.

Ai cũng biết Pgs. Ts. Po Dharma là người Chăm Ninh Thuận đã từng tham gia phong trào vũ trang Fulro vào những năm 1968-1975 và tiếp tục đấu tranh trong trào phát huy và truyền bá di sản lịch sử và nền văn minh Champa tại hải ngoại cho đến hôm nay. Nhưng trong ngành nghiên cứu, Pgs. Ts. Po Dharma không bao giờ dựa vào lăng kính hay tình cảm của dân tộc Chăm để bảo vệ quan điểm của vương quốc Champa hay lên án vua chúa Việt Nam, mà là dựa vào nguồn tư liêu thuyết phục cũng như phương pháp trình bày và lý luận khách quan của một nhà lịch sử học để hoàn thành tác phẩm 


Vương quốc Champa: Lịch sử 33 năm cuối cùng, 1802-1835.
2). Nguồn tư liệu 
Lịch sử 33 năm cuối cùng của vương quốc Champa là tổng thể của những biến cố đã xảy ra trong quá khứ được ghi chép lại trên nhiều nguồn tư liệu, nhất là văn bản viết bằng tiếng Chăm và biên niên sử Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn. Tiếc rằng, mỗi tư liệu viết bằng tiếng Chăm hay Hán của nhà Nguyễn chỉ là tiếng nói của vua chúa thời đó, thường trình bày yếu tố lịch sử theo quan điểm và nhìn qua lăng kính của cung đình hơn là bài viết mang tính cách khách quan và khoa học. Chính vì thế, một biến cố đã xảy ra vào một thời điểm nhất định, nhưng tư liệu Chăm và biên niên sử Việt Nam nêu ra hai xuất xứ và đưa ra hai quan điểm hoàn toàn khác nhau.. Đây là vần đề khó khăn nhất trong ngành sử học. Để giải quyết vấn đề trên, Pgs. Ts. Po Dharma lúc nào cũng thận trọng và đi tìm những kiểm chứng trước khi sử dụng nội dung của nguồn tư liệu này để xây dựng cho một yếu tố lịch sử. 

Để thực hiện tác phẩm Vương quốc Champa: Lịch sử 33 năm cuối cùng, 1802-1835, Pgs... Ts. Po Dharma phải dựa vào một khối tự liệu đáng kể trong đó có 32 tác phẩm viết bằng tiếng Chăm, 20 biên niên sử Việt Nam và hơn 150 bài khảo luận hay tác phẩm khoa học đã xuất bản bằng tiếng Pháp, Anh và Quốc Ngữ. Đây là kho tàng tư liệu liên quan đến lịch sử 33 năm cuối cùng của vương quốc Champa mà Pgs. Ts. Po Dharma trích dẫn trong công trình nghiên cứu của mình, chứ không phải tài liêu tham khảo ghi vào danh sách cho có lệ, mà độc giả thường thấy trong nhiều tác phẩm khoa học xuất bản tại Việt Nam hôm nay.
3). Tổng luận đầu sách 
Gn mt thế k qua, hu hết các nhà khoa hc chuyên v Đông Nam Á đu có chung mt quan đim v cm t «Th Đô», tc là trung tâm chính tr và quyn lc ca mt vương quc, nơi ng tr ca vua chúa và gia đình hoàng gia ca mt quc gia. Mt khi th đô b chiếm đóng thì ch quyn quc gia đó không còn na. S tht th Sàigòn vào tháng 4 năm 1975 đánh du cho s sp đ ca chế đ Vit Nam Cng Hòa là mt thí d đin hình.
Nói đến vương quc Champa, thì người ta phi nói đến ngày tht th Vijaya Bàn) vào năm 1471 dưới thi vua Lê Thánh Tông. Da vào s sp đ th đô Viyaya, nhà s hc Pháp là G. Maspero đưa ra nhn đnh trong tác phm Vương Quc Champa (1828) cho rng Champa hoàn toàn b xóa b trên bn đ k t năm 1471 và không còn lý do đ tn ti trên lãnh th min trung Vit Nam na. K t đó các nhà nghiên cu thường lp đi lp li lý thuyết ca G. Maspero, nhưng không cn kim chng li gi thuyết này có đúng hay không!

Pgs. Ts. Po Dharma là nhà nghiên cu đu tiên không tin vào gi thuyết ca G. Maspero. Theo tác gi, vương quc Champa không phi là quc gia có h thng chính tr « trung ương tp quyn » theo kiu Đi Vit hay Tàu Quc vào thi c đi, mà là quc gia liên bang tp trung năm tiu vương quc: Inrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Pandurang. Mi tiu vương quc có lãnh th riêng và vua chúa riêng. Chính vì nguyên nhân đó, s sp đ thành Đ Bàn vào năm 1471 ch biu tượng cho s xp đ ca tiu vương quc Vijaya min bc. Vì rng vương quc Champa vn còn hin hu min trung Vit Nam sau năm 1471, nhưng lãnh th đt đai Champa b thu hp li trên lãnh th ca tiu vương quc Khauthara (Khánh Hòa) và Panduranga (Ninh Thun và Bình Thun) cho đến năm 1832.

«Tng lun đu sách» là chương khi đu ca tác phm trong đó Pgs. Ts. Po Dharma phát ha li h thng t chc hành chánh và chính tr ca vương quc Champa sau ngày tht th thành Đ Bàn vào năm 1471 và trình bày mt cách h thng lch s ca tiu vương quc Panduranga xut hin ln đu tiên trên bia ký Champa vào năm 817. Hay nói mt cách khác, « Tng lun đu sách » là phn tóm lược lch s Champa t năm 1471 cho đến ngày lên ngôi ca vua Gia Long vào năm 1802.

4). Champa dưới triều đại Po Saong Nyung Ceng (1779-1822)
Chiến thắng trên thành Đồ Bàn của Lê Thánh Tông vào năm 1471 chỉ là hồi chuông báo động cho sự suy thoái của thời hậu Lê, kéo theo sự phân tranh giữa chúa Trịnh ở miền bắc và chúa Nguyễn ở miến nam. Năm 1569, Nguyễn Hoàng quyết định hình thành một triều đại riêng trên lãnh thổ Champa bị chiếm đóng.

Vì không đủ tiềm lực tiến quân ra bắc chống lại chúa Trịnh, Nguyễn Hoàng chỉ còn cách mở cuộc Nam Tiến về phía nam trên lãnh thổ Champa để xây dựng uy quyền của mình. Năm 1611, nhà Nguyễn xua quân xâm chiếm Phú Yên và năm 1653 đặt nền đô hộ trên tiểu vương quốc Kauthara (Khánh Hòa). Năm 1692, nhà Nguyễn tấn công Champa, thay đổi danh xưng « Chiêm Thành » thành « Trấn Thuận Thành » và thành lập phủ Bình Thuận đầu tiên trên lãnh thổ của vương quốc này, tập trung những cư dân người Kinh sinh sống ở Champa nhưng họ là công dân của triều đình Huế..

Sau mấy thập niên yên bình và thịnh vượng, Champa trở thành nạn nhân của cuộc chiến kể từ năm 1771, giữa Tây Sơn làm chủ ở phương bắc và Nguyễn Ánh chiếm đóng Sài Gòn để làm hậu cứ. Nằm trên địa thế bị kèm kẹp giữa lãnh thổ của Tây Sơn  và Nguyễn Ánh, vương quốc Champa bị lôi kéo vào cuộc chiến giữa người Việt và chấp nhận phải qui phục phe thắng trận dù là Nguyễn Ánh hay Tây Sơn. Kể từ đó, định mệnh sống còn của Champa hoàn toàn tùy thuộc vào kết quả của cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh.

Năm 1802, Nguyễn Ánh thắng trận, lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, quyết định phục hưng lại nền độc lập Champa và giao cho Po Saong Nyung Ceng, người đã từng giúp đỡ Nguyễn Ánh chống quân Tây Sơn, quyền cai trị của vương quốc này. Bên cạnh đó, vua Gia Long còn ban cho người kế cận của mình trong chiến trường chống Tây Sơn là Lê Văn Duyệt lên làm Tổng Trấn Gia Định Thành và giao cho Lê Văn Duyệt quyền bảo trợ vương quốc Champa ở phía nam của triều đình Huế. Kể từ đó, nền hòa bình và thịnh vượng trở lại trên vương quốc Champa, một quốc gia đặt dưới quyền đô hộ của triều đình Huế qua trung gian của Lê Văn Duyệt, phó vương ở miền Nam Bộ thời đó.
Sau ngày băng hà của vua Gia Long vào năm 1820, vua Minh Mệnh lên ngôi, tìm cách xóa bỏ qui chế Gia Định Thành của Lê Văn Duyệt và đưa vương quốc Champa vào vòng kiểm soát trực tiếp của triều đình Huế. Thế là chiến tranh giữa vua Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt bắt đầu bùng nổ để gây ảnh hưởng trên vương quốc Champa.

Vừa mới lên ngôi, Minh Mệnh cách chức trấn thủ Bình Thuận về tội quá thân cận với Lê Văn Duyệt và triệu tập phó vương Champa là Po Klan Thu (Nguyễn Văn Vĩnh) về Huế trong khi đó quốc vương Po Saong Nyung Ceng đang lâm bệnh nặng. Năm 1822, Po Soang Nyung Ceng băng hà vì tuổi già yếu. Minh Mệnh đề nghị người thân cận của mình là Bait Lan lên nối ngôi Champa, nhưng không thành, vì có sự chống đối của Lê Văn Duyệt.  
5). Champa dưới triều đại Po Klan Thu 
(1822-1828) 
Lợi dụng tình hình rối ren ở Champa sau ngày từ trần của Po Saong Nyung Ceng vào năm 1822, Ja Lidong xua quân vùng dậy chống phá doanh trại quân sự của triều đình Huế, trong khi đó phó vương Po Klan Thu vẩn còn giam giữ ở Huế. Để giải quyết vấn đề nan giải này, Minh Mệnh chấp nhận Po Klan Thu trở về Champa để nối ngôi vua, với điều kiện là tân quốc vương Champa phải dẹp tan quân phiến loạn của Ja Lidong.

Sau ngày lên ngôi của Po Klan Thu vào năm 1822, người ta không có tin tức gì về mối quan hệ giữa Champa và Lê Văn Duyệt nữa. Nhưng sự im lặng của Lê Văn Duyệt chỉ mang tính cách chiến lược để xem xét tình hình mà thôi.
Sau 7 năm trị vì, Po Klan Thu băng hà vào 1828. Tin từ trần của Po Klan Thu không phải do quan lại của triều đình Champa cung cấp mà là phát xuất từ vị trấn thủ của phủ Bình Thuận. Điều này đã chứng minh rằng Po Klan Thu không chết trên lãnh thổ Champa mà là ở một nơi khác, có thể tại Huế trong lúc bị giam giữ, vì lý do gì đó.

champa sau 1471
Lãnh thổ Champa sau năm 1471


6). Champa dưới triều đại Po Phauk The (1828-1832)

Sau ngày t trn ca Po Klan Thu vào năm 1828, vua Minh Mnh tìm cách đưa người trung thành vi mình lên làm quc vương Champa trong khi đó Lê Văn Duyt quyết đnh giao quyn quc vương Champa cho Po Phaok The (Nguyn Văn Tha) tc là phó vương dưới triu đi Po Klan Thu (1822-1828) và cũng là con ca vua Po Saong Nhung Ceng (1799-1822), mt v chiến hu ca vua Gia Long. Sau ngày lên ngôi ca Po Phaok The vào năm 1828, vương quc Champa chm dt mi liên h vi triu đình Huế, ch gi triu cng cho Lê Văn Duyt. K t đó, nhân dân Champa hoàn toàn đt dưới quyn che ch ca tng trn Gia Đnh Thành, không còn phc tùng vua Minh Mnh na. Hoàn cnh lch s này đã đưa Champa vào con đường bế tc và hoàn toàn l thuc vào kết qu ca cuc tranh chp gia vua Minh Mnh và Lê Văn Duyt. Nếu Minh Mnh thng trn, v vua này s có thái đ vô cùng tàn bo đ trng tr dân chúng Champa v ti theo Lê Văn Duyt và ngược li..

Vào cui năm 1831, mt nhóm quan li trong triu đình Champa đã đng ra phn đi thái đ ca vua Po Phaok The v vic ly khai vi triu đình Huế đ tuân th mi ch th ca Lê Văn Duyt Gia Đnh Thành. Li dng tình hình ri ren Champa và sc khe suy yếu ca Lê Văn Duyt Gia Đnh Thành, Minh Mnh ra lnh bt quc vương Po Phaok The và phó vương Cei Dhar Kaok vào tháng 3 năm Thìn lch Chăm (1832) đưa v tri giam ti Huế. Khong mt tháng sau, tc là tháng 7 năm Nhâm Thìn (1832), Lê Văn Duyt băng hà Gia Đnh Thành. Thế là vua Minh Mnh ra lnh xóa b Champa trên bn đ và sáp nhp đt đai ca vương quc này vào lãnh th Vit Nam.

7). Minh Mệnh trừng phạt dân tộc Champa (1832-1833)
Trước những hình phạt dã mang của vua Minh Mệnh dành cho người Việt theo Thiên Chúa Giáo hay bản án đào mồ của Lê Văn Duyệt vào năm 1835, người ta không ngạc nhiên cho lắm về chính sách tàn bạo của vua Minh Mệnh để trừng trị dân tộc Chăm về tội theo Lê Văn Duyệt và không qui phục triều đình Huế.

Khởi đầu cho cuộc trừng phạt, Minh Mệnh ra lệnh cách chức và bắt giam tất cả quan lại Champa ; tịch thu tất cả tài sản của họ và sau đó đưa vào gông cùm để tra tấn; buộc người Chăm phải khai báo những gì liên quan đến phong tục tập quán của vương quốc này ; ra lệnh trừng phạt chức sắc Chăm bằng cách bắt buộc các vị tu sĩ Chăm Bani (Hồi Giáo) phải ăn thịt heo, thịt dông và tu sĩ Chăm Bà La Môn phải ăn thịt bò; ra lệnh đồng hóa người Chăm thành người Kinh bằng cách buộc người Chăm phải mang đồng phục người Kinh, ngăn cấm tuyệt đối người Chăm không có quyền cúng quẩy hay thực thi nghi lễ tín ngưỡng của họ; bắt buộc dân chúng Chăm phải làm nô dịch vô cùng nặng nề như việc nộp cống các loại gỗ quý, voi rừng, ngà voi, v.v, chưa nói đến khổ dịch mang súng đạn và xung phong trên chiến trường chống lại cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi ở Gia Định Thành vào năm 1833-1834.

Minh Mệnh còn cho phép quan lại người Kinh đứng ra chỉ đạo, dùng roi gậy đánh đập người Chăm nếu họ làm nô dịch quá chậm chạp ; buộc người Chăm phải nộp những món thịt của thú rừng như hưu, nai, thỏ, bò, v.v.. Một khi người Chăm không tìm ra món thịt thú rừng, các quan lại người Kinh san bằng nghĩa trang Chăm, chưa nói đến việc đưa người Chăm ra xử trảm.

Sau đó Minh Mệnh còn buộc người Chăm phải lấy tên họ theo người Hoa như Quảng, Hứa, Đàng, Lâm, Châu, Thành, v.v., xóa bỏ tất cả những chức vụ quan lại Champa để thay vào đó những chức vụ mà hệ thống hành chánh Việt Nam đã qui hoạch như chánh tổng, lý trưởng, trùm, biện, hào mục, v.v.
Chính sách trừng phạt của triều đình Huế đã làm đảo lộn hoàn toàn hệ thống tổ chức xã hội Chăm để rồi trong gia đình người em không còn biết người anh là ai; cháu không còn tôn trọng bậc chú bác; các thành viên trong gia đình đối xử với nhau như người Chăm-Kinh, không ngần ngại kéo nhau ra thưa kiện trước pháp lý Việt Nam.

Hết nộp thuế nặng nề, dân chúng Champa phải nộp một số lượng gỗ cho chính quyền Việt Nam dùng để đóng tàu chiến, xe bò hay đốt lò gạch ; phải xây dựng đập nước và hệ thống dẫn thủy nhập điền cho ruộng lúa của người Kinh ; ra lệnh tịch thu tất cả ruộng muối của người Chăm, được xem như là mạch máu kinh tế của dân tộc này,

Sau năm 1832, dân tộc Chăm tiếp thu thêm một khái niệm mới về tham nhũng mà họ chưa từng nghe đến trong đời. Những quan lại người Kinh không ngừng đòi tiền hối lộ của người Chăm để được miễn nô dịch ; không ngần ngại chia đất đai người Chăm thành mảnh vụn để đóng thuế và hình thành chính sách cho vay nặng lãi để rồi chủ nợ người Kinh tha hồ chiếm đoạt tài sản và ruộng rẫy của người Chăm thiếu nợ, hay bắt họ làm vật thế chấp.

Nếu người Chăm than van về thuế má quá nặng nề, hành động thối nát và tham nhũng của các quan lại người Kinh nhằm bóc lột người Chăm, thì nông dân Việt Nam vào thời điểm đó cũng không thoát khỏi nanh vuốt của triều đình Huế. Dân tộc Việt cũng bị các cường hào quan lại tướt đoạt tài sản và bị đè bẹp bởi nô dịch và thuế má. Một khi không chịu nổi cơ cực nữa, nông dân Việt Nam chỉ còn cách là nổi dậy. Cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi ở Gia Định Thành và cuộc vùng dậy của Lê Duy Lương và Nùng Văn Vân ở phía bắc vào năm 1833 là thí dụ điển hình.
8). Phong trào Hồi Giáo của Katip Sumat (1833-1834)
Katip Sumat là vị tu sĩ Chăm Hồi Giáo sinh ở Campuchia, đã từng sang Mã Lai du học về triết lý Hồi Giáo. Nghe tin vương quốc Champa bị xóa bỏ trên bản đồ vào năm 1832, Katip Sumat rời Mã Lai trở về Champa để hình thành một phong trào đấu tranh chống triều đình Huế vào năm 1833. Mục tiêu của Katip Sumat là giải phóng Champa ra khỏi ách thống trị của Việt Nam. Muốn tiến đến mục tiêu này, Katip Sumat dùng triết lý Hồi Giáo làm khung cho chủ thuyết đấu tranh đó là hình thành mặt trận “thánh chiến Hồi Giáo” (Jihad) chống lại triều đình Huế.

Sự vùng dậy của Katip Sumat đã biến dân chúng Champa thành nạn nhân của chiến cuộc. Để dập tan quân phiến loạn, Minh Mệnh ra lệnh cho binh lính của triều đình Huế tha hồ giết hại người Chăm vô tội và tung ra “chiến trường đỏ lửa” bằng cách đốt phá tất cả làng mạc người Chăm theo Katip Sumat, nhất là những làng mạc gần bờ biển hầu ngăn chặn người Chăm chạy sang nước ngoài, trong khi đó dân cư người Kinh ở Bình Thuận sẵn có súng đạn trong tay tìm cách giải quyết mối hận thù riêng bằng cách giết hại người Chăm không gớm tay
Trước lực lượng hùng mạnh của vua Minh Mệnh, Katip Sumat buộc phải lui về miền núi nằm ở phía tây và ra lệnh cho quân lính Chăm tiếp tục đương đầu với triều đình Huế ở đồng bằng, nhưng không gặt hái kết quả gì.

Ai cũng biết, Minh Mệnh là vị quốc vương rất tôn sùng giá trị văn hóa của dân tộc Việt và không bao giờ chấp nhận một tôn giáo ngoại lai nào du nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Kể từ đó, cuộc khởi nghĩa của người Chăm dựa vào chủ thuyết Hồi Giáo du nhập từ bên ngoài có thể gây ra những mối nguy cơ mà vua Minh Mệnh phải dập tan bằng mọi cách, càng sớm càng tốt.
9). Cuộc khởi nghĩa của Ja Thak Wa 
(1834-1835)
Xuất thân từ Palei Ram (thôn Văn Lăm, Ninh Thuận), Ja Thak Wa không phải người Hồi Giáo chính thống mà là vị tu sĩ Chăm Bani, quyết định ly khai ra khỏi tổ chức cũa Katip Sumat để hình thành một cuộc khởi nghĩa nhằm giải phóng Champa ra khỏi ách thống trị của triều đình Huế. Nhằm tiến đến mục tiêu, Ja Thak Wa thành lập một chính phủ Champa lâm thời vào cuối năm 1834, tôn vinh Po War Palei, gốc người Raglai, tức là em rể của phó vương Cei Dhar Kaok (Nguyễn Văn Nguyên) lên làm quốc vương nhằm phục hồi lại vương niệm Champa thuộc dòng tộc Po Rome gốc người miền núi (Kaho hay Churu, tùy theo dị bản) ở Đổng Nai Thượng, nắm quyền Champa từ năm 1627 cho đến triều đại Po Cei Brei (1783-1786).. Cuộc khởi nghĩa của Ja Thak Wa bùng nổ vào tháng 7 năm Ngọ lịch Chăm (1834). Đây là cuộc chiến vô cùng khốc liệt, vang dội như sấm sét làm rung chuyển cả trời đất.

Nhằm dập tan cuộc khởi nghĩa này, biên niên sử Chăm cho rằng vua Minh Mệnh ra lệnh cho mỗi binh lính người Kinh phải chặt ba cái đầu của người Chăm vào mỗi buổi sáng mới nhận được tiền lương. Lợi dụng chỉ dụ này, người Kinh tha hồ chém đầu người dân Chăm vô tội, càng nhiều càng tốt, để đem nộp cho chính quyền Việt Nam hầu nhận tiền thưởng. Đây là cuộc chém giết người Chăm vô cùng kinh hoàng chưa từng xảy ra trong lịch sử Đông Nam Á.

Đầu năm 1835 là giai đoạn đánh dấu cho những trận chiến khốc liệt tại đồng bằng Phan Rang, nơi mà Ja Thak Wa bị tử trận trên bãi chiến trường. Lợi dụng cơ hội này, vua Minh Mệnh ra lệnh tử hình quốc vương Po Phaok The (Nguyễn Văn Thừa) và phó vương Cei Dhar Kaok (Nguyễn Văn Nguyên) vào tháng 6 năm Ất Vị (1835) ; đốt phá tất cả thôn làng người Chăm dọc theo bờ biển; chém giết những người Chăm nào tham gia trong cuộc khởi nghĩa của Ja Thak Wa ; đập phá nghĩa địa tổ tiên của người Chăm; đào mồ mả vua chúa Champa và đốt phá cả đền Po Rome ở khu vực Phan Rang ; cắt đứt hẳn mối liên lạc giữa người Chăm và dân tộc miền núi để họ không còn tụ tập chiến đấu chống triều đình Huế nữa.

10). Thay lời kết luận
Trong phần «thay lời kết luận», Pgs. Ts. Po Dharma đưa ra những lời nhận định sau đây
Trước cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt, Việt Nam phải mất gần 8 thế kỷ để xâm chiếm toàn diện lãnh thổ Champa vào năm 1832. Điều này đã chứng minh rằng cuộc Nam Tiến đã gặp những sự đối kháng vô cùng quyết liệt của dân chúng Champa.

Trong suốt thời kỳ chiến tranh giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh (1771-1802), Champa đã chấm dứt sự tồn tại của mình trên mặt địa lý. Nhờ vua Gia Long mà vương quốc Champa được phục hưng lại. Nhưng người ta cũng đặt ra câu hỏi tại sao vua Gia Long quyết định phục hưng lại nền độc lập Champa vào năm 1802 với mục đích gì? Và người ta cũng không biết tại sao vua Minh Mệnh chấp nhận cho vương quốc Champa được tồn tại thêm mười năm nữa (1802-1822).

Dưới triều đại Gia Long, Champa là quốc gia đặt dưới quyền bảo hộ của triều đình Huế. Nhưng quyền kiểm soát của Champa hoàn toàn nằm trong tay của Lê Văn Duyệt. Trong khoảng thời gian này, Champa là vương quốc thanh bình. Nhưng sự thanh bình và thịnh vượng này chỉ là kết quả của mối liên hệ rất thân thiện giữa vua Gia Long và Lê Văn Duyệt, tức là hai nhân vật nắm toàn quyền về sự sống còn của vương quốc Champa.
Sau ngày lên ngôi của vua Minh Mệnh vào năm 1820, Champa trở thành chủ đề tranh chấp trong nội bộ chính trị của Việt Nam. Kể từ đó, Champa chỉ là con tốt trên bàn cờ chính trị đối kháng giữa triều đình Huế và Lê Văn Duyệt.

Là nạn nhân của cuộc tranh chấp giữa Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt, vương quốc Champa bị đưa đẩy vào thế đứng nằm giữa hai gọng kiềm: chọn Minh Mệnh hay Lê Văn Duyệt để làm người bảo hộ cho mình. Kể từ đó, tương lai của Champa hoàn toàn tùy thuộc vào kết quả của cuộc tranh chấp giữa Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt. Một khi đã lựa chọn, Champa phải chấp nhận những hậu quả kinh hoàng, nếu phe mình bị bại trận.
Năm 1832, Lê Văn Duyệt băng hà vì tuổi già. Nhân danh phe thắng trận, vua Minh Mệnh xóa bỏ ngay tên gọi Champa trên bản đồ và ra lệnh trừng trị vô cùng khủng khiếp các quan lại và dân chúng Champa về tội theo Lê Văn Duyệt. Sự quyết định trừng phạt Champa của vua Minh Mệnh không biểu tượng cho sự thù hằn dân tộc Chăm-Việt, mà là phản ứng tự nhiên trong quá trình hình thành lịch sử dưới thời cổ đại.

Những biện pháp trừng phạt nhân dân Champa vô cùng dã man kể từ năm 1832 không ám chỉ cho chính sách diệt chủng của vua Minh Mệnh đối với người Chăm. Và chính sách trừng phạt này không mang nội dung hận thù dân tộc hay phân biệt màu da giữa người Chăm và Kinh mà là hành động mang màu sắc chính trị dành cho những ai, dù họ là người Kinh hay Chăm đi nữa, không tôn trọng uy quyền của triều đình Huế vào thời điểm đó. Nhưng trên thực tế, những cư dân người Kinh và quan lại thuộc phủ Bình Thuận là tập thể có ý đồ hành hạ và ngược đãi dân tộc bản xứ Champa, lúc nào cũng tìm cách tước đoạt tài sản của những người không cùng màu da với mình. Và chính họ là những người đã gây ra những cuộc vùng dậy của dân tộc Champa vào những năm 1833-1835.

 Phụ Lục
Trong phần phụ lục, tác giả đính kèm: 
• Nội dung của tác phẩm viết bắng tiếng Chăm: Ariya Po Ceng
• Nội dung của tác phẩm viết bắng tiếng Chăm:  Ariya Po Phaok
• Lịch trình biến cố theo niên đại liên quan đến tiểu vương quốc Panduranga
• Bản đồ           
(nguồn champaka.info)


__._,_.___

Posted by: NGUYEN DOANH 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts