Đại Học chăn Trâu




Friday, 14 August 2015

TRAO ĐỔI VỚI TS TRẦN TRỌNG DƯƠNG VỀ BÀI “Keith Weller Taylor: Hành trình của một sử gia”


 

TRAO ĐỔI VỚI TS TRẦN TRỌNG DƯƠNG VỀ BÀI “Keith Weller Taylor: Hành trình của một sử gia”

Hà Văn Thùy
Keith Weller Taylor
Keith Weller Taylor
Trong số ra ngày 26. 5.2015*, tạp chí Tia Sáng đăng trang trọng bài “Keith Weller Taylor: Hành trình của một sử gia” của TS Trần Trọng Dương. Sau khi cho rằng “Keith Weller Taylor được coi là một trong những nhà Việt Nam học ngoại quốc nổi tiếng nhất ở Việt Nam cũng như trong giới học thuật quốc tế,” tác giả nhận định: sự nghiệp của K.W. Taylor được đánh dấu bằng hai mốc chính: giai đoạn đầu là cuốn Việt Nam khai quốc (The Birth of Vietnam), giai đoạn sau là Một lịch sử của người Việt (A History of the Vietnamese).

Ông viết: “Taylor được biết đến chủ yếu qua chuyên luận nổi tiếng The Birth of Vietnam (Berkeley: University of California Press, 1983), nghiên cứu về lịch sử Việt Nam từ thế kỷ 3 TCN đến thế kỷ 10 SCN. Đó là một công trình tham khảo về quá trình đấu tranh cho sự tồn tại và độc lập của người Việt chống lại người láng giềng phương Bắc3. Nhưng chuyên luận này, theo tôi, chỉ có giá trị chủ yếu ở phương diện: nó là một kênh truyền tải tiếng nói của các nhận thức lịch sử ở trong nước [Việt Nam] đến với giới học thuật quốc tế thông qua lăng kính khúc xạ mang tên K.W. Taylor.” 

Và kết luận:
Nói chung, với cuốn The Birth of Vietnam (1983), Taylor đã mất gần 400 trang viết, để chứng minh cho một định đề có sẵn: truyền thống Việt Nam được xây dựng bởi một dân tộc thống nhất, một quốc gia thống nhất suốt từ giai đoạn thế kỷ X trở về trước cho đến thế kỷ X, và từ thế kỷ X đến thế kỷ XX.”.

Về cuốn A History of The Vietnamese, Trần Trọng Dương cho rằng: “Trong cuốn sách mới này, ông chỉ dành vỏn vẹn 30 trang, để xóa bỏ hết những gì đã viết trong gần 400 trang của cuốn The Birth of Vietnam. Ông lấy An Dương Vương làm vị vua khởi đầu của lịch sử11, và gần như đã không đề cập gì đến những huyền thoại Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân- Âu Cơ (bọc trăm trứng), Sơn Tinh- Thủy Tinh, Tản Viên, Chử Đồng Tử,… nữa. 

Cả khái niệm “Bách Việt” do người Hán sáng tạo để áp đặt/nô dịch tinh thần những cộng đồng dân cư khác Hán ở Phương Nam, đến đây cũng đã bị loại thải. Cái quan niệm của chủ nghĩa huyết thống tập thể, rằng “tất cả những người có cùng quốc tịch (bất kể thuộc về dân tộc nào) đều là những người cùng huyết thống, là cùng một bọc sinh ra, là đồng bào, anh em cốt nhục”…, đến đây, cũng đã được cho vào quên lãng.”

Ông cũng nói rõ rằng, những gì mà các sử thần thời Trần và Lê sơ đã làm khi biên soạn những bộ sử đầu tiên của người Việt là cắt dán, lắp ghép các nguồn tư liệu Hán văn cho phù hợp với sự tưởng tượng về quá khứ và tổ tiên của mình, nhằm tạo ra lịch sử của phương Nam trong thế đối chọi với lịch sử của phương Bắc. Sử Tàu dài bao nhiêu sử Việt nhiều từng ấy, họ có gì thì ta có đó. Với cách làm như vậy, phần lớn sử thần Nho gia thời trung đại đã mắc bẫy các sử thần Nho gia Trung Hoa, bằng cách kéo nhập lịch sử Việt Nam “đồng nguyên” [cùng một gốc] với lịch sử Trung Quốc”.

Bài viết của Trần Trọng Dương đã làm xuất hiện bên cạnh những bản văn lịch sử một bản văn thẩm định công trình lịch sử. Một câu hỏi nảy sinh: giá trị của những bản văn này như thế nào?

Trong cuộc sống, nhiều khi yêu quái ở lộn với người nên người ta phải dùng kính chiếu yêu để phân biệt thực giả. Ở đây, tấm kính chiếu yêu chính là sự thực lịch sử từng diễn ra trên đất Việt.

Bỏ qua quan niệm sai lầm của thế kỷ XX, thế kỷ XXI vẽ ra bức tranh toàn cảnh lịch sử Việt Nam và phương Đông với những nét chính sau: 70000 năm trước, người Khôn ngoan Homo sapiens từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ đặt chân tới Việt Nam. Tại đây, hai đại chủng Australoid và Mongoloid hòa huyết sinh ra hai chủng Indonesian và Melanesian. Trong đó, người Indonesian (sau này được gọi là Lạc Việt) chiếm đa số, giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Tiếng Lạc Việt là ngôn ngữ nền của cộng đồng. Tuy nhiên, các nhóm khác nhau vẫn có tiếng nói riêng của mình.

Từ Việt Nam, người Việt cổ lan tỏa ra khắp châu Á, và sang chiếm lĩnh châu Âu, châu Mỹ. Khoảng 20.000 năm cách nay, người Việt sáng tạo công cụ đá mới Hòa Bình. 12.400 năm trước sáng tạo cây lúa, đưa lên xây dựng kinh tế nông nghiệp trên đất Trung Hoa. Khoảng 4000 năm TCN, trên địa bàn Đông Á, người Việt xây dựng nền văn minh nông nghiệp rực rỡ.

 Khoảng 3000 năm TCN, quốc gia đầu tiên của người Việt ra đời mà kinh đô là Lương Chử vùng Thái Hồ. Diện tích vương quốc rộng bằng nửa nước trung Hoa hiện nay: phía bắc giáp Dương Tử, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Ba Thục, phía nam tới miền Trung Việt Nam. Căn cứ vào sự trùng khớp về ranh giới giữa vương quốc Lương Chử và nước Xích Quỷ truyền thuyết, ta có thể dám chắc: quốc gia Lương Chử chính là Xich Quỷ với các vị vua Phục Hy, Thần Nông, Đế Minh, Kinh Dương Vương…

Năm 2698 TCN, người Mông Cổ du mục do thị tộc Hiên Viên lãnh đạo, mở cuộc tấn công lớn vào Trác Lộc trên bờ nam Hoàng Hà. Thua trận, một bộ phận người Việt vùng Núi Thái – Sông Nguồn do Lạc Long Quân dẫn đầu dùng thuyền theo Hoàng Hà ra biển, đổ bộ vào Nghệ An. Tại đây Hùng Vương được tôn làm vua và lập nước Văn Lang.

Chiếm đồng bằng Trong Nguồn (nay là Trung Nguyên) của người Việt, người Mông Cổ lập vương triều Hoàng Đế. Tuy chiến thắng nhưng nhân số ít, văn hóa chưa phát triển, người Mông Cổ học nghề nông cùng tiếng nói của người Việt. Trong quá trình chung sống, diễn ra cuộc hòa huyết Mông-Việt, sinh ra người Hoa Hạ. Khoảng 2000 năm TCN, do áp lực của triều đình nhà Hạ, nước Văn Lang tan rã, kinh đô Lương Chử bị bỏ phế. Do sự lấn chiếm của người Hoa Hạ, người Việt vùng Trong Nguồn tiếp tục chạy về phía nam, qua Việt Nam xuống các đảo Đông Nam Á, về phía tây tới Miến Điện, Ấn Độ. Cuộc di cư như vậy còn diễn ra vào thời Chiến Quốc. Người di cư mang kỷ niệm về quê gốc Núi Thái-Sông Nguồn, Phục Hy, Thần Nông, Nữ Oa, Đế Minh, Kinh Dương Vương… tới nơi cư trú mới. Và dần dần, trong tâm thức họ, kỷ niệm xưa trở thành truyền thuyết của Tứ Xuyên, Miến Điện, Lào, Việt Nam. Truyền thuyết một bọc trăm trứng bước vào kinh Phật… Nếu những điều trên có cái còn tranh cãi thì những sự kiện sau là hoàn toàn chính xác:
  • Việt Nam là nơi phát tích của mọi sắc dân châu Á. Vì vậy, người Việt Nam không chỉ có lịch sử 4000 năm mà còn là hậu duệ của tổ tiên từ 70000 năm trước. Dân bản địa trên đất Việt Nam cùng một nguồn gốc, thuộc chủng Mongoloid phương Nam.
  • Từ 40.000 năm trước, người Việt đi lên khai phá Trung Hoa, xây dựng nơi đây nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Người Việt là chủ thể tạo nên dân cư Trung Quốc. Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa. Chữ tượng hình do người Việt sáng tạo, là chủ thể làm nên chữ viết Trung Hoa. Do những biến động của lịch sử, người Việt từ đất Trung Hoa lan tỏa xuống Đông Nam Á và Nam Á. Người di cư mang theo văn hóa cùng những truyền thuyết gốc của người Việt tới nơi cư trú. Truyền thuyết đó cũng được giữ lại nơi những người Việt bám trụ quê hương vùng Nam Dương Tử hôm nay.
  • Là nơi phát tích của tộc Việt, Việt Nam cũng là mảnh đất cuối cùng người Việt giữ được độc lập, tự chủ để bảo tồn văn hóa gốc của người Việt.
Soi vào tấm kính chiếu yếu này, ta thấy, các cuốn chính sử Việt Nam từ thời Trần tới thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chính xác khi khẳng định dân tộc Việt Nam là khối thống nhất, cùng nguồn gốc và có lịch sử lâu dài.

The birth of Vietnam của Keith weller Taylor thực chất là một bản chuyển ngữ sang tiếng Anh của cuốn thông sử Việt Nam nên về cơ bản đã trung thành với tư tưởng chủ đạo của sử Việt. Đó là phẩm chất quan trọng nhất của cuốn sách. Phủ định nội dung cuốn The Birth of Vietnam nên A Hirtory of the Vietnamese mắc sai lầm nghiêm trọng là xuyên tạc trắng trợn lịch sử Việt Nam. Vì vậy, nó không chỉ hủy hoại sự nghiệp của một sử gia mà còn hủy hoại luôn nền Việt học nước Mỹ hiện đại khi người trẻ học theo thầy, mù quáng lao vào con đường xuyên tạc lịch sử dân tộc Việt!

Thực tế học thuật cho thấy, bình sử khó hơn viết sử. Bởi lẽ bình sử là người tự đặt mình ở một đỉnh cao trí tuệ rồi phán xét nhà viết sử. Với một bài bình sử đảo điên phản bác cái đúng, ủng hộ tán dương cái sai thì không còn gì để nói! Chẳng những thế, trong bài viết còn không ít những lời đại ngôn khó chấp nhận.
Xin hỏi:
Keith Weller Taylor được coi là một trong những nhà Việt Nam học ngoại quốc nổi tiếng nhất ở Việt Nam” thì “nổi tiếng” vì cái nỗi gì? Không thể vì The Birth of Vietnam. Với nhà nghiên cứu người Việt, cuốn sách nhỏ của cô bé Li Tana còn giá trị hơn nhiều. Phải chăng nổi tiếng bởi A History of The Vietnamese? Với một cuốn sách xuyên tạc lịch sử Việt, xúc phạm dân tộc Việt đến vậy thì sự nổi tiếng ở đây chỉ là sự nổi tiếng của Herostratos – kẻ đốt đền!

Xin hỏi thế nào là: cần nhìn nhận ông cũng như những gì ông viết từ góc độ thân phận con người? Lịch sử là lịch sử, nó có chân lý của riêng nó. Sao lại có cái gọi là thân phận con người ở đây? Tác giả muốn đề cập thân phận nào? Phải chăng thân phận của con người tự nguyện ném mình vào cuộc chiến tranh phi luân rồi thất vọng đau đớn khi ôm đầu máu trở về trong tiếng rủa nguyền của hàng triệu người? Một thân phận như thế cũng đáng quan tâm! Nhưng sao không nghĩ tới thân phận của cả một dân tộc từng ngàn năm mất nước, chỉ trông về Núi Thái Sông Nguồn với Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân như ngôi sao Bắc Đẩu le lói phía trời xa để tìm về nguồn cội? 

Dù là huyền thoại thì một huyền thoại nuôi sống tâm hồn cả một dân tộc trong hàng nghìn năm đen tối cũng đáng được trân trọng! Có nhân bản không, có cận nhân tình không khi cực kỳ chủ quan, với vốn tri thức hạn hẹp lại tự cho mình là ông trời ban phát chân lý (dỏm), đưa tay giật lấy ngôi sao le lói rồi dí vào mặt những con người đang đau khổ “sự thật” phũ phàng: “Kinh Dương Vương chỉ là sản phẩm của văn hóa Tàu” ?! Cùng là huyền thoại nhưng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân còn gần với sự thật hơn Thái Dương thần nữ! Hãy tới đường phố Tokyo rồi nói lớn: “Các ngài lầm rồi, chẳng làm gì có Thái Dương thần nữ cả!” để xem người Nhật nói gì với quý vị?!

Sài Gòn, 7. 2015
(Bài viết đã gửi tạp chí Tia Sáng nhưng không đăng)
_



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts