Đại Học chăn Trâu




Saturday 10 June 2017

Những chuyện bên lề Hội Nghị Fontainebleau 1946




Envoyé de mon iPad

Le 8 juin 2017 à 07:41, 'Patrick Willay' [ChinhNghiaViet] <> a écrit :
 
 
Những chuyện bên lề Hội Nghị Fontainebleau 1946

Bút Sử


Thường qua các bài viết người ta chỉ biết Hồ Chí Minh(HCM) thất bại nặng nề tại hội nghị Fontainebleau bên Pháp xảy ra từ 7-9/1946, khi phe bảo thủ lấy lại quốc hội từ phe thiên tả. Những chi tiết 4 tháng HCM ở Pháp không được Đảng Cộng Sản Việt Nam trình bày rõ rệt để thấy ra con người và việc làm thật của ông Hồ. Những chính khách, đồng chí, báo giới nhìn và nhận xét HCM như thế nào? Bài viết này xin đưa ra một số tài liệu cụ thể nhằm soi rọi thêm lịch sử trung thực mà đã nhiều năm bị Đảng xuyên tạc cũng như tạo dựng về con người HCM.

Trước khi lên máy bay dự hội nghị Fontainebleau, HCM đã đoán chắc phe bảo thủ thắng cử trong kỳ bầu cử ngày 2/6/1946 sắp diễn ra. Ngày 31/5/1946 Hồ cùng tướng Pháp Raoul Salan (thiên tả) lên máy bay sang Pháp. Trạm nghỉ chân tại Ấn Độ, hai người “phải nằm chung một cái màn trong nhà vòm dã chiến mà quân đội Anh vừa rút đi…”

Trong những lần tiếp xúc ấy, lúc đầu tướng Xalăng với tư cách là Tư lệnh quân đội Pháp, ngạo mạn đòi Chính phủ Hồ Chí Minh phải hạ vũ khí đầu hàng. (Hồ Chí Minh Tên Người Sáng Mãi, Hoàng Sơn Cường, 2008, trang 99)

Khi Salan khuyên HCM nên đầu hàng là ông ta cũng đã đoán tình hình đang rất căng thẳng tại Pháp. Phe bảo thủ sẽ có thái độ cứng rắn với cộng sản, nhất là không bao giờ chấp nhận Hiệp Ước Sơ Bộ mà HCM đang vận động, trong đó có điều khoản “thống nhất 3 kỳ” nghĩa là Hồ muốn cả nước Việt Nam bị nhuộm đỏ. Ngay cả khi Võ Nguyên Giáp họp với thống đốc d’Argenlieu vào 4/1946 tại Đà Lạt, cũng tuyên bố với báo chí rằng “chiến tranh không thể tránh khỏi.”

Phái đoàn HCM đi riêng. Trước đó vài ngày phái đoàn chính thức do Phạm Văn Đồng lãnh đạo sang Pháp dự hội nghị. Nhóm của ông Đồng có ông Nguyễn Tường Tam (người quốc gia) nhưng ông Tam tẩu thoát khi khám phá ra HCM là một tên quốc tế cộng sản sừng sỏ cùng những việc làm ám muội.

Tác giả Sainteny thuật lại hình ảnh lo sợ thê thảm của HCM khi vừa từ máy bay bước ra trước đám đông tại Paris. Xin dẫn chứng một số đoạn từ cuốn “Ho Chi Minh and His Vietnam, Jean Sainteny, 1972.”

Glancing at Ho, I observed that he was deathly pale. His eyes glittered, and when he tried to speak to me, his throat was so tight that he cound not utter a word. As the plane stopped on the runway, he grasped my arm.“Stay close to me,” he said. “There’s such a crowd!” (page 76) – Liếc nhìn Hồ, tôi nhận thấy rằng ông ta tái đi như chết. Mắt ông ta chớp lia, và khi ông ta cố gắng nói với tôi, cuống họng ông căng lại đến nỗi không thốt ra được một lời. Khi máy bay ngừng ở sân bay, ông ta níu cánh tay tôi. “Hãy đứng gần tôi,” ông ta nói. “Đám người đông quá!”

Về phương cách ngoại giao thì ông Hồ rất là mù tịt, mặc dù đã có 30 năm bôn ba nước ngoài – Ho’s completely ignorance in these matters, Dumaine tried to teach him the essential notions of diplomatic practice, but Ho Chi Minh, while submitting to this instruction, still maintained his characteristic disarmingly ingenuous manner (page 77) – Hoàn toàn ngu dốt về vấn đề này, Dumaine cố gắng chỉ dạy ông ta khái niệm căn bản về thủ tục ngoại giao, nhưng Ho Chi Minh, khi chịu sự chỉ dạy, ông ta vẫn giữ cách như là thật thà không hung hăng.
Những người tháp tùng HCM đã khai với đại sứ Pháp Sainteny rằng họ rất lo bị chính phủ mới đắc cử bắt giữ.

Many of his partisans thought he was committing a serious error in going to France. The risk of falling into a trap haunted their minds. Some of those who accompanied him to Paris confessed to me afterward that they had been afraid of being arrested (page 69) – Nhiều người tháp tùng theo HCM nghĩ ông ta đã tự hại mình với một sai lầm khi qua Pháp. Sự rủi ro là rơi vào cạm bẫy đã ám ảnh đầu óc họ. Vài người trong nhóm hộ tống Hồ đến Paris đã thú nhận với tôi sau khi họ cảm thấy lo sợ bị bắt giữ.

The government crisis intervened; the cabinet presided over by Felix Gouin had just been overturned when Ho arrived (page 72) – Cơn khủng hoảng trong chính phủ xảy ra giữa các bên; nội các nắm quyền bởi Felix Gouin vừa bị lật đổ khi Hồ đến.

While the communists fervently supported the Viet revindications, the conservatives, in reaction to this, encouraged the French negotiators to stand firm and scream“treason” at anyone who gave in to Vietnamese demands (page 83) – Khi mà những người cộng sản nồng nhiệt ủng hộ phía Việt Nam về sự chính đáng, thì thành phần bảo thủ có phản ứng ngược lại về vấn đề này là cổ vũ những người Pháp đàm phán hãy đứng vững và hét lên chữ “phản bội” vào mặt những ai đáp ứng những đòi hỏi từ phe người Việt Nam.

Tác giả Sainteny còn nhận xét rằng HCM tin vào sự tử tế của nước Pháp, lúc này lại là phe chống cộng nắm quyền.

He agreed to travel to a country that still exercised protectorate powers over Indochina, a powerful nation that had pursued him for almost thirty years and had condemned him to death! ( page 70) – Ông ta bằng lòng đi tới một quốc gia mà quốc gia này vẫn còn thi hành quyền bảo hộ tại Đông Dương, một nước rất uy quyền đã từng truy nã ông ta trong khoảng 30 năm và kết án ông tội chết.
Một số người Pháp cũng kết tội Hồ là không lo vấn đề độc lập cho Việt Nam mà lại bằng lòng nằm trong Liên Hiệp Pháp qua việc ký kết Hiệp Ước Sơ Bộ ngày 6/3/1946, chịu sự chi phối của Pháp (Pháp mẹ, phe Đảng Xã Hội và Cộng Sản), nay phe bảo thủ (thủ tướng Bidault) lên nắm quyền mà HCM vẫn còn tinh thần lệ thuộc qua hành động ký với Marius Moutet tạm ước Modus Vivendi ngày 14/9/1946, trước khi lên tàu về Việt Nam.

Không ít người Việt tại Pháp lúc đó, trước khi HCM về nước, đã biểu tình chống đối về hành động làm tay sai cho Pháp cộng. Bài viết lên tiếng được đăng tải có nội dung như sau:

You have signed an agreement accepting autonomy for Vietnam, not its independence. To the extent that we had faith in you when your name stood for great revolutionary thought, we are now full of anger and ashamed at having chosen you as our leader. You have backslided, you have betrayed your own ideas. You are betraying the grandiose destiny of the Vietnamese people…(page 73) – Ông ký hiệp ước chấp nhận khu tự trị cho Việt Nam, không phải độc lập. Trong phạm vi mà chúng tôi đặt niềm tin ở ông khi tên ông đại diện cho tư tưởng lớn về cách mạng, chúng tôi bây giờ đang dâng đầy sự phẩn nộ và nhục nhã khi chọn ông là người lãnh đạo. Ông đã sai trái, ông đã phản bội lại ngay chính kế hoạch hành động của ông. Ông đang phản bội vận mệnh cao cả của người dân Việt Nam.

Dĩ nhiên, ông Maurice Thorez, phó thủ tướng kiêm chủ tịch Đảng Cộng Sản Pháp, thì rất hân hoan chấp nhận hiệp ước. Ông ta còn hăm dọa những ai chống lại là sẽ dùng súng để đương đầu: If the Vietnamese do not respect the terms, we will take the necessary measures and let guns speak for us, if need be. (page 71) – Nếu người Việt Nam (phe quốc gia và phe cộng sản) không tôn trọng những điều khoản, chúng ta sẽ có biện pháp cần thiết và để súng nói rõ cho chúng ta nếu cần thiết.

Có giai đoạn khi Hiệp Ước Sơ Bộ đang thực thi tại miền Bắc, nghĩa là Pháp cộng và Việt Minh cùng phe nhau tấn công các đảng phái quốc gia, nhưng gần tới lúc chấm dứt hội nghị Fontainebleau thì phe Pháp lại bị tấn công. HCM ở Pháp biết tin này, và Sainteny ngỏ ý với Hồ là nên lên tiềng can thiệp, nhưng Hồ làm ngơ.

Hoàn toàn thật bại khi vận động 4 tháng tại Pháp, HCM không muốn trở về nước với hai bàn tay không, vì như vậy là cơ hội ông bị mất hết quyền hành (vừa phe quốc gia chống, vừa phe các đồng chí của ông chống) nên nghĩ ra thủ đoạn là ký tạm ước Modus Vivendi với Bộ Trưởng Thuộc Địa Marius Moutet ngày 14/9/1946. Bởi cái tạm ước này chỉ giữa 2 người, không phải chính phủ Pháp, nên không mang giá trị gì cả; hơn nữa nó cũng na ná Hiệp Ước Sơ Bộ mang Pháp về cai trị Việt Nam, mà Pháp này là Pháp chống cộng, không phải Pháp của Hiệp Ước Sơ Bộ. Chính Hồ cũng tâm sự với Sainteny đó là kế sách.

“Don’t let me leave France like this”, he said one day in the presence of Marius Moutet, minister of colonies. “Arm me against those who are trying to outstrip me…” (page 87) – “Đừng để tôi rời nước Pháp như thế này”, ông ta nói một ngày nọ trước mặt ông Marius Moutet, bộ trưởng thuộc địa. “Trang bị cho tôi để chống lại những ai đang muốn qua mặt tôi…”

Sainteny ghi là HCM cũng đã thành thật nói ra điều trên, nhưng – his attitude seemed to prove to others his duplicity, his Machiavellianism (page 87) -thái độ của ông ta chứng tỏ cho những người khác rằng ông là kẻ hai mang, là kẻ có có thủ đoạn nham hiểm.

Ngay lúc đó, một số người Pháp đã nghi ngờ rằng hành động này của HCM là cách lợi dụng, qua việc mang về nước cái Modus Vivendi để trấn an, rồi sau đó tước lột hết vũ khí của phe địch (lúc này chính phủ liên hiệp gồm cả 2 phe quốc gia và cộng sản, và 2 phe đều có người chống đối HCM, cộng thêm các chính đảng người quốc gia).

Và chính HCM cũng nhận biết hành động tội ác của mình khi nửa đêm đến nhà ông Moutet và ép ông ta ký vào tạm ước được biên soạn sẵn. Hồ đã nói gì sau khi ký vào miếng giấy đó? Sainteny ghi lại: I did not hear him say it, but others did: “I have just signed my death warrant!” (page 88) – Tôi đã không nghe ông ta nói điều đó, nhưng những người khác đã nghe: “Tôi vừa ký bản án tử hình của tôi!”

Không những Sainteny mà còn nhiều chính trị gia, học giả, nhà báo đã viết về HCM với đầy thủ thuật. Điều đáng ghi nhận là thế giới tự do biết Hồ là một tên cộng sản sừng sỏ, là một người cộng sản làm việc cho đệ tam quốc tế toàn thời gian có lãnh lương, nhưng Hồ vẫn được đối xử một cách đàng hoàng tại nước Pháp 1946, mặc dù hai bên trong thế đối nghịch.

Albert Sarraut, cựu thống đốc Đông Dương, một người chống cộng triệt để, cũng đã giáp mặt Hồ tại một buổi tiệc do Sainteny tổ chức vào 7/1946. HCM lấy làm ngạc nhiên khi Sarraut cũng vui cười chào hỏi. Nhưng rồi, sau đó trong thế thượng phong, ông Sarraut khôi hài nhưng rất mỉa mai, như đâm thẳng vào tim kẻ gian HCM – Well, here you are, you old brigand. I have you within reach at last! What a good part of my life I have spent pursuing you! (page 81) – Hay lắm, ông ở đây rồi, tên ăn cướp già. Cuối cùng thì tôi bắt ông trong tầm tay! Thật là một khoảng đời thú vị của tôi khi tôi đã và đang tốn công truy nã ông.

Lời nói trên của Albert Sarraut như một báo hiệu về số phận của kẻ cướp Hồ Chí Minh – cướp chính phủ Trần Trọng Kim ngày 17/8/1945. Có phải đó cũng là thông điệp cho Hồ để chuẩn bị cuộc chiến tranh ý thức hệ tại Đông Dương kể từ 12/1946.


Bút  Sử

Sources: Ho Chi Minh and His Vietnam, Jean Sainteny, English Translation, 1972.
__._,_.___

Posted by: Le Nguyen 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts