Đại Học chăn Trâu




Saturday, 30 May 2015

Tướng công an và “quyền im lặng”


Tướng công an và “quyền im lặng”

Quang Chung
Thứ Tư,  27/5/2015, 21:11 (GMT+7)
Phóng to

Thu nhỏ

Add to Favorites

In bài

Gửi cho bạn bè
Một bài viết về "quyền im lặng" trên báo Tuổi Trẻ TPHCM (ảnh minh họa)
(TBKTSG Online) - Là đại biểu Quốc hội nhưng vì sao các tướng công an lại không muốn đưa quy định về “quyền im lặng”, một quyền rất cần thiết cho người dân, vào Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi)?
Chiều nay, 27-5-2015, Quốc hội họp nhóm tại các tổ để thảo luận về dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi). Một trong những vấn đề được các đại hiểu Quốc hội quan tâm, thảo luận đó là “quyền im lặng”  - người bị bắt, trước khi thẩm phải được cho biết rằng người ấy có quyền giữ im lặng, và bất cứ điều gì người ấy nói sẽ được dùng để chống lại người ấy ở tòa án.
Tuy nhiên, ý kiến của các đại biểu đương là tướng công an cho thấy họ không muốn đưa quy định về “quyền im lặng” vào Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi). Thiếu tướng Lê Đông Phong, Phó giám đốc Công an TPHCM, cho rằng lời khai vẫn là một chứng cứ, quy định bị can, bị cáo không khai (được quyền im lặng) “là máy móc, bắt chước nước ngoài”.
Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, nói: “Luật cần đảm bảo quyền dân chủ cho dân nhưng cũng phải tạo điều kiện cho cơ quan tư pháp làm việc, nếu không chúng ta sẽ bó tay trong cuộc đấu tranh chống tội phạm”.
Theo ông Hiếu dự luật quy định, “Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” là “chưa chuẩn lắm”. Vì, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội sẽ làm khó cho hoạt động điều tra.
Giám đốc Công an Thanh Hóa, Thiếu tướng Trịnh Xuyên cho rằng, người bị bắt, bị tạm giữ trước hết phải có quyền và nghĩa vụ trình bày diễn biến và hành vi của mình, có quyền chứng minh mình không phạm tội, đồng thời cũng phải có trách nhiệm nhận hành vi phạm tội của mình trước pháp luật.
“Nêu ra quyền im lặng là rất vô lý, không thể chấp nhận được. Trình độ dân trí và điều kiện của chúng ta hiện nay thì hoàn toàn không phù hợp, gây khó khăn cho các cơ quan đấu tranh bảo vệ pháp luật”, tướng Xuyên nói.
Dù vậy, theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, hiện nay rất nhiều nước coi “quyền im lặng” là một quyền cơ bản của con người. Vì “quyền im lặng” được sử dụng sẽ không còn ai phải tố giác bản thân mình (bảo vệ nhân phẩm con người), cũng như không còn chuyện ép cung…  Do đó, ông Nghĩa đề nghị đưa “quyền im lặng” vào luật, nêu không đưa vào là “hạ thấp quyền người dân Việt Nam xuống”.
Thực ra, “quyền im lặng” nếu được sử dụng sẽ giúp người dân có được một vị thế công bằng với cơ quan điều tra. Vì một điều ai cũng phải thừa nhận là việc chứng minh hành vi phạm tội là nhiệm vụ của cơ quan điều tra chứ không thể là nhiệm vụ của người phạm tội.
Điều đó cho thấy việc các tướng công an không muốn có quy định về “quyền im lặng” trong luật có lẽ họ sợ công việc của cơ quan điều tra (công an) sẽ phải làm nhiều hơn, cực hơn, khó khăn hơn… cho dù nếu có “quyền im lặng” quyền lợi của người dân sẽ được đảm bảo hơn, án oan sai sẽ ít hơn.
Nhưng thiết nghĩ, các vị tướng công an cũng nên nhìn lại: họ là đại biểu Quốc hội, vậy họ đại diện cho ai, cho cử tri, đa số người dân hay cho ngành công an?

Tôi ủng hộ quyền im lặng

Hoàng Xuân Chủ Nhật,  12/10/2014, 12:17 (GMT+7) Phóng to

Thu nhỏ

Add to Favorites

In bài

Gửi cho bạn bè
Ảnh minh họa: báo Tuổi Trẻ TPHCM
(TBKTSG Online) - Tôi ủng hộ quyền im lặng của nghi can khi họ bị bắt cho đến khi có mặt luật sư bào chữa cho họ.
Không chỉ vì ở Việt Nam hiện nay hầu hết người dân vẫn rất e ngại khi đụng đến pháp luật. Do thiếu hiểu biết, do hệ thống pháp luật quá rắc rối và do thực tế thi hành pháp luật ở nước ta cũng đa đoan không kém cho nên "đáo tụng đình" lẽ ra là giải pháp nên được sử dụng nhất khi có tranh chấp thì ngược lại, nhiều người coi đó là việc bất đắc dĩ, chỉ nhắc tới khi đã cùng đường. Lý do khác tôi muốn đề cập là từ phía những cán bộ điều tra. Theo tôi, việc cho nghi can được quyền im lặng cho đến khi có luật sư cũng sẽ giúp ích cho bên điều tra, đồng thời trả lại sự công bằng trong nhìn nhận hoạt động nghề nghiệp của họ.
Thật đau lòng khi ngày càng thường xuyên xuất hiện những lời châm chọc hài hước kiểu "bị can sơ ý chết trong đồn công an". Tôi có nhiều năm làm việc trong tờ báo chuyên về pháp luật, nó giúp tôi quan sát từ nhiều góc độ và các mối quan hệ cá nhân đa dạng với nhiều người làm việc trong ngành. Từ góc độ người dân, tôi phẫn nộ khi đọc các tin tức về nhục hình bị can. Từ nhiệm vụ người làm báo, cùng với những nhà chuyên môn, chúng tôi cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất những giải pháp khả thi nhất có thể để hạn chế và chấm dứt nó. Nhưng tôi cũng có những người bạn thân đang làm công an, và tôi đau đớn cùng bạn mình khi các anh bị hung thủ đâm bằng đủ thứ hung khí, bị chích kim tiêm có máu nhiễm HIV, bị cười cợt thách thức và thất bại sau hàng tháng trời đeo bám thủ phạm.
Một trong số họ đã qua đời từ khá lâu. Khi chúng tôi đến thăm, anh đã bị HIV đến giai đoạn nào tôi không biết, nhưng có lẽ là gần cuối. Da anh sạm lại, chỗ đen chỗ xám, toàn thân nổi đầy những nốt sần ri rỉ máu và mủ, thoảng mùi tanh. Ruồi nhặng vo ve xung quanh bất cứ chỗ nào anh ngồi. Anh là cảnh sát hình sự. Bị một tên cướp trong công viên đâm kim tiêm có máu vào người. Từng bị ba bốn lần nhưng đều xét nghiệm âm tính. Lần này thì...
Vợ anh đạp xe ra đón chúng tôi từ đầu hẻm. Nhỏ nhắn, cân đối, linh hoạt và rạng rỡ, đôi mắt sáng và miệng cười đầy đặn phúc hậu, chị khiến tôi mến ngay từ khi mới gặp. Ngôi nhà anh chị đang ở do cha mẹ anh để lại, ngày xưa cao rộng, giờ càng trống huơ trống hoác, vật trang trí chỉ là mấy tấm hình cưới phóng lớn, hình một nhóc tì con trai kháu khỉnh và vài bức liễn gỗ quý nhắc nhở đã từng có thời vàng son. "Thằng nhỏ đâu?" - tôi hỏi. Chị vẫn cười: "Nội đón về nuôi rồi. Cuối tuần mới dắt về đây chơi chút đỡ nhớ". Trời ơi, hóa ra chị cũng đã đặt một chân bên kia cửa tử, chị cũng đã lây từ anh khi cơn bệnh đang còn ngấm ngầm. Ơn trời phật, cháu bé mới bốn tuổi vẫn khỏe mạnh.
Khoảng năm tháng sau, chúng tôi choáng váng nhận được tin chị qua đời. Không tin được vì chị trông còn khỏe mạnh hơn anh. Lý do: chị không phải chiến sĩ trong ngành nên không được cấp thuốc đặc trị. Sau khi báo chí lên tiếng một thời gian, việc này mới được thay đổi. Nhưng không còn kịp nữa.
Anh còn sống sau chị ít lâu rồi cũng ra đi. Vừa ba mươi mấy tuổi. Trẻ, tử tế và hiền lành.
Ngay khi viết những dòng này, lòng tôi lại quặn lại. Tôi nhớ hồi ấy bên hông ngôi nhà của họ trồng mấy chậu hoa, những bông nho nhỏ màu đỏ thắm lắt lay trong gió rất đẹp. Tôi xin chị hạt giống về trồng trong hành lang nhà mình, nhưng hoa chưa tàn mà cả hai người họ đều đã mất. Đó là một nỗi đau tôi chưa bao giờ nguôi được.
Tôi nghĩ thành thật rằng không có ai chỉ trong một lúc biến thành kẻ ác. Những con quái vật ham thích đánh đập đồng loại chắc cũng có, nhưng cũng như bất cứ cái gì cực đoan, chúng rất ít. Người công an lại có khá nhiều ràng buộc về kỷ luật ngành, vậy tại sao có thể diễn ra những trò nhục hình khiến người ta kinh sợ?
Tôi nghĩ vì công an trước hết cũng là người, họ cũng có những phẫn hận, những căm tức và cả sự bất lực trong công việc. Trong một môi trường thường xuyên bị áp lực cao độ, nếu không được kiểm soát tốt, nó dễ bùng lên thành những phản ứng quá khích và sai đường.
Việc có mặt luật sư của nghi can ngay từ đầu quá trình bắt giữ điều tra, do vậy, là đối trọng cần thiết để tái lập môi trường cân bằng về tâm lý cho cả hai bên: điều tra viên và nghi phạm, đồng thời là sự cảnh cáo thường trực với những hành vi lạm quyền. Muốn vậy, những thủ tục rắc rối hiện tại phải được giải tỏa.
Tương tự, quyền của nghi can được im lặng cho đến khi có luật sư của mình sẽ khiến điều tra viên buộc phải vận dụng trí tuệ và các biện pháp hợp pháp để phá án chứ không phải là dùi cui và quyền lực. Đó là một thứ quyền giản dị, nhưng là quyền của con người.

 

Việt Nam: Quyền nói và quyền im

Nguyễn HùngBBC Tiếng Việt
·         29 tháng 5 2015
Ông Nhất nói ông muốn dấn thân để kêu gọi những người khác 'hãy lên tiếng'
Tuần này trong khi các tướng công an Việt Nam lên báo vì muốn tước quyền im lặng của bị can thì nhân vật có thể coi là 'tướng blogger', ông Trương Duy Nhất, mãn hạn tù.
Lý do ông Nhất bị tù hai năm một phần cũng lại vì ông không chịu im lặng như rất nhiều người khác.
Trả lời phỏng vấn Hồng Nga của BBC một ngày sau khi được tự do, bloggerTrương Duy Nhất nói:
"Có một điều tra viên trực tiếp lấy cung tôi, họ có làm công tác tư tưởng... Họ bảo 'Nói thật, theo cách anh viết, theo cách anh nói thì ai cũng biết cả.
"Nhưng mà nói làm gì anh, anh thấy có được gì không?'
"Tôi chỉ mặt ngay, tôi bảo: 'Ai cũng biết mà không dám nói, tôi mà là bộ trưởng công an tôi sa thải anh ngay."
Ông Nhất cũng nói các quan chức cao cấp nhất mà ông quen biết cũng đã im lặng vì quyền lợi của họ và bỏ mặc ông chịu cảnh tù đày.
Blogger vừa được tự do cho rằng nếu họ nói có thể bản án của ông sẽ không khác đi nhưng nó sẽ góp phần thúc đẩy "tự do dân chủ" và "văn minh" ở Việt Nam.

Quyền im...

Quyền im lặng và quyền được nói có lẽ là hai quyền quan trọng nhất của con người nói chung.
Nhiều chính quyền muốn giới hạn quyền nói khi người dân đang tự do trong khi lại muốn tước đi quyền im lặng khi họ bị xiềng xích.
Chính tại Anh, quê hương của cả quyền im lặng và quyền tự do ngôn luận, chính phủ của Đảng Bảo thủ đang muốn bỏ Luật Nhân quyền nhưng có vẻ sẽ khó được Nghị viện ủng hộ.
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang tại phiên khai mạc Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 ở Hà Nội hồi tháng 10/2011Ông Trần Đại Quang nói Bộ Công an xử lý hơn một triệu bị can trong giai đoạn 2004-2015
Trong bài viết hôm 29/5, luật sư Thái Bảo Anh nói quyền im lặng quan trọng vì các bị can ở vào thế một mình phải đối phó với cả một cơ quan điều tra với "nhân lực, phương tiện, các thông tin được thu thập, kiến thức chuyên môn, thậm chí là cả khả năng sử dụng bạo lực".
Luật sư này cũng đưa ra ví dụ về chuyện "trích dẫn một câu nói không đầy đủ, tách rời hoàn toàn khỏi ngữ cảnh nói có thể khiến câu bị trích có nghĩa ngược hoàn toàn với nguyên bản" và nói thêm:
"Cách thức này đang được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống từ chính trị, ngoại giao, báo chí, đến mạng xã hội chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi điều tra hình sự."
"...Trong tất cả các cách để bảo vệ mình, im lặng tới khi có sự tham gia của luật sư là cách thức bảo vệ đơn giản nhất và có thể áp dụng cho mọi người, mọi tầng lớp dân trí, ở mọi nơi, với mọi cơ sở hạ tầng đang có.
"Do đó, theo quan điểm của tôi, càng ở các nước điều kiện hạ tầng và dân trí còn nhiều bất cập như Việt Nam thì quyền im lặng lại càng cần thiết vì nó là công cụ bảo vệ dễ được áp dụng nhất cho mọi người.
"Và thực tế đã chứng minh là quyền này được các quốc gia khác bắt đầu áp dụng từ thế kỷ 16 với điều kiện kinh tế và dân trí thấp hơn Việt Nam hiện nay rất nhiều."
Ông Thái Bảo Anh cũng nói thêm về khả năng quyền im lặng có thể bảo vệ người vô tội:

"Chúng ta biết rằng một người phạm tội thì chỉ có một, nhưng những người bị tình nghi và điều tra sẽ rất nhiều. Sau khi điều tra hết những nghi can đó, chúng ta có 50% khả năng tìm ra một ai đó chịu trách nhiệm.
"Nhưng không có gì là chắc chắn rằng người chịu trách nhiệm đúng là người thực sự đã gây tội ác. Như vậy, số người vô tội cần được bảo vệ trong một vụ điều tra hình sự lớn hơn nhiều so với kẻ phạm tội phải bị bắt."
Trên thực tế Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang được báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh dẫn lời nói hôm 27/5: "Từ khi có Pháp lệnh năm 2004 được ban hành đến nay, các cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã khởi tố 733.339 vụ án hình sự với trên 1,1 triệu bị can."
Báo Việt Nam cũng đã nêu những trường hợp bị buộc phải khai để đưa bản thân vào án chung thân hay tử hình như vụ của ông Nguyễn Thanh Chấn mà tòa án đã phải xin lỗi và vụ ông Hồ Duy Hải vốn khiến Chủ tịch Trương Tấn Sang phải vào cuộc.
Các tướng công an trong khi đó nói quyền im lặng sẽ gây khó khăn cho công việc của họ.
Thượng Tướng Đặng Văn Hiếu được dẫn lời nói: "...[Q]uy định không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc tự nhận mình có tội thì không chuẩn lắm, làm khó khăn cho hoạt động điều tra.
"Tôi đề nghị quy định lại là người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không bị ép buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình, không bị ép buộc phải nhận mình có tội."

...và quyền nói

Trong những vụ án như của ông Nguyễn Thanh Chấn và Hồ Duy Hải, dù họ không có quyền im lặng, quyền được nói của những người tự do đã khiến họ được xem xét một cách công bằng hơn.
Nhìn rộng ra khỏi khuôn khổ của Việt Nam, nhìn chung người ta khó đánh giá hết được tầm quan trọng của quyền im lặng trước bộ máy công quyền muốn buộc tội và quyền nói để phản đối chính bộ máy đó cho tới khi mình trở thành nạn nhân.
Hiến pháp Hoa Kỳ cấm Quốc hội ra luật ngăn cả tự do ngôn luận
Bằng chứng là khi ủy viên bộ chính trị đầy quyền lực một thời của Trung Quốc Bạc Hy Lại bị đưa ra xét xử, hầu như không ai dám lên tiếng đứng về phía nhân vật này cho dù khi đương chức chắc chắn ông có vô số người ủng hộ.
Ở Hoa Kỳ, để bảo vệ quyền tự do ngôn luận và các quyền tự do khác, sửa đổi đầu tiên đối với Hiến pháp của Hoa Kỳ đã quy định:
"Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình."
Trở lại với Việt Nam, Hoa Kỳ là một trong những nước đầu tiên phản đối bản án hai năm mà chính quyền Hà Nội dành cho ông Trương Duy Nhất khi tòa kết án hồi năm 2014.
Họ cũng liên tục đề nghị Việt Nam hủy bỏ các điều luật hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân trong đó có điều 258 về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" mà ông Nhất bị kết tội.

Đối với ông Nhất, ông nói ông quyết định thách thức pháp luật của Việt Nam để gửi ra thông điệp "hãy lên tiếng" cho nhiều người Việt Nam khác.
Không chính phủ nào thích bị thách thức nhưng cũng không chính phủ nào chịu thay đổi nếu không bị thách thức.
Giữa tuần này tôi đi ngang qua một cuộc biểu tình của hàng trăm người tại quảng trường chính ở London nhằm phản đối các cắt giảm chi tiêu ngân sách của Đảng Bảo thủ.
Một trong những người biểu tình mang theo biểu ngữ có câu trích dẫn của Mahatma Gandhi đại ý nói mỗi người dân có nghĩa vụ đạo đức phải lên tiếng trước những chính sách bất công.
Việt Nam hiện là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016 và chuyện bảo vệ quyền của những người biểu tình nói những gì họ muốn nói và tôn trọng quyền im lặng của họ nếu không may họ bị bắt là chuyện mà nhiều nước trông đợi Việt Nam sẽ làm.

 


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, 29 May 2015

Khi lãnh đạo tôn giáo tôn thờ tội ác

 
  Khi lãnh đạo tôn giáo tôn thờ tội ác


Trần Trung Đạo (Danlambao) - Nhìn bức tượng Hồ Chí Minh ngồi chễm chệ giữa chánh điện, xem buổi lễ mừng sinh nhật của họ Hồ cùng lúc với Đức Thế Tôn thị hiện, đọc những lời nịnh bợ đảng CS một cách trơ trẻn của các lãnh đạo “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”, một người Phật tử có chút nhận thức nào cũng không khỏi lấy làm hổ thẹn trước tình trạng tha hóa trầm trọng của hàng ngũ lãnh đạo “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”.

Đọc lại lịch sử đạo Phật sau khi Đức Bổn Sư nhập diệt để lần nữa nhận ra "Phật Giáo Việt Nam" đang suy tàn tương tự.

Vườn Lộc Uyển (Sarnath) là một trong những Phật tích thiêng liêng nhất của đạo Phật vì đó là nơi Đức Bổn Sư đã giảng những bài pháp đầu tiên dẫn tới thời cực thịnh của Phật Giáo Ấn Độ cho đến thế kỷ thứ bảy, nhưng sau đó Phật Giáo Ấn Độ suy tàn. Ngày nay, di tích Vườn Lộc Uyển chỉ là những đống gạch vụn trong ý nghĩa tinh thần lẫn vật chất. Hàng loạt lý do dẫn tới sự suy tàn của Phật Giáo trong đó có vai trò của đạo Bà La Môn, sự tàn sát của đạo quân Hồi Giáo nhưng một trong những lý do mà chính Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều học giả Phật Giáo đồng ý đó là sự thoái hóa và biến chất của hàng tăng sĩ Phật Giáo thời đó.

Trong tiểu luận Vì sao Phật Giáo suy tàn tại Ấn Độ của nhà nghiên cứu Phật Giáo D.C. Ahir (1928-2012) đã viết: “Chúng ta phải thừa nhận rằng chính những tín đồ Phật Giáo lãnh phần trách nhiệm lớn cho số phận đáng buồn của tôn giáo của họ... Ðức Phật là một vị thầy tôn giáo đầu tiên ở Ấn Ðộ, hay nói đúng hơn là toàn thế giới, cổ vũ những đệ tử của mình đi và đi khắp nơi vì hạnh phúc và lợi ích của nhiều người... Nhưng bất hạnh thay, các tăng sĩ về sau đã không giữ những tiêu chuẩn dành cho họ. Khi các tu viện trở nên giàu có, thì hoạt động chính của họ được coi là đào sâu việc nghiên cứu từ chương thay vì truyền bá Giáo Pháp, tăng sĩ đánh mất sự giao hảo gần gũi với quần chúng, và tương quan giữa tăng sĩ và cư sĩ bị thụt lùi. Các vị Tỳ Kheo trở nên xao lãng và thụ động đối với những mục đích thực tiễn. Ðiều nầy làm cho Phật Giáo suy yếu.”

Đức Đại Lạt Ma, qua tác phẩm Câu chuyện Tây Tạng: Những cuộc trò chuyện với Đức Dalai Lama (The Story of Tibet: Conversations with the Dalai Lama) của Thomas C. Laird, cũng đã giải thích một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy tàn của Phật Giáo là từ các lý do nội tại Phật Giáo: “Tôi nghĩ rằng trong trường hợp Tây Tạng cũng thế, y hệt như trường hợp Ấn Độ, có xu hướng xem xét những nguyên nhân bên ngoài. Khuynh hướng xem xét trước tiên những tác động ngoại lai đã mọc rễ sâu trong đầu con người và khó loại bỏ. Chúng ta chẳng thể làm được gì nhiều về những người khác, về những tác động ngoại lai. Nhưng chính chúng ta, nếu chúng ta không tu hành tốt, không giữ gìn giới luật, thì tôn giáo chúng ta trở thành giả dối. Đây là sự thật. Vậy đây đúng là lịch sử Phật giáo tại Ấn Độ và Tây Tạng”.

Trong tam bảo Phật, Pháp, Tăng, Tăng là những vị mang giáo pháp của Đức Phật đến với con người và do đó Tăng sĩ cũng là những vị trực tiếp có ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đối với tầng lớp cư sĩ Phật Tử. Trong suốt bốn mươi lăm năm gieo rắc hạt giống từ bi, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni dành chuyến hoằng pháp cuối cùng từ thành Vương Xá đến xứ Kusinara để nhắc nhở ba điểm bất di bất dịch của một tu sĩ Phật Giáo: Giới, Định, Huệ. Đi tu để cầu giải thoát cho mình và cứu độ cho đời. Người Phật tử kính trọng tăng không phải chỉ vì chiếc y các thầy đắp mà còn vì hạnh nguyện cao cả các thầy đã chọn.

Từ khi được đảng CSVN thành lập ngày 7 tháng 11 năm 1981 tại chùa Quán Sứ Hà Nội và được xếp vào một trong 37 thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” chỉ là một đoàn thể xã hội giống như các đoàn thể khác trong mặt trận như Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội Châm cứu Việt Nam, Hội nghề cá Việt Nam, Hội Làm vườn Việt Nam, Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam v.v... Một tôn giáo có lịch sử hai ngàn năm truyền thừa và đã đóng góp một phần không nhỏ cho mảnh đất hình chữ S này còn tồn tại trên bản đồ thế giới, được đặt vào vị trí ngang hàng với một hội làm vườn, cắt cỏ nhưng không một lãnh đạo “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” nào phàn nàn hay thắc mắc.

"Huân chương Hồ Chí Minh" 

Sự tuân phục, phụ thuộc của hàng ngũ lãnh đạo “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” vào đảng CS trầm trọng đến mức nhiều văn kiện từ một bài văn, bài báo bình thường cho đến đạo từ quan trọng nhân đại lễ Phật Đản của Pháp Chủ tối cao cũng không quên dành một phần lớn để ca ngợi công ơn cao dày của đảng CS. Đạo từ của Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” công bố nhân mùa Phật Đản Phật Lịch 2556, tháng 5 năm 2012 là một bằng chứng.

Thông điệp Phật Đản lẽ ra là một dịp để nhắc đến công ơn của Đức Phật đã thị hiện trên thế gian để cứu vớt chúng sinh bị đắm chìm trong ô trược, soi rọi ánh sáng từ bi trí tuệ vào nhận thức con người đang lạc loài trong tăm tối vô minh, khơi mạch suối tình thương chảy vào thung lũng hận thù giết chóc. Nhưng không, Đạo từ của Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ, vỏn vẹn chỉ một trang nhưng phân đoạn dài nhất được dành để ghi ơn Đảng Cộng Sản Việt Nam trao tặng cho giáo hội “huân chương Hồ Chí Minh”, các huân chương và bằng khen khác:

“…Trong suốt 30 năm xây dựng và phát triển, Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu Phật sự trên tất cả các lĩnh vực Đạo pháp và Dân tộc cũng như quan hệ đối ngoại Phật sự quốc tế; được Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cộng đồng xã hội đánh giá cao vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhân dịp này, Đảng và Nhà nước đã quyết định trao tặng Huân Chương Hồ Chí Minh lần thứ hai cho Giáo hội, cùng một số chư Tôn đức, Cư sỹ, Phật tử có nhiều thành tựu Phật sự ích đời lợi đạo đã được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Đại đoàn kết Dân tộc, Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ và Chính quyền các cấp. Đây là minh chứng ghi nhận những đóng góp to lớn của giới Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với sự nghiệp Cách mạng của Đảng và của Dân tộc.”

Huân chương để làm gì?

Bằng khen để làm gì?

Là tu sĩ, có gì cao quý hơn vinh dự được mang họ Thích, được đắp y truyền thừa của Phật, được nương tựa vào Chánh Pháp. Danh lợi, quyền lực là một trong những giới cấm tối quan trọng của một bậc xuất gia.

Điều mỉa mai hơn, đạo từ nhằm đề cao danh lợi, đánh bóng quyền lực của một đảng vô thần lại được công bố đúng trong ngày một bậc thánh nhân ra đời chỉ để rồi 29 năm sau từ bỏ mọi quyền uy bậc nhất dành cho ngài, rời cung vàng điện ngọc, cắt mái tóc Đông cung Thái tử trả lại vua cha, khoác lên người một mảnh áo vàng và đi bằng đôi chân đất vào lòng thế gian đau khổ. Hai ngàn năm trăm năm từ ngày đại nguyện đó, trên đất nước Việt Nam có những kẻ tự nhận là con Phật, chọn ngày sinh của ngài để vinh danh, ca ngợi tầng lớp cai trị đang chà đạp lên những quyền căn bản của con người mà đức Phật đã dành 45 năm để hoằng dương giá trị. Một câu cũng đảng, hai câu cũng đảng, không một dòng nào trong đạo từ nhắc đến ý nghĩa sự ra đời của Thái tử Tất Đạt Đa và bảy bước đi trên bảy đóa sen màu nhiệm.

Sự suy thoái của Phật Giáo từ cuối thời nhà Trần như cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Thiện Hoa viết trong Lịch sử Phật Giáo Việt Nam không chỉ là một bằng chứng mà còn là bài học:

“Thế mà Ðạo Phật trong đời nhà Trần, chỉ thịnh phát trong khoảng 50 năm đầu, rồi dừng lại và thoái bộ mãi. Vì hai lý do làm cho Ðạo Phật không thể tiến phát được là ở bên ngoài, sự cạnh tranh ráo riết, có nhiều khi là cả một sự đàn áp của Khổng-Giáo; và ở bên trong, giáo lý Ðạo Phật dần dần bị xen lẫn mê tín, dị đoan của những tà giáo, ngoại đạo mà các vua chúa trong đời nhà Trần rất sùng mộ.”

Hôm nay, một lần nữa, các lãnh đạo "Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam" thỏa hiệp với giới cai trị và biến đạo Phật thành một loại tà đạo mê tín dị đoan.

Tượng Hồ Chính Minh trên chánh điện Phật

Đặc tính tà đạo thể hiện qua cách chư tăng giáo phẩm đắp đại y và lạy trước tượng Hồ Chí Minh, một kẻ can tội diệt chủng qua cái chết của hàng ngàn người dân vô tội trong Cải cách Ruộng đất vô cùng bất nhân ở miền Bắc, cho cái chết thảm thương của nhiều ngàn dân Huế trong Tết Mậu Thân và cho sinh mạng của ba triệu người Việt trong suốt hai mươi mốt năm chiến tranh cưỡng chiếm miền Nam bằng bạo lực.

Về mặt giới luật, lạy một người chết, dù là ảnh, tượng, hay xác cũng phạm giới. Một tăng sĩ lạy cha mẹ ba lạy để đền đáp ơn sinh thành dưỡng dục khi xin phép xuất gia. Sau khi được cha mẹ đồng ý và đã làm lễ thí phát, tăng sĩ Phật Giáo không lạy người chết nữa dù người đó là ai. Những giới luật căn bản như thế, các tăng sĩ Phật Giáo chắc chắn đã học qua và được dạy phải sống đúng với giới luật. Các lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam dĩ nhiên biết rõ nhưng miếng bả danh vọng, lòng tham lam quyền lực đã cuốn hút họ ngày càng lún sâu vào con đường tha hóa trần tục.

Xây tượng lớn để làm gì? 

Và mới đây, để phụ họa với phong trào xây tượng các lãnh tụ CSVN, các lãnh đạo “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” cũng cho xây tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông hết sức tốn kém và hãnh diện là tượng đồng Phật Hoàng lớn nhất Việt Nam.

Xây chùa lớn, tượng đẹp để làm gì trong khi cả một dân tộc đang trầm luân trong độc tài, nghèo nàn, lạc hậu?

Trong thời đại Lý Trần, thời đại vàng son của Phật giáo Việt Nam, nhiều nhà sư đã tham gia trực tiếp vào việc trị nước chăn dân và hầu hết vua chúa không những đều là Phật tử mà còn là tổ của các Thiền tông lớn, nhưng không phải vì thế mà Phật giáo trở thành lực lượng thống trị xã hội. Trái lại, các tôn giáo khác tại Việt Nam vẫn tồn tại và có ảnh hưởng quan trọng trong mọi sinh hoạt văn hóa xã hội, thương yêu và gắn bó với nhau.

Các nhà vua thời Lý, thời Trần với quyền hạn tuyệt đối, nhưng thay vì xây dựng những đền chùa nguy nga bằng mồ hôi nước mắt của nhân dân, các ngài đã để lại cho chúng ta ngày ngay những tổ đình uy nghiêm, tôn kính nhưng với một kiến trúc vô cùng khiêm nhượng. Tại sao? Đơn giản bởi vì các ngài là những vị vua nhân từ, lãnh đạo một đất nước vừa nghèo khó, vừa phải lo chống đỡ các triều đại Bắc phương không ngừng xâm lấn. Các ngài đã biết đặt sự an lạc của dân tộc lên trên sự hưng thịnh riêng của tôn giáo mình. Các lãnh đạo Phật Giáo ngày nay đã xa rời tinh thần bao dung, từ bi và đơn giản của đức vua Trần Nhân Tông.

“Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” là gì?

Phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” của “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” không đại diện cho truyền thống của một tôn giáo đã gắn liền với dòng sinh mệnh Việt Nam mà chỉ nói lên sự sợ hãi, phụ thuộc, nô lệ vào đảng CS. Đảng CS và dân tộc Việt Nam không đồng hành về tương lai mà cũng chưa hề đồng hành trong quá khứ.

Nhân dân Việt Nam muốn gì?

Nhân dân Việt Nam muốn có một cuộc sống an bình thịnh vượng trong một cơ chế chính trị dân chủ pháp trị và phát triển toàn diện phù hợp với thời đại văn minh dân chủ. Chính quyền trong cơ chế chính trị dân chủ có nhiệm vụ ngăn chận mọi hình thái độc quyền, bảo đảm công bằng xã hội và bình đẳng cơ hội cho mọi thành phần dân tộc và mọi miền đất nước, tạo dựng môi trường, điều kiện và cơ hội đồng đều để mỗi người phát huy khả năng và sở thích đặc thù, đóng góp vào việc xây dựng nền văn minh mới cho toàn dân và cho nhân loại.

Đảng CS muốn gì?

Sau hơn 80 năm qua nhiều lần thay màu đổi dạng nhưng Đảng vẫn duy trì một mục đích áp đặt quyền cai trị tuyệt đối lên toàn dân tộc Việt Nam, sống giàu sang phú quý trên mồ hôi nước mắt và xương máu nhân dân, kiểm soát mọi sinh hoạt vật chất cũng như tinh thần của đời sống con người, áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt một cách không nương tay các hành vi chống đối, mọi tiếng nói bất đồng phát sinh từ trong lòng dân tộc. Hãy xem những hình ảnh nội thất của người đốn củi Nông Đức Mạnh và của binh nhì Lê Khả Phiêu để thấy sự xa cách giữa đời sống của hai Tổng bí thư CS và của tuyệt đại đa số còn lại của dân tộc Việt Nam. Chúng không có một chút xót thương cảm thông, chia sẻ nào dành cho đại đa số người dân đang chịu đựng trong nghèo nàn thiếu thốn. A dua theo chúng, cúi đầu tuân phục chúng là tòng phạm bán nước.

Phân tích để thấy, dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa Cộng Sản chẳng những không chia sẻ một mục đích cuối cùng chung mà còn mâu thuẫn đối kháng ngay từ trong căn bản. Do đó, về lý luận cũng như về thực tế, không bao giờ có chuyện “đảng song hành cùng dân tộc” như các lãnh đạo “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” lập đi lập lại khẩu hiệu “Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội” tuyên truyền mị dân của đảng CS.

Lịch sử đạo Phật đã cho thấy, trong thời đại nào và ở đâu, các hàng tăng sĩ lãnh đạo Phật Giáo thỏa hiệp với tầng lớp thống trị, bị lôi cuốn vào vòng lợi danh và quyền lực, bàng quan trước nỗi khổ đau bất hạnh của con người, ở đó Phật Giáo không còn là đại diện cho đạo từ bi của Đức Phật. Kẻ sát nhân chỉ giết một người hay vài người, nhưng một khi các lãnh đạo tôn giáo, trong trường hợp này là “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”, bị tha hóa, toa rập với đảng CS vô thần để hủy diệt đời sống tinh thần của nhiều triệu người, những lãnh đạo Phật Giáo đó có trọng tội đối với dân tộc không khác gì lãnh đạo đảng CSVN.

26.05.2015

__._,_.___

Posted by: Lu Giang 

 
Hà Nội: Lãnh đạo Giáo hội đón tiếp các đoàn chúc mừng Phật Đản 2015
(PGVN)

Ngày 10/04/Ất Mùi (27/05/2015) ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo các cơ quan ban ngành Quận ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Tp.Hà Nội, Q.Hoàn Kiếm đã đến thăm, chúc mừng T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản PL.2559 - DL.2015

Tiếp đón các phái đoàn có HT.Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch TT HĐTS GHPGVN; Chư tôn đức Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN: HT.Thích Gia Quang; HT.Thích Bảo Nghiêm; TT.Thích Quảng Hà , TT.Thích Đức Thiện – Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN; TT.Thích Thanh Điện – Phó Tổng thư ký kiêm Chánh VP I T.Ư cùng chư tôn đức TT HĐTS GHPGVN;Văn phòng I GHPGVN.
Tại buổi gặp mặt thân mật Lãnh đạo các cơ quan ban ngành đã gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới chư tôn đức giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng toàn thể tăng ni, phật tử ở trong và ngoài nước đón một mùa Phật đản hoan hỉ, an vui.

Nhân dịp này, lãnh đạo các cơ quan ban ngành đã bày tỏ sự biết ơn và đánh giá cao những nỗ lực và đóng góp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong sự duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp trong sự nghiệp an dân và hộ quốc qua các thời kỳ.
Đồng thời ghi nhận và đánh gía cao những đóng góp to lớn của Quý Chư tôn Giáo phẩm, tăng, ni và đồng bào phật tử trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như công tác từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa. Mong rằng trong thời gian đến, tăng, ni, phật tử tiếp tục có những đóng góp tích cực hơn nữa nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng đất nước ngày càng văn minh, giàu mạnh.

Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Thành phố, Quận Hoàn Kiếm, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam cảm ơn sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.

Tại buổi gặp mặt thân mật Hòa thượng giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của GHPGVN, sau hơn 34 năm xây dựng và phát triển, đến nay trên cả nước tất cả 63/63 tỉnh, thành phố đã thành lập được BTS Đại diện Phật giáo cấp tỉnh. GHPGVN vừa qua đã xây dựng nhiều những ngôi chùa đặc biệt là các ngôi chùa tại quần đảo Trường Sa, các ngôi chùa gần vùng biên giới như tại Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên…

Tại buổi gặp mặt thân mật, ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội tặng hoa lãnh đạo các cơ quan ban ngành lãnh đạo T.Ư GHPGVN nhân mùa Phật đản 2015
Các vị  lãnh đạo Quận ủy, UBND, Ủy ban MTTQ  cũng đã tới và tặng hoa chư tôn đức lãnh đạo GHPGVN nhân dịp Phật đản PL.2559-Dl.2015

Cùng ngày Phái đoàn do Thượng tướng Nguyễn Tô Lâm – Ủy viên T.Ư Đảng - Thứ trưởng Bộ Công an, Đại tá Hoàng Cao Tánh – Cục trưởng cụ  An ninh Xã hội cùng lãnh đạo Tổng cục An Ninh cũng đã tới chúc mừng tặng hoa Chư tôn đức Lãnh đạo GHPGVN nhân mùa Phật đản 2015 tại trụ sở T.Ư GHPGVN - chùa Quán Sứ.
Thượng tướng Tô Lâm tặng hoa Chư tôn đức Lãnh đạo GHPGVN

Bà Nguyễn Thị Tuyết – Phó Chủ tịch T.Ư HLHPNVN chúc mừng Phật đản 2015


Phái đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do bà Nguyễn Thị Tuyết – Phó Chủ tịch T.Ư HLHPNVN đã tặng hoa chúc mừng chư tôn đức nhân mùa Phật đản 2015.

Cùng ngày bà Nguyễn Thị Xuân Mỹ - Nguyên Ủy viên Bộ chính trị- Chủ tịch danh dự Hội Bảo trợ người tàn tập và trẻ mồ côi Việt Nam cũng đã tới trụ sở T.Ư GHPGVN tặng hoa và chúc mừng chư tôn đức lãnh đạo GHPGVN nhân mùa Phật đản 2015.
Hội Bảo trợ người tàn tập và trẻ mồ côi Việt Nam tặng hoa chư tôn đức nhân mùa Phật đản 2015
Cũng nhân dịp này Phái đoàn T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam do ông Nguyễn Phi Long –Bí thư Trung ương Đoàn-Chủ tịch Hội cũng đã tới chúc mừng chư tôn đức GHPGVN nhân mùa Phật đản 2015

Phát biểu chúc mừng tại buổi gặp mặt ông Nguyễn Phi Long ghi nhận trong thời gian qua Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam luôn được sự quan tâm giúp đỡ của chư tôn đức GHPGVN trong mọi hoạt động, Thanh niên Việt Nam đã rất tích cực tham gia các hoạt động của xã hội trong các công tác an sinh xã hộị đặc biệt trong năm 2014 Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Ho phối hợp với GHPGVN trong công tác tổ chức Phật đản Vesak.

Trong thời gian tới Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam mong muốn có sự liên kết chặt chẽ tham gia gắn bó với GHPGVN trong các công tác hoạt động phật sự của Giáo hội.
Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tặng hoa chúc mừng chư tôn đức GHPGVN nhân mùa Phật đản 2015

Tin, ảnh: Cẩm Vân
__._,_.___

Posted by: Lu Giang 

Wednesday, 27 May 2015

Chính quyền sách nhiễu khiến một lớp học tiếng Anh miễn phí nổi tiếng đã đóng cửa


http://www.vlink.com/hihoa/hihoaho_BoChinhTriCSVN.jpg

Chính quyền sách nhiễu khiến một lớp học tiếng Anh miễn phí nổi tiếng đã đóng cửa

Nguyễn Thiện Nhân

(VNTB) Phạm Minh Đáp là người sáng lập lớp học tiếng Anh miễn phí “Stand by you” tại Hà Nội, từ tháng 9/2014 đến nay có hàng nghìn lượt sinh viên nghèo theo học.
Ngày 25/5/2015, Đáp đã đại diện Ban điều hành lớp học thông báo “Dừng các hoạt động tại NGÔI NHÀ TIẾNG ANH STAND BY YOU”!
Lớp học nổi tiếng và hoạt động hiệu quả 
Sau khi Lớp học tiếng Anh miễn phí “Stand by You” thành lập tháng 9/2014, khắp các báo chí nhà nước đăng tin khen ngợi Phạm Minh Đáp, trong đó có cả VTV, Báo an ninh thủ đô và cả Báo CAND… lúc này không có cơ quan quản lý nhà nước nào đề cập đến “giấy phép hoạt động” hay thắc mắc gì về tình nguyện viên nước ngoài tham gia giảng dạy.
Qua 8 tháng hoạt động, hiệu quả của lớp học được khẳng định, lớp học chuyên nghiệp hơn, với nhiều tình nguyện viên nước ngoài tham gia giảng dạy và những chương trình ngoại khóa sinh động…lớp học đã thu hút hàng trăm học viên theo học. Trong suốt thời gian dạy và học, không có bất cứ tệ nạn nào xảy ra.
Nguyên nhân bị chính quyền sách nhiễu 
Sau vụ chính quyền Hà Nội chặt cây xanh ồ ạt khiến người dân bức xúc, Đáp lên tiếng phản đối chặt cây xanh ở Hà Nội và chụp hình chung với 2 bạn trẻ từng đi biểu tình phản đối chặt cây xanh. Thỉnh thoảng Đáp lên tiếng thúc đẩy nhân quyền, tự do, dân chủ. Tuy mới chỉ vài lời nói lịch sự, hành động nhẹ nhàng của một công dân có trách nhiệm trước thực trạng xã hội. Nhưng điều đó đã làm cho an ninh khó chịu.
Ngày 13/4/2015 bất ngờ an ninh lại mời Đáp lên trụ sở, Đáp không làm gì sai trái nên được an ninh cho về sau vài giờ trao đổi nhưng sau đó chính quyền liên tục kiểm tra, đòi giấy phép, kiểm tra giấy tờ tình nguyện viên nước ngoài… Mặc dù BĐH lớp học đã cố gắng chịu đựng nhưng chính quyền không dừng tay, chính quyền luôn gây áp lực lên chủ nhà, yêu cầu chủ nhà không cho mở lớp tiếng Anh miễn phí và không cho tình nguyện viên nước ngoài ở. Động thái này cho thấy chính quyền quyết tâm giải tán lớp học.
Thông báo dừng hoạt động
Trên trang web của lớp học “Stand by you” đã chính thức đăng tải thông báo dừng các hoạt động của lớp khiến bao người tiếc nuối và buồn cho số phận ngắn ngủi của một lớp học thiện nguyện nổi tiếng. Toàn bộ nội dung thông báo như sau:

STAND BY YOU
Website: www.sbyvn.org
Địa chỉ: số 8, ngõ 643, ngách 40, đường Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội
THÔNG BÁO
(V/v Dừng các hoạt động tại NGÔI NHÀ TIẾNG ANH STAND BY YOU) 
Kính gửi: 
– Các Học Viên và các Tình Nguyện Viên STAND BY YOU
– Các Đối Tác của Stand By You
– Các Cơ Quan Báo Chí – Truyền Thông
– Những người quan tâm và đồng hành với Stand By You
Thưa Quý Vị và các bạn, Stand By You được xây dựng bởi những con người có niềm đam mê công tác tình nguyện, những người mong muốn giúp đỡ người khác và đóng góp cho xã hội tốt hơn. Chúng tôi muốn thúc đẩy cuộc sống bình đẳng, hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật và đặc biệt Giới trẻ bằng cách cung cấp hỗ trợ giáo dục với sự giúp đỡ của các Tình Nguyện Viên. Chúng tôi mong muốn, hướng tới một xã hội mà ở đó Người dân có được cuộc sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. Một xã hội không còn người nghèo và người yếu thế, xã hội bình đẳng, văn minh và thịnh vượng. Sau 8 tháng hoạt động chúng tôi đã tạo ra các lớp học tiếng Anh, kỹ năng sống, kỹ năng tin học miễn phí và hiệu quả cho sinh viên. Tuy nhiên, từ ngày 14 tháng 4 năm 2015, Chính Quyền luôn đến lớp tiếng Anh miễn phí Stand By You để:
– Hỏi về Giấy cho phép mở lớp tiếng Anh miễn phí
– Hỏi về Giấy cho phép giảng dạy tiếng Anh của tình nguyện viên Quốc Tế
– Hỏi về Visa của tình nguyện viên nước ngoài và cho rằng visa du lịch thì không được được làm từ thiện (?)
– Gây khó khăn cho các tình nguyện viên Quốc Tế về chỗ ở và công việc của các tình nguyện viên.
Mặc dù Chính Quyền luôn đến và gây khó khăn như vậy, nhưng chúng tôi vẫn duy trì công việc tình nguyện. Tuy nhiên, bên phía Chính Quyền lại luôn luôn gây áp lực lên chủ nhà và yêu cầu chủ nhà không cho mở lớp tiếng Anh miễn phí và không cho tình nguyện viên nước ngoài ở.
Dưới sức ép từ phía Chính Quyền lên Chủ Nhà như vậy. Hôm nay, ngày 25 tháng 5 năm 2015, BĐH Stand By You đã quyết định Dừng các hoạt động tại Ngôi Nhà Tiếng Anh Stand By You như sau:
1.  Dừng các hoạt động dạy học miễn phí cho sinh viên tại ngôi nhà tiếng Anh SBY.
2.  Dừng các lớp dạy kỹ năng sống như Thuyết Trình, Lớp học bơi
3.  Cửa hàng Từ Thiện CHO và NHẬN tạm đóng cửa
Do vậy, các hoạt động tại NGÔI NHÀ TIẾNG ANH STAND BY YOU sẽ tạm dừng. Nhưng để tạo điều kiện giúp các bạn sinh viên được tiếp tục học tiếng Anh. Chúng tôi sẽ tổ chức lớp học ngoài công viên.
Quả thật, chúng tôi không nghĩ rằng khi muốn giúp ai đó thì phải cần “GIẤY CHO PHÉP GIÚP NGƯỜI KHÁC” của Chính Quyền. Tất cả những công việc, những hoạt động đều xây dựng trên nên tảng tự nguyện và hi sinh vì cộng đồng. Việc phải dừng các hoạt động tại Stand By You là một sự kiện buồn với chúng tôi và toàn thể những Học Viên, Tình Nguyện Viên, các Đối Tác và những người đang quan tâm, đồng hành cùng Stand By You.
Chúng tôi thành thật xin lỗi và mong toàn thể quý vị và các bạn thông cảm.
Chúng tôi xin trân thành cám ơn tất cả những ân nhân, các tình nguyện viên Việt Nam và Quốc Tế, các Đối Tác, các Cơ Quan Báo Chí – Truyền Thông trong và ngoài nước cùng toàn thể các bạn học viên đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong trong thời gian qua.
Đại diện BĐH SBY 
(Phạm Minh Đáp)
Tham khảo:
2.  VTV3 – Café Sáng: https://www.youtube.com/watch?v=Ee2coxcTbXA
3.  VTV1 – Cuộc sống thường ngày: https://www.youtube.com/watch?v=BUbpZ709wtk
4.  Phóng sự trên VTC 2 – Ai Là Ai: https://www.youtube.com/watch?v=zhDMpGptkCQ
N. T. N.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts