--
Kính
Chuyển
MG
BỐN MƯƠI NĂM NHÌN LẠI XÃ NGHĨA VN
QUA CÁC CHẶNG ĐƯỜNG ĐỔI MỚI
MƯỜNG GIANG
Năm 1969 Hồ Chí Minh chết, từ đó Lê Duẩn liên kết với Lê Ðức Thọ lập bè phái từ
trung ương đảng tới tận quân đội, công an.. để nắm trọn quyền hành. Tháng
12-1976, Hà Nội họp đại hội đảng lần thứ IV. Dịp này Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc)
được bầu làm ủy viên thứ 12 bộ Chính Trị, còn Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) đang làm
Thành Ủy TP Sài Gòn, cũng được chọn làm ủy viên dự khuyết với Tố Hửu và Ðổ Mười.
Riêng Nguyễn Hửu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Bình.. trong Mặt Trận Giải
Phóng Miền Nam (MTGPMN) năm nào, cũng được giữ những chức vụ ‘ ngồi chơi sơi nước
‘.trong đảng
Thảm nhất có Trịnh Ðình Thảo, Lâm Văn Tết, Trương Như Tảng.. bị cho về vườn.
Còn những thành phần đối lập cũ thời VNCH trong lực lượng thứ ba (LLTB) như Ngô
Công Ðức, Lý Quý Chung, Lý Chánh Trung, Trần Thúc Linh, Nguyễn Hữu Hạnh, Dương
Văn Ba.. được đảng giao cho Vũ Khiêu (bộ ngoại giao) chỉ dạy về cách làm chính
trị XHCH, lòng trung thành với “ chủ nghĩa Mác-Lê “ để phục vụ tốt cho Hà Nội.
Sau đó các tờ phản tỉnh của thành phần trên, được đảng công bố trên báo Ðại
Ðoàn Kết, để làm gương cho thiên hạ về mặt thật của những trí thức “ đối lập “
của Miền Nam trước ngày 30-4-1975.
Vì CSVN vừa chiếm được miền Nam, nên cán bộ đảng từ trên xuống dưới đều tin tưởng
vào tính ưu việt “ bách chiến bách thắng “ của chủ nghĩa Marx trước sự suy tàn
của tư bản nhất là Hoa Kỳ. Vì vậy đảng “ Duẩn-Thọ “ nhất quyết đưa đất nước và
dân tộc VN vào con đường tiên tiến của XHCN, để nắm vững chuyên chính vô sản với
mục đích “ kiểm soát toàn bộ người dân cả nước “, từ tư tưởng, văn hóa cho tới
kinh tế, xã hội. Tóm lại tất cả đồng bào cả nước (ngụy hay ta), từ đó coi như
những con cá nằm trong rọ của bộ máy công an, được thiết lập chằng chịt như mạng
nhện, tổ ong, từ trung ương tới tận các tổ dân phố và các công đoàn, đoàn thể
phụ nữ, thiếu nhi..
Cũng từ đó đã phát sinh ra thói kiêu căng phách lối và ngạo mạn của các đỉnh
cao trí tuệ tại bắc bộ phủ, mà lố bịch nhất là chuyện “ thủ tướng CSVN Phạm Văn
Ðồng “ trong hội nghị thượng đỉnh các quốc gia không liên kết vào tháng 8-1976
tại Tích Lan, đã công khai đe dọa và phỉ báng các nước Á Châu lân cận. Hậu quả
trên, khiến chẳng còn ai muốn liên lạc và tiếp xúc với VC. Ðã thế Lê Duẩn còn
ký với tổng bí thứ Liên Xô Brezhnev bản thông cáo chung về việc hợp tác và liên
minh quân sự giữa hai nước. Ðể theo đuổi cuộc chiến mới, CSVN lai vay nợ của
Liên Xô nhiều tỷ Mỹ kim tiền súng đạn, bom , mìn. Sau đó cho hạm đội Nga vào
trú đóng tại Ðà Nẳng và Cam Ranh để trừ nợ.
Trong kế hoạch ngũ niên lần thứ hai (1976-1980), Nguyễn Văn Linh là người đầu
tiên được đảng giao nhiệm vụ “ cải tạo’ kinh tế Miền Nam “, để bắt kịp kinh tế
tiền tiến XHCN Miền Bắc trước tháng 4-1975. Kế tiếp là Ðổ Mười, Trần Văn Danh,
Cao Ðăng Chiếm thay Mười Cúc.. nhưng tất cả đều thất bại vì tiến trình tập thể
hoá kinh tế, nông nghiệp không thực hiện được theo chính sách đảng nghị quyết.
Do người dân Miền Nam không chịu hợp tác nên lương thực bị thiếu hụt trầm trọng.
Nhiều nơi kể cả vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long phải ăn độn hay bị đói vì thiếu
lương thực.
Tại Sài Gòn và các thành phố lớn của Miền Nam, qua hai đợt đánh tu sản mại bản
, theo ám số X1-X2 do Ðổ Mười phụ trách, đã biến nền công kỷ nghệ phồn thịnh
trước tháng 5/1975 của VNCH tê liệt và sụp đổ hoàn toàn. Ở miền Bắc các cơ sở kỷ
nghệ nặng cũng bị thiệt hại trầm trọng qua cuộc chiến biên giới Việt Trung, khiến
cả nước lâm vào cảnh thất nghiệp. Ðể cứu đói và ngăn chận cảnh hổn loạn, CSVN
xuất cảng lao động tới các nước Ðông Âu và Liên Xô, bắt đầu từ đó. Ðã thế chiến
tranh với Tàu và Kampuchia, càng lúc càng thảm khốc và kéo dài, làm cho ngân
sách nhà nước trở nên thâm thủng, khiến nền kinh tế quốc doanh vốn đã èo uột,
nay như chiếc xe không phanh phăng phăng lao nhanh xuống vực thẳm XHCN.
Ðất nước điêu tàn, dân chúng lầm than đói rách khổ sở nhưng đảng vẫn không nhận
chịu thất bại để sửa đổi, vẫn cứ bè phái tranh dành chức vụ béo bở sau bức màn
đỏ , cứ nhắm mắt trung thành với Mac-Lê, với chính sách kinh tế tập trung siêu
việt. Rồi thì đổ thừa sự thất bại do “ tàn dư Mỹ-Ngụy “ phá hoại, để có cớ bắt
giam những người chống đói chính sách đảng. Cuối cùng với quyết tâm “ xã hội chủ
nghĩa hóa kinh tế theo Nga “ thi hào Tố Hửu “ một thời nổi tiếng với bài thơ ca
tụng Stalin, được phong chức phó thủ tướng đặc trách kinh tế.
Tháng 3-1982 lại họp đại hội đảng lần thứ V trong cảnh suy sụp toàn diện tại
VN. Lần này Võ Văn Kiệt trở thành ủy viên chính thức thứ 10 của bộ Chính Trị,
giữ chức vụ chủ nhiệm ủy ban Kê Hoạch Nhà Nước. Trong khi đó Võ Nguyên Giáp,
Nguyễn Văn Linh .. lại bị loại khỏi bộ Chính Trị. Nổi nhất trong kỳ đại hội này
là sự kiện đảng ban hành “ Bản Hiến Pháp Mới “ rập đúng theo khuôn mẫu bản hiến
pháp củạ Liên Xô , từ cơ cấu tổ chức cho tới lối hành văn , với câu mở đầu thay
vì “ Học tập tư tưởng Mao Trạch Ðông “, nay được đổi thành “ Trung Quốc là kẻ
thù đầu đời và nguy hiểm nhất .. “.Ngoài ra đảng còn dựng tượng Lê Nin cao trên
5m tại Hà Nội. Nói chung đại hội đảng năm 1982, CSVN ÐỔI MỚI TƯ DUY “ BỎ TÀU ÐỎ
THEO LIÊN XÔ “, tăng cường thêm quyền lực cho Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ và bè nhóm
thân Nga, mục đích chính chỉ vậy.
Nhưng trong khi bắt Hà Nội phải chống Tàu đỏ tới cùng, thì chính Brezhnev lại
đi đêm với Trung Cộng, để nối lại sự giao hảo giữa hai nước và chia chung quyền
ôm chân đế quốc Mỹ hưởng lợi. Vì vậy nên hai năm sau (1984) khi Brezhnev chết,
lần đầu tiên qua thời gian dài đoạn giao, phó thủ tướng LX IVan Arkhipov sang
thăm Bắc Kinh và được Diệu Nghĩa Lâm (Yao Yilin) phó thủ tướng TC tới Mạc Tư
Khoa đáp lễ. Hai nước đàn anh XHCN lại xích gần nhau càng lúc càng gần, gây
thêm nhiều bất lợi cho VN. Thế nhưng đảng vẫn không chịu thay đổi chính sách
ngoại giao, để đất nước hy vọng thoát khỏi cảnh bị cô lập tứ phía, trong lúc vẫn
còn bị Hoa Kỳ cấm vận.
Trước cảnh khủng hoảng kinh tế cả nước, nhất là tại thành phố Sài Gòn có dân số
đông nhất VN. Nên cả Nguyễn Văn Linh lẫn Võ Văn Kiệt, lần lượt trong chức vụ
Thành Ủy đã tự cứu mình trước, bằng cách cho một số doanh nhân xé rào “ cơ chế
tập trung và qui hoạch của đảng “, lập ra những công ty hợp doanh, làm ăn theo
lối kinh tế thị trướng, mở đầu cho con đường Ðổi Mới Chính Thức sau này. Tuy
nhiên việc làm ăn “ chui “ này cũng chỉ kéo dài hơn một năm, thì bị bộ Chính Trị
gai mắt ứa gan vì cảnh “ trâu cột ghét trâu ăn “, nên đã ban hành nghị quyết số
01/NQ-TW ngày 14-9-1982, chỉ trích và kết tội những thành phần kinh doanh trên
là đi trật đường hướng XHCN. Sự thật là thế đó, vậy mà Trần Trọng Thức qua bài
viết “ Nhìn lại một chặng đường Ðổi Mới “ đăng trong Kiến Thức Ngày Nay số 314
ngày 1/5/1999 lại cuồng điều rằng “ Nếu không có sự quyết tâm, tích lũy kinh
nghiệm của đảng qua nhiều chặng đường thử thách, đúc kết thành cương lỉnh .. “
thì làm gì có đổi mới kinh tế tại VN ?
Năm 1985 Tố Hửu đặc trách kinh tế lại ra lệnh đổi tiền làm cho tình trạng lạm
phát tăng vọt tới 700% vì tiền Hồ mất giá trị, hậu quả đưa tới việc thi hào bị
mất chức trong đợt cải tổ chính phủ vào tháng 6/1986.
Tại Liên Xô, năm 1982 Brezhnev chết báo hiệu sự sụp đổ gần kề của đế quốc Nga
qua hai triều đại kế tiếp Andropov và Chernenko.. Tình trạng bi đát càng thêm
thảm thê vì không có một biện pháp cải thiện nào được nhắc tới. Tháng 3-1985
Gorbachev lên làm tổng bí thư Liên Bang Sô Viết, trực diện với các nguy cơ kinh
tế xã hội. Vì vậy để cứu đảng, cứu thân bắt buộc người lảnh đạo nước Nga phải Ðổi
Mới bằng hai chính sách “ Cởi Mở (Glasnov) “ để bài trừ tham nhũng và “ Tái Cấu
Trúc (Perestroika) “ để cứu kinh tế quốc doanh đang suy sụp.
Sau tháng 5-1975, CSVN không còn là chư hầu của Tàu đỏ mà lệ thuộc hẳn vàọ Liên
Xô, nên Nga đã cung ứng hầu hết nhu cầu cho Hà Nội lên tới 97%. Về lãnh vực
quân sự, Nga viện trợ cho CSVN hơn 1 tỷ rưởi USD hằng năm, kèm theo hàng chục
ngàn cố vấn.. Do đó Gorbachev đã thông báo cho Hà Nội phải chuyển hướng để tự cứu
và sinh tồn.. vì lúc đó chính Nga cũng đang trên đà sắp vỡ nợ. Nhờ cơ hội này,
Nguyễn Văn Linh lại được đảng kêu về Bắc và cho vô lại bộ Chính Trị. Tháng
7/1986 đảng đưa ra nghị quyết chuẩn bị rút quân khỏi Kampuchia. Tháng 8-1986, đảng
lại tuyên bố muốn nối lại bang giao với Trung Cộng và Thái Lan nhưng Tàu đỏ
không thèm trả lời, lại cứ xua quân đánh chiếm liên tục đất đai của VN tại biên
giới hai nước.
Lê Duẩn chết ngày 10-7-1986 nhưng thế lực của Lê Ðức Thọ vẫn còn nguyên vẹn,
tuy nhiên vì thời cuộc diễn ra quá bật ngờ, liên quan tới sống chết giữa ba đảng
CS Nga, Tàu và VN. Vì vậy trong cái thế không thể dừng được, nên Trường Chinh
(thân Tàu đỏ), bị hạ bệ từ 1956 qua việc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, được Thọ
cho làm quyền tổng bí thư thay Duẩn. Tất cả đều là mệnh lệnh của Gorbachev, nhằm
làm lợi cho Nga trong chính sách đối ngoại mua chuộc Tàu và làm vừa lòng Mỹ. Rồi
Trường Chinh và nhiều cán gộc trong bộ Chính Trị lại phải sang chầu Liên Xô để
gặp Gorbachev tại Hải Sâm Uy (Vladivostok) nhận chỉ thị. Từ đó đảng CSVN mới
quay sang Ðổi Mới qua khẩu hiệu “ Ðổi Mới Hay Là Chết “.Dịp này, đảng lại phát
minh ra một từ ngữ rất mới lạ, để ám chí chính sách “ Kinh tế Thị Trường “ . Ðó
là “ Hạch Toán Kinh Doanh XHCH “.
Kế tiếp là màn diễn “ bộ ba Tho-Chinh-Ðồng từ chức vì tuổi gia “, để có cớ loại
hẳn Võ Nguyên Giáp ra khỏi chính trường, tới chuyện ủng hộ Mười Cúc Nguyễn văn
Linh lên làm tổng bí thư trong kỳ đại hội đảng lần thứ VI vào cuối năm 1986.
Tóm lại năm 1982, CSVN họp đại hội đảng lần thứ V, kiên quyết bỏ Tàu theo Nga.
Bốn năm sau (1986), trong nổi điêu tàn của CS Nga báo hiệu giờ thứ 25 sụp đổ,
VN là quốc gia CS chịu nhiều thiệt hại nhất về nhân vật lực, quân đội bị sa lầy
tại Kampuchia, ngoại giao bị bao vây và cô lập nên lòng tin về đảng và ý thức hệ
Lê-Mark coi như sắp bị lung lay tới gốc.
Trước nổi lo sợ bị Liên Xô ruồng bỏ sẽ mất đảng, mất mạng như thân phận của
VNCH năm nào bị đồng minh Hoa kỳ phản bội bán đứng vì chạy theo Tàu. Tuy nhiên
trong giờ thứ 25, người Việt QG Miền Nam hiên ngang chấp nhận số mệnh nên chẳng
bao giờ chịu “ cỏng rắn Pháp, Tàu, Nhật.. “, trở lại thay Mỹ để gây thêm cảnh nồi
da xáo thịt, tổn hại nhân mạng và đất nước. Trái lại CSVN thì khác, vì chúng có
bao giờ yêu nước và dân tộc Việt đâu, nên trong đại hội đảng lân thứ VI
(12-1986) được nhóm họp với mục đích đổi mới tư duy “ Bỏ Nga Theo Tàu “ thế
thôi. Kỳ này ngoài Linh là tổng bí thư, có Phạm Hùng (thế Ðồng) làm thủ tướng.
CònVỏ Chí Công (thay Trường Chinh) chức chủ tịch nước. Riêng Võ Văn Kiệt được
thăng phó thủ tướng kiêm chủ nhiệm ủy ban KHNN. Năm 1988 Phạm Hùng chết, Kiệt
lên thế làm thủ tướng nhưng được vài tháng lại bị đảng lột chức, giao cho Ðổ Mười
làm. Kỳ này nhà sư Thích Minh Châu, cố đạo Phan Khắc Từ, vợ Ngô Bá Thành, Nguyễn
Xuân Oánh (chồng Thẩm Thuý Hằng) đều đắc cử vào quốc hội. Năm 1988 Tàu đỏ lại
xua quân cưởng chiếm một vài đảo thuộc quần đảo Trường Sa của VN. Chính Lê Đức
Anh lúc đó là bộ trưởng quốc phòng VC, đã ra lệnh cho bộ đội không được chống lại
TC, làm nhiều người chết thảm.
Công cuộc Ðổi Mới coi như mở màn từ năm 1987. Lúc đó CSVN chỉ có Nga là đối tượng
duy nhất để học hỏi nên hằng hằng lớp lớp cán gộc từ Linh tới Phạm Hùng, Nguyễn
Quyết (quân đội) chen chân nhau sang chầu Mạc Tư Khoa. Vì không thể che dấu được
sự thật, nên Linh xác nhận thất bại của hệ thống kinh tế quốc doanh và ra lệnh
sửa đổi bằng “ kinh tế thị trường “ . Nhưng để không mất ưu quyền độc tôn, đảng
gọi đó “ Kinh Tế Thị trường Theo Ðịnh Hứng XHCN “.Tuy Nguyễn Văn Linh ban hành
lệnh Ðổi Mới nhưng Võ Văn Kiệt qua cố vấn của các chuyên viên kinh tế thời VNCH
giúp, mới là người dám thi hành nhũng cải cách kinh tế táo bạo, mà mục đích
chính là để được chia phần lớn lợi nhuận khi đứng làm “ ô dù “.Do sự cởi mở có
chừng mực được thi hành, nên bắt đầu từ thập niên 90 nên kinh tế VN mới bắt đầu
hồi phục và phát triển. nhất là trong lãnh vực nông nghiệp vì nông dân không
còn bị bắt buộc tập thể hóa lao động và bán luá cho nhà nước với giá rẽ mạt.
Trong khi VN đang dò dẫm từng bước trên chặng đường đổi mới (1987-1989) thì bên
ngoài thế giới đã xảy ra không biết bao nhiệu sự kiện lịch sử ‘ bạt vía kinh hồn
‘.Tại LX trong cuộc bầu cử quốc hội 3-1989, có đến 38 bí thư tỉnh ủy và một ủy
viên bộ chính trị bị loại. Kết quả trên đã làm cho đảng CSVN lo sợ phận mình rồi
cũng sẽ tới phiên mất chức, mất mạng và tiêu tán tài sản đã cướp giựt của dân
nước suốt thời gian qua. Do đó VC rất sợ dân chủ và đa đảng .
Tháng 6-1989, Trung Cộng đã ra lệnh tàn sát dã man hằng ngàn sinh viên trong nước
tại quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh) khi họ đứng dậy đòi tự do dân chủ. Tiếp
theo là sự tan rã hoàn toàn của đế quóc LX tại Ðông Âu, Ðông Ðức. Ngày 9/11 tới
phiên bức tường ô nhục Bá Linh bị giựt xập , nước Ðức thống nhất. Các lãnh tụ đỏ
như Honecker (Ðông Ðức), Husack (Tiệp) bị bắt còn vợ chồng Ceauscescu của Lổ bị
dân chúng treo cổ đền tội. Sự kiện trên càng khiến cho CSVN thêm sợ, một mặt
thì lại đổ thừa cho đế quốc Mỹ và tư bản phá hoại, mặt khác thì bảo thủ chống lại
cuộc chuyển hướng ý thức hệ. Còn Nguyễn Văn Linh mới hôm qua còn hô hào đổi
mói, nay quyết tâm trở lại uy quyền của vô sản chuyên chính, qua lời tuyên bố ‘
Chừng nào tư bản còn tồn tại, chừng nào XHCH chưa đạt được thắng lợi cuối cùng
trên thế giới. Khi đó chủ nghĩa Mark-Lê vẫn còn là đỉnh cao trí tuệ loài người
.. ’ ’ ’
Trước nguy cơ bị sụp đổ và tan vở như Ðông Ðức, Ðông Âu, Liên Xô.. nên bộ Chính
Trị mở phiên họp khẩn cấp ngày 10-4-1990 để tìm lối thoát cứu đảng, cứu thân. Hầu
hết các cán gộc có mặt đều đổ thừa cho đế quốc Mỹ, qua âm mưu thâm độc ‘ diễn
biến hòa bình (dịch từ tiếng Tàu - He Ping Yan Biang . mà TC đã xài sau vụ thảm
sát Thiên An Môn) ‘.Sau đó đảng nghị quyết bằng mọi giá, phải nối lại tình đồng
chí với TC để bảo vệ CNXH và đó là lý do Đồng, Linh, Mười ..kéo sang Thành Đô
(Tứ Xuyên) chầu Giang Trạch Dân, Lý Bằng để ký kết văn bản giao nước Việt cho
Tàu vào năm 2020 ( bí mật này, hiển cả nước đều biết). Tóm lại Ðổi Mới tại VN
chỉ là sự góp nhặt từ cởi mở, để theo đó mà tái cấu trúc các sự kiện có liên
quan tới kinh tế, ngoại giao như là hậu quả tất yếu của thời mở cửa đón nhận con
buôn nước ngoài.
Giữa năm 1991, đảng lại dại hội lần thứ VII (1991-1996). Kỳ này Ðổ Mười làm tổng
bí thư, Lê Ðức Anh chủ tịch nhà nước và Võ Văn Kiệt thủ tướng. Ngoài ra Phan
Văn Khải, Nông Ðức Mạnh.. đều vào bộ Chính Trị. Trừ Kiệt và Khải tương đối cởi
mở, hầu hết số cán gộc còn lại thuộc phe bảo thủ, nắm quyền quân đội và công
an. Tuy nhiên vì không còn con đường lựa chọn nào để cứu đảng, trong lúc nguồn
tài trợ từ Nga, Ðông Âu đã chấm dứt, nên bộ Chính Trị đành cắn răng ủng hộ ‘ đổi
mới ‘.Kỳ này Mười Cúc bị loại ra khỏi trung tâm quyền lực.
Không ai phủ nhận những thành tích của Võ Văn Kiệt từ khi còn làm Thành Ủy Sài
Gòn cho tới lúc giữ chức thủ tướng (1991-1997) qua công cuộc đổi mới. Câu hỏi
được đặt ra là thành tích đó, thật sự ai được hưởng ? . Ngoài ra Kiệt chỉ đổi mới
về kinh tế để có cơ hội chia chát hưởng lợi nhuận. Nhưng về lãnh vực chính trị,
vẫn răm rắp tuân hành theo đường lối nghị quyết của đảng, đã được ghi trong bản
hiến pháp mới năm 1992 ‘ VN tiếp tục độc đảng song song với chính sách ‘ kinh tế
thị trường theo định hướng XHCN ‘.Ngoài ra điều 4 của HP trên còn xác nhận thêm
‘ đảng là đai biểu về quyền lợi của giai cấp công nhân, lao động và cả dân tộc
theo chủ nghĩa Lê-Mark và tư tưởng HCM (thay Mao Trạch Ðông) ‘.
Hy vọng giữ chức thủ tướng thêm một nhiệm kỳ vào đại hội đảng kỳ VIII
(1996-2000) , Kiệt đã gủi bản báo cáo chính trị ‘ tối mật ‘ về trung ương vào
tháng 8-1995 với lập trường luôn ủng hộ ‘ độc đảng ‘.Nhưng sự nịnh hót trên
không được phe bảo thủ để ý tới. Bởi vậy sắp đến kỳ đại hội đảng, Kiệt bị Ðổ Mười
và Lê Ðức Anh chỉ trích nặng nề về công cuộc đổi mới và âm mưu diễn biến hòa
bình. Nhưng kết quả bộ ba Mười, Anh, Kiệt vẫn được giữ chức cũ, Nông Ðức Mạnh
(chủ tịch QH), Phan Văn Khải, Trần Ðức Lương (phó thủ tướng). Riêng Nguyễn tấn
Dũng được vào bộ Chính Trị (13) cũng giữ chức phó thủ tướng).
Tháng 11-1996, Lê Ðức Anh bị sốt xuất huyết nảo, sau đó bị liệt nữa thân. Trước
khi về vườn, Anh dựa vào vấn đề tuổi tác kéo theo kẻ thù không đội trời chung của
mình là Kiệt cùng từ chức vào tháng 9-1997. Lương được thế chức Anh, còn Khải
làm thủ tướng thay Kiệt. Cũng từ đó Võ Văn Kiệt dần dần bị thất thế dù trên
danh nghĩa vẫn là cố vấn. Trong khi đó Ðổ Mười và Lê Ðức Anh có nhiều bè phái,
nên vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ trong bộ Chính Trị và Ban Thường Vụ kéo dài tới
nay. Ðó là lý do khiến Kiệt bất mãn nên đã viết một lá thư phổ biến ra hải ngoại,
về vụ Nguyễn Khoa Ðiềm cấm báo chí trong nước, không được phổ biến bài viết của
Kiệt nói về cuốn hồi ký của Lý Quý Chung. Chỉ vậy thôi mà báo chí hải ngoại đã
bốc Kiệt lên tận mây xanh, còn phong chức là Ðặng Tiểu Bình gì gì đó, thật là hết
ý.
Võ Văn Kiệt nay đã theo hầu ‘ bác hồ ‘ dưới âm ty vào ngày 11-6-2008 tại một bệnh
viện sang trọng ở Singapore, nhưng đâu có ai quên Sắc Luật số 31/CP do Kiệt ký
ngày 14-4-1997, về quản lý hành chánh nhằm hợp pháp hoá việc bắt giữ trái phép
những người dân vô tội thuộc thành phần đối lập bị quy chụp là phản quốc, âm
mưu diễn biến hòa bình.. Ngoài ra Kiệt còn ký sắc lệnh số 96/CP nâng cục quân
báo C2 thành tổng cục, có quyền hạn hơn công an, có thể bắt bớ bất cứ ai nếu muốn
mà không cần phải có lý do. Cuối cùng là những chỉ thị, quyết đinh cũng do Kiệt
ký, để đuổi nhà chiếm đất ruộng của dân chúng, để đảng bán lại tư bản nước
ngoài xây cất khách sạn, địa điểm du lịch, sân cù và các cơ sở sản xuất..
Mấy năm trước tại Sài Gòn, đạo diễn Lưu trọng Ninh có thực hiện cuốn phim ‘ nước
mắt thời mở cửa’với nội dung ghi lại những bức tranh vân cẩu của xã hội VN
trong bối cảnh giao thời.Phim được mở đầu bằng những cặp đùi đủ loại của phụ nử
, chen chúc xô đẩy bám theo gót của những doanh nhân nước ngoài. Ðồng lúc khắp
hang cùng ngõ hẹp của phố thị, đâu đâu cũng thấy ngựa xe nhà cửa dập dìu như nước,
cùng đi bên cạnh cuộc đời là những thân xác gầy gò đói lạnh, những trẻ em rách
rưới tồi tàn.. co quắp vất vưởng khắp đầu đường xó chợ..
Ðổi mới là vậy đó nhưng Trần Bạch Ðằng (Tư Ánh-Trương Gia Triều), một trong những
cố vấn của Võ Văn Kiệt, vào cuối năm 1996 đã cuồng điệu khi nhân danh cho đảng
CSVN viết gủi thiên hạ ‘ bản thông điệp của thế kỷ XXI ‘ đại ý xác quyết rằng
cái lớn nhất của thế kỷ XX tại VN, đó là sự hoán chuyển vị trí từ nước thuộc địa
sang độc lập, dân nô lệ sang tự do và quốc gia đoí nghèo sang quốc gia chắc chắn
sẽ giàu mạnh ‘.Tiếc thay nay cả Võ Văn Kiệt lẫn Trần Bạch Ðằng đều chết, nên
không thấy được sự khủng hoảng về kinh tế lẫn chính trị tại VN từ đầu năm 2008,
hậu quả tất yếu của cái gọi là ‘ Ðổi Mới Tư Duy’ với mục đích kinh tài cứu đảng
và làm giàu cho tư bản đỏ, mà ai cũng thấy . Ngoài ra dân đói cũng kệ, nước sắp
mất về Tàu đỏ.. có sao đâu, miễn đảng ta đời đời độc tôn và bền vững là đủ.
Tuy nhiên đó cũng chỉ là lời bốc thơm một chiều của VC hay bon tư bản lái súng
. Vậy thì có thật cái lớn nhất của thế kỷ XXI ở VN vẫn là sự hoán chuyển vị trí
‘ Từ Nước Thuộc Ðịa Sang Nước Ðộc Lập, Dân Nô Lệ Sang Dân Tự Do, Quốc Gia Ðói
Nghèo Sang Quốc Gia CHẮC CHẮN sẽ giàu mạnh ? ‘ . Tóm lại đây cũng chỉ là mơ ước
của đảng về những kế hoạch đã được nghị quyết hay còn dang dở.. hoặc chỉ có
trên các khẩu hiệu tuyên truyền và những hư cấu dưới biển trên trời, nhắc đi đọc
lại trên các đài ngoại quốc có chương trình tiếng Việt.
Ai lại không biết và nghe thấy những điều đã xảy ra tại VN từ khi đảng mở cửa
đón tư bản kể cả Mỹ và Việt kiều khắp nơi về làm ăn buôn bán. VN đã tổ chức được
nhiều hội nghị quốc tế trong đó có APEC, đã vào WTO và trở thành hội viên không
thường trực tại Hội đồng Bảo An LHQ. VN cũng đã phát triển được hệ thống hạ tầng
cơ sở khắp nước như trường học, chợ búa, đường xá, cầu cống, đập thủy điện cũng
như điện lực về tận nông thôn. . Nhưng tất cả những công việc kể trên đều do tiền
viện trợ mà có. Còn đảng và nhà nước chỉ lợi dụng kinh tế thị trường của tư bản
để phục vụ CNXH hầu nắm giữ độc quyền thống trị cả nước theo cái gọi là điều
(4) của hiến pháp VC ban hành năm 1992.
Nhưng dù có nói như Trần Bạch Ðằng , rằng nhờ Võ Văn Kiệt mở cửa đổi mới nên VN
nay đã giải quyết cái ăn cho hơn 70 triệu người hay số người trong nước cũng có
thể tính đến 90% biết đọc biết viết. Trong lúc đó thì báo cáo của các cơ quan
tài trợ cho VN đứng đầu là IMF, WB thì xếp nước ta vào danh sách 10 quốc gia
đói nghèo nhất trên thế giới. Ðiều này cho thấy VN dưới thiên đường xã nghĩa,
thời nào cho dù là đóng kín hay cởi mở thì sự giàu sang no ấm nếu có cũng đâu tới
phiên tuyệt đại đa số người trong nước. Do đó lúc trước, lúc này và lúc nào ‘
cái ăn cũng vẫn là quan trọng nhất ‘ đối với tầng lớp nghèo đói, ba chìm bảy nổi
thuộc giới làm biển, nghề ruộng và đồng bào lao động.
VN là một quốc gia nông nghiệp truyền thống ngàn đời, lại phải trì trệ bước tiến
vì thảm trạng chiến tranh kéo dài hằng trăm năm từ thời Pháp thuộc (1884-1945)
cho tới 1975. Tại VNCH nhờ Chính phủ biết áp dụng nền kinh tế thị trường (cho
dù có thu hẹp), ít ra cũng tạo được cơm ăn áo mặc cho mọi người. Trái lại ở Miền
Bắc (1954-1975),, CS Hà Nội vì nhắm mắt theo đuổi chính sách kinh tế hoạch địch,
nên ba lần thi hành kế hoạch ngủ niên (1960-1976) đều thất bại Võ Văn Kiệt là một
đảng viên trung kiên và lảo thành của chế độ, nên đã lợi dụng sự chấm dứt giúp
đỡ của quốc tế vô sản, để bước qua giai đoạn ‘ quá độ ‘ tư bản (đổi mới) rồi tiến
về cổng thiên đường cộng sản. Tóm lại mục đích của Kiệt và đảng là sự hoán chuyển
vai trò đấu tranh giai cấp của công nhân lao động từ ‘ bạo động cướp chính quyền
‘ sang ‘ làm việc bằng chân tay ‘ . Ðó chính là yêu cầu của tư bản nước ngoài
khi chịu bỏ tiền vào VN để sử dụng mồ hôi nước mắt của dân tộc Việt. Những toa
tàu xác người này sẽ được kéo bởi các đầu máy mà đảng gọi là ‘ tập thể trí tuệ
‘ không ai khác hơn là Ðồng, Mười, Linh, Kiệt, Khải và hiện nay là Nguyễn tấn
Dũng.
Và kinh tế thị trường theo định hướng XHCN mà VN đang theo đuổi từ lúc bắt đầu
mở cửa đổi mới, chắc chắn không là mô hình mà Liên Xô, Ðông Ðức, Ðông Ấu lẫn
Mao Trạch Ðộng sử dụng suốt bao chục năm tới khi xập tiệm toàn diện vào thập
niên 90. Thật sự hành trình đổi mới hiện nay đã tự phát theo hướng tư bản hoá
xã hội, chứ không phải là hoạch địch có sẳn của đảng hay Kiệt sáng tạo. Một điều
mà ai cũng thấy rõ nhưng Linh, Kiệt rồi Khải đã lấp liếm, làm như là đã ‘ cả
gan ‘ đi ngược lại đường hướng do đảng nghị quyết.
Vì đã chấp nhận ‘ đổi mới ‘ tức là phải dựa vào tư bản để mà sống còn và nhờ
giúp đở. Nhưng đã chọn kinh tế thị trường, tức là chấp nhận kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần mà hậu quả làm cho đảng dần mòn mất hết quyền quản lý và sự kềm
chế bước tiến của xã hội. Kết cục đổi mới tại VN dòm vào cứ tưởng là tạo nên cảnh
huống ‘ dân giàu nước mạnh ‘ nhưng thực chất chỉ tạo ra môi trường thuận lợi để
các băng nhóm ‘ Mafia đỏ ‘ phát triển và lủng đoạn đất nước. Rốt cục tham nhũng
đã theo ‘ vàng, đô la, ngoại tệ ‘ phá nát cái chế độ toàn trị từ trên xuống dưới,
tới nay coi như không còn cách nào để đối phó với cái nạn nội xâm này. Lớn ăn
theo lớn, nhỏ chia theo nhỏ.. một mặt thì gậm nhấm các ngân khoản tài trợ của
thế giới đổ vào. Ðồng thời chia chát nhau tài sản của đất nước qua cái gọi là ‘
Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN) hay nôm na là kinh tế quốc doanh. Như thế đảng
càng lúc càng giàu thì thử hỏi còn gì cho dân để mà sống ? Tóm lại tiền thuế má
thu được của Doanh Nghiệp Tư Nhân (DNTN) sẽ chẳng bao giờ bỏ vào công quỹ nhà
nước để làm tăng Tổng Sản Lượng Của Quốc Gia mà chỉ để bao cấp cho các khu vực
kinh tế quốc doanh, tức là bỏ vào túi của đảng từ trên xuống dưới.
Nay thì nguy cơ của cuộc đổi mới tại VN đã thành sự thật từ đầu năm 2008 qua
các hiện tượng lạm phát, tiền Hồ mất giá, chứng khoáng triệt tiêu và nền kinh tế
đang đi vào khủng hoảng. Ðây không phải là hiện tượng bất thường vì sự leo
thang của xăng dầu và suy sụp của địa ốc.. như đảng nói để biện giải chạy tội.
Thật sự ngay từ đầu khi Linh và Kiệt nói là xé rào để đổi mới thì thế giới bên
ngoài đã dòm thấy qua những đợt tăng trưởng kinh tế nhảy vọt tại VN một cách
không bình thường. Là vì mục đích của tư bản khi bỏ vốn vào đầu tư tại VN, đa số
ngắn hạn, để sử dụng nguồn lao động dồi dào và rẽ mạt nhất thế giới. Có vậy
thôi và VN cũng chỉ có thế thôi. Nói chung theo lối làm ăn của thực dân mới
ngày nay, là chuyển dịch các bộ phận gia công từ chính quốc , đến bất cứ nước
nào có nguồn lực lượng lao động lớn và rẽ mạt, thì tư bản đổ vốn vào để khai
thác kiếm lời. Ngày nay vật giá leo thang theo đà lạm phát phi mã, dân lao động
với lợi tức quá kém cõi không đủ sống, nên bắt buộc phải đòi tăng lương bằng
đình công. Tư bản dễ gì chấp nhận vì ngoài VN đâu đâu cũng có sẳn nguồn nhân lực
rẽ mạt khác đang chờ.
Về nông nghiệp như Trần Bạch Ðằng thay cho đảng và Kiệt tuyên bố ‘ gạo không những
nuôi đủ 70 triệu dân, mà còn dư để xuất cảng và đứng vào hàng thứ ba trên thế
giới ‘ Nhưng đã dư thừa gạo xuất cảng tại sao đảng lại phải nhờ Tổ chức lương
nông thế giới cứu đói ? Thật sự gạo VN có dư đê nuôi dân trong nước nhưng vì đảng
vay nợ quá nhiều, nên phải dùng gạo để trả tiền lời trên khối vốn dài hạn đã
vay của Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Á Châu (ADB), Câu Lạc Bộ
Paris, Luân Ðôn.. Ðộc ác nhất là chuyện Võ Văn Kiệt vì nhu cầu đòi hỏi của tư bản,
muốn có đất để xây dựng các cơ sở sản xuất. Vì vậy ngày 16-8-1996 Kiệt đã ký
quyết định, giao toàn quyền cho các tỉnh Miền Trung được đuổi dân đi kinh tế mới,
để nhường ruộng đất của mình cho tư bản lập nhà máy. Tất cả đều trong chiến lược
công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất theo thị trường kinh tế tự do để làm
giàu cho tư bản và đảng.
Như vậy từ ngày Kiệt mở cửa đổi mới, người nông dân VN có thật sự làm chủ ruộng
vườn của mình hay không ? Ngày 14-7-1993 luật đất đai đã được quốc hội VC thông
qua và ban hành, trong đó có điều (3) cho phép cá nhân được nhà nước giao đất,
được chuyển nhượng, cho thuê.. đã tạo cơ hội đầu cơ cho những người sẳn tiền và
thế lực. Thế là càng lúc càng có không biết bao nhiêu đất đai ruộng lúa bị phá
đi để công nghệ hóa với liên doanh nước ngoài hay xây cất cơ sở kinh doanh, biệt
thự, sản xuất gạch ngói..
Năm 1992, trước nhu cầu cấp bách đòi hỏi cho công cuộc đổi mới, Võ Văn Kiệt
đành muối mặt, uốn lưởi để tạm quên sứ mạng hoàn tất sự nghiệp cách mạng về người
của chủ nghĩa CS. Do đó mới có cái gọi là ‘ thực hiện bản sắc của con người VN,
mở rộng vòng tay lớn, hòa hợp hòa giải dân tộc ‘.Cũng kể từ đó người Việt tị nạn
CS không còn bị đảng phỉ báng, nhục mạ, kết tội là Việt gian, côn đồ, đỉ điếm,
ôm chân đế quốc để kiếm bơ sữa.. mà là khúc ruột nối từ ngàn dặm của những người
con thân yêu của đất nước.. Tóm lại như Trần Bạch Ðằng đã viết ‘ Cuộc đổi mới tại
VN thật sự không phải là điều đảng muốn nhưng vì thời thế thay đổi quá nhanh
nên đã biến thành một trào lưu quần chúng, khiến đảng không thể không đón nhận.
Rồi để dụ khị bọn tư bản dành nhau bỏ vốn vào đầu tư, đảng đã vẽ vời lên sự
tăng trưởng kinh tế thần tốc. Thế là thiên hạ đổ xô nhau mạnh ai nấy hốt tất cả
những gì có trên dất Việt như là một cõi vô chủ. Ðảng cũng nhập cuộc bốc hốt.
Nhờ vậy đảng cũng như Kiệt, từ một xác chết chưa chôn nay biến thành giai cấp
tư bản đỏ từ trên xuống dưới.
Tóm lại đổi mới để cho tư bản nước ngoài đổ vốn vào VN đầu tư kiếm lời nhờ khai
thác nhân công rẽ mạt với sự đồng lỏa, bao che và chia chát của đảng. Tại đây
tư bản nước ngoài chẳng hạn như Ðài Loan lợi dụng công nhân VN thực hiện những
bản hiệu của nước họ, dù hàng sản tại nước ta. Ngoài ra tư bản nước ngoài bỏ vốn
đầu tư chỉ nhắm vào việc khai thác dầu khí, khách sạn, du lich và hàng may mặc.
Các lãnh vực khác không được chú trọng vì không kiếm được lợi nhuận nhiều và vốn
bị chôn tại chỗ .
Giống như trong lãnh vực quân sự, sau khi cưởng chiếm được VNCH vào ngày
30-4-1975, Hà Nội đã say men chiến thắng mở thêm một cuộc chiến tranh khác với
Khmer đỏ và Trung Công để chuốc lấy cảnh làm đầy tớ cho giặc Tàu ngày nay.
Trong lảnh vực kinh tế, say men trước sự thành công kinh tế thời mở cửa, VC đã
triệt để sử dụng vốn đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh ngành xuất khẩu. Thế nhưng kết
quả thì ngược lại vì tư bản bỏ vốn vào VN để được đảng mở cửa cho hàng ngoại quốc
nhập vào , chứ không phải mở cửa để hàng sản xuất tại VN tới nước họ ?
Tóm lại cũng nhờ có đảng qua Võ Văn Kiệt mở của đổi nới kinh tế, sau đó là Phan
Văn Khải rồi Nguyễn Tấn Dũng.. mà tuyệt đại dân Việt ngày nay đã trở thành những
khách tha phương cầu thực ngay chính trên quê hương mình. Theo báo cáo của cơ
quan LHQ thì VN ngày nay sau thời gian mở cửa đổi mới kinh tế, chỉ có một thiểu
số sống no đủ, còn tuyệt đại đồng bào sống dưới mức nghèo khổ nhất là ở thôn
quê, vùng cao nguyên và các làng chài dọc theo miền duyên hải. John Fiedman
trong cơ quan UNESCO khi tới khảo sát về tình trạng sinh hoạt của VN đã kết luận
rằng ‘ những người nghèo khổ tại VN ngày nay là thành phần đã bị lột sạch ‘ .
Trong khi đó Heather Grady thì nói ‘ người nghèo tại VN là những thành phần
không có khả năng tiếp cận với các nguồn lực của xã hội.. ’ ’ ’. Ðó thực chất của
công cuộc đổi mới từ 1990 tới ngày nay mà chủ xướng là Võ Văn Kiệt với kết quả
Phân Chía Giai Cấp Trong Xã Hội VN một cách rõ rệt và Bốc Lột Dân Nghèo Mọi Giới
Ðến Tận Xương Tuỷ.
Kiệt đã chết rồi nhưng Khải và Dũng vẫn nối tiếp con đường mà Kiệt đã vạch sẳn,
hậu quả của cái gọi là đổi mới kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã
và đang làm khổ cả nước trong cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra qua các sự
kiện tham nhũng, lạm phát phi mã, tiền Hồ mất giá và chứng khoáng VN coi
như biến mất trên thị trường. Nếu như tại các nước tự do, thì chắc chắn toàn bộ
chính phủ đã phải tự động từ chức để một nội các mới lên thay thế giải quyết vận
nước.
Nhưng VC thì không bao giờ có chuyện đó, mà còn coi đây như cơ hội để các chóp
bu đảng có dịp xuất ngoại. Cái trơ trẽn nhất của chuyện dài XHCNVN có lẽ là việc
Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ để kêu gọi đầu tư và yêu cầu Hoa Kỳ xác nhận VN
đang thực hiện nên kinh tế thị trường.trong lúc VN đang giẫy chết vì tư bản đã
muốn co giò chạy khỏi VN để khỏi bị sa lầy trong cơn khủng hoảng kinh tế như họ
đã từng vướng phải năm 1997 tại Mexico và Thái Lan. Lúc đó Mỹ còn giàu nên đổ
tiền vào cứu hộ, nay Hoa Kỳ cũng đang kiệt quệ nợ nần chồng chất như núi, sức
nào để giúp VC ?
Cứ nhìn vài cái “ chân dung quyền lực “, hình ảnh Dân Oan ngày ngày khiếu
kiện và nổi buồn của người phụ nữ VN đang bán thân khắp quê người.. để đánh giá
thành rực rỡ của XHCN sau 40 năm toàn trị và đổi mới. .
Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 8-2015
MƯỜNG GIANG
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks