Đại Học chăn Trâu




Tuesday 20 March 2018

CHUYÊN GIA ĐẶNG TẤN HẬU: MẠNG XÃ HỘI

 


----- Forwarded Message -----
From: L. Nguyen <>
Sent: Tuesday, March 13, 2018, 7:57:34 AM EDT
Subject: PHẦN III ( ĐL 182): CHUYÊN GIA ĐẶNG TẤN HẬU: MẠNG XÃ HỘI


Attachment: Tr. 10 - D-L 182



Mạng Xã Hội

Đặng Tấn Hậu

Binh pháp Tôn Tử có câu “biết người, biết ta; trăm trận, trăm thắng”. Điều này cho thấy “tin tức”, “kiến thức” (info.) là sức mạnh, là quyền lực (power).. Vì thế, người có học thường được người đời coi trọng. Nhưng, văn hào Rabelais cũng có viết “khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn phá tâm hồn” (science sans conscience n’est que ruine de l’âme). Nơi đây, khoa học được hiểu theo nghĩa rộng là kiến thức.
Quả thật vậy! người có học mà thiếu đạo đức thì chỉ là con vi trùng trong xã hội. Một ông thầy thuốc không có lương tâm không thể là lương y từ mẫu. Một quan tòa tham tiền thì khó xử phạt công minh. Về sau, chữ “khoa học” hiểu theo nghĩa hẹp là “kỹ thuật”; thí dụ, con người chế ra phi cơ làm phương tiện di chuyển; nhưng cũng có thể trở thành máy bay thả bom giết người hay là chế tạo bom nguyên tử tiêu diệt nhân loại.
Ngày nay, với đà tiến triển của khoa điện tử, con người càng xích lại gần với nhau nhờ mạng xã hội và có thể truy cập tin tức nhanh chóng; nhưng tin tức có thể sai lạc còn tàn hại gấp ngàn lần hơn là không có thông tin vì con người có thể bị điều khiển bởi “tin vịt”; đó là chưa kể con người bị “addicted” (ghiền) vào trang mạng xã hội ví như hút thuốc phiện tai hại không những cho chính bản thân mà còn cho nhân quần xã hội như nhà độc tài dùng mạng xã hội để xách động quần chúng tiêu diệt nền tự do dân chủ (Hình #1).
Hình #1: Mạng xã hội



Hi`nh 1 (xem tr. 10 - ĐL 182 attached)



Mục đích của bài viết là thử tìm hiểu “mạng xã hội” (social media) mang lại điều tai hại cho con người như thế nào? Bài này chỉ đề cập đến sự tai hại trong lãnh vực chính trị và không đề cập đến sự nguy hại trong các lãnh vực khác như quân sự, y học, văn hóa, v.v. Bài chia ra làm 3 phần: phần đầu tìm hiểu về quảng cáo trước khi có điện toán, phần hai viết về mạng xã hội sau khi có điện toán, phần ba trình bày về mạng xã hội ảnh hưởng đến đời sống chính trị của con người.

Quảng Cáo
Hình #2 trình bày về hệ thống quảng cáo gồm có 4 thành phần: - cộng đồng (khách hàng) - cơ quan chuyên chở tin tức hay quảng cáo - nhà chuyên nghiệp đưa tin tức - tổ chức xử dụng quảng cáo để bán hàng hay cung cấp dịch vụ. Cộng đồng là nhóm người có cùng sở thích. Cơ quan chuyên chở tin tức có thể là báo chí, truyền thanh, truyền hình. Nhà chuyên nghiệp viết tin tức có thể là nhà báo, người viết tin tức, đọc tin tức trên Radio, đài TV và người xử dụng quảng cáo là bất cứ nhà buôn hay sản xuất nào.   
Hình #2: Hệ Thống Thông Tin



Hi`nh 2  (xem tr. 10 - ĐL 182 attached)




Bá nhân bá tánh. Con người có nhu cầu và sở thích khác nhau, nhưng cũng có vài điểm tương đồng nên họ có thể ngồi gần lại với nhau chia xẻ buồn vui trong cuộc sống. Vì thế, có câu “ceux qui se ressemblent s’assemblent” (những người giống nhau ngồi gần với nhau) tạo thành một nhóm mà chúng ta có danh từ chung tạm gọi là “cộng đồng” (community). Thí dụ, cộng đồng (hội) y sĩ, cộng đồng (hội) luật sư, v.v .
Mỗi cộng đồng có nhu cầu, sở thích khác nhau nên họ thường tụ tập với nhau qua các buổi tiệc, hội thảo, truyền thông (báo chí, truyền thanh, truyền hình) và đôi khi truyền miệng (cho biết tin tức qua sự tin cậy giữa các thành viên của cộng đồng). Vì thế, không phải cơ quan truyền thông nào cũng giống nhau. Thí dụ, giới trí thức không đọc báo bình dân hay ngược lại nên sự in ấn, “sản xuất” tin tức cho cộng đồng có sự tốn kém khác nhau.
Ai là người trả tiền cho sự tốn kém để chuyên chở (vehicle) thông tin cho cộng đồng? Lẽ tất nhiên là các thành viên trả tiền dưới dạng “đăng ký”, “niên liễm”, ủng hộ”, mua báo dài hạn v.v. hoặc là “Free” (miễn phí). Thí dụ, báo chợ hay các đài truyền hình, truyền thanh mà chúng ta nghe, coi không phải trả tiền, ngoại trừ các đài “đặc biệt”. Thí dụ, khán thính giả SBTN Toronto vừa trả tiền cho Rogers TV, vừa trả thêm tiền phụ trội cho chương trình SBTN. Lẽ tất nhiên chỉ có cộng đồng VN hải ngoại coi chương trình này, nhưng người đăng quảng cáo có thể là bất cứ nhà buôn nào nhắm vào thị trường cộng đồng VN.
Lệ phí thấp hay cao hoặc miễn phí là do các nhà buôn bán, sản xuất trả tiền đăng quảng cáo nhiều hay ít. Cộng đồng càng “cá biệt”, càng tiêu xài, càng giàu có thì phí tổn quảng cáo càng cao và nhận tin miễn phí. Thí dụ, báo chí xuất bản cho khách hàng tỷ phú có thể có chừng vài ngàn số, nhưng hình ảnh, phẩm chất in ấn rất tốn kém, tiền quảng cáo đắt, nhưng sự tiêu xài của họ có thể cao. Thí dụ, họ có thể mua chiếc phi cơ với giá bạc triệu mỹ kim nên tiền quảng cáo +$100,000 cho cộng đồng tỷ phú là con số nhỏ.
Các hãng lớn, trung bình, có văn phòng nghiên cứu sở thích của khách hàng nên họ có thể biết khách hàng “tương lai” nằm trong cộng đồng nào; nhờ đó, họ nhắm quảng cáo vào thị trường đó. Thí dụ, hãng xe “thể thao” mướn các nhà tâm lý học nghiên cứu xem ai là khách hàng mua xe thể thao? động lực nào làm họ mua xe loại này? Người mua xe có thể là phái nam? Nhưng họ mua xe thể thao vì phụ nữ thích loại này. Vì thế, hình dáng chiếc xe và cách quảng cáo nhắm vào cả hai đối tượng nam-nữ (Hình #3).
Hình #3: Hình dáng xe hơi thể thao




Hi`nh 3  (xem tr. 10 - ĐL 182 attached)



Do đó, các hãng xe “thể thao” thường quảng cáo trên các tờ báo nhắm vào phái nam có lương cao; đồng thời kèm theo sự tán thưởng của người phụ nữ, những người mẫu gợi cảm, “thúc dục” người nam phải mua cho bằng được chiếc xe “thể thao”. Lẽ tất nhiên, tiền quảng cáo trên các tờ báo này không phải ít; nhưng giá bán xe thể thao thường rất đắt, nhất là số khách mua xe thể thao không đông, rất giới hạn.
Mục tiêu của quảng cáo nhắm vào khách hàng đi từ giới thiệu hàng cho khách mới (new client) đến sự lôi cuốn khách hàng trở lại (repetitive) hay trở thành khách hàng “thường xuyên” tức là mỗi khi nói đến nhu cầu này thì họ mua cho bằng được món hàng đó. Lãnh vực quảng cáo chuyên môn gọi là “ghiền” như uống cà phê phải là “Starbucks”, ăn hamburger phải là McDonald, hay uống nước ngọt phải là Coke.
Quảng cáo quá lố đôi khi bị phản tuyên truyền. Thí dụ, hàng xấu nói tốt v.v. Thành viên trong cộng đồng có thể xài thử, nhưng không vừa ý nên truyền miệng cho nhau về hàng tốt xấu và có thể ảnh hưởng đến dịch vụ mua bán của nhà buôn. Do đó, có yêu tố khác là  “phẩm chất” của món hàng không kém quan trọng, nhưng vì không phải chủ đề của bài viết nên không đề cập nơi đây.
Cộng đồng cần có thông tin trung thực về những gì họ cần biết nên các dịch vụ “chuyên chở thông tin” như báo chí, truyền thanh, truyền hình cần có các nhà truyền thông “chuyên nghiệp”. Những người này được nhà trường đào tạo để đưa tin trung thực, nhưng đôi khi vì quyền lợi, họ đưa tin vịt hay bóp méo sự thật nên luật lệ ra đời để trừng phạt họ nếu đưa tin sai, nhưng họ cũng có ngõ ngách lọt qua. Thí dụ,
Theo luật Genève, không ai được giết hay hành hạ tù binh, nhưng csBV đã giết hại tù binh VNCH với lý do “học tập cải tạo” dù ai cũng biết trại học tập là nhà tù địa ngục trần gian. Ngược lại, thế giới lên án tướng Loan giết Bảy Lốp vào Tết Mậu Thân vì báo chí đưa ra hình ảnh tướng Loan bắn chết Bảy Lốp mà ít ai để ý Bảy Lốp là “điệp viên” vì mặc thường phục giết nhiều người không có khí giới trong tay. Dù sao hình ảnh “thực” là “sự bắn” của tướng Loan, nhưng không chú thích Bảy Lốp là tên khủng bố giết người.
Tóm lại, vì tính “trung thực”, vì nhiệm vụ đưa tin, nhà báo đạo đức có cái “quyền thứ tư” là phanh phui sự thật về những gì gian trá ra trước ánh sáng. Cộng đồng cần có các nhà báo chuyên nghiệp đưa tin tức trung thực về đời sống chính trị, xã hội, y tế, giáo dục v.v. để làm cho xã hội loài người tiến bộ. Cái khổ là có nhiều nhà báo “nói láo ăn tiền” nên luật pháp mới ban hành “xử phạt” các nhà báo đưa tin vịt hay xúc phạm danh dự đến người khác (mà họ thiếu chứng cớ).

Mạng Xã Hội
Ít có sự khác biệt giữa hình #2 và hình #4; ngoại trừ hình #4 đề cập đến mạng xã hội dùng kỹ thuật điện toán và thuật toán (algorithm) nên thành viên trong cộng đồng chỉ cần 1 cái bấm (click) là có thể coi được tin tức so với sự chậm trể chờ đọc tin tức từ phương tiện in ấn. Người xử dụng quảng cáo cũng chỉ cần 1 cái bấm là biết ai đang coi quảng cáo? đang ở đâu? vào trang nhà bao nhiêu lần? là người mới vào trang nhà? hay vào nhiều lần hoặc trở thành người “ghiền”, thường xuyên  vào coi trang nhà của họ.
Hình #4: Hệ thống mạng xã hội




Hi`nh 4  (xem tr. 10 - ĐL 182 attached)




Ngày nay, một người có thể đọc báo, nghe radio, coi TV, có PC, Tablet, điện thoại Smart Phone v.v. Họ có điện thư (email), Youtube, Instagram, Facebook, Tweeter, v.v Thống kê cho biết một người ở các quốc gia tiền tiến bấm (click) trung bình 2,600 lần trong một ngày để coi tin tức. Tưởng cần biết, mỗi máy PC, Smart Phone, Tablet v.v.có một địa chỉ khác nhau nên bất cứ giờ nào, ngày nào, bạn vào trang nhà hay post hình là người quảng cáo cũng đều hay biết bạn đang ở đâu? đang coi cái gì? và sở thích ra sao?
Hình #5: Thuật toán (Algorithm)




Hi`nh 5  (xem tr. 10 - ĐL 182 attached)




Dù bá nhân bá tánh, nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng hay dị biệt nên họ có thể cùng coi chung hay khác một trang nhà và chính nhờ sự nhanh chóng của máy điện tử, cộng với toán thuật (algorithm) là “what if” [x=, x>, x<] (Hình #5) mà người xử dụng quảng cáo có thể phân loại các thành viên cùng cộng đồng trong “tic tac” đồng hồ. Thí dụ, tín đồ Thiên Chúa giáo chống phá thai (Pro-Life), nhóm phụ nữ ủng hộ “tự do quyết định” (Pro-Choice). Do đó, có hai nhóm cộng đồng có nhu cầu khác nhau cùng đề tài.
Liên Sô dưới thời cộng sản nổi tiếng trên thế giới về tuyên truyền, chuyên đưa tin vịt nhằm “nô lệ hóa” (điều kiện hóa) con người như con chó Pavlov nên người dân sống dưới chế độ cộng sản như người chết (zombie) đi thi hành theo mệnh lệnh của bộ chính trị. Thí dụ, dân miền bắc dưới chế độ csBV bị đầu độc là Mỹ ngụy bóc lột dân miền nam nên họ “thắt lưng buộc bụng” để sinh bắc tử nam. Cuối cùng, sau khi họ biết sự thật thì quá trể vì csBV đã xâm chiếm miền nam tự do và dâng dất nước VN cho Tầu Cộng.
Tổng thống Putin là cựu trung tá tình báo KGB của Liên Sô nên ông có thừa kinh nghiệm đưa tin vịt, nhất là tin vịt nằm trong chiến lược của ông là ly gián đối phương để họ yếu đi và Nga Sô (NS) trở thành mạnh hơn. Nơi đây, khái niệm “mạnh hơn” không có nghĩa là có sự tiến bộ mà chính là đối phương yếu đi. Thí dụ, Liên Hiệp Âu Châu sẽ yếu đi vì Anh Quốc tách ra (Brexit) khỏi Âu Châu (EU) hay Đức Quốc sẽ yếu đi do tin vịt của Putin gây ra nên Nga Sô sẽ mạnh hơn dù sức mạnh của NS không có sự thay đổi.
Nga Sô đã đăng (post) hơn 1, 000 đoạn phim ngắn (video clip) với 36,746 tên khác nhau trên Youtube trong năm 2016; đó là chưa kể họ mua quảng cáo trên báo chí, truyền thanh, truyền hình tại Âu Châu và HK. Theo FB, tin vịt của Putin đã ảnh hưởng đến hơn 126 triệu người HK chiếm gần 40% dân số HK trong vụ lũng đoạn bầu cử vừa qua; đây là một trong các yếu tố đã làm cho chỉ số “thăm dò ý kiến” (poll) của các hãng thống kê HK đã tiên đoán sai lạc trong vụ bầu cử vào tháng 11, 2016 vừa qua.
Kỹ thuật của người đưa tin vịt là họ dùng hình ảnh “tếu” (humour) hay “xúc phạm” (outrage) đến các nhân vật trong cộng đồng (mà bản tính tiềm năng của con người là thích coi hay đọc các loại tin tức này) nên họ tự động chuyển tin tức đó đến bạn bè (share info.) tạo thành dây chuyền như vi trùng lan tràn trong xã hội. Bộ trưởng Tuyên Truyền Đức Quốc Xã Goebbels là người “kiên trì” đưa tin giả để “nhồi sọ” con người trở thành người máy tuân lệnh” theo họ. Vài tôn giáo thường áp dụng kỹ thuật này để cải đạo người khác.
NS thường đưa tin vịt dựa trên tài liệu nơi khác; thật ra, tất cả đều do họ tung tin. Thí dụ, họ đưa tin vịt trên internet A lấy tin từ báo B, báo B lấy từ Radio C, Radio C lấy từ TV D, TV D lấy từ Internet A (Hình #6). Bá nhân bá tánh chia làm nhiều phe nhập cuộc dù họ biết là tin vịt nhưng hợp với ý của họ. Thí dụ, họ đưa tin lấy từ Breitbart, Conservapedia  “sức mạnh da trắng” ở HK, từ Fachosphère, Fdesouche, Égalité et Réconciliation theo phe cực hữu ở Pháp hay từ Kopp Online chuyên kỳ thị di dân ở Đức v.v.
Mục đích chính của Putin là tạo ly gián đối phương qua sự hận thù, làm cho công dân dưới nền dân chủ sẽ dửng dưng trước sự tàn ác của nhân loại và tiếp tay cho họ tàn phá nền dân chủ và đạo đức của con người. Thí dụ, Putin đưa tin vịt di dân Hồi hiếp dâm cô gái Đức làm cho  nhóm cực hữu Đức kéo nhau đánh đập di dân Hồi tạo ra sự hổn loạn. Người dân sẽ dửng dưng trước sự đánh đập di dân Hồi dù họ có hiền lương hay không? Bà Merkel vừa thắng cử, nhưng không chiếm đa số vì bị ảnh hưởng bởi tin vịt.
Hình #6: Tình báo Nga đưa tin vịt trên các cơ quan truyền thông



Hi`nh 6 (xem tr. 10 - ĐL 182 attached)




Chính Trị

Chế độ cộng sản nguy hiểm hơn chế độ độc tài vì chế độ độc tài dựa trên một người hay một dòng họ; một khi họ bị lật đổ hay chết đi thì chế độ độc tài tan rã. Trong khi đó, chế độ cộng sản vừa độc tài, vừa có một tập đoàn bộ chính trị cai quản, vừa có luật lệ cay nghiệt như không có quyền bất động sản hay thừa kế nên người dân không thể làm chủ đất mà họ chỉ có thuê và tập đoàn cộng sản muốn cướp đất của người dân bất cứ lúc nào cũng được.
Ngày nay, CSVN núp bóng dưới nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”có nghĩa là nếu người dân làm ăn khá tại nơi đất đai có giá, lúc đó, cán bộ CSVN sẽ nhảy vào cướp đất của dân. Đời sống trong xã hội CSVN luôn bị bất ổn vì người dân vừa bị ăn cướp ban ngày (quan sai) lẫn ban đêm (ăn cướp, xã hội đen). Điều may mắn cho nhân loại là cộng sản chỉ còn tồn tại ở TC, CSVN, Cuba và Bắc Hàn.
Các quốc gia tiền tiến, kể cả các quốc gia quân chủ lập hiến như Anh, Nhật, Thái Lan v.v. đã và đang theo thể chế dân chủ; tức là nhà vua có thể chỉ là “hư vị”, giữ vai trò lễ lạc, hình thức; nhưng quốc gia quân chủ có quốc hội làm luật, chính phủ điều hành dựa trên luật và quan tòa xử phạt phân minh theo luật. Mỗi công dân có lá phiếu bầu chọn người đại diện (dân biểu) vào quốc hội để lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho họ.
Thông thường, quốc gia có hai đảng (hay nhiều đảng) đối lập. Lập trường tương đối rõ ràng cọ xát với nhau để dân chúng thấy hư thực, lợi ích mà bầu chọn đường lối của đảng nào thích hợp với lợi ích cho dân và quốc gia. Thí dụ, HK có đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, Canada có đảng Tự Do và Bảo Thủ. Đảng Tự Do ở Canada tương tự như đảng Dân Chủ HK và đảng Bảo Thủ Canada giống đảng Cộng Hòa HK.
Đảng CH chủ trương tự do cạnh tranh, chính phủ không can thiệp vào sinh hoạt xã hội, kinh tế nên nhu cầu ít, thuế má thấp vì họ tin cung cầu tự điều chỉnh. Khuyết điểm của chủ trương này là “cá lớn nuốt cá bé”, người giàu bóc lột người nghèo, con nhà giàu có cơ hội có giáo dục tốt, có thể học lên cao; còn con nhà nghèo không có cơ hội đi học nên khó cạnh tranh lại con nhà giàu (khó có việc làm tốt) . Xã hội sẽ có nhiều bất công và trở nên bất ổn.
Đảng DC có thể coi là Xã Hội (mà nhiều người nhận lầm là CS) vì họ tôn trọng sự công bằng và quyền bất động sản, thừa kế (mà chế độ CS không có). Thí dụ, các xứ Bắc Âu theo chế độ xã hội, nhưng cơ cấu tổ chức bầu cử rất dân chủ; đôi khi còn dân chủ hơn HK. Ưu điểm của đảng DC bảo vệ người nghèo; thí dụ, cấp học bổng cho con nhà nghèo đi học, cung cấp y tế công (có sức khoẻ làm việc). Nhưng, khuyết điểm là tăng thuế chi cho các chương trình xã hội nên người giàu không tha thiết đầu tư vào công ăn việc làm.
Hình #7 cho thấy có sự hài hòa giữa hai đảng CH và DC vì cả hai đều muốn có đa số phiếu bầu cho họ thì họ phải lấy ưu điểm của cả hai đảng làm châm ngôn trong khi tranh cử và thực hiện lời cam kết. Thí dụ, tôn trọng tự do kinh doanh, nhưng đồng thời bảo vệ giới nghèo. Tăng thuế, nhưng vừa đủ để khuyến khích nhà giàu tiếp tục đầu tư v.v. Điều quan trọng là làm sao số người thật giàu và thật nghèo ít đi và giới trung lưu càng ngày càng đông trong xã hội.
Hình #8 cho thấy mạng lưới xã hội làm cho lập trường “hài hoà” của hai đảng càng ngày càng xa cách, gần như không còn có điểm tương đồng do hai nguyên nhân gây ra: thứ nhất là chính sách gây chia rẻ giữa các đảng phái do bên ngoài tác động (TT Putin), thứ hai là nhóm “dân túy” bất mãn các chính trị gia chuyên nghiệp nên lên tiếng chống đối chính sách “hiện tại” của các đảng phái. Người dân thích nghe sự chỉ trích vì có người lên tiếng cho họ nên nhóm “dân túy” tạo thành lực lượng thứ  ba “đả phá” chế độ hiện tại, nhưng thường là không có giải pháp chính trị cho tương lai nên tạo nhiều bất ổn trong xã hội.
Hình #7: Sự tương đồng giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ



Hi`nh 7  (xem tr. 10 - ĐL 182 attached)



Hình #8: Sự thành hình của nhóm “dân túy”



Hi`nh 8 (12cm)




Mạng xã hội có thể giúp cho con người lấy tin tức nhanh chóng, liên hệ với những người đồng điệu qua không gian, nhưng các thành viên đều là ảo. Tin tức có thể trúng trật, giả thật; đặc biệt là gây ra thù hận, làm cho con người dửng dưng trước thiện-ác, không còn khả năng phân biệt tốt xấu. Người xử dụng mạng xã hội trở thành cuồng tín, có thể bị xách động bởi kẻ ác để ủng hộ cho họ và bất tuân luật pháp.
Vì thế, có người đề nghị chính phủ cần ban hành luật pháp bắt các cơ quan truyền tảiû tin tức như Facebook, Tweeter, Instagram, Youtube, v.v. trở thành tổ chức “bất vụ lợi” để kiểm soát tin vịt hay bắt các tổ chức trên cho đại chúng biết ai là người đăng quảng cáo (transparent) để chúng ta (cộng đồng) biết người nào đưa tin “thật hay giả” nhằm giảm thiểu phần nào tin vịt hay xúc phạm đến người khác.
Kết quả chưa chắc đạt được như ý muốn vì một khi họ cố tình đưa tin vịt, họ vẫn có thể tìm kẻ hở để luồn lách chuyển tin vịt, nhất là chính chúng ta thấy tin tức nào dù biết là “vịt cồ”, nhưng hợp với ý thích của mình thì chính người đó cố tình chuyển tin vịt qua các trang mạng. Thí dụ, những người “chống đồng tính luyến ái” sẽ tiếp tay với nhóm “quốc xã” để khích động cộng đồng xã hội gây khó dễ đời sống của nhóm “đồng tính luyến ái “. Tín đồ của vài tôn giáo thường bị phạm lỗi lầm này vì cuồng tín, nhẹ dạ.

Kết Luận

Các quốc gia cộng sản hay độc tài như CSVN, TC hay NS sợ mạng xã hội đưa tin tức trung thực về hành vi “mờ ám”, tham nhũng của chế độ nên họ làm áp lực bắt các hãng Facebook, Tweeter, Google , Youtube v.v. phải đặt máy điện toán trong nước của họ để họ dễ bề kiểm soát tin tức theo ý muốn của họ, nhất là Putin sẽ đưa ra mạng lưới Internet thứ hai trong các năm tới. Lý do là họ sợ người dân biết sự thật thì có thể nổi lên chống lại chính phủ độc tài do họ lãnh đạo.
Các quốc gia dân chủ lại sợ mạng xã hội trở thành phương tiện cho các nhà độc tài, hay các nước thù địch đưa “tin vịt” nhằm khống chế trí não của người dân. Họ sẽ ghiền vào trang mạng coi “tin hài” hay “tin xúc phạm” những người trong xã hội và trở nên dửng dưng trước điều “ác”. Thí dụ, dân Đức giết Do Thái vào thời kỳ đệ nhị thế chiến hay phật tử Miến Điện bị mạng xã hội xách động do tin vịt đưa ra nên kéo nhau đi tàn sát thiểu số Rohingya Hồi giáo trong nước.
Vì thế, chúng ta cần thận trọng khi chuyển tin tức, nhất là tin vịt, tin không có kiểm chứng gây ra hận thù làm cho nhân loại trở thành vô cảm trước các điều ác và đánh mất đi thiện tính của con người kéo theo sự lụn bại của nền văn minh nhân loại để trở lại thời đồ đá như mạnh hiếp yếu hay bóc lột con người. Thế giới sẽ trở nên hỗn loạn (chaos) do tin vịt gây ra và bị bắt buộc trở lại thời quân chủ chuyên chế, độc tài để tái lập trật tự là điều bất hạnh lớn cho nhân loại vào đầu thiên niên kỷ thứ ba.

__._,_.___

Posted by: Alex Tran 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts