Cô
Giáo Của Tôi Và Lòng Yêu Nước
30/12/201500:00:00(Xem:
1542)
- Tác giả :
- Ts. Nguyễn Đình
Thắng
Ở
tuổi 16, tôi có một cô giáo dạy Anh văn rất đặc biệt. Cô đã thổi vào tâm hồn
của người thiếu niên năm nào ý thức về quê hương, lòng yêu nước, và bổn phận
công dân khi đất nước lâm nguy. Những điều ấy đã định hướng cuộc đời của tôi
trên 40 năm qua. Tôi luôn nghĩ đến Cô với tất cả niềm kính trọng và biết ơn. Cô
tên Vinh.
Sau khi tốt nghiệp trường dược, Cô du học Anh quốc, ngành văn chương Anh. Về nước, Cô khởi đầu chức nghiệp giáo viên với lớp của chúng tôi. Năm ấy tôi làm trưởng lớp. Cô Vinh lúc ấy ở độ tuổi 25, 26.
Ngày đầu nhập học, lũ học sinh chúng tôi, trai và gái, đều ngạc nhiên một cách thích thú khi Cô Vinh bước vào lớp. Cô còn trẻ lắm, trông không lớn hơn chúng tôi là bao nhiêu. Vóc người nhỏ nhắn, thon thả và tính tình nhanh nhẩu, tươi tắn làm cho Cô trông lại càng trẻ, tưởng chừng như cô gái vừa xong trung học.
Mặc dù theo Tây học, Cô lại giữ nề nếp truyền thống Việt Nam. Đặc điểm của Cô Vinh là luôn luôn mặc áo dài thướt tha, trong khi các cô giáo khác ở trường tôi hay mặc đồ đầm.
Để làm cho lớp sinh động, Cô hay chơi trò đố chữ. Vừa bước vào lớp, Cô xướng ngay một chữ tiếng Anh và đố học sinh cho chữ tiếng Anh đồng nghĩa, và có khi nghịch nghĩa. Rồi Cô lại bồi thêm chữ nữa, rồi chữ nữa... Vì biết Anh văn từ tiểu học, tôi đối đáp nhanh và không chịu thua chữ nào, làm cho Cô lắm khi phải bật cười.
Ngày qua ngày, đám học sinh chúng tôi cảm thấy Cô Vinh là một người chị gần gũi, thân tình. Các cậu con trai thường hay hỏi thăm Cô về tâm lý nữ giới và Cô rất tự nhiên “tư vấn” cách làm quen và cư xử với bạn gái. Các cô bạn cùng lớp với tôi thì hay hỏi han Cô Vinh về kinh nghiệm trang điểm, trang phục, xử thế ở đời.
Vì là trưởng lớp nên tôi giao du thân mật với các bạn ở trong lớp và khá thân với các thầy cô. Thầy giáo người Pháp dậy môn sử trong lớp của chúng tôi có cảm tình với Cô Vinh, nhưng chỉ âm thầm thôi. Có hôm đang giảng bài trên lớp, thấy Cô Vinh mặc áo dài mầu hồng đi ngang qua, thầy giáo bỏ dở câu nói và đắm đuối nhìn theo. Tôi ngồi ở hàng ghế đầu nên thấy tất cả. Có lần thầy giáo người Pháp bảnh trai này mời Cô Vinh đi xem văn nghệ, nhưng Cô từ chối.
Cô Vinh đã trao con tim cho một bác sĩ quân y người Việt, rất hiền từ và ít nói. Và tên của Thầy, chúng tôi gọi là “Thầy", cũng hiền từ như tâm tính. Những hôm về phép, Thầy đậu xe gắn máy dưới hàng cây phượng vỹ bên kia đường đối diện cổng trường để đón Cô. Đôi khi, bắt gặp Thầy đang đậu xe chờ Cô, tôi đến chào và hỏi thăm thì Thầy ấp úng như thể đang trồng cây si mà bị bắt “quả tang”. Tôi đoán ra ngay rằng Thầy thuộc diện “con nhà lành.”
Có lần tôi rủ đám bạn trong lớp đến thăm Cô Vinh ở nhà. Cô sống với Bố Mẹ và anh chị em nơi căn nhà nhỏ thuộc vùng ngoại ô Sàigòn. Thấy chúng tôi đi xe đạp đến, Bố của Cô Vinh bảo: “Mời mấy anh vào nhà ngồi chơi. Để tôi gọi con Vinh ra.” Chúng tôi ngạc nhiên lắm về cách xưng hô ấy: Bác ấy gọi chúng tôi bằng “anh” còn cô giáo của chúng tôi thì bị gọi là “con Vinh”.
Trong khi các bạn của tôi gần với Cô Vinh vì những tâm sự con trai con gái ở tuổi mới lớn, tôi lại để ý đến những lời tâm tình của Cô về đất nước.
Thỉnh thoảng giữa bài giảng, Cô Vinh lại chêm vào một ít chi tiết về gia cảnh, thân thế. Cô kể rằng Bố của Cô chủ trương gởi con cái đi du học để nên người hữu dụng và học xong thì phải về giúp nước. Mỗi lần chỉ một người con được ra ngoại quốc; người ấy về nước rồi thì người khác mới được xuất ngoại. Như vậy, người con nào học xong cũng cảm thấy trách nhiệm phải về nước để không cản trở việc du học của các anh chị em trong nhà.
“Chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước. Những người được ăn học mà không có lòng phục vụ, thì đất nước còn ra gì? Em trai của Cô du học về thì lập tức lên đường nhập ngũ, đang ở chiến trường miền Trung.”
Cô Vinh còn nói nhiều nữa về quê hương, về cuộc chiến, về nghĩa vụ công dân, về trách nhiệm lịch sử. Tôi say mê nghe những lời tâm sự đứt quãng, mỗi ngày một ít, ấy. Tôi có cảm giác Cô đang nói ra những suy tư và lời tự vấn cho chính mình trước vận nước. Lúc ấy miền Trung đang chịu các mũi tấn công của bộ đội Bắc Việt.
Ít lâu sau các tỉnh miền Trung thất thủ. Tình hình chiến sự căng thẳng và vòng đai bảo vệ Sàigòn ngày càng hẹp lại. Một hôm, bạn bè gọi điện thoại cho tôi báo tin về một vị tướng VNCH vừa tự sát; con gái của Ông thuộc đám bạn của chúng tôi. Sự hồn nhiên vô tư lự của tuổi mới lớn mỗi ngày lại nhuốm thêm mầu u ám. Đám mây đen của nỗi hoang mang và bất ổn bao phủ dần lớp học của chúng tôi.
Vào những ngày cận kề cuối tháng tư, Toà Đại Sứ Pháp ngỏ ý đưa Cô Vinh di tản khỏi Việt Nam. Cô từ khước vì người em trai ở miền Trung đang mất tích.
“Cô là người khuyên em trai về nước và nhập ngũ. Cô không thể bỏ rơi nó,” Cô Vinh tâm sự với lũ học sinh dớn dác và chỉ còn phân nửa -- ngày càng nhiều đứa nghỉ học để theo gia đình đi di tản.
Khi cộng quân đang tiến sát Sàigòn thì Cô Vinh liều lĩnh một thân một mình đi ngược ra miền Trung để tìm em. Cô thuê xe “honda ôm” để vượt từng chặng đường một, băng qua những thôn làng hẻo lánh. Cô đeo hàng chục chiếc đồng hồ “hiệu” khắp hai cánh tay và mặc áo dài tay để che đi. Đến mỗi trạm canh dọc đường cô “tặng” cán bộ chỉ huy một chiếc đồng hồ làm quà mãi lộ. Cuối cùng Cô tìm ra người em trai, đã bị bắt làm tù binh.
Khi Cô về lại thì Sàigòn đã thất thủ.
“Ít ra Cô yên tâm là cậu ấy còn sống,” Cô Vinh tâm sự với tôi.
Nước da vốn ngăm đen của Cô đã trở thành đen sậm. Cô gầy dộc đi.
Chẳng bao lâu sau, chồng mới cưới của Cô, vị bác sĩ quân y hiền từ và ít nói, phải đi tù cải tạo.
Được tin, tôi đến thăm Cô Vinh tại căn chung cư mà Cô đang thuê tạm, ở ngay Quận 1. Bạn bè trong lớp đều đã tứ tán, nên chỉ có mình tôi.
Tôi gõ cửa. Cô Vinh mở cửa mời tôi vào. Sắc mặt và dáng điệu của Cô không còn nét tươi tắn, tháo vát và hồn nhiên ngày nào. Cô dẫn tôi vào căn phòng khách tù mù, dù ngoài trời đang nắng ban trưa chói chang. Mọi cửa sổ đều đóng kín, chỉ có ngọn đèn mờ.
Cô không nói nhiều. Tôi hỏi thăm về Thầy – chồng của Cô, rồi người em trai, rồi gia đình... Cô chỉ trả lời lấy lệ cho xong. Tôi không ngạc nhiên lắm vì quanh tôi, đâu đâu cũng vậy: sự e dè, nghi kỵ và hãi sợ đã thay thế bản chất tin người, hiếu khách và vồn vã của xã hội miền Nam. Niềm tin, là chất keo sơn gắn bó đồng bào với nhau qua bao thăng trầm của lịch sử, chỉ qua một đêm bị chế độ mới xoá sạch, không còn gì.
Tôi ra về mà lòng buồn man mác, buồn cho Cô giáo trẻ mới hôm nào tràn đầy nhựa sống và lý tưởng, buồn cho lớp bạn trai và gái mất tuổi hồn nhiên và đang tản mác bốn phương trời, và buồn cho đất nước đắm chìm trong bóng tối của một chủ nghĩa man rợ.
Đó là lần cuối tôi gặp Cô Vinh.
Tám năm trôi qua. Bố mẹ tôi đã dắt díu tôi và hai đứa em vượt biển đến Mã Lai rồi 7 tháng sau thì đến Hoa Kỳ định cư, vào mùa hè 1979.
Năm 1983 tôi đang theo chương trình tiến sĩ thì một hôm bất chợt gặp lại Cô Vinh... trong giấc mơ lạ. Trong giấc mơ, Cô nhắc lại lời nói năm xưa: “Chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước. Những người được ăn học mà không có lòng phục vụ, thì đất nước còn ra gì?” Mặt Cô nghiêm nghị như tỏ vẻ trách mắng.
Thức dậy, tôi vã mồ hôi, và tư lự nhiều ngày sau đó về lời nhắc nhở từ quá khứ vọng đến.
Tuần sau, một người bạn ở xa báo tin là Cô Tường, một cô giáo năm xưa và quen với Cô Vinh, vừa đến định cư ở Texas, và cho tôi địa chỉ. Tôi viết thư ngay cho Cô Tường để chúc mừng Cô và gia đình đến được bến bờ tự do. Tôi cũng hỏi thăm về Cô Vinh và kể về giấc mơ.
“Cô ạ, tuần rồi em vừa nằm mơ thấy Cô Vinh. Thông điệp đến từ Cô Vinh là, liệu có thể yên tâm đi học khi dân tộc đang lầm than và đất nước đang điêu linh? Ở tuổi 16, em đã học được từ Cô Vinh tình yêu tổ quốc nên biết rõ mình phải làm gì. Dù Cô Vinh hiện ở chân trời góc biển nào, em vẫn mang ơn Cô Vinh đã cho em ý thức sống cho nên người.”
Cô Tường cho biết là chính cô cũng nhiều năm dò hỏi mà vẫn chưa tìm ra tăm hơi về Cô Vinh.
Ngày tháng trôi qua, tôi mất liên lạc với Cô Tường; không biết giờ này Cô ra sao.
Cách đây mấy năm, tại một buổi họp bạn trường cũ, có người cho biết là đã liên lạc được với Cô Vinh và Cô hiện đang làm việc ở một Toà Đại Sứ Pháp bên Phi Châu. Tôi chưa viết lời nào thăm Cô vì không dám chắc Cô còn nhớ cậu học trò trưởng lớp năm xưa, ở thế kỷ trước.
Nếu do một tình cờ nào mà Cô Vinh đọc được những giòng chữ này thì xin Cô hiểu rằng, những lời tâm tình ngẫu nhiên của Cô năm xưa đã để lại dấu ấn sâu đậm lên một cậu học trò ở tuổi 16 sang 17. Các người bạn trong lớp của tôi có thể quý Cô vì sự bình dị và thân tình như người chị lớn. Còn với riêng tôi thì Cô là người đã chỉ ra ánh sao Bắc Đẩu giữa cơn gió bụi của cuộc đời, khi mọi ngả đường bỗng trở nên mịt mù và bất định. Lời Cô nhắn nhủ: Dù trong hoàn cảnh nào, hãy lấy tình yêu quê hương và bổn phận với đất nước để định hướng đường đời.
Ở tuổi niên thiếu, có những thầy, cô đã ảnh hưởng lên tư duy của lũ học sinh chúng tôi. Cô giáo Tường dậy cho tôi truyền thống văn hoá của tổ tiên. Thầy giáo Cửu tạo cho tôi niềm đam mê văn chương Việt ngữ. Cô giáo Villeneuve dẫn tôi đến các nền văn hoá của nhân loại. Thầy giáo Louis mở rộng kiến thức cho tôi về lịch sử thế giới.
Còn Cô Vinh, cảm ơn Cô đã cho em lòng yêu nước.
Viết từ Edmonton, Canada vào một ngày cuối năm.
http://machsongmedia.com
Sau khi tốt nghiệp trường dược, Cô du học Anh quốc, ngành văn chương Anh. Về nước, Cô khởi đầu chức nghiệp giáo viên với lớp của chúng tôi. Năm ấy tôi làm trưởng lớp. Cô Vinh lúc ấy ở độ tuổi 25, 26.
Ngày đầu nhập học, lũ học sinh chúng tôi, trai và gái, đều ngạc nhiên một cách thích thú khi Cô Vinh bước vào lớp. Cô còn trẻ lắm, trông không lớn hơn chúng tôi là bao nhiêu. Vóc người nhỏ nhắn, thon thả và tính tình nhanh nhẩu, tươi tắn làm cho Cô trông lại càng trẻ, tưởng chừng như cô gái vừa xong trung học.
Mặc dù theo Tây học, Cô lại giữ nề nếp truyền thống Việt Nam. Đặc điểm của Cô Vinh là luôn luôn mặc áo dài thướt tha, trong khi các cô giáo khác ở trường tôi hay mặc đồ đầm.
Để làm cho lớp sinh động, Cô hay chơi trò đố chữ. Vừa bước vào lớp, Cô xướng ngay một chữ tiếng Anh và đố học sinh cho chữ tiếng Anh đồng nghĩa, và có khi nghịch nghĩa. Rồi Cô lại bồi thêm chữ nữa, rồi chữ nữa... Vì biết Anh văn từ tiểu học, tôi đối đáp nhanh và không chịu thua chữ nào, làm cho Cô lắm khi phải bật cười.
Ngày qua ngày, đám học sinh chúng tôi cảm thấy Cô Vinh là một người chị gần gũi, thân tình. Các cậu con trai thường hay hỏi thăm Cô về tâm lý nữ giới và Cô rất tự nhiên “tư vấn” cách làm quen và cư xử với bạn gái. Các cô bạn cùng lớp với tôi thì hay hỏi han Cô Vinh về kinh nghiệm trang điểm, trang phục, xử thế ở đời.
Vì là trưởng lớp nên tôi giao du thân mật với các bạn ở trong lớp và khá thân với các thầy cô. Thầy giáo người Pháp dậy môn sử trong lớp của chúng tôi có cảm tình với Cô Vinh, nhưng chỉ âm thầm thôi. Có hôm đang giảng bài trên lớp, thấy Cô Vinh mặc áo dài mầu hồng đi ngang qua, thầy giáo bỏ dở câu nói và đắm đuối nhìn theo. Tôi ngồi ở hàng ghế đầu nên thấy tất cả. Có lần thầy giáo người Pháp bảnh trai này mời Cô Vinh đi xem văn nghệ, nhưng Cô từ chối.
Cô Vinh đã trao con tim cho một bác sĩ quân y người Việt, rất hiền từ và ít nói. Và tên của Thầy, chúng tôi gọi là “Thầy", cũng hiền từ như tâm tính. Những hôm về phép, Thầy đậu xe gắn máy dưới hàng cây phượng vỹ bên kia đường đối diện cổng trường để đón Cô. Đôi khi, bắt gặp Thầy đang đậu xe chờ Cô, tôi đến chào và hỏi thăm thì Thầy ấp úng như thể đang trồng cây si mà bị bắt “quả tang”. Tôi đoán ra ngay rằng Thầy thuộc diện “con nhà lành.”
Có lần tôi rủ đám bạn trong lớp đến thăm Cô Vinh ở nhà. Cô sống với Bố Mẹ và anh chị em nơi căn nhà nhỏ thuộc vùng ngoại ô Sàigòn. Thấy chúng tôi đi xe đạp đến, Bố của Cô Vinh bảo: “Mời mấy anh vào nhà ngồi chơi. Để tôi gọi con Vinh ra.” Chúng tôi ngạc nhiên lắm về cách xưng hô ấy: Bác ấy gọi chúng tôi bằng “anh” còn cô giáo của chúng tôi thì bị gọi là “con Vinh”.
Trong khi các bạn của tôi gần với Cô Vinh vì những tâm sự con trai con gái ở tuổi mới lớn, tôi lại để ý đến những lời tâm tình của Cô về đất nước.
Thỉnh thoảng giữa bài giảng, Cô Vinh lại chêm vào một ít chi tiết về gia cảnh, thân thế. Cô kể rằng Bố của Cô chủ trương gởi con cái đi du học để nên người hữu dụng và học xong thì phải về giúp nước. Mỗi lần chỉ một người con được ra ngoại quốc; người ấy về nước rồi thì người khác mới được xuất ngoại. Như vậy, người con nào học xong cũng cảm thấy trách nhiệm phải về nước để không cản trở việc du học của các anh chị em trong nhà.
“Chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước. Những người được ăn học mà không có lòng phục vụ, thì đất nước còn ra gì? Em trai của Cô du học về thì lập tức lên đường nhập ngũ, đang ở chiến trường miền Trung.”
Cô Vinh còn nói nhiều nữa về quê hương, về cuộc chiến, về nghĩa vụ công dân, về trách nhiệm lịch sử. Tôi say mê nghe những lời tâm sự đứt quãng, mỗi ngày một ít, ấy. Tôi có cảm giác Cô đang nói ra những suy tư và lời tự vấn cho chính mình trước vận nước. Lúc ấy miền Trung đang chịu các mũi tấn công của bộ đội Bắc Việt.
Ít lâu sau các tỉnh miền Trung thất thủ. Tình hình chiến sự căng thẳng và vòng đai bảo vệ Sàigòn ngày càng hẹp lại. Một hôm, bạn bè gọi điện thoại cho tôi báo tin về một vị tướng VNCH vừa tự sát; con gái của Ông thuộc đám bạn của chúng tôi. Sự hồn nhiên vô tư lự của tuổi mới lớn mỗi ngày lại nhuốm thêm mầu u ám. Đám mây đen của nỗi hoang mang và bất ổn bao phủ dần lớp học của chúng tôi.
Vào những ngày cận kề cuối tháng tư, Toà Đại Sứ Pháp ngỏ ý đưa Cô Vinh di tản khỏi Việt Nam. Cô từ khước vì người em trai ở miền Trung đang mất tích.
“Cô là người khuyên em trai về nước và nhập ngũ. Cô không thể bỏ rơi nó,” Cô Vinh tâm sự với lũ học sinh dớn dác và chỉ còn phân nửa -- ngày càng nhiều đứa nghỉ học để theo gia đình đi di tản.
Khi cộng quân đang tiến sát Sàigòn thì Cô Vinh liều lĩnh một thân một mình đi ngược ra miền Trung để tìm em. Cô thuê xe “honda ôm” để vượt từng chặng đường một, băng qua những thôn làng hẻo lánh. Cô đeo hàng chục chiếc đồng hồ “hiệu” khắp hai cánh tay và mặc áo dài tay để che đi. Đến mỗi trạm canh dọc đường cô “tặng” cán bộ chỉ huy một chiếc đồng hồ làm quà mãi lộ. Cuối cùng Cô tìm ra người em trai, đã bị bắt làm tù binh.
Khi Cô về lại thì Sàigòn đã thất thủ.
“Ít ra Cô yên tâm là cậu ấy còn sống,” Cô Vinh tâm sự với tôi.
Nước da vốn ngăm đen của Cô đã trở thành đen sậm. Cô gầy dộc đi.
Chẳng bao lâu sau, chồng mới cưới của Cô, vị bác sĩ quân y hiền từ và ít nói, phải đi tù cải tạo.
Được tin, tôi đến thăm Cô Vinh tại căn chung cư mà Cô đang thuê tạm, ở ngay Quận 1. Bạn bè trong lớp đều đã tứ tán, nên chỉ có mình tôi.
Tôi gõ cửa. Cô Vinh mở cửa mời tôi vào. Sắc mặt và dáng điệu của Cô không còn nét tươi tắn, tháo vát và hồn nhiên ngày nào. Cô dẫn tôi vào căn phòng khách tù mù, dù ngoài trời đang nắng ban trưa chói chang. Mọi cửa sổ đều đóng kín, chỉ có ngọn đèn mờ.
Cô không nói nhiều. Tôi hỏi thăm về Thầy – chồng của Cô, rồi người em trai, rồi gia đình... Cô chỉ trả lời lấy lệ cho xong. Tôi không ngạc nhiên lắm vì quanh tôi, đâu đâu cũng vậy: sự e dè, nghi kỵ và hãi sợ đã thay thế bản chất tin người, hiếu khách và vồn vã của xã hội miền Nam. Niềm tin, là chất keo sơn gắn bó đồng bào với nhau qua bao thăng trầm của lịch sử, chỉ qua một đêm bị chế độ mới xoá sạch, không còn gì.
Tôi ra về mà lòng buồn man mác, buồn cho Cô giáo trẻ mới hôm nào tràn đầy nhựa sống và lý tưởng, buồn cho lớp bạn trai và gái mất tuổi hồn nhiên và đang tản mác bốn phương trời, và buồn cho đất nước đắm chìm trong bóng tối của một chủ nghĩa man rợ.
Đó là lần cuối tôi gặp Cô Vinh.
Tám năm trôi qua. Bố mẹ tôi đã dắt díu tôi và hai đứa em vượt biển đến Mã Lai rồi 7 tháng sau thì đến Hoa Kỳ định cư, vào mùa hè 1979.
Năm 1983 tôi đang theo chương trình tiến sĩ thì một hôm bất chợt gặp lại Cô Vinh... trong giấc mơ lạ. Trong giấc mơ, Cô nhắc lại lời nói năm xưa: “Chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước. Những người được ăn học mà không có lòng phục vụ, thì đất nước còn ra gì?” Mặt Cô nghiêm nghị như tỏ vẻ trách mắng.
Thức dậy, tôi vã mồ hôi, và tư lự nhiều ngày sau đó về lời nhắc nhở từ quá khứ vọng đến.
Tuần sau, một người bạn ở xa báo tin là Cô Tường, một cô giáo năm xưa và quen với Cô Vinh, vừa đến định cư ở Texas, và cho tôi địa chỉ. Tôi viết thư ngay cho Cô Tường để chúc mừng Cô và gia đình đến được bến bờ tự do. Tôi cũng hỏi thăm về Cô Vinh và kể về giấc mơ.
“Cô ạ, tuần rồi em vừa nằm mơ thấy Cô Vinh. Thông điệp đến từ Cô Vinh là, liệu có thể yên tâm đi học khi dân tộc đang lầm than và đất nước đang điêu linh? Ở tuổi 16, em đã học được từ Cô Vinh tình yêu tổ quốc nên biết rõ mình phải làm gì. Dù Cô Vinh hiện ở chân trời góc biển nào, em vẫn mang ơn Cô Vinh đã cho em ý thức sống cho nên người.”
Cô Tường cho biết là chính cô cũng nhiều năm dò hỏi mà vẫn chưa tìm ra tăm hơi về Cô Vinh.
Ngày tháng trôi qua, tôi mất liên lạc với Cô Tường; không biết giờ này Cô ra sao.
Cách đây mấy năm, tại một buổi họp bạn trường cũ, có người cho biết là đã liên lạc được với Cô Vinh và Cô hiện đang làm việc ở một Toà Đại Sứ Pháp bên Phi Châu. Tôi chưa viết lời nào thăm Cô vì không dám chắc Cô còn nhớ cậu học trò trưởng lớp năm xưa, ở thế kỷ trước.
Nếu do một tình cờ nào mà Cô Vinh đọc được những giòng chữ này thì xin Cô hiểu rằng, những lời tâm tình ngẫu nhiên của Cô năm xưa đã để lại dấu ấn sâu đậm lên một cậu học trò ở tuổi 16 sang 17. Các người bạn trong lớp của tôi có thể quý Cô vì sự bình dị và thân tình như người chị lớn. Còn với riêng tôi thì Cô là người đã chỉ ra ánh sao Bắc Đẩu giữa cơn gió bụi của cuộc đời, khi mọi ngả đường bỗng trở nên mịt mù và bất định. Lời Cô nhắn nhủ: Dù trong hoàn cảnh nào, hãy lấy tình yêu quê hương và bổn phận với đất nước để định hướng đường đời.
Ở tuổi niên thiếu, có những thầy, cô đã ảnh hưởng lên tư duy của lũ học sinh chúng tôi. Cô giáo Tường dậy cho tôi truyền thống văn hoá của tổ tiên. Thầy giáo Cửu tạo cho tôi niềm đam mê văn chương Việt ngữ. Cô giáo Villeneuve dẫn tôi đến các nền văn hoá của nhân loại. Thầy giáo Louis mở rộng kiến thức cho tôi về lịch sử thế giới.
Còn Cô Vinh, cảm ơn Cô đã cho em lòng yêu nước.
Viết từ Edmonton, Canada vào một ngày cuối năm.
http://machsongmedia.com
__._,_.___