---------- Forwarded message
----------
From: lan le <
Date: 2016-12-23 22:01 GMT-08:00
Subject: Fw: Fwd: NEN DOC, Qua Hay. Chết bởi con rồng đỏ Trung cộng .ah
To: Danny Le <>, Henri Duong <>
From: lan le <
Date: 2016-12-23 22:01 GMT-08:00
Subject: Fw: Fwd: NEN DOC, Qua Hay. Chết bởi con rồng đỏ Trung cộng .ah
To: Danny Le <>, Henri Duong <>
Chết bởi con rồng
đỏ Trung cộng
Trong một cuộc di dân vĩ đại nhất
trong lịch sử nhân loại, Tàu đang biến cải toàn thể Phi Châu thành một thuộc
địa mới. Tương tự như tây Phương đã làm trong thế kỷ 18 và 19—nhưng quyết liệt
và với tầm cỡ lớn hơn nhiều—các lãnh đạo Tàu muốn Phi Châu là “chư hầu” ở xa,
để vừa giải quyết vấn nạn dân số quá đông, và vừa lấy được tài nguyên.
Daily Mail Online.
Trong khi các hãng xưởng của Mỹ tiếp tục đóng bụi, trong khi các chính khách Mỹ và các nhà lãnh đạo quân sự chỉ chăm chú vào Trung Đông, và trong khi các chính trị gia ở Washington mê ngủ, Tàu cứ tiến tới. Một triệu quân Tàu di chuyển không ngừng ngang dọc Phi Châu và Nam Mỹ để chiếm các nguyên liệu chiến lược, và chiếm các thị trường mới nổi, không cho Mỹ, Âu Châu, Nhật, và các xứ khác vào. Đây là một cái đinh nữa đóng vào nắp quan tài của ngành sản xuất của Mỹ và của thế giới. Thế giới cần phải coi chừng cái đế quốc đang vươn lên này.
Trong khi các hãng xưởng của Mỹ tiếp tục đóng bụi, trong khi các chính khách Mỹ và các nhà lãnh đạo quân sự chỉ chăm chú vào Trung Đông, và trong khi các chính trị gia ở Washington mê ngủ, Tàu cứ tiến tới. Một triệu quân Tàu di chuyển không ngừng ngang dọc Phi Châu và Nam Mỹ để chiếm các nguyên liệu chiến lược, và chiếm các thị trường mới nổi, không cho Mỹ, Âu Châu, Nhật, và các xứ khác vào. Đây là một cái đinh nữa đóng vào nắp quan tài của ngành sản xuất của Mỹ và của thế giới. Thế giới cần phải coi chừng cái đế quốc đang vươn lên này.
Con Rồng Đế Quốc Tàu là đứa con
hoang của Con Rồng Sản Xuất vô độ—tiêu thụ nửa số lượng xi măng và gần nửa số
thép của thế giới, một phần ba đồng của Tàu, một phần tư aluminum, và những số
lượng vĩ đại các thứ khác như antimony, chromium, cobalt, lithium, zinc, và gỗ.
Chính những tài nguyên này và các thứ khác từ nhiều nơi trên thế giới góp phần
cho sự tăng trưởng kinh tế và mức sống của mọi quốc gia.
Bauxite và sắt từ những nước như
Guinea và Tanzania được dùng để chế biến thành aluminum và thép mà chúng ta cần
để sản xuất máy bay ở Seattle , Wahington và để đóng tàu ở Bath , Maine . Đồng
từ Chile để làm dây điện, cobalt từ Congo dùng trong các xưởng cơ khí ở
Michigan , và niobium từ Brazil dùng trong nhiều thứ từ máy hỏa tiễn cho quốc
phòng đến lò điện nguyên tử dân sự.
Lithium từ Bolivia và Nambia dùng trong bình điện xe hơi lai (hybrid), manganese từ Gabon dùng để sản xuất bình nước uống bằng nhựa, và titanium từ những nơi như Mozambique , Madagascar , và Paraguay để sản xuất thép tốt dùng trong việc chế tạo máy bay tuyệt vời Boeing 787 Dreamliner hoặc đầu gối và hông nhân tạo của Johnson & Johnson.
Nhưng Tàu muốn tất cả những tài nguyên thiên nhiên ở tất cả các nước này là của Tàu, dành riêng cho ngành sản xuất của Tàu và để tạo việc làm trong nước Tàu. Nếu chúng ta thụ động đứng nhìn để Tàu tự tung tự tác, thì chúng ta nên tự đào hố chôn nền kinh tế của chúng ta bằng cái xẻng mạ vàng làm ở Thượng Hải. Nhưng nếu muốn trực diện đế quốc đang lên này để bảo vệ nền kinh tế và an ninh quốc gia, chúng ta cần hiểu rõ trò “nhử mồi” của Bắc Kinh.
Lithium từ Bolivia và Nambia dùng trong bình điện xe hơi lai (hybrid), manganese từ Gabon dùng để sản xuất bình nước uống bằng nhựa, và titanium từ những nơi như Mozambique , Madagascar , và Paraguay để sản xuất thép tốt dùng trong việc chế tạo máy bay tuyệt vời Boeing 787 Dreamliner hoặc đầu gối và hông nhân tạo của Johnson & Johnson.
Nhưng Tàu muốn tất cả những tài nguyên thiên nhiên ở tất cả các nước này là của Tàu, dành riêng cho ngành sản xuất của Tàu và để tạo việc làm trong nước Tàu. Nếu chúng ta thụ động đứng nhìn để Tàu tự tung tự tác, thì chúng ta nên tự đào hố chôn nền kinh tế của chúng ta bằng cái xẻng mạ vàng làm ở Thượng Hải. Nhưng nếu muốn trực diện đế quốc đang lên này để bảo vệ nền kinh tế và an ninh quốc gia, chúng ta cần hiểu rõ trò “nhử mồi” của Bắc Kinh.
Trò Nhử Mồi của Đế Quốc Rồng. Dân của lục địa
đẹp mê hồn này cần sự tiến bộ. Nhưng Tàu đến đây không phải để giúp, mà là để
cướp. -Daily Mail Online
Kế hoạch nhử mồi của Tàu luôn
luôn bắt đầu bằng cùng một cách: Chủ tịch nước, hoặc thủ tướng, hoặc bộ trưởng
thương mại đến thủ đô của một xứ xa xôi như Djibouti hay Niger hay Somalia , mà
nhiều người Mỹ chẳng biết mấy chỗ này ở đâu trên bản đồ thế giới. Ông ta giơ
cao vẫy vẫy một tấm chi phiếu to và hứa hẹn cho vay rộng rãi với lãi suất thấp
để xây dựng hạ tầng cơ sở như đường xá, cầu cống, hải cảng, xa lộ; hoặc phí
phạm như dinh tổng thống tráng lệ, hoặc AK47 để các lãnh tụ độc tài chà đạp
người dân.
Đổi lại, thuộc địa mới chỉ cần chấp nhận hai điều kiện:
Đổi lại, thuộc địa mới chỉ cần chấp nhận hai điều kiện:
Đầu tiên, muốn nhận tiền thì phải
giao nộp các tài nguyên thiên nhiên—như vậy Tàu có thể chiếm trọn cho riêng
mình tài nguyên thiên nhiên của thuộc địa.
Thứ nhì, phải mở cửa cho hàng đã thành phẩm từ các xưởng sản xuất của Tàu tràn vào thị trường thuộc địa—như vậy Tàu chiếm luôn thị trường mới nổi này.
Thứ nhì, phải mở cửa cho hàng đã thành phẩm từ các xưởng sản xuất của Tàu tràn vào thị trường thuộc địa—như vậy Tàu chiếm luôn thị trường mới nổi này.
Phương pháp để có tài nguyên của
Tàu khác rất xa phương pháp của hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, trong
đó mọi người dựa vào thị trường toàn cầu để điều phối năng lượng và nguyên vật
liêu qua hệ thống giá cả. Phương pháp phân phối tài nguyên bằng thị trường tự
do là cốt lõi của nền kinh tế thế giới để mọi người cùng có lợi. Nhưng thay vì
hợp tác kiểu tư bản, đế quốc tư bản Bắc Kinh lại chỉ muốn làm đế quốc.
Cái kiểu nhử mồi của con Rồng đang được áp dụng ở Phi Châu, Nam Mỹ, và phần lớn Trung Á, là định nghĩa chính xác cho chủ nghĩa đế quốc: Cướp tài nguyên thiên nhiên của thuộc địa mà những tài nguyên này là tài sản duy nhất của thuộc địa. Mang những tài nguyên này về Tàu thay vì sử dụng tại chỗ để giúp phát triển thuộc địa. Rồi sau đó chuyển ngược những tài nguyên này lại thuộc địa dưới dạng hàng đã thành phẩm.
Cái kiểu nhử mồi của con Rồng đang được áp dụng ở Phi Châu, Nam Mỹ, và phần lớn Trung Á, là định nghĩa chính xác cho chủ nghĩa đế quốc: Cướp tài nguyên thiên nhiên của thuộc địa mà những tài nguyên này là tài sản duy nhất của thuộc địa. Mang những tài nguyên này về Tàu thay vì sử dụng tại chỗ để giúp phát triển thuộc địa. Rồi sau đó chuyển ngược những tài nguyên này lại thuộc địa dưới dạng hàng đã thành phẩm.
Phương pháp này tạo việc làm nơi
đế quốc, giúp các công ty đế quốc kiếm tiền, và dĩ nhiên khiến số người thất
nghiệp ở thuộc địa càng nhiềuthêm. Phần thuộc địa được hưởng là những việc khai
thác nguy hiểm lương thấp, trong khi các việc sản xuất được đưa về Quảng Châu
hay Thành Đô ( Chengdu ) hay Thượng Hải. Tốt Tàu hưởng, xấu thuộc địa chịu.
Ngoại Giao Bằng Tiền Kiểu Tàu. Khi quan sát thực tế tại chỗ, chúng tôi tưởng như Tàu đã chiếm Phi Châu.—Ngoại Trưởng Musa Kusa của Libya.
Thực ra trò nhử mồi của Tàu đang xảy ra khắp nơi trên địa cầu.
Angola đã trả nợ cho Tàu số lượng
dầu trị giá 10 tỉ đô la và vẫn còn tiếp tục.
Cộng Hòa Dân Chủ Congo đến nay đã
trả cho Tàu số lượng tài nguyên tương đương nhiều tỉ đô la.
Ghana trả bằng hạt ca
cao, Nigeria trả bằng khí đốt
Sudan lấy vũ khí và trả Tàu bằng
dầu. Không một nước nào có lợi trong cuộc trao đổi với Tàu.
Trong khi đó ở Peru , Tàu đang
làm chủ cả một ngọn núi đồng; và để mua núi Toromacho của Peru.
Tàu đã học từ một câu nói nổi
tiếng của W. C.Field, “Không bao giờ cho kẻ khờ một cơ hội.” Thực tế là Tàu đã
mua được kho đồng quý giá này chỉ với 3 tỉ đô la, kể cả tiền hối lộ, và giờ
đang lời tới mức 2,000 %. Trong khi đó các vấn nạn đói khát, mù chữ, nghèo khó,
tai nạn lao động, và môi trường ô nhiễm thì dân Peru lãnh đủ.
Trường hợp Peru đã tệ, việc Bắc
Kinh trao đổi với lãnh tụ giết người Robert Mugabe của xứ Zimbabwe còn tệ hơn.
Bạo chúa già nua run rẩy này đang
cai trị một trong các xứ nhiều tài nguyên thiên nhất và cũng có ít việc làm
nhất của thế giới, đã bán số lượng dự trữ platinum của Zimbabwe trị giá 40 tỉ
đô la cho Tàu với giá chỉ 5 tỉ, rồi hắn dùng tiền này để xây lâu đài mới, sắm
trực thăng vũ trang, chiến đâu cơ phản lực, và súng ống để đè đầu cưỡi cổ dân
Zimbabwe .
Chỉ có Tàu mới có khả năng làm vụ kỳ thị và đàn áp người da đen (Apartheid) trước kia trở nên chuyện nhỏ khi so sánh với tình trạng hiện nay.
“Rồi sao?” Có thể bạn hỏi vậy. Tàu cũng phải được hưởng tài nguyên như Mỹ hay Âu Châu hay Nhật chứ! Và tại sao người Mỹ cần phải để ý khi Tàu bóc lột mấy xứ Phi Châu tham nhũng thối nát, hoặc mấy xứ nghèo mạt ở Nam Mỹ? Nếu lãnh đạo của mấy cái xứ tồi tệ này ngu quá hay tham quá để Tàu lừa gạt, thì kệ họ chứ!
Chỉ có Tàu mới có khả năng làm vụ kỳ thị và đàn áp người da đen (Apartheid) trước kia trở nên chuyện nhỏ khi so sánh với tình trạng hiện nay.
“Rồi sao?” Có thể bạn hỏi vậy. Tàu cũng phải được hưởng tài nguyên như Mỹ hay Âu Châu hay Nhật chứ! Và tại sao người Mỹ cần phải để ý khi Tàu bóc lột mấy xứ Phi Châu tham nhũng thối nát, hoặc mấy xứ nghèo mạt ở Nam Mỹ? Nếu lãnh đạo của mấy cái xứ tồi tệ này ngu quá hay tham quá để Tàu lừa gạt, thì kệ họ chứ!
Làm sao mà chuyện này ảnh hưởng
được đến mấy người làm cho các hãng cơ khí sản xuất đồ bằng graphite ở
Bensenville, Illinois, kính màu cho nhà thờ ở Kokomo, Indiana , hoặc bàn ghế gỗ
ở Asheboro , North Carolina ? Và làm sao trò nhử tiền của Tàu lại ảnh hưởng
được đến hy vọng tìm việc của những người trẻ tốt nghiệp đại học UC Berkeley
với bằng hóa học, hoặc tốt nghiệp Georgia Tech với bằng kỹ sư?… Rồi, ít ra sau
đây là một câu trả lời.
Bằng cách thiết lập các thuộc địa ở Phi Châu, Á Châu, và sân sau của Hoa Kỳ là Nam Mỹ, Tàu càng ngày thâu tóm càng nhiều tài nguyên của thế giới. Kế hoạch này cho Tàu ở vị thế độc quyền về tài nguyên với giá thấp nhất—và như vậy Tàu có lợi thế cạnh tranh với Mỹ và với cả thế giới.
Thực ra kế hoạch thâu tóm tài nguyên thế giới của Tàu cũng tương đương với việc cấm vận tài nguyên đối với các quốc gia khác trên thế giới.
Vì khi Tàu kiểm soát bauxite ở Brazil , Equatorial Guinea , và Malawi ; đồng ở Congo , Kazakhstan , và Nambia; sắt ở Liberia và Somalia ; manganese ở Burkina Fasco, Cam Bốt, và Gabon ; chì ở Cuba và Tanzania ; zinc ở Algeria , Kennya , Nigeria , và Zambia , thì đâu còn gì cho các xưởng ở Cincinnati và Memphis và Pittsburgh —và Munich và Yokohama và Seoul .
Chuyện Tàu “cấm vận” khiến xe hơi tương lai sẽ được sản xuất ở Lan Châu ( Lanzhou ) và Vu Hồ ( Wuhu ) thay vì ở Detroit và Huntsville ; máy bay tương lai sẽ được sản xuất ở Binzhou và Thẩm Dương ( Shenyang ) thay vì ở Seattle và Wichita ; chíp máy vi tính tương lai sẽ được làm tại Đại Liên ( Dalian ) và Thiên Tân (Tianjin) thay vì tại Silicon Valley; và thép của thế kỷ 21 sẽ được sản xuất ngày càng nhiều hơn ở Đường Sơn (Tangshan) và Vũ Hán (Wuhan) thay vì ở Birmingham, Alabama, và Granite City, Illinois .
Đây chắc chắn không phải là cách thị trường tự do và sự hợp tác thương mại quốc tế hoạt động. Và tất cả chúng ta đáng lẽ phải nổi nóng với chuyện đang xảy ra này. Nhưng trong các phòng họp chính trị ở Berlin, Tokyo, và Washington, thái độ của các chính khách có vẻ ngày càng giống như Rhett Butler trong phim Cuốn Theo Chiều Gió: “Anh nói thiệ tcưng nghe, anh chẳng thèm để ý.”
Bằng cách thiết lập các thuộc địa ở Phi Châu, Á Châu, và sân sau của Hoa Kỳ là Nam Mỹ, Tàu càng ngày thâu tóm càng nhiều tài nguyên của thế giới. Kế hoạch này cho Tàu ở vị thế độc quyền về tài nguyên với giá thấp nhất—và như vậy Tàu có lợi thế cạnh tranh với Mỹ và với cả thế giới.
Thực ra kế hoạch thâu tóm tài nguyên thế giới của Tàu cũng tương đương với việc cấm vận tài nguyên đối với các quốc gia khác trên thế giới.
Vì khi Tàu kiểm soát bauxite ở Brazil , Equatorial Guinea , và Malawi ; đồng ở Congo , Kazakhstan , và Nambia; sắt ở Liberia và Somalia ; manganese ở Burkina Fasco, Cam Bốt, và Gabon ; chì ở Cuba và Tanzania ; zinc ở Algeria , Kennya , Nigeria , và Zambia , thì đâu còn gì cho các xưởng ở Cincinnati và Memphis và Pittsburgh —và Munich và Yokohama và Seoul .
Chuyện Tàu “cấm vận” khiến xe hơi tương lai sẽ được sản xuất ở Lan Châu ( Lanzhou ) và Vu Hồ ( Wuhu ) thay vì ở Detroit và Huntsville ; máy bay tương lai sẽ được sản xuất ở Binzhou và Thẩm Dương ( Shenyang ) thay vì ở Seattle và Wichita ; chíp máy vi tính tương lai sẽ được làm tại Đại Liên ( Dalian ) và Thiên Tân (Tianjin) thay vì tại Silicon Valley; và thép của thế kỷ 21 sẽ được sản xuất ngày càng nhiều hơn ở Đường Sơn (Tangshan) và Vũ Hán (Wuhan) thay vì ở Birmingham, Alabama, và Granite City, Illinois .
Đây chắc chắn không phải là cách thị trường tự do và sự hợp tác thương mại quốc tế hoạt động. Và tất cả chúng ta đáng lẽ phải nổi nóng với chuyện đang xảy ra này. Nhưng trong các phòng họp chính trị ở Berlin, Tokyo, và Washington, thái độ của các chính khách có vẻ ngày càng giống như Rhett Butler trong phim Cuốn Theo Chiều Gió: “Anh nói thiệ tcưng nghe, anh chẳng thèm để ý.”
Dân Con Rồng Tràn Ngập Đại Lục Đen. Không cần biết
Tàu nói gì, thực tế rõ ràng là không phải chỉ có kỹ sư và khoa học gia Tàu đến
Phi Châu. Nông dân cũng đến luôn. Đúng là thực dân kiểu mới. Hoàn toàn không có
đạo đức, không có giá trị gì cả.—Mustafa al-Gindi, Thành viên Nghị Viện Ai Cập.
Trong khi Tàu phát triển và các
nước sản xuất khác có nguy cơ xuống dốc, các thuộc địa mới của Tàu như Angola
và Zimbabwe vẫn trong tình trạng đói nghèo, và thường bị nội chiến. Mặc dù các
thuộc địa này có nhiều tài nguyên thiên nhiên, sự đói nghèo và xung đột ở Phi
Châu là kết quả trực tiếp do sự tráo trở của Tàu. Lúc đầu Tàu hứa hẹn cho vay
tiền để xây dựng hạ tầng cơ sở, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa
phương. Nhưng khi khởi công thì Tàu lại xuất cảng đội quân cả triệu công nhân
qua để làm. Thay vì thuê kiến trúc sư, kỹ sư, công nhân, xe tải, tại địa
phương, Tàu đưa dân Tàu qua tối đa, chỉ thuê dân địa phương ở mức tối thiểu.
Tác giả của quyển sách Safari Của
Tàu (China Safari) mô tả tình trạng ở Sudan như sau: Người Tàu khoan dầu
và bơm dầu vào ống dẫn của Tàu đưa lên tàu của Tàu để chở về Tàu dưới sự bảo vệ
của nhân viên Tàu. Công nhân Tàu làm đường làm cầu và xây đập nước khổng lồ
khiến nhiều chục ngàn dân địa phương và nhiều ngàn điền chủ phải di tản. Nông
dân Tàu tự sản xuất thực phẩm cung cấp cho đội quân lao động Tàu, hoặc nhập
cảng các thực phẩm khác từ Tàu. Tàu cũng trang bị vũ khí cho các lãnh tụ tồi tệ
địa phương để phạm tội ác với con người, và bảo vệ cái chế độ đó trong Hội Đồng
Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Và đây là âm mưu của Tàu mà ít ai
để ý. Ngoài mục đích thâu tóm tài nguyên và chiếm lĩnh thị trường mới, Bắc Kinh
còn có kế hoạch xuất cảng nhiều triệu dân Tàu qua các xứ thuộc địa ở Phi Châu
và Nam Mỹ để giảm sức ép do dân số quá đông ở Tàu. Trong quyển China Safari,
một khoa học gia Tàu giải thích kế hoạch đổ bộ dân Tàu như sau: Chúng tôi có
600 con sông ở Tàu mà hết 400 sông kể như chết vì ô nhiễm trầm trọng… Chúng tôi
phải dời ít nhất 300 triệu dân qua Phi Châu thì may ra mới giải quyết được tình
trạng.
Và đây là một thí dụ nhỏ về việc
Tàu chơi ép để xuất cảng dân qua Đại Lục Đen: Khi Nambia không thể trả nợ, mấy
tay cho vay cắt cổ ở Bắc Kinh ép Nambia phải nhận nhiều ngàn gia đình Tàu qua
định cư. Bí mật này được tiết lộ bởi WikiLeaks; và không cần nói cũng biết là
khi tin này xì ra, dân Nambia vô cùng phẫn nộ.
Có thể bạn cũng nổi điên nếu Tàu
ép Mỹ phải nhận di dân như vậy. Thử nghĩ xem, nếu vài tỉ đô la có thể khiến Tàu
đưa được vài ngàn gia đình qua định cư ở Nambia, thì nước Mỹ phải nhận bao
nhiêu trăm ngàn dân Tàu để trừ số nợ hai ngàn tỉ? Các tiểu bang như Montana và
Wyoming còn rộng lắm mà phải không?
Sau đây là sự mô tả của nhà báo
có tiếng Andrew Malone về kế hoạch biến Phi Châu thành của Tàu:
Một cách âm thầm, 750.000 dân Tàu
đã định cư ở Phi Châu trong thập niên qua. Và vẫn tiếp tục. Kế hoạch này đã
được các giới chức Tàu tính toán cẩn thận. Một chuyên gia ước tính là Tàu cần
phải đưa ba trăm triệu dân qua Phi Châu để giải quyết nạn nhân mãn và ô nhiễm.
Kế hoạch có vẻ như đang tiến hành
tốt đẹp. Cờ Tàu đang bay khắp nơi ở Phi Châu. Những hợp đồng béo bở đang được
ký kết để mua các thương phẩm như dầu, platinum, vàng, và khoáng chất. Các tòa
đại sứ mới đang được xây và các đường bay đang được thành lập. Thành phần
thượng lưu Tàu ở Phi Châu hiện diện khắp nơi, đi mua sắm ở những cửa hàng đắt
tiền, lái xe Mercedes và BMW, cho con học trường tư riêng biệt…
Ở khắp nơi trên đại lục đẹp đẽ
này, dân Tàu đang tràn vào như cơn nước lũ… Các khu đô thị biệt lập có hàng rào
bao bọc đang mọc lên khắp nơi. Người da đen không được bén mảng. Ngay cả những
quần áo đặc thù Phi Châu bày ở tiệm cũng được nhập cảng từ Tàu, mang nhãn “Made
in China .”
Từ lời nhận xét gay gắt trên của
Malone, bạn có thể thấy được phần nào rằng Tàu không chỉ xuất cảng công nhân
xây dựng qua Phi Châu, Á Châu, và Nam Mỹ, mà Tàu còn đưa qua nông dân, thương
nhân, và cả gái điếm!
Để dễ cảm nhận được sự xâm chiếm
đất đai của Tàu, ta hãy giả sử rằng chính phủ Mỹ tịch thu vài triệu mẫu đất
canh tác tốt ở Iowa và Nebraska đem cho Tàu, đuổi nông dân ở đó đi chỗ khác
chơi, rồi phân chia vùng cho Tàu ở riêng, ăn uống riêng. Bạn thử nghĩ xem dân
Mỹ sẽ phẫn nộ lên tới mức nào? Đó chính là điều đang xảy ra ở Phi Châu, nơi đã
có hơn một triệu nông dân Tàu. Đúng vậy, hơn một triệu nông dân Tàu đang cày
đất Phi Châu sản xuất thực phẩm để xuất cảng ngược về Tàu nuôi dân Tàu—ngay
trong khi dân địa phương đang đói nghèo.
Đây là một sự thực cay đắng trong
việc chiếm đất Phi Châu của Tàu: Theo tuần báo The Economist, Tàu đã chiếm hơn
7 triệu mẫu dầu cọ (palm oil) tốt của Congo để làm xăng hữu cơ.
Ở Zambia các nông trại Tàu đã sản
xuất một phần tư số trứng được tiêu thụ ở thủ đô Lusaka . Ở Zimbabwe , theo báo
Weekly Standard thì chế độ của Mugabe đã cho không Tàu những trang trại trước
kia của người da trắng. Trong khi đó Con Ngựa Thành Troy mang cái tên mai mỉa
“Nông Trại Hữu Nghị” đang được xử dụng ở các xứ như Gabon , Ghana , Guinea ,
Mali , Mauritania , và Tanzania để chiếm những khu nhỏ hơn hầu tránh bị để ý.
Chiếm Thị Trường Phi Châu và Châu Mỹ
La Tinh. Cùng với cơn lũ nông dân Tàu, nhiều đợt con buôn Tàu
cũng tràn vào Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh. Một số mang theo cơn lũ hàng Tàu vào
các thành phố lớn như Kinshasa , Kampala , Lagos , Lima , và Santiago . Một số
khác mạo hiểm hơn, đến lập nghiệp ở các nơi xa xôi đang có các công trình xây
cất của Tàu khắp Phi Châu và Nam Mỹ.
Về chuyện gái điếm Tàu thì, giống
như các công ty Tàu hạ giá thật thấp để tiêu diệt đối phương, các cô sống về
đêm ở các quán rượu và nhà chứa cũng dùng cách rẻ tiền để loại đối thủ cạnh
tranh. Các tác giả của quyển China Safari mô tả về tình trạng ở xứ nhiều gỗ
Cameroon như sau:
“Gái điếm Tàu chỉ đòi có 2,000
CFA (4.25 đô la) trong khi các cô địa phương thì phải trên 5,000 mới chịu lên
giường.”
Và đây lại thêm một chi tiết buồn
cười nữa về lý do kinh tế khiến dân Tàu bỏ xứ ra đi: Khi cảnh sát giải thoát
được một nhóm các cô do các tay buôn người đưa vào Congo-Brazzaville để làm
điếm, những cô này lại nhất định đòi ở lại. Lý do là các cô kiếm được khá tiền
hơn và được đối xử tốt hơn khi ở quê nhà Tứ Xuyên (Sichuan ). Thì ra làm điếm ở
xứ Congo xa xôi còn khá hơn làm ruộng ở quê Rồng.
Tàu Xuất Cảng Sàn Gỗ Giết
Người, Rác Độc Hại. Các công ty Tàu trả lương công
nhân rất thấp và bắt họ làm việc nhiều giờ; làm sao đòi hỏi họ làm tốt hơn ở
nước ngoài? Với 6,700 công nhân mỏ bị tai nạn chết mỗi năm (17 người một
ngày)…làm sao trông mong được các công ty Tàu làm khá hơn ở các nơi khác trên
thế giới? Tàu đã tàn phá hệ sinh thái nước Tàu trong quá trình hiện đại hóa
nhanh chóng; làm sao ta có thể tin là Tàu sẽ tôn trọng môi trường như các nước
Tây Phương?—Weran Jiang, Đại Học Alberta
Với công nhân xây dựng, lái buôn,
gái điếm, nông dân, hoặc cơn lũ hàng rẻ tiền đang khiến các cơ sở thương mại
địa phương phải dẹp tiệm, Tàu đang xuất cảng các vấn nạn kinh tế và môi trường
của họ qua các thuộc địa mới, đồng thời đẩy người dân bản xứ sâu vào hàng ngũ
những người nhận cứu trợ hoặc phải đi ăn xin. Nhưng đây không phải là những
hàng xuất cảng duy nhất.
Tàu cũng đang xuất cảng sự coi
thường công nhân và sự coi thường môi trường. Như giáo sư Weran Jiang đã nói
rõ, không có gì phải ngạc nhiên. Bởi vì các kế hoạch gia Tàu ở Bắc Kinh còn
chẳng chịu bảo vệ công nhân và môi trường của chính họ, thì làm sao trông mong
là họ tử tế với mấy nơi khác như mỏ cobalt ở Congo, rừng ở Gabon, mỏ bạc ở Peru
, hay mỏ đồng ở Zambia?
Sự trân tráo của Tàu khi tàn phá
đất thuộc địa có vẻ như không có giới hạn. Ta hãy xem chuyện gì đã xảy ra khi
công ty quốc doanh thuộc hàng lớn nhất của Tàu là Sinopec vào Gabon để tìm dầu.
Năm 2002 chính phủ Gabon đã phân định một phần tư diện tích quốc gia toàn rừng
nguyên sinh là vùng thiên nhiên cần được bảo vệ. Nhưng khi Sinopec vào Gabon
tìm dầu, Sinopec bắt đầu ngay giữa khu rừng, đào bới ủi đất làm đường chằng
chịt ngang dọc, đặt mìn tàn phá bừa bãi—mà chỉ bị chính quyền khẻ tay nhẹ.
Cũng như “kim cương máu” để mua
vũ khí Tàu tàn sát người dân vô tội ở Congo , tiền bán gỗ cho Tàu được dùng để
tài trợ và mua vũ khí cho cuộc nội chiến đẫm máu.
Người Hùng Trên Yên Ngựa Đâu
Rồi? Ở Nambia khi công nhân bị đối xử tệ lên tiếng than phiền thì bị
bảo: “hãy cố chịu đựng để đời con cháu được khá hơn.” Ở Kenya , khi bị hạn hán
trầm trọng, dân chúng chặn công nhân làm đường để đòi được lấy nước uống từ một
cái giếng duy nhất trong khu vực Tàu đang thi công.—Africa News
Không khí sợ hãi và ghê tởm bao
trùm các xưởng và mỏ của các ông chủ Tàu ở Phi Châu và Nam Mỹ, vì giống như ở
Tàu, làm việc nhiều giờ, lương thấp, thiếu an toàn, và những ông xếp tàn
ác—cùng với việc đổ bừa bãi đủ thứ chất thải độc hại vào môi trường chung
quanh.
Chút chi tiết đẫm máu: Khi các công
nhân ở mỏ than Collum Coal Mine miền Nam Zambia lên tiếng than phiền về lương
thấp và điều kiện làm việc thiếu an toàn, ông xếp Tàu hung bạo dùng súng
shotgun bắn gục 11 người. Người hùng trên yên ngựa của Clint Eastwood đâu rồi?
Vụ bắn này không phải là riêng
lẻ. Chỉ vài tháng trước đó ở một mỏ khác ở Zambia, cuộc đình công trở thành
cuộc bạo động khi một xếp Tàu bắn vào đám đông. Dĩ nhiên Bộ Ngoại Giao ở Bắc
Kinh gọi cuộc thảm sát chỉ là “sự sai lầm.” Bạn nghĩ sao?
Sự Vô Đạo Đức Của Tàu Làm Hại Tây
Phương. Trong 640 triệu vũ khí nhẹ lưu hành trên thế giới, khoảng 100
triệu ở Phi Châu.-Baffour Dokyi Amoa, Pambuzaka News
Dù bị thiệt hại đủ thứ, câu hỏi
là tại sao nhiều nước Phi Châu, Á Châu, và Châu Mỹ La Tinh lại mở rộng vòng tay
với Tàu? Có nhiều câu trả lời tùy vào xứ đó thuộc loại nào.
Loại địa ngục Phi Châu nơi lãnh tụ là những kẻ vũ trang, sát nhân, hoặc những lãnh tụ “dân chủ” trá hình với thùng phiếu bị tráo, dân bị bầu dưới họng súng. Những chế độ đểu cáng: Angola, Sudan, Zimbabwe luôn ở đầu bảng.
Ở những xứ này và nhiều xứ Phi Châu và Nam Mỹ khác, nơi nền dân chủ yếu và lãnh tụ quân sự mạnh, thực dân Tàu áp dụng khẩu hiệu lạnh xương sống do chính Thủ Tướng Tàu Ôn Gia Bảo thốt ra ở nghị viện Gabon: “Chỉ buôn bán thôi, không có điều kiện chính trị gì cả.”
Loại địa ngục Phi Châu nơi lãnh tụ là những kẻ vũ trang, sát nhân, hoặc những lãnh tụ “dân chủ” trá hình với thùng phiếu bị tráo, dân bị bầu dưới họng súng. Những chế độ đểu cáng: Angola, Sudan, Zimbabwe luôn ở đầu bảng.
Ở những xứ này và nhiều xứ Phi Châu và Nam Mỹ khác, nơi nền dân chủ yếu và lãnh tụ quân sự mạnh, thực dân Tàu áp dụng khẩu hiệu lạnh xương sống do chính Thủ Tướng Tàu Ôn Gia Bảo thốt ra ở nghị viện Gabon: “Chỉ buôn bán thôi, không có điều kiện chính trị gì cả.”
Với chủ trương này, Tàu làm ăn
với bất cứ chính quyền ngoại quốc nào mà không cần biết chính quyền ấy tàn ác
bạo ngược, thối nát đến đâu. Tàu hoàn toàn không hề chỉ trích, không đặt điều
kiện nào về nhân quyền hay sổ sách minh bạch.
Vậy ta có thể thấy rằng chủ trương vô đạo đức của Tàu trong lãnh vực ngoại giao cho Tàu lợi thế rất lớn so với các nước văn minh như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật. Những nước văn minh hành động riêng lẻ hay qua cơ chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc, dùng các vũ khí ngoại giao như cấm vận kinh tế, phong tỏa tài khoản, cắt viên trợ buộc các bạo chúa bớt hung hăng. Nhưng trong khi các nước văn minh tạo sức ép lên các bạo chúa thì Tàu lén luồn vào bằng cửa sau.
Khi Mỹ ngưng giao thương với Sudan vì quân đội Ả Rập của nước này đang giết người da đen ở Darfur ; khi Liên Hiệp Quốc cấm vận vũ khí đối với Ivory Coast hay Sierra Leone ; khi Âu Châu cố gắng tạo sức ép lên Eritrea hay Somalia ; ngay cả khi gần như toàn thế giới đang đòi lãnh tụ độc tài Robert Mugabe của Zimbabwe phải tôn trọng kết quả cuộc bầu cử, thì Bắc Kinh lợi dụng cơ hội nhẩy vào, cung cấp cho các bạo chúa này đủ thứ, từ vũ khí cá nhân và chiến đấu cơ phản lực đến máy vi tính và các phương tiện truyền thông.
Thí dụ cụ thể về việc “đổi máu lấy dầu” ở Dafur, trong đó vũ khí dùng để tàn sát dân là do Tàu cung cấp. BBC mô tả trong tài liệu “Cánh Đồng Thảm Sát Mới” như sau: Nhiều ngàn phụ nữ và trẻ em bị hiếp dâm có tổ chức ở Dafur trong khi chồng, anh, con trai họ bị giết thê thảm… Chính quyền thả bom trước rồi lính tràn vào làng mạc Phi Châu trên lưng lạc đà, ngựa, và xe tải… Nhiều làng bị tấn công tới năm lần.
Một phụ nữ tên Kalima… khóc than gọi chồng khi chồng bị đám lính giết, đứa con 3 tuổi trên tay cô bị đám lính giật ra thiêu sống tại chỗ. Bản thân cô bị đè ra hiếp dâm tập thể.
Vậy ta có thể thấy rằng chủ trương vô đạo đức của Tàu trong lãnh vực ngoại giao cho Tàu lợi thế rất lớn so với các nước văn minh như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật. Những nước văn minh hành động riêng lẻ hay qua cơ chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc, dùng các vũ khí ngoại giao như cấm vận kinh tế, phong tỏa tài khoản, cắt viên trợ buộc các bạo chúa bớt hung hăng. Nhưng trong khi các nước văn minh tạo sức ép lên các bạo chúa thì Tàu lén luồn vào bằng cửa sau.
Khi Mỹ ngưng giao thương với Sudan vì quân đội Ả Rập của nước này đang giết người da đen ở Darfur ; khi Liên Hiệp Quốc cấm vận vũ khí đối với Ivory Coast hay Sierra Leone ; khi Âu Châu cố gắng tạo sức ép lên Eritrea hay Somalia ; ngay cả khi gần như toàn thế giới đang đòi lãnh tụ độc tài Robert Mugabe của Zimbabwe phải tôn trọng kết quả cuộc bầu cử, thì Bắc Kinh lợi dụng cơ hội nhẩy vào, cung cấp cho các bạo chúa này đủ thứ, từ vũ khí cá nhân và chiến đấu cơ phản lực đến máy vi tính và các phương tiện truyền thông.
Thí dụ cụ thể về việc “đổi máu lấy dầu” ở Dafur, trong đó vũ khí dùng để tàn sát dân là do Tàu cung cấp. BBC mô tả trong tài liệu “Cánh Đồng Thảm Sát Mới” như sau: Nhiều ngàn phụ nữ và trẻ em bị hiếp dâm có tổ chức ở Dafur trong khi chồng, anh, con trai họ bị giết thê thảm… Chính quyền thả bom trước rồi lính tràn vào làng mạc Phi Châu trên lưng lạc đà, ngựa, và xe tải… Nhiều làng bị tấn công tới năm lần.
Một phụ nữ tên Kalima… khóc than gọi chồng khi chồng bị đám lính giết, đứa con 3 tuổi trên tay cô bị đám lính giật ra thiêu sống tại chỗ. Bản thân cô bị đè ra hiếp dâm tập thể.
Vậy khi chúng ta ở các nước tự do
dân chủ tôn trọng đạo đức thì Tàu lợi dụng cơ hội để thu hoạch kinh tế, bằng
cách cung cấp AK47 cho nhiều ngàn lính trẻ con Phi Châu ở Liberia, Nigeria,
Sierra Leone khi máy ủi đất của Tàu vùi nhiều ngàn tử thi dưới những cánh
đồng thảm sát ở Dafur.
Còn Nước Úc? Thế Giới Sụp Đổ. Công ty China
Guangdong Nuclear Power Holding Co… muốn mua quyền kiểm soát công ty Energy
Metals Ltd. của Úc với giá 83.6 triệu đô la Úc.
Đây là một phần làn sóng đầu tư của Tàu vào tài nguyên thiên nhiên của Úc. Việc công ty quốc doanh CGNPH muốn mua 70% chương trình khai thác uranium của Bigrlyi ở khu vực phía bắc nước Úc là dấu hiệu đầu tiên cho thấy Tàu muốn lấn vào nước sản xuất uranium lớn nhất thế giới.
Tàu tỏ ý muốn mua công ty Úc giữa lúc liên hệ Úc-Tàu xuống mức thấp. Tháng rồi Tàu giam giữ bốn nhân viên Anh-Úc của công ty Rio Tinto Ltd., trong đó có công dân Úc Stern Hu, với tội hối lộ và vi phạm bí mật quốc gia. Nhiều chính trị gia và bình luận gia không an tâm với việc Tàu muốn đầu tư lớn vào khu vực khai thác mỏ của Úc.
Đây là một phần làn sóng đầu tư của Tàu vào tài nguyên thiên nhiên của Úc. Việc công ty quốc doanh CGNPH muốn mua 70% chương trình khai thác uranium của Bigrlyi ở khu vực phía bắc nước Úc là dấu hiệu đầu tiên cho thấy Tàu muốn lấn vào nước sản xuất uranium lớn nhất thế giới.
Tàu tỏ ý muốn mua công ty Úc giữa lúc liên hệ Úc-Tàu xuống mức thấp. Tháng rồi Tàu giam giữ bốn nhân viên Anh-Úc của công ty Rio Tinto Ltd., trong đó có công dân Úc Stern Hu, với tội hối lộ và vi phạm bí mật quốc gia. Nhiều chính trị gia và bình luận gia không an tâm với việc Tàu muốn đầu tư lớn vào khu vực khai thác mỏ của Úc.
—The Wall Street Journal
Điều ngạc nhiên về kế hoạch thực
dân của Tàu là làm sao ngay cả các nền kinh tế phát triển và có cơ cấu dân chủ
vững mạnh như Úc, Brazil, Nam Phi, cũng bị đồng tiền Tàu lôi kéo.
Ta hãy xem nước Úc. Dân Úc có trình độ giáo dục cao, tay nghề vững, gần như có đủ loại tài nguyên thiên nhiên cần thiết để trở thành trung tâm kỹ nghệ mạnh. Nhưng thay vì phát triển các ngành kỹ nghệ xử dụng tài nguyên sẵn có để sản xuất hàng tiêu dùng, các lãnh đạo thiển cận lại cho Tàu vào mua tài nguyên, đào những kho tàng khổng lồ để đem về các xưởng của Tàu.
Chỉ vài năm qua, các công ty Tàu như Yangzhou Coal Mining, China Minmetals, Hunan Valin Steel & Iron, China Metalurgical, và Shanghai Baosteel, đã được những hợp đồng khai thác tài nguyên vĩ đại. Dù trong ngắn hạn vài trăm gia đình thượng lưu Úc bỗng giàu to, nhưng về đường dài nước Úc sẽ lâm cảnh nghèo khó khi các mỏ bị vét sạch.
Ngay cả ngắn hạn nước Úc đang bị thiệt thòi. Bởi sau khi Tàu dùng nguyên liệu của Úc sản xuất thành hàng hóa rồi đem ngược trở qua Úc bán, Úc bị thâm thủng mậu dịch với Tàu dù Úc có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Cả hai nước Brazil và Nam Phi cũng tương tự–nhưng yếu hơn. Cả hai đều ngồi trên những kho tàng phong phú. Cả hai đều có giới trung lưu và đều có nhiều cơ hội gia nhập hàng ngũ những nước kỹ nghệ. Nhưng cả hai lại cho Tàu lấy quá nhiều tài nguyên thiên nhiên và vì vậy bị thâm thủng mậu dịch với Tàu.
Chẳng hạn như Brazil, chỉ ngành dầu lửa, công ty quốc doanh Sinopec Tàu đổ vào 7 tỉ đô la để mua phần lớn số dầu dự trữ khổng lồ ở Santos Basin, đó không phải là điều duy nhất: Sinopec còn cho công ty Petrobras của chính phủ Brazil vay 10 tỉ dô la để đổi lại, Sinopec được quyền mua 10,000 thùng dầu thô mỗi ngày trong 10 năm với giá thấp, dưới mức đáy. John Pomfret của báo The Washington Post đã vẽ bức tranh toàn cảnh “Chinamax” như sau:
Ta hãy xem nước Úc. Dân Úc có trình độ giáo dục cao, tay nghề vững, gần như có đủ loại tài nguyên thiên nhiên cần thiết để trở thành trung tâm kỹ nghệ mạnh. Nhưng thay vì phát triển các ngành kỹ nghệ xử dụng tài nguyên sẵn có để sản xuất hàng tiêu dùng, các lãnh đạo thiển cận lại cho Tàu vào mua tài nguyên, đào những kho tàng khổng lồ để đem về các xưởng của Tàu.
Chỉ vài năm qua, các công ty Tàu như Yangzhou Coal Mining, China Minmetals, Hunan Valin Steel & Iron, China Metalurgical, và Shanghai Baosteel, đã được những hợp đồng khai thác tài nguyên vĩ đại. Dù trong ngắn hạn vài trăm gia đình thượng lưu Úc bỗng giàu to, nhưng về đường dài nước Úc sẽ lâm cảnh nghèo khó khi các mỏ bị vét sạch.
Ngay cả ngắn hạn nước Úc đang bị thiệt thòi. Bởi sau khi Tàu dùng nguyên liệu của Úc sản xuất thành hàng hóa rồi đem ngược trở qua Úc bán, Úc bị thâm thủng mậu dịch với Tàu dù Úc có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Cả hai nước Brazil và Nam Phi cũng tương tự–nhưng yếu hơn. Cả hai đều ngồi trên những kho tàng phong phú. Cả hai đều có giới trung lưu và đều có nhiều cơ hội gia nhập hàng ngũ những nước kỹ nghệ. Nhưng cả hai lại cho Tàu lấy quá nhiều tài nguyên thiên nhiên và vì vậy bị thâm thủng mậu dịch với Tàu.
Chẳng hạn như Brazil, chỉ ngành dầu lửa, công ty quốc doanh Sinopec Tàu đổ vào 7 tỉ đô la để mua phần lớn số dầu dự trữ khổng lồ ở Santos Basin, đó không phải là điều duy nhất: Sinopec còn cho công ty Petrobras của chính phủ Brazil vay 10 tỉ dô la để đổi lại, Sinopec được quyền mua 10,000 thùng dầu thô mỗi ngày trong 10 năm với giá thấp, dưới mức đáy. John Pomfret của báo The Washington Post đã vẽ bức tranh toàn cảnh “Chinamax” như sau:
Dọc theo dải cát vàng dài 175 dặm
ở bờ biển Dại Tây Dương phía bắc Rio de Janeiro, Tàu đang xây dựng một thực thể
kinh tế mới. Đi qua khỏi những hải cảng lớn nơi những tàu khổng lồ của Tàu đang
lấy quặng sắt hoặc lấy dầu chở về Bắc Kinh, là một thành phố lớn gấp đôi
Manhattan với các hãng xưởng đang mọc lên. Nhiều công trình này được xây dựng
với tiền đầu tư của Tàu: xưởng luyện thép, công ty vận chuyển, xưởng xe hơi,
xưởng sản xuất dụng cụ khai thác dầu và khí đốt… Sự đầu tư vào Brazil cho thấy
kế hoạch “hướng ngoại” của Tà để bảo đảm nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên
và để làm chậm sự phát triển của các công ty thuộc chính quyền địa phương.
Tổng Thống Nam P Thabo Mbeki tỏ ý
lo ngại về sự xâm lấn của thực dân Tàu: “Nếu Nam Phi chỉ xuất cảng nguyên liệu
thô qua Tàu và nhập cảng hàng đã thành phẩm từ Tàu, Phi Châu sẽ bị kẹt mãi mãi
trong điều kiện kém phát triển.”
Dù là nước Úc văn minh, Congo
loạn lạc, Nam Phi đang phát triển, Zimbabwe độc tài, tất cả cùng giống nhau ở
điểm: Tàu đang bóc lột có kế hoạch các kho báu của họ.
Sau khi các kho báu bị cưa, bị
xúc, bị hốt sạch, những thuộc địa này chỉ còn là những vỏ rỗng, không còn cơ
hội trở thành quốc gia kỹ nghệ với khả năng tạo nhiều việc làm mà đúng ra
họ có thể hưởng nếu không là thuộc địa của Tàu.
Đại Bàng Mỹ Biến Thành Chim Bồ Câu
Lớn Nhất Thế Giới. Con Rồng sản xuất rất tham ăn. Con Rồng thuộc địa
không ngưng nghỉ. Đại Bàng Mỹ thì ngủ quên.
—Ron Vara
Kết quả sau cùng là Tàu có kế
hoạch chiếm đủ nguyên liệu cho các nhà máy Tàu chạy đều. Còn thế giới thì
không.
Trong khi đội quân triệu người
của Tàu tràn đi khắp Phi Châu, Á Châu, và Châu Mỹ La Tinh để thực hiện kế hoạch
thâu tóm tài nguyên và chiếm lĩnh thị trường,
Đại Bàng Mỹ vẫn còn đậu dưới đất,
Âu Châu không dám đối diện sự thật, và Nhật Bản thì bất lực vì quá sợ hãi.
Nhưng trước kia đâu đến nỗi như vậy — ít ra là với nước Mỹ.
Nước Mỹ đã từng là bậc thầy trong
việc sử dụng “sức mạnh mềm” trên thế giới qua các công tác cứu trợ, ngoại giao,
và viện trợ quân sự.
Nhưng giờ thì Đại Bàng Mỹ đã biến
thành chim bồ câu; chúng ta đang gửi Peace Corps đến giúp những quốc gia mắc nợ
ít hơn chúng ta, và chúng ta đang núp trong những trại lính ở những xứ mà chúng
ta không nên đến.
Đã đến lúc chúng ta và thế giới
phải tỉnh dậy, đứng lên chống lại đế quốc thực dân đang hiện diện ngay giữa
chúng ta.
Một lần nữa, như Peter Finch đã
nói một cách hùng hồn rằng, thế giới văn minh phải mở tung cánh cửa phía Đông
mà gào to lên rằng, “Giận lắm rồi, không thể nào chịu nổi nữa.”
Bởi vì nếu chúng ta không vùng
lên, “việc cấm vận” tài nguyên thiên nhiên mà Tàu đang áp dụng trên thế giới
qua kế hoạch thực dân sẽ là dây thòng lọng siết cổ tất cả các nền kinh tế thế
giới.
Với thời gian, khi đế quốc Tàu
ngày càng thâu tóm nhiều hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm để thỏa
mãn cơn thèm khát của Tàu, dây thòng lọng càng siết chặt vào cổ Mỹ, Âu Châu,
Nhật , Nam Hàn, và các nước khác.
Peter W. Navarro & Greg W. Autry
This email has been checked for viruses by Avast antivirus
software.
www.avast.com |
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks