Đại Học chăn Trâu




Sunday, 18 March 2018

THIÊN TÀI VỚI NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG





THIÊN TÀI VỚI NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG
Nghị lực sống phi thường của Stephen Hawking thậm chí gây tranh cãi trong giới y khoa, tới mức một số người cho rằng có thể ông đã được chẩn đoán sai.
Stephen Hawking - một nghị lực phi thường - Ảnh 1.
Ông Stephen Hawking và vợ, bà Elaine, trước bãi biển San Lorenzo ở thành phố Gijon, miền bắc Tây Ban Nha, tháng 4 năm 2005 - Ảnh: AFP
'Vũ trụ chẳng là gì nếu đó không phải là nơi ở của những người bạn yêu thương' - ngôi sao sáng nhất trong ngành vũ trụ học Stephen Hawking từng nói trước khi qua đời ngày 14-3 ở tuổi 76.

Sau 55 đối phó với căn bệnh quái ác xơ cứng teo cơ (ALS), nhà khoa học người Anh ra đi thanh thản tại nhà riêng ở Cambridge, Anh. 
Trong suốt cuộc đời, trái ngược với sự yếu đuối của thể xác, ông đã thể hiện một sức mạnh tinh thần kiên cường, một trí tuệ vĩ đại và tình yêu như bao con người khác. 
Ông được nhớ đến như một nhân vật huyền thoại góp phần giải mã nhiều bí mật của vũ trụ, để lại dấu ấn với thuyết vụ nổ vũ trụ 'The Big Bang' và cuốn 'Lược sử thời gian'.
Stephen Hawking - một nghị lực phi thường - Ảnh 2.
Được chẩn đoán mắc căn bệnh ALS quái ác năm 21 tuổi, phần lớn cuộc đời ông gắn liền với chiếc xe lăn. 
"Tôi đã cảm thấy rất bất công, tại sao chuyện này lại xảy ra với tôi. Khi đó, tôi nghĩ cuộc đời mình đã chấm hết và tôi sẽ không bao giờ đạt được những tiềm năng mà tôi cảm thấy", ông nhớ lại trong một cuốn hồi ký.
Bệnh tật và hôn nhân không mỹ mãn nhưng ông vẫn nỗ lực sống một cuộc đời trọn vẹn - Ảnh: AFP,  REX FEATURES, PA
Bác sĩ cảnh báo bệnh xơ cứng teo cơ không thể chữa được và ông chỉ còn vài năm. Tệ hơn, căn bệnh ngày một tiến triển nặng khiến ông phải nói chuyện thông qua thiết bị tổng hợp âm thanh và giao tiếp bằng lông mày, sống một tuổi trẻ què quặt và đầy tiếc nuối. 
Nhưng sau khi nhìn thấy một cậu bé mắc bệnh máu trắng trong bệnh viện, chàng trai trẻ Hawking nhận thấy nhiều người còn đáng thương hơn mình và ít ra căn bệnh ALS không làm anh mất đi khả năng suy nghĩ.
Sau này, Hawking thậm chí cho rằng chuyện ngồi xe lăn và khó giao tiếp là một lợi thế cho công việc nghiên cứu của ông. 
"Tôi không phải giảng dạy cho các sinh viên và tôi không phải ngồi trong những ủy ban chán ngắt và tốn thời gian. Tôi có thể cống hiến hết mình cho nghiên cứu", nhà khoa học vĩ đại chia sẻ.
Nói về sự nổi tiếng của mình, ông khiêm tốn cho rằng "tôi trở thành nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới một phần vì các nhà khoa học, trừ Einstein, không được biết đến nhiều như các ngôi sao nhạc rock và một phần vì tôi thuộc dạng một thiên tài tàn tật". 
Ông cũng thường truyền cảm hứng trong các phát biểu của mình hơn là than vãn về những khó khăn. Năm 1993, ông đùa rằng chỉ có một phàn nàn duy nhất là chiếc máy tổng hợp âm thanh không phát ra giọng Anh. "Rắc rối duy nhất là nó cho tôi nói giọng Mỹ", ông hóm hỉnh.
Đối mặt với căn bệnh như một bản án tử hình, Hawking lao vào nghiên cứu. Sự nghiệp của ông thành công vang dội từ năm 1974 khi ông đưa ra thuyết hố đen vũ trụ gây chấn động và nhận được vô số sự tán dương và giải thưởng.
"Trước khi được chẩn đoán bệnh, tôi đã sống một cuộc đời buồn chán", ông một lần nữa thể hiện suy nghĩ tích cực trong bài phát biểu với các sinh viên Đại học Seattle, Mỹ, năm 1993.
Stephen Hawking - một nghị lực phi thường - Ảnh 5.
Stephen Hawking - một nghị lực phi thường - Ảnh 6.
Hình ảnh giáo sư Stephen Hawking trên trang bìa tạp chí Wired - Ảnh: CAMBRIDGE-NEWS
Stephen Hawking - một nghị lực phi thường - Ảnh 7.
Trong khi sự nghiệp đi lên, sức khỏe của ông ngày một suy giảm. Ông cần sự hỗ trợ hầu như trong mọi sinh hoạt hàng ngày và khả năng nói chuyện biến mất.
Năm 1985, ông phải được chăm sóc đặc biệt suốt 24 giờ mỗi ngày sau cuộc phẫu thuật mở khí quản. Sau đó ông phải giao tiếp qua hệ thống tổng hợp âm thanh điều khiển bằng cơ mặt nhưng không từ bỏ nghiên cứu.
"Tôi chọn ký tự bằng cách nhích má. Một thiết bị hồng ngoại gắn trên râu của tôi sẽ nhận diện các di chuyển cơ má của tôi", ông giải thích về thiết bị hỗ trợ của mình trong thời gian đầu.
Ông cũng đã nhiều lần đánh lừa tử thần.
Năm 2001, ông gãy hông sau khi tông vào tường. "Bức tường đã thắng", ông đùa. Năm 2004, ông được chuyển vào bệnh viện Cambridge vì chứng viêm phổi và được chuyển đến bệnh viện chuyên về tim phổi ở Anh.
Năm 2009, chứng nhiễm trùng phổi tưởng chừng đã cướp đi mạng sống của ông nhưng ông vẫn hồi phục trong sự kinh ngạc của bác sĩ.
"Ông ấy thật phi thường. Tôi không biết bệnh nhân nào khác mắc ALS mà có thể sống lâu như vậy", chuyên gia thần kinh người Anh Nigel Leigh nói trên tờ British Medical Journal năm 2002. 
Nghị lực sống kiên cường của ông thậm chí gây tranh cãi trong giới y khoa, tới mức một số người cho rằng có thể ông đã được chẩn đoán sai.
Căn bệnh cũng là một phần nguyên nhân khiến hai cuộc hôn nhân của ông đổ vỡ. Ông cưới Jane Wilde năm 1965 và có ba con Robert, Lucy và Timothy nhưng hôn nhân đi vào ngõ cụt. "Bà ấy sợ tôi sẽ chết sớm và muốn có người hỗ trợ bà ấy và các con", ông nói về người vợ đầu tiên.
Ông ly hôn bà Wilde năm 1990 và cưới nữ y tá Elaine Mason, người đã giúp cứu mạng ông nhiều lần. Hai người ly hôn năm 2007.
Stephen Hawking - một nghị lực phi thường - Ảnh 9.
Stephen Hawking và Elaine Mason trong ngày cưới - Ảnh: The Week UK
Tuy nhiên ông vẫn nỗ lực sống một cuộc đời trọn vẹn. Ông mừng tuổi 60 bằng việc hoàn thành giấc mơ đi khinh khí cầu và tham gia dẫn một phần lễ khai mạc sự kiện thể thao Paralympic Games London 2012 ở tuổi 70.
"Tôi đã sống một cuộc sống trọn vẹn và viên mãn. Tôi tin rằng người tàn tật nên tập trung vào những điều mà sự hạn chế không ngăn được họ và đừng hối tiếc về những điều họ không thể làm được.
Tôi đã có một khoảng thời gian huy hoàng để sống và nghiên cứu vật lý lý thuyết. Tôi hạnh phúc vì mình đã góp thêm chút hiểu biết của chúng ta về vũ trụ", ông nói.
Nhà bác học từng chia sẻ với mọi người về những quan điểm sống của ông: "Hãy nhớ ngước nhìn lên những vì sao và đừng cúi gằm xuống chân bạn. Hãy cố hiểu những gì bạn thấy và những điều giúp hành tinh này tồn tại".
Stephen Hawking - một nghị lực phi thường - Ảnh 10.
Ông Stephen Hawking nhận Huân chương Tự do từ Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: The National
Stephen Hawking - một nghị lực phi thường - Ảnh 11.
Stephen Hawking khởi đầu nghiên cứu với đam mê khám phá những điều bí ẩn và nguồn gốc của vũ trụ.
Năm 1970, ông và cộng sự ứng dụng toán học lỗ đen vào vũ trụ và công bố kết quả nghiên cứu "bức xạ Hawking" năm 1974 chứng minh rằng các lỗ đen phát ra bức xạ, sau này được đánh giá là một đột phá trong vật lý lý thuyết. Trước đó, ông đã khám phá ra bốn định luật quan trọng về lỗ đen.
Cùng năm 1974, ông trở thành một trong những thành viên trẻ nhất của Hội Hoàng gia Anh ở tuổi 32. 
Năm 1979, ở tuổi 37, Hawking được bổ nhiệm vào ghế Giáo sư Toán học Lucas, một vị trí danh tiếng hàng đầu ở Đại học Cambridge cũng như trên thế giới, từng là vị trí của Isaac Newton.
Năm 1982, ông bắt đầu hướng nghiên cứu lý thuyết lượng tử mới tìm hiểu nguồn gốc vũ trụ theo thuyết Vũ trụ lạm phát, cho rằng theo sau Vụ nổ lớn, vũ trụ ban đầu mở rộng cực kỳ nhanh chóng trước khi giảm tốc độ thành một sự giãn nở chậm hơn. 
Ông là một trong những người đầu tiên chứng minh sự dao động lượng tử trong quá trình lạm phát góp phần vào sự bành trướng của các thiên hà trong vũ trụ. 
Năm 1983, ông cùng cộng sự James Hartle đưa ra cái được gọi là trạng thái Hartle-Hawking mà về lý thuyết có thể tính toán được các đặc tính của vũ trụ. 
Năm 1988, ông trở nên nổi tiếng thế giới sau khi xuất bản cuốn Lược sử thời gian đưa ra cái nhìn đơn giản hóa với ngôn ngữ không quá nặng về khoa học cho độc giả thông thường về tổng quan vũ trụ bao gồm vụ nổ lớn Big Bang, lỗ đen... Cuốn sách bán được hơn 10 triệu bản trên toàn thế giới.
Stephen Hawking
Sinh ngày 8-1-1942 tại Oxford, Anh.
Năm 1959, Hawking vào học tại Đại học Oxford khi mới 17 tuổi.
Ông học tiến sĩ tại Cambridge.
Năm 1963, ông được chẩn đoán mắc bệnh thần kinh vận động và bác sĩ nói ông chỉ có thể sống tiếp 2 năm.
Năm 1974, Hawking chỉ ra rằng hố đen phát ra bức xạ - 'bức xạ Hawking' - cho đến khi chúng cạn kiệt năng lượng và bay hơi.
Cuốn Lược sử thời gian xuất bản năm 1988, đã bán được hơn 10 triệu bản.
Cuộc đời ông là chủ đề của bộ phim The Theory of Everything năm 2014, do diễn viên Eddie Redmayne đóng vai chính.


Định mệnh nghiệt ngã của thiên tài vật lý Stephen Hawking

Cuộc đời Stephen Hawking đầy trắc trở và bi kịch. Ông lấy nguồn cảm hứng từ trên trời, định mệnh lại luôn muốn kéo ông xuống đất. Nhưng ông không chịu đầu hàng.

Định mệnh nghiệt ngã của thiên tài vật lý Stephen Hawking - Ảnh 1.
Giáo sư Stephen Hawking - Ảnh: Wired
Ngày 14-3-2018, nhà vật lý học Stephen Hawking đã vĩnh viễn ra đi. Ông hưởng thọ 76 tuổi. Tin ông ra đi khiến tôi muốn rơi nước mắt. Vì thương ông. Thương cho định mệnh quá nghiệt ngã đối với ông.
Vâng, tuy ông có nhiều thiên thần thương yêu và cứu giúp ông - nhất là người vợ đầu tiên, nhưng ông vẫn chịu một cuộc sống thật vô cùng khó khăn. 
Ông luôn luôn lạc quan, có lẽ là người giao tiếp với xã hội nhiều hơn tất cả những nhà khoa học bình thường. Có lẽ vì ông yêu đời, và muốn quên đi căn bệnh của mình.

Quyết không đầu hàng số phận

Stephen Hawking đã trở thành biểu tượng bất tử của một thiên tài khuyết tật, như mọi người đều biết, tên tuổi vang danh từ Đông sang Tây, chỉ sau Albert Einstein.
Cuộc đời ông đầy trắc trở và bi kịch. Ông lấy nguồn cảm hứng từ trên trời, định mệnh lại luôn muốn kéo ông xuống đất. Nhưng ông không chịu đầu hàng. 
Ông ngước nhìn trăng sao, thiên hà, vũ trụ, "hố đen", "lỗ giun", "du hành thời gian", những định luật nền tảng của vũ trụ, nhưng vất vả, vấp ngã rồi lại đứng lên trong thân phận của một kẻ bị định mệnh "xử" bất lực cơ thể mình do chứng bệnh ALS (chứng bệnh xơ cứng teo cơ) nghiệt ngã gây ra (80% những người mắc ALS qua đời trong vòng 5 năm sau khi mắc bệnh).
Các bác sĩ cũng tiên lượng ông chỉ có thể sống tối đa thêm 2 năm. Nhưng ông đã sống tiếp 5 thập kỷ nữa.
Chưa đủ, ông lại mất đi vĩnh viễn tiếng nói sau một ca phẫu thuật cứu cấp khi đi dự hội nghị tại CERN năm 1985. Từ đó ông chỉ còn giao tiếp được qua chiếc máy tính điện tử với những chương trình phần mềm đặc biệt dành cho ông.
Với khả năng vô cùng chật vật ấy, vậy mà ông đã viết bảy cuốn sách nổi tiếng cho thế giới.
Định mệnh nghiệt ngã của thiên tài vật lý Stephen Hawking - Ảnh 3.
Giáo sư Stephen Hawking cười tươi tại cuộc họp báo ở ĐH Potsdam, gần Berlin, Đức hôm 21-7-1999. Sự lạc quan, nghị lực phi thường của ông là nguồn động lực cho bao người - Ảnh: AP
Nhưng ông cũng có những "thiên thần" hộ mạng. Jane Wilde là người vợ đầu tiên của ông, Elaine Mason là người vợ thứ hai. Mỗi người đã cứu giúp ông một cách.
Jane Wilde yêu và cưới Stephen Hawking dù biết chồng tương lai của mình bị bệnh hiểm nghèo ALS, đã giúp đẩy lùi nỗi tuyệt vọng ở tuổi xuân 21. Cô đã đem lại ý nghĩa sống cho ông, làm sống lên khát vọng khám phá khoa học như ý nghĩa của cuộc đời. 
Cô cũng quyết định không chịu rút ống thở ra cho Hawking, ngược lại lời khuyên từ sự tuyệt vọng của các bác sĩ, cô tìm cách cứu ông, "còn nước còn tát". Cô cho ông ba đứa con kháu khỉnh và thành đạt.
Định mệnh nghiệt ngã của thiên tài vật lý Stephen Hawking - Ảnh 4.
Giáo sư Stephen Toope, Phó Hiệu trưởng của Đại học Cambridge nói rằng Giáo sư Hawking đã để lại "một di sản khổng lồ" - Ảnh: AFP
Còn Elaine Mason cũng đã cứu ông ba lần với tư cách một y tá điều dưỡng. Mỗi người như muốn kê vai gánh bớt gánh nặng của ông. Ông đã sống thêm hơn nửa thế kỷ vượt qua chẩn đoán 2 năm sống sót của bác sĩ dành cho ông. Một điều kỳ diệu. Và lại nổi tiếng khắp thế giới. Lại kỳ diệu hơn.
Tình yêu của ông mạnh mẽ đối với vũ trụ, nhưng cũng không thiếu phần sôi nổi với người yêu. Tinh thần ông dường như đã kéo lê cơ thể ông buộc phải sống tiếp trong mọi tình huống để phụng sự cho khoa học. Đó là mệnh lệnh. Ông phải sống cho khoa học. 
Giống như nhà thơ Friedrich Schiller, đáng lẽ đã chết mười năm trước như bác sĩ chẩn đoán, nhưng vẫn còn sống tiếp vì những ý tưởng văn chương của ông chưa viết hết. 
Stephen càng bị tước mất khả năng vật lý thì các ý tưởng của ông lại càng phát triển thêm, tên tuổi ông càng nổi bật, quyết không chịu thua định mệnh.
Mục tiêu của tôi đơn giản lắm. Đó là hoàn toàn hiểu rõ về vũ trụ, tại sao nó là như vậy và tại sao nó tồn tại"
Stephen Hawking

Hãy tưởng niệm ông bằng hoa và nến

Định mệnh nghiệt ngã của thiên tài vật lý Stephen Hawking - Ảnh 6.
Nghệ sĩ Sudarsan Pattnaik khắc tượng cát giáo sư Stephen Hawking ở bãi biển Puri, Ấn Độ hôm 14-3 - Ảnh: AFP
Ông cũng là con người nhân văn, và rất đời thường. Ông rất thích nghe nhạc cổ điển, xem opera cũng như nhạc Beatles. 
"Vật lý tất cả đều tốt, nhưng hoàn toàn ‘lạnh lẽo’. Tôi không thể tiếp tục cuộc sống nếu tôi chỉ có vật lý thôi. Cũng như mọi người khác, tôi cần hơi ấm, tình yêu và tình cảm.
 Lại một lần nữa, tôi rất được may mắn, may mắn nhiều so với nhiều người có những khuyết tật như tôi, khi tôi nhận được rất nhiều tình yêu và tình cảm. Âm nhạc cũng rất quan trọng đối với tôi" - ông đã trải lòng như thế.
Năm 1992, vào ngày Giáng sinh, khi được chương trình Desert Island Disc của Đài BBC hỏi ông muốn mang theo những thứ gì nếu ông bị lạc lên một hòn đảo hoang vắng và cô lập, ông trả lời một trong những thứ quan trọng mà ông không thể thiếu là sách và âm nhạc. 
Vâng, bản nhạc Requiem của Mozart phải có theo, ông sẽ nghe nó bằng Walkman cho tới khi hết pin. Và một ít món tráng miệng khoái khẩu của ông là crème brûleé, "biểu tượng của sự xa xỉ", theo cách nói của ông.
Nếu Việt Nam có người hâm mộ của Hawking, xin các bạn hãy cùng nhau tưởng niệm ông bằng hoa và nến tại một góc phố nào đó, để nói rằng: Việt Nam luôn có những người mến mộ ông.
Tôi tin rằng các nhà khoa học thế giới sẽ có một công trình nào đó về thiên văn xứng đáng để tôn vinh tên tuổi ông mãi mãi.
Stephen Hawking: Tính hiếu chiến đang đe dọa tiêu diệt tất cả chúng ta
stephen hawking at one world observatory on april 12, 2016 in new york city
Ảnh: GETTY
Nhiều triệu năm liền, nhân loại chỉ sống như các động vật. Nhưng rồi một điều gì đó đã xảy ra, làm giải phóng sức mạnh của óc tưởng tượng chúng ta.
Chúng ta học nói, và học lắng nghe. Ngôn luận - speech - đã cho phép thông tin các ý tưởng làm cho con người có khả năng làm việc chung với nhau để tạo ra những điều thần kỳ bất khả. Những thành tựu lớn nhất của nhân loại đã hình thành bằng lời nói, và những thất bại lớn nhất của nó là do không nói.
Những hi vọng lớn nhất của chúng ta sẽ trở thành sự thực trong tương lai với công nghệ để chúng ta sử dụng. Những khả năng là vô tận. Tất cả những gì chúng ta cần làm là bảo đảm chúng ta tiếp tục nói, nói và nói.
Nếu là con người thông minh duy nhất trong dải ngân hà, chúng ta nên bảo đảm để sống còn và tiếp tục. Nhưng chúng ta đang bước vào một giai đoạn ngày càng nguy hiểm của lịch sử. Dân số chúng ta và cách chúng ta sử dụng các nguồn lực giới hạn của hành tinh Trái đất đang tăng theo hàm mũ, với năng lực kỹ thuật có thể thay đổi môi trường cho những mục tiêu tốt hay xấu.
Nhưng mật mã di truyền của chúng ta vẫn còn mang những bản năng ích kỷ và hiếu chiến, điều có lợi cho sự tồn tại trong những ngày trong hang động. Nhưng tính hiếu chiến giờ đây đang đe dọa tiêu diệt tất cả chúng ta.
Sự khám phá một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh... có thể không giúp bảo đảm sự sống sót của chủng loài chúng ta. Nó cũng có thể không ảnh hưởng lên cách sống của chúng ta. Nhưng từ buổi bình minh của văn minh, người ta đã không hài lòng nhìn những sự kiện như rời rạc và không giải thích được.
Sự khao khát sâu thẳm của nhân loại về tri thức là sự biện minh đầy đủ cho sự tìm kiếm của chúng ta. Và mục tiêu của chúng ta không gì hơn là một sự mô tả đầy đủ của vũ trụ chúng ta sống trong đó.
Định mệnh nghiệt ngã của thiên tài vật lý Stephen Hawking - Ảnh 9.
Cuộc đời ông được dựng thành phim The Theory of everything - Ảnh: GETTY IMAGES
Định mệnh nghiệt ngã của thiên tài vật lý Stephen Hawking - Ảnh 10.
Ông được diện kiến Nữ hoàng Elizabeth năm 2014 - Ảnh: REUTERS
Định mệnh nghiệt ngã của thiên tài vật lý Stephen Hawking - Ảnh 11.
Ông trong mắt mọi người là người luôn lạc quan - Ảnh: BBC/Twitter




--


__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts