Đại Học chăn Trâu




Wednesday, 14 June 2017

NGƯỜI MỸ CẤP TIẾN HAY CỰC ĐOAN?


 
-----Original Message-----
From: Ngoc Nguyen <
To: 
Sent: Mon, Jun 12, 2017 4:54 pm
Subject: Jun 13 Mỹ cap - tiến hay cực đoan
Tài liệu tham khảo:
Interview with Jean-Claude Juncker (Der Spiegel)
Pentagon: China Militarizing Disputed Islands in Bid to Control Asian Seas (The Washington Free Beacon)
‘Irresponsible’: Beijing blasts Pentagon report claiming China eyes more military bases overseas (Russia Times)
How Trump’s actions and tone affect US alliances and perception on global stage (Guardian)
Chinese-German cooperation blossoms in auto, tech (Nikkei)


      NGƯỜI MỸ CẤP TIẾN HAY CỰC ĐOAN?
                               Đại-Dương


Donald Trump đã trở thành tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đúng theo Hiến pháp quy định, và ít nhất cũng được phân nửa số cử tri bầu chọn.
Chẳng quá cực đoan khi cho rằng Trump không phải là tổng thống Mỹ và tìm mọi cách lật đổ, kể cả dựa vào sức của nước ngoài?

Không lẽ chỉ có đảng viên Dân Chủ mới xứng đáng cho vị trí cao nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ? Vậy thì có khác chi đảng cộng sản ở Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên cứ duy nhất lãnh đạo?

Chỉ có báo chí dòng chính ca tụng thành tích, công trạng của đảng cộng sản trái ngược với nhận thức của dân chúng bị trị.
Báo chí dòng chính của Mỹ cũng không ngớt ca tụng sự anh minh và sáng suốt của Tổng thống Barack Obama. 

Tuy nhiên, cử tri phản ứng trái ngược vì thành quả suốt 8 năm qua đối với Hoa Kỳ chỉ có bại và xụi!

Đảng Dân Chủ bị mất 1,030 ghế hành pháp, lập pháp trong 8 năm cầm quyền của Obama. Hiện tại, Đảng Dân Chủ chỉ còn nắm trọn hành pháp và tư pháp tại 5 tiểu bang so với 25 do Đảng Cộng Hoà kiểm soát.

Thay đổi đảng cầm quyền đã diễn ra suốt 240 năm mà sao Obama phải kêu gọi dân chúng ở Chicago đứng lên bảo vệ nền dân chủ của Hoa Kỳ?

Nợ công từ 10 ngàn tỉ USD vào năm 2009 đã vọt lên 20 ngàn. Suy trầm kinh tế toàn cầu đã chấm dứt từ giữa năm 2009 mà tăng trưởng kinh tế của Mỹ chỉ có 3% GDP không đủ sức vực nền kinh tế trỗi dậy.

Tổng thống Trump phải chấm dứt kiểu chi tiêu vô-trách-nhiệm để cứu nền kinh tế Mỹ khỏi lao theo vết xe Obama?
Obamacare bị 60% người Mỹ phản đối vẫn được thông qua mà không có một phiếu nào của Đảng Cộng Hoà tại Hạ viện cũng như Thượng viện.

Giáo sư Jonathan Gruber thuộc Viện Công nghệ Massachusettes được coi như một trong những kiến trúc sư Obamacare. Nhưng, năm 2014, Gruber đã đi khắp nước Mỹ để thú nhận: Chính phủ đã lợi dụng sự “ngốc nghếch của cử tri Mỹ” để che dấu chi phí thực sự của Obamacare.

Mỹ cùng với Anh, Pháp tham gia vào vụ lật đổ Lãnh tụ Muammar Gadaffi năm 2011 mà Obama hãnh diện được lãnh đạo ở ghế sau. Tuy nhiên, lúc gần kết thúc nhiệm kỳ 8 năm thì Obama buộc tội Anh, Pháp làm cho Libya trở thành quốc gia thất bại.

Tổng thống George W. Bush khởi đầu chiến tranh Iraq và kết thúc bằng Thoả ước về Tình trạng Lực lượng Mỹ tại Iraq sẽ rút hết quân vào 31-12-2008.

Khi đó, tình trạng chính trị, quân sự Iraq ổn định, Tổ chức al-Qaeda tại Iraq chỉ còn 700 tay súng.
Ngoại trưởng Hillary Clinton được giao trách nhiệm trang bị và huấn luyện cho quân đội và cảnh sát Iraq.

Nhưng, năm 2014, ISIS, một nhánh của al-Qeada, có hơn 10,000 tay súng đã làm tan rã 4 sư đoàn thiện chiến của Iraq và lực lượng cảnh sát khi chiếm thành phố Mosul, lớn thứ hai của nước này.

ISIS cũng chiếm thành phố Falluja một cách dễ dàng và đe doạ trực tiếp tới Thủ đô Baghdad.

Mùa Xuân Á Rập do Obama và Ngoại trưởng Clinton khuyến khích đã lật đổ 4 tổng thống, 7 thủ tướng thân Tây Phương.
Obama yểm trợ cho lực lượng chống chính phủ Damacus và đòi Tổng thống Bashar al-Assad phải ra đi. Nhưng, Obama đã hết nhiệm kỳ mà Assad vẫn còn đó và Nga đang làm chủ tình hình Trung Đông.

Trump phải làm gì để khôi phục ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Trung Đông hay trơ mắt nhìn Nga, Trung Quốc, Iran quyết định số phận của kho dầu hoả lớn nhất thế giới?

Tại Biển Đông Nam Á (Biển Đông, Biển Tây Phi Luật Tân, Biển Nam Trung Hoa), Bắc Kinh không những tuyên bố mà còn thực sự kiểm soát toàn bộ như chiếc ao nhà. Obama công bố chính sách xoay trục vào năm 2011, nhưng, không ngăn được Tập Cận Bình đe doạ, cưỡng bức các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á, kể cả cưỡng chiếm Scarborough Shoal năm 2012 do Phi luật Tân trấn giữ.

Năm 2015, Bắc Kinh tiến hành cải tạo 7 thực thể địa lý tại Trường Sa trái với quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, UNCLOS. Obama chỉ phản đối cho có lệ.
Tập Cận Bình hứa với Obama “không quân-sự-hoá” Biển Nam Trung Hoa. Thực tế, Bắc Kinh đã biến 2 nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa thành các cứ điểm quân sự mạnh nhất, có khả năng đe doạ chủ quyền của các nước láng giềng và kiểm soát hệ thống hải lộ huyết mạch quốc tế.

Phán quyết ngày 12-07-2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển, PCA, minh định rõ ràng về “quyền chủ quyền” biển đảo trên Biển Nam Trung Hoa.

Nhưng, Tổng thống Obama chỉ cho phép các chiến hạm Mỹ đi vào vùng biển 12 hải lý của các đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây dựng ở Trường Sa trong điều kiện “thông qua vô hại”. Mặc nhiên, Obama công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại các nơi mà PCA bác bỏ.

Sau khi Trump nhậm chức, Khu trục hạm hoả tiễn dẫn đường USS Dewey thực hiện Chuyến tự do hàng hải đầu tiên đã áp dụng đúng quy định trong UNCLOS để nhắc Bắc Kinh phải tuân hành luật pháp quốc tế. 

Do mót di sản nên Obama cần Tập Cận Bình ủng hộ Thoả ước Khí hậu Paris và Thoả ước Nguyên tử Iran mà mồm nói, mắt nhắm để Trung Quốc chiếm ưu thế quân sự tại Biển Đông Nam Á.

Bất chấp chiến đấu cơ của Trung Quốc quấy rầy trinh sát cơ Mỹ trên Biển Nam Trung Hoa, Tổng thống Trump vẫn bố trí thường trực 2 Hải đội Xung Kích Hàng không mẫu hạm tại Châu Á-Thái Bình Dương.

Khu trục hạm của Mỹ đã hoạt động phối hợp với các pháo đài bay trên Biển Nam Trung Hoa như một lời cảnh cáo nghiêm khắc cho Bắc Kinh.

Thoả ước Nguyên tử Iran chỉ làm cho Chính phủ Tehran tạm hoãn chứ không loại bỏ chương trình vũ khí nguyên tử mà còn tạo áp lực lên các quốc gia Trung Đông.
Các quốc gia Châu Âu nhao nhao chống đối quyết định rút khỏi Thoả ước Khí hậu Paris của Trump và sẽ không tái thương lượng với Hoa Kỳ.

Trump nói thoả ước đó không công bằng vì Hoa Kỳ thãi 15% trong tổng số khí thãi toàn cầu so với 30% Trung Quốc, 7% Ấn Độ, 6% Nga. Nhưng, Mỹ phải đóng vào Quỹ Năng lượng Xanh 1 tỉ USD trong khi Tàu, Nga, Ấn chẳng nộp đồng nào.
Hoa Kỳ bỏ tiền túi làm sạch môi trường trong khi Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, có dự trữ ngoại hối trên 3,000 tỉ USD mà sao tính chuyện bòn tiền của các nước khác?

Tổng quát, mỗi năm các quốc gia phát triển phải góp 100 tỉ USD để giải quyết tình trạng ô nhiễm địa cầu.

Chắc chắn sau khi tận dụng nhiên liệu than được thoả ước cho phép tới năm 2030 thì Bắc Kinh sẽ đòi các quốc gia phát triển phải cung cấp kỹ thuật làm sạch môi trường.

Hy vọng, sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước Khí hậu Paris thì Trung Quốc sẽ đổ tiền làm sạch môi trường toàn cầu chỉ là ảo tưởng.  

Khi tham gia WTO năm 2006 với tư cách quốc gia đang phát triển, Bắc Kinh cam kết sẽ cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường tự do trong 10 năm. Nhưng, hoàn toàn không thực hiện điều hứa mà bây giờ vẫn đòi cộng đồng quốc tế phải công nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường!

Tổng thống Trump cho phép các quốc gia khác trục lợi từ lòng hào phóng của người Mỹ hay phải đòi lại sự công bằng tương đối trong các giao dịch quốc tế?

Tể tướng Angela Merkel của Đức cũng như các nước Châu Âu chỉ trích kịch liệt quyết định của Trump nên được Bắc Kinh tưởng thưởng bằng cách hợp tác chiến lược sản xuất xe hơi chạy điện. Trung Quốc cần kỹ thuật cao, Đức cần thị trường bao la mà bắt dân Mỹ gánh chi phí hay sao?

Muốn duy trì vị trí siêu cường thì Hoa Kỳ phải giàu và mạnh thực sự chứ không do ngôn từ.
                                        
Đại-Dương  

--
__._,_.___

Posted by: Ky Nguyen 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts