TỔ QUỐC
LÂM NGUY – CAO PHI VIỄN TẨU
Vụ lộn xộn nội bộ
của TCCĐHTĐ với LHCCSHTĐ đã làm phiền diễn đàn hơi lâu và cách giải
quyết sự việc này rất đơn giản như chúng tôi đã hai ba lần có ý kiến.Tuy nhiên
tình hình vẫn dẫm chân tại chỗ và Bùi Dương Liêm Bé Bảy, Nguyễn Văn Tần ra sức
tố cáo Đinh Hùng Cường là người của Việt Tân nên đã thứ nhất là cố tình thay đổi
HC, thứ hai là kêu gọi bất hợp tác với ĐHC vì lý do đã nói rõ trong bản tuyện
cáo của LHCCSVNCH.
Thật ra thì chẳng
có ai ở vùng Virgina mà không biết ông Đinh Hùng Cường vốn là người của MTKCM
và nay là VT loại gộc già khú đế rồi vẫn còn phải ráng hoạt động do VT hết cán
bộ trẻ. Nhưng tổ chức cộng đồng ở Virginia mà tôi gọi là Cộng Đồng Đà Điểu vấn
đề Lằn Ranh Quốc Cộng vốn rất nhập nhằng dù bề ngoài “vẫn khoác một lớp vỏ chống
cộng tại chỗ”. Chống cộng gì mà người nào do Tổng Cục Phản Gián Việt Cộng xuất
cảng là Cộng đồng Virginia tá danh là Hoa Thịnh Đốn lập tức rước ngay về để tôn
vinh, tặng quà, thi nhau nịnh bợ, phủ phục lạy vái, lắng nghe bọn “tù nhận
lương tháng hạ cấp” cao giọng dạy dỗ, sau đó tranh nhau chụp hình để khoe
khoang và giữ làm bài vị. Nào là Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Chí Thiện, Cù Vũ Nợn, Hải
Cụt tức Điếu Cày…
Nhưng láo và ngu
nhất là có mụ già vác cái khăn vàng có ba sọc đỏ lên quàng vào cổ, ý là tặng Hồn
Thiêng Sông Núi cho Bộ Đội Sao Vàng để hắn vứt vào sọt rác (không thể gọi đó là
cờ Vàng vì truyền thống Việt Nam không người ái quốc nào dám đem Hồn Thiêng
Sông Núi ra làm y phục, mũ, nón, khăn quàng, khăn tay, áo lót như lũ hề dốt
nát ngày nay tranh nhau biểu diễn mà không biết chúng đang hạ nhục lá cờ thiêng
liêng).
Cộng đồng chống
cộng mà lại đi ủng hộ những kẻ biến Ngày Quốc Hận 30 – 4 thành Ngày Diễn Hành
Cho Tự Do không xong lại chuyển qua ủng hộ việc chuyển thành Ngày DânThiểu Số
Nam Việt Nam chưa hết sau đó lại tiếp tục ủng hộ Ngày Hành Trình Đến Tự Do.Vì
thế cách đây khoảng năm năm, ông Đinh Hùng Cường đã cho ra đời một tác phẩm có
bài viết ca ngợi tên “thiên cổ tội nhân” đại bịp Hoàng Cơ Minh. Cuốn sách có
tiêu đề “Vì Ngọn Cờ Vàng” được khoảng hơn 200 người ở vùng Virginia nhiệt liệt
chào đón ủng hộ. Lý do ông Đinh Hùng Cường tuyên bố tất cả những số tiền thu được
từ việc bán sách (ông không lấy lại tiền vốn hoặc chi phí in ấn), tiền ủng hộ từ
quan khách và thân hữu sẽ được gửi về giúp những chiến hữu, những đồng đội của
ông đang sống trong cảnh cơ cực, những người đã hy sinh một phần thân thể để bảo
vệ miền nam Việt Nam. Nghĩa cử của ông ĐHC khiến tôi bỏ qua không lý tới nội
dung cuốn sách này dù tôi vô cùng căm ghét đám Kháng Chiến Ma, bọn lừa đảo vô
liêm sỉ đã làm khánh kiệt lòng tin vào chính nghĩa quang phục, khi chúng
dựng chiêu bài ái quốc, làm kháng chiến giả để móc túi đồng bào. Thực tế đã cho
thấy Hoàng Cơ Minh chỉ là một tên đại bịp làm gì đủ tư cách so sánh với Trần
Văn Bá – bạn với tôi từ thời còn học những năm cuối trung học đệ nhị cấp ở Đà Lạt
– ngày nay vẫn còn những người bạn ở Pháp, Canada nhắc lại chuyện tôi và Bá có
lần xích mích định choảng nhau khiến một người bạn quân đội là thiếu úy Á phải
cố sức can gián cả đôi bên).
Trong môi trường
“cài răng lược, da beo” như vậy việc ứng cử viên của VT, ông Đinh Hùng Cường được
chức chủ tịch là chuyện đương nhiên. Điều này thật ra không có gì nghiêm trọng
vì điều lệ và nội quy còn đó, ông ĐHC không thể tự ý muốn làm gì thì làm. Và nếu
muốn bãi chức ĐHC thì cũng phải dựa vào các điều khoản trong nội quy của
tổ chức. Khốn nỗi Nguyễn Văn Tần và vợ chồng Bùi Dương Liêm Bé Bảy không
được mấy người ủng hộ nên đành chơi võ tự do. Chúng tôi rất tôn trọng quyền tự
do nhưng lại thích sự công bằng và dân chủ nên chứng kiến cái cảnh “đội cải
cách QGHC tổ chức đấu tố “địa chủ tịch” ĐHC” chúng tôi rất lấy làm khó chịu vì
thấy nó lạc hậu, rừng rú, mọi rợ như..Việt Cộng...
Hôm nay đọc ba
emails đối thoại của hai anh lính thua trận bị giặc bỏ tù và một anh lính cao
bay xa chạy trước khi thấy giặc chúng tôi cảm thấy diễn biến của cuộc đối thoại
đã quá lố đáng được lưu tâm để làm rõ một số vấn đề bao nhiêu năm nay không ai
muốn nhắc tới.
Đây là lần đầu
tiên chúng tôi thấy ông Trần Quang Duật dám trút bỏ lớp vỏ cả nể vô lý để nói
lên sự thật một cách thẳng thắn. Tôi không quen ông TQD nhưng biết từ trước đây
lâu lắm. Vào khoảng năm 1980- 1982 tại K1, trại Thanh Phong, huyện Như
Xuân, Thanh Hóa. Chúng tôi ăn cùng mâm nằm cùng chiếu với một đại úy TQLC
tên Trịnh văn Thềm do Thềm và 1 đại úy bộ binh tên Nghiêm được chuyển
từ K2 ra làm kỹ thuật cưa máy của đội xẻ ván cho trại tù, chúng tôi ở cùng đội.
Tôi thân với Trịnh văn Thềm vì khi gặp nhau biết anh là TQLC nên tôi hỏi thăm
tin tức của hai người em bà con và một người bạn. Thềm vô cùng ngạc nhiên khi
tôi hỏi về Vàng Huy Liễu từng ở chung tiểu đoàn của anh và em Liễu là Vàng Huy
Luyến đã tử trận ở Quảng Trị. Khi tôi hỏi đến Nguyễn Quang Đan một bạn thân
đang học khóa 21 khi tôi còn ở Đà Lạt, Trịnh vănThềm cho biết Nguyễn
Quang Đan là chánh văn phòng sau cùng cho tướng Lân, đã thoát được sang Mỹ. Gần
đây, tôi đã gặp lại Vàng Huy Liễu khi đến dự buổi hội ngộ của khóa 22 VBĐL ở
thành phố Houston,TX và mấy tháng trước vợ chồng Nguyễn Quang Đan có đến
Atlanta, chúng tôi gặp nhau hàn huyên rất lâu.
Gần hai năm dựa
lưng nhau sống trong tù tội nhường cơm xẻ áo chia nhau từng củ sắn, củ khoai,
hơi thuốc, cục đường đương nhiên chúng tôi nói với nhau rất nhiều chuyện trong
đó anh Thềm có nhắc đến cái tên Duật lúc kể chuyện tan hàng của đơn vị khi về đến
Sài Gòn ngày 30 - 4 - 1975.
Ông Duật đã nói
đúng sự thật về Nguyễn văn Tần nói riêng và đúng cả với con số bốn chục nghìn kẻ
hèn nhát đào ngũ, đào nhiệm bỏ đồng đội khi quốc biến. Nguyễn văn Tần chỉ lý sự
cùn, cãi chầy cãi cối, không ai cần những chi tiết đến ngày 2-5 đoàn tàu bỏ trốn
mới khởi hành ở Côn Sơn làm gì. Để đến được Côn Sơn phải trải qua một hải trình
khá dài. Côn Sơn chỉ là điểm cuối cùng để tập hợp, kiểm lại số chiến hạm trước
khi cùng nhau đào thoát.
Trên website
Chính Nghĩa của tôi sưu tầm được khoảng bốn năm bài viết rất chi tiết về chuyến
hải hành cuối cùng của Hải Quân VNCH đúng
hơn là tháo chạy để tìm đường sống trong lúc quốc gia lâm nguy.
Mỗi bài viết do
một tác giả nên xét về chi tiết không bài nào hoàn toàn giống bài nào nhưng tựu
chung đều cho thấy kế hoạch bỏ chạy đã được chuẩn bị trước ngày 30 -4
-1975 khoảng một tuần sau khi hai tên tội đồ Nguyễn văn Thiệu, Trần
Thiện Khiêm được Hoa Kỳ bí mật cho rời khỏi Sài Gòn khoảng 8 giờ rưỡi tối
25/4/1975.
Gạt bỏ tất cả những
lời ngụy biện vớ vẩn. Cuộc tháo chạy bằng mấy chục chiến hạm của Hải quân VNCH
là một cuộc đào ngũ, đào nhiệm, đào tẩu tập thể quá lớn hết sức đáng trách đã
xóa sạch tất cả các tín niệm “Tổ Quốc -Danh Dự -Trách Nhiệm” sao chép của quân
lực Hoa Kỳ và mục đích “Bảo Quốc An Dân”.
Những hình ảnh
và tài liệu lịch sử đã cho thấy sự thật khi “quốc gia VNCH lâm nguy” thay vì phải
trụ lại ở Sài Gòn, nhiệm sở siết chặt hàng ngũ để quyết chiến, sinh tử một trận
oanh liệt cuối cùng cho biết đá vàng thì có hàng mấy chục nghìn quân cán chính
VNCH “cao phi viễn tẩu”.
Đời người chỉ có
một lần chết nhưng tham sinh úy tử đến mức chưa đánh đã chạy, tự hạ quốc kỳ để
được đặt chân lên đất Phi Luật Tân? Hành động đó là vết nhơ, nỗi nhục “quân hồi
vô phèng” nghìn năm không rửa được của một tập thể VNCH đào ngũ, đào nhiệm.
Cái giá phải trả
của những kẻ đào tẩu là dân chúng Hoa Kỳ hết sức khinh bỉ không muốn cho nhập
cư. Quốc hội Hoa Kỳ đã không chịu cho đám người họ coi là cặn bã vào Hoa
Kỳ. Tổng thống Gerald Ford buộc phải viết một lá thư khẩn cầu quốc hội mở rộng
từ tâm, rủ lòng nhân đạo.
Ngày nay lẽ ra
những người đã tham gia cuộc đào tẩu nhơ nhuốc đó nên tự thấy xâu hổ nhục nhã
mà câm đi đừng nhắc tới, đừng khơi lại hành động phản quốc đó làm gì, đừng
so sánh khập khiễng xúc phạm đến những người chiến hữu bị phản bội. Việc
Nguyễn văn Tần to mồm mắng chửi xỉ nhục người khác trong khi cả hai cũng cùng
chung tư tưởng và hành động đào tầu trước quân thù. Rồi ông Đào Trọng Hiếu chỉ
dùng một nửa bán cầu não để mắng ông Đinh Hùng Cường, phần bán cầu não kia vẫn
để dành ủng hộ Nguyễn Văn Tần.
Ông Duật nhắc
ông Hiếu đúng theo lẽ công bằng vì Đinh Hùng Cường và Nguyễn văn Tần chẳng có
gì khác nhau thì ông Nguyễn Văn Tần đã không tỉnh ngộ ngược lại còn khua môi
múa mỏ, át giọng, vỗ ngực xưng danh phản ứng láo lếu, phét lác, vỗ ngực kể công
để xóa tội làm như tập thể tỵ nạn hải ngoại đến sau phải chịu ơn những thành phần
“cặn bã, hèn nhát” đã đào tẩu nghìn dặm trước khi VC tiến chiếm Sài Gòn.
Ông Nguyễn văn Tần
còn hăm he, đe dọa ông Trần Quang Duật là 40,000 người sẽ lên tiếng.
Xin lỗi nếu ông
Trần Quang Duật sợ thì có Kim Âu Hà Văn Sơn này sẽ lên tiếng không chỉ với
40,000 mà vài trăm ngàn cũng không sao vì đó chỉ là con số của những kẻ làm điều
ô nhục, cần phải biết hổ ngươi tự thẹn mà im tiếng.
Sở dĩ bao nhiêu
năm nay không ai nói về sự hèn hạ của những người phản bội khi đất nước lâm
nguy là vì thành phần vượt biên sau sự biến 30 – 4- 1975 vào Hoa Kỳ từng
nhóm lẻ tẻ không đáng kể nên không người nào dám lên tiếng phê phán công khai
nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả những hành vi phản bội chiến hữu, quốc
dân đều được bôi xóa, chôn vùi theo độ dầy của lớp bụi thời gian.
Chuyện xưa đã
chìm vào quá khứ người ta có thể tha thứ nhưng không thể quên Vì đó là lịch sử.
Một khi đã đụng
chạm tới lịch sử là phải phân minh sai đúng, phải trái, phân định chính tà,
công tội.
15 năm sau sự biến
Sài Gòn thất thủ mới lèo tèo có chuyến bay đầu tiên đưa anh em cựu quân cán
chính VNCH bị tù tội cùng gia đình đến Hoa Kỳ và tiếp tục kéo dài hàng chục
năm. Những người đã hứng chịu bao khổ nhục, đày đọa, mất mát, cay đắng này là
NHỮNG NGƯỜI ĐÃ THI ƠN chứ không phải THỌ ƠN bất cứ ai.
Tổng thống
Reagan đã thay mặt Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ lệnh cho Bộ Ngoại Giao thương thảo với
VC đễ nhận họ vào Mỹ như một hành động giải quyết dứt điểm món nợ quốc
gia với những người đã từng cộng tác với Hoa Kỳ tại Việt Nam qua đó
khôi phục lại uy tín và thể diện của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ trước toàn thế giới.
Chương trình
tái định cư cựu quân cán chính VNCH bị giam giữ sau 30-4-1975 là chính
sách của chính phủ Hoa Kỳ đạt được sự đồng thuận của cả hai quốc gia liên quan
sau nhiều cuộc thương thuyết dưới sự bảo trợ của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc
(UNHCR chứ không phải Hoa Kỳ tự ý muốn nhận thành phần nào cũng được.
Vì thế chúng tôi
yêu cầu ông Nguyễn Văn Tần một cựu sĩ quan hải quân đã đào ngũ, đào nhiệm khi
quốc biến và những người đồng dạng với ông Nguyễn văn Tần hãy dành thời gian để
tự vấn nhiều hơn là gây ra lắm điều rắc rối hay trơ tráo phịa ra công lao đấu
tranh không tưởng lỏe người không biết. Câu chuyện nhận vơ của Khúc
Minh Thơ chỉ là câu chuyện cổ tích để dỗ trẻ em khóc nhè ban đêm thôi cậu Tần,
chẳng có chương trình tái định cư nào của Hoa Kỳ do đám tỵ nạn Việt Nam đấu
tranh mà thành cả. Tất cả chỉ là chuyện “nghe hơi nồi trõ” rồi khua môi, múa mỏ,
láo lếu. Cái thói nhận vơ, nói dóc từ nay không nên tái phạm.
Tiện đây chúng
tôi cũng nhắc lại không hề có chương trình HO mà chỉ có chương trình The
Orderly Departure Program cho toàn Việt Nam trong đó ký hiệu H dùng để chỉ
thành phần cựu quân cán chính VNCH. Sở dĩ có sự nhầm lẫn này do một số người
quá giỏi chữ nghĩa thay vì H-01 lại gọi thành HO-1.
Đặt chân lên đất
Mỹ trong tình trạng “trâu chậm uống nước đục” tất cả mọi người đều phải lập
tức lao vào lo sinh kế gia đình để an cư và điều đầu tiên họ gặp phải là nạn
“ma cũ bắt nạt ma mới”, lũ hèn nhát đi trước sau 15 năm đã ổn định đời sống
quay ra chèn ép, bóc lột kẻ đến sau và có thái độ xem thường các anh hùng đã tận
hiến cho đất nước rất phổ biến. Hiện tượng người tỵ nạn đến Hoa Kỳ định cư sợ
những cán sự xã hội gốc Việt Nam hầu như không người nào không biết.
Trở lại vấn đề
Nguyễn văn Tần đưa ông tướng Bùi Thế Lân ra để nhát ma, hù dọa ông Trần Quang
Duật khiến chúng tôi thực sự khó chịu. Không hiểu ông Trần Quang Duật nghĩ sao
nhưng đối với chúng tôi mọi chuyện đều phân minh. Ngoại trừ những ông tướng
đã chia sẻ mùi tân khổ với mọi người như tướng Lê Minh Đảo, Đỗ Kế Giai,
Phạm Duy Tất v..v.còn lại những ông chuồn từ sớm Kim Âu này đều gọi là “bọn tẩu
tướng”.
Con người có phẩm giá phải biết tôn trọng để tự trọng. Người ta có thể
tôn trọng lẫn nhau bền vững qua mối quan hệ tình cảm cá nhân nhưng đòi hỏi sự
tôn trọng quân kỷ, quân giai, quân phiệt khi những kẻ cầm quyền ở thượng từng
kiến trúc đã là nguyên nhân chính cho sự sụp đổ thì quả là ngu xuẩn hết chỗ
nói.
Có kẻ hay dùng
câu “dậu đổ bìm leo” để chỉ trích những người nói lên sự thật nhưng sự thật
trong chính thể VNCH chẳng có ai là “phên dậu” mà chỉ có bọn
đầu cơ thời cuộc, chó nhảy bàn độc, bọn lưu manh chính trị và thảo khấu quân
phiệt kết thành bầy đàn chuyên lạm dụng guồng máy chính quyền và quân đội để
tham nhũng, sách nhiễu, hút máu mỡ quân dân vun đắp tài sản của chúng và gia
đình, giòng họ nên miền Nam mới sụp đổ chóng vánh đến thế.
Bản thân chúng
tôi chưa từng cầm lá phiếu để bầu cho Nguyễn văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ vì ra đi
sớm trước khi có bầu cử tổng thống VNCH nhưng trong thời gian tù tội ở miền Bắc,
chúng tôi vẫn giữ gìn thể diện quốc gia khi đối đầu với bọn làm cung và cai tù
tỏ ý miệt thị Thiệu Kỳ, chúng tôi lập tức trả đũa gọi thẳng lãnh tụ của chúng
là Cáo Gìa, đảng cướp. bất kể sau đó là bị cùm kẹp, biệt giam. Nhưng từ khi ra
đến hải ngoại có đầy đủ các chứng liệu lịch sử trong tay, chúng tôi không ngần
ngại khi gọi những tên Thiệu Kỳ Khiêm là bọn tội đồ dân tộc đã làm sụp đổ miền
Nam. Nhờ có những tài liệu chứng cớ đấy chúng tôi mới giải tỏa được thắc mắc tại
sao phía quốc gia thua trận. Một thể chế
quân phiệt tự xưng ‘quân đội là cha của dân”, qua chín năm cầm quyền điều bọn
chúng làm được là chà đạp hiến pháp, tạo ra hệ thống tham nhũng- thối nát, mua
quan bán chức, hệ thống buôn lậu từ tạp chí Playboy đến thuốc phiện, bạch phiến,
bán cả tây dược, lương thực, vũ khí cho VC thì tại sao chung ta phải mù quáng
tôn trọng họ..
Viết như vậy để
minh định với mọi người rằng “sự tôn trọng chỉ có ý nghĩa đối với những sự
việc và con người xứng đáng được tôn trọng và sẽ mất ý nghĩa thậm chí phản tác
dụng khi dành cho những kẻ không xứng đáng được tôn trọng”.
Ngày
nay sau hơn 40 chục năm, đối với những người đang sống trên nước Mỹ tất cả những
cấp bậc chức vụ thời Việt Nam Cộng Hòa chỉ là hoài niệm, không còn mảy may giá
trị trong xã hội đương đại tuy vậy vẫn có những kẻ hoang tưởng “ăn mày dĩ vãng”
cố bám lấy cái quá khứ chẳng mấy tốt đẹp để nuôi dưỡng giấc mơ trở thành “lãnh
tụ cộng đồng”.
Thật
khốn khổ cho những người như Nguyễn văn Tần, Đỗ văn Phúc, Nguyễn Ngọc Tiên,
Đoàn Trọng Hiếu, Nguyễn văn Tánh, Võ Đình Hữu, Đỗ Văn Hội, Nguyễn Tài Quyền,
Lưu Văn Tươi trong hai cái tổ chức non profit tự phong có tên là Cộng Đồng Người
Việt Quốc Gia Hoa Kỳ và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ,
những người này mê muội đến nỗi họ không thấy rằng hai cái tổ chức này chưa
đáng là một mụn ghẻ ruồi trên cơ thể của Đại Khối Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại.
Ở đây tưởng cũng
cần cho độc giả biết, chính tôi Kim Âu Hà Văn Sơn là một trong những người chủ
chốt tạo ra hai cái “tổ chức tự phong” này nên những gì tôi viết ra hoàn toàn đứng
đắn và là sự thực không thể chối cãi.
Đối với chúng
tôi “tất cả những hội đoàn vô vụ lợi tự phong đang hoạt động ở Hoa Kỳ
dù mang những cái tên Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ, Cộng Đồng Người Việt
Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ hay Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Tập Thể Cựu Chiến Sĩ, BPSOS
v..v..đều không có một giá trị gì với những người không phải là thành viên của
tổ chức đó” .
Điều này có
nghĩa những cái gọi là tuyên cáo, tuyên mèo mà những tổ chức này tung lên
liên mạng thực chất chỉ là những văn bản vô giá trị đối với công luận mà tùy
theo nội dung còn có thể nói đó là hành động của những kẻ hoang tưởng
khùng điên.
Từ thơ ấu bắt đầu
có ý thức, cầm sách vở bút mực đến trường cho đến nay trở thành một lão niên,
tôi chưa thấy một giống người nào trên thế giới lấy làm hả hê khi nói về những
hiện tượng xấu xa, lạc hậu, quê mùa, ngớ ngẩn của dân tộc họ; mở miệng ra là
chê bai, nguyền rủa chính dân tộc mình. Những con người này ngu đần đến độ bệnh
hoạn không nhận ra chính bản thân họ phải có trách nhiệm thể hiện tình yêu
thương đất nước và dân tộc cội nguồn của mình để bằng mọi cách nâng cao dân
trí, thay đổi con người và xã hội Việt Nam. Những người này không bao giờ nhận
thấy việc để cho bạo quyền gây ra những tội ác tày trời, ngu hóa dân tộc chính
là tội lỗi của họ vì chỉ biết chạy lấy thân không có khả năng hoàn thành nhiệm
vụ bảo quốc, an dân, không giữ được những tín niệm tổ quốc,
danh dự và trách nhiệm, và lời thề son sắt trong bài quốc ca mà họ thường
hát trong vô thức mỗi khi thượng kỳ mà không bao giờ tự vấn lương tâm về ý
nghĩa của ca từ.
Lý do chúng tôi
phải nặng lời với đám người này vì họ không đủ sáng suốt nhận ra thân phận tàn
dư, cặn bã và vị trí của họ chỉ là những kẻ
đang đứng ngoài giòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam nên không
biết học hỏi những bài học đau thương của quá khứ để tu thân, tề gia tìm đường
góp phần nhỏ bé vào công cuộc quang phục đất nước, giải thể bạo quyền mà chỉ muốn
đào sâu huyệt mộ chôn vùi cả tương lai dân tộc trong đói nghèo, lạc hậu.
Quốc ca kêu gọi
công dân: Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống. Vì tương
lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên, Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Nhưng mấy ai dám
hy sinh, xông pha trái lại chỉ nhanh chân tháo chạy và làm mất nước.
Quốc ca kêu gọi
mọi người: Dù cho phơi thây trên gươm giáo, Thù nước, lấy máu
đào đem báo. Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy, Người Công Dân luôn vững bền
tâm trí. Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi. Vang tiếng người nước Nam
cho đến muôn đời!
Nhưng khi đất nước
đang đối diện với nguy biến thì hạm đội hải quân lên kế hoạch tháo chạy trước
quân địch kéo theo hơn 40,000 nghìn quân nhân đào ngũ, đào nhiệm, mặc kệ ai đổ
máu, ai phơi thây.
Quốc ca kêu gọi: Công
Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ! Công Dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn
phá, vẻ vang nòi giống. Xứng danh nghìn năm giòng giống Lạc Hồng!
Chắc lắm kẻ nghĩ
rằng khi họ chào cờ hát quốc ca trên sân khấu là đã hiến thân, sống trên nước Mỹ
văn minh đầy đủ no cơm rửng mỡ là làm vẻ vang nòi giống, xứng danh Lạc hồng rồi.
Những
kẻ không đủ trí lực, tâm tình, khả năng để hiểu những thay đổi sắp tới thì tốt
nhất nên im lặng để những người yêu nước chân chính đang tiềm phục trong lòng
quốc dân làm việc. Hạng người ngu dốt, vô dụng, bất trí, phản bội, trâng tráo đến
độ mở miệng ra là nguyền rủa trù ẻo “dân tộc Việt Nam đang trên đường diệt
vong”, suốt đời tự sướng với những bản tin vịt, bịa đặt thì đến chết vẫn còn
ngu dốt và hậu duệ của chúng cũng vĩnh viễn là thứ trâu bò, nô lệ.
Hãy
nhìn lên đồng hồ dân số để thấy dân số Việt Nam đã tăng lên đến 94 triệu và trước
2020 sẽ xấp xỉ 100 triệu. Hãy nhìn các con số thống kê của Tổ Chức Tiền Tệ Quốc
Tế, Ngân Hàng Thế Giới để hiểu rằng đất nước và dân tộc Việt Nam đã bắt đầu bước
vào thời kỳ phát triển từ cuối thập niên đầu của thế kỷ thứ 21 và thời kỳ từ
năm 2020 cho đến 2050 sẽ đưa đất nước và dân tộc vào hàng những quốc gia cường
thịnh.
Thể chế mafia cộng
sản độc tài đảng trị sau khi tranh cướp thành quả xương máu của dân tộc trong
cuộc đấu tranh trường kỳ hơn trăm năm, giành lại quyền độc lập tự chủ hơn nửa
thế kỷ, nay đã lỗi thời trên bình diện thế giới và quốc gia không thể mãi
mãi làm loài ma cà rồng để hút máu dân tộc.
Mấy nghìn năm lịch
sử đã đúc kết thành những chân lý rất đơn giản để giữ nước và dựng nước: Dĩ dân
vi bản. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Dân nghèo nước mạt, Dân giàu
nước mạnh, Dân vạn đại, quan nhất thời. Ý dân là ý trời. Quốc dân là nguồn gốc,
là mẹ đẻ của tất cả các lực lượng, thể chế cầm quyền của dân tộc. Quốc dân là nền
tảng, là sức mạnh, là trí tuệ của đất nước. Quốc dân còn tổ quốc vẫn còn.
Giai cấp thống
trị tham nhũng, thối nát, bạo ngược hiện nay đã trở thành mục tiêu phản kháng của
trào lưu tiến bộ của quốc dân vì thế dù một thành phần đa số trong đảng cộng
sản Việt Nam hiện nay vẫn còn tư tưởng ngoan cố trụ lại nhưng luật đào thải sẽ
đưa họ vào hoàng hôn của chủ nghĩa.
Lịch sử đã chứng
minh, sức mạnh quật khởi của quốc dân sẽ đập tan tất cả các thế lực nội thù,
ngoại xâm.
Kim Âu
Sept 25/2017
----- Forwarded
Message -----
From: 'Patrick Willay' >
Sent: Wednesday, March 21, 2018, 11:32:38 PM EDT
Subject: [ChinhNghiaViet] Fw: Khi tôi về
Câu nói bất hủ của mẹ dạy cho con là không bao
giờ phản bội quê hương “Ăn cơm nào phò chúa nấy”.
From:
Khi tôi về
Lê Phi
Điểu
Một ngày cuối đông năm
1981, tôi đươc gọi tên ở lại trong trại không phải ra ngoài đi lao động. Xin
thưa các bạn! đây là trại giam Tù Cải Tạo Vĩnh Quang B. thuộc tỉnh Vĩnh Phú miền
Bắc Việt Nam. Trại do công an cộng sản quản lý. Theo thông lệ của trại này, khi
cán bộ từ ban giám thị trại giam xuống sân tập họp của đám tù Cải Tạo là có
chuyện …Thường thường là những chuyện đem lại rắc rối cho anh em tù cải tạo,
nhưng cũng có đôi khi thông báo những tin vui cho vài người tù có người nhà
thăm nuôi đang chờ ngoài khu thăm viếng.
Tôi đã có một lần bị gọi
tên và bắt ở lại trại để lên Ban Giám Thị trại giam làm việc. Làm việc ở đây tức
là có vấn đề đối với ban an ninh trại giam. Lần đó tôi bị nghi ngờ là người “iả”
và gói “cứt” vứt lên chỗ gối đầu của anh Thuận, Thuận là Đội Trưởng đôi 9 của
tôi. (Xin lỗi qúi độc gỉa vì phải dùng hai từ này.) Tôi cực lực phản đối
là tôi không dại gì đi làm chuyện đó vì đêm hôm qua họp đôi bình bầu để đánh
gía từng người và tôi là người bị cho là chay lười lao đông, hay khai bịnh để
lánh nặng tìm nhẹ. Cuối cùng tôi bị hạ khẩu phần ăn từ 18 kg (khoai, sắn, gạo) xuống
còn 13 kg một tháng. Cuối buổi họp bình bầu tôi lên tiếng phản đối quyết liệt với
Đôi Trưởng Thuận (cũng là người tù Cải Tạo được trại chỉ định làm Đội Trưởng
, Đôi 9 có khoảng 70 tù nhân) Tôi nói rằng tôi bị bịnh Hen Suyển nên khó thở, sức
khỏe yếu kém do đó không thể làm việc nặng như vác đá kè ao nuôi cá , đi khiêng
gỗ, cưa xẽ gỗ ,đi gánh hàng từ trại Vĩnh Quang B ra trại Vĩnh Quang A và ngược
lại …Nhưng tôi vẫn đi theo đội thường xuyên để nấu nước cho anh em “giải lao” cố
giữ chỉ tiêu số người tham gia lao động cao của Đội để không bị đánh gía thấp
so với các Đội khác. Những ngày nắng ấm, sức khỏe tốt tôi vẫn lao động
năng như bao nhiêu anh em khác. Tại sao lại hạ khẩu phần của tôi xuống tối đa
như vậy. Tôi kết luận“Các anh dã man lắm, đối với người bị bịnh hen suyễn như
tôi mà các anh cũng không nương tay, các anh vô nhân đạo lắm!!!...”
Tôi nghĩ là tôi không “iả”
và gói “cứt” ném lên đầu giường đội trưởng nên tôi mạnh dạn bảo vệ mình bằng
cách lý luận rằng “Tôi không ngu dại gì mà đêm qua tôi vừa mới cự cãi to tiếng
với anh Thuận mà sáng nay tôi lại ném “cứt “lên đầu giường anh Thuận vì hành vi
đó chẳng khác gì tôi đi làm cái chuyện mà người ta cho rằng “Lạy ông tôi ở bụi
này”. Sau một hồi hăm dọa và vuốt ve dụ dỗ hãy tự giác khai ra. “Anh hay người
nào khác đã trả thù Đội Trưởng Thuận. Nói đi tôi sẽ cho anh về láng nghỉ đi lao
đông ngày hôm nay. Thấy tôi trả lời dứt khoát tôi không ném “cứt” lên đầu
giường anh Thuận và cũng không biết ai đã làm chuyện đó. Cuối cùng cán bộ giám
thị thả tôi ra và bắt về dọn vệ sinh phòng giam.
Sáng nay ban giám thị
kêu tên tôi và khoảng hơn mười người nữa ở lại trại. Sau khi tất cả trại viên
ra khỏi cổng đi lao động thì Cán Bộ trại ra lịnh cho chúng tôi nhanh chóng về
đem tất cả đồ đạc cá nhân lên sân tập họp, sau đó bỏ ra đất cho cán bộ trại
khám xét. Trong lòng mọi người đều nghĩ rằng có ai đó trong số chúng tôi dấu diếm
tài liệu phản động hay đồ kim khí như dao, búa…Nên bị kiểm tra bất thình lình.
Sau khi vệ binh và quản giáo kiểm soát xong, không có ai vi phạm nội qui như đã
nói trên thì cán bộ giám thị trại mang hồ sơ đến và tuyên bố là chúng tôi được trả
tự do. Môt nỗi vui mừng tràn ngập trong lòng mọi người. Thế là gần sáu năm làm
người tù khổ sai không bản án, ngày mai chúng tôi sẽ được về sum họp với gia
đình.
Từ nhà tù nhỏ tôi được
thả vào nhà tù mới rộng hơn lớn hơn trong phạm vi thành phố Hôi An quê tôi
(Tôi bị quản chế hai năm tại địa phương) Cho dù biết ngày mai đói khổ lầm than
đang đón chờ chúng tôi phiá trước, tôi biết khi chúng tôi trở lại đời sống
ngoài xã hôi với hai bàn tay trắng và một số tiền ít ỏi mà trại giam cấp để làm
lộ phí khi trở về trong lúc thân thể lại mang theo những bệnh tật hiểm
nghèo vướng phải khi lao động cật lực nơi núi rừng Bắc Việt Nam. Cuộc sống mới
ngoài trại giam chắc cũng sẽ có nhiều gian khổ và thiếu thốn khôn cùng. Tuy nhiên
chúng tôi ai nấy cùng đều hớn hở vui tươi. Ngay sau duyệt lại danh sách, cán bộ
trại gọi tên từng người lên văn phòng và hỏi địa chỉ vợ con hoặc cha mẹ để ghi
vào Giấy Ra Trại và cấp lộ phí cho chúng tôi kèm theo lời khuyên là về địa
phương phải cố gắng lao động tốt, tham gia tích cực mọi công tác địa phương
giao phó, đừng để phải vào trại giam một lần nữa…Giấy Ra Trại của tôi có ghi nhận
xét “Sức khỏe yếu kém, bệnh tật …”
Tôi chọn điạ chỉ là nhà
cha mẹ vợ tôi ở Ngã Tư Bảy Hiền Sài Gòn (qua tìm hiểu tôi biết vợ con tôi đang ở
với gia đình ông bà ngoại của các cháu). Trong ngày hôm đó xe của Bộ Công An
đưa chúng tôi đến ga xe lửa Hàng Cỏ , chúng tôi ở lại nhà ga đến xế trưa. Sau gần
6 năm trong trại giam đây là giây phút chúng tôi hít thở không khí trong lành
và tự do ( dù là tạm bợ) nên có vài anh tù cao niên đã cao hứng mua rượu uống và
có vẻ ngà ngà say khi lên tàu hỏa.Trong lúc chờ Tàu đi về Nam tôi đi loanh
hoanh trong ga và nhìn xem cảnh sinh hoạt của người dân và việc mua bán , quán xá
ở nhà ga lớn này ra sao. Ở thời điểm này tôi thấy cách ăn mặc của người dân vẫn
còn mộc mạc đơn sơ, quần áo may bằng vải thô, vải ta trắng … Có người khoác
thêm lên chiếc áo mưa cũ kỷ hay ngững tấm nilon để che mưa khi ra ngoài trời.
Quán xá thì chỉ có cửa hàng ăn uống giản dị gồm cơm hay phở do Hợp Tác Xã địa
phương tổ chức để bán cho khách đợi tàu ở sân ga. Đói bụng nên tôi vào ngồi
trong cửa hàng ăn uống, gọi một tô phở, tôi chẳng nhớ là bao nhiêu tiền. Chờ mất
khoảng 15 phút thì người phục vụ mang ra một tô phở đầy nước nhưng chỉ có vài
ba lát thịt bò nhỏ xíu và mấy cọng hành tươi xanh xanh trên mặt. Tôi bưng lên
và hít hà vì đây là lần đầu tiên tôi được ăn phở nóng và có người bưng tới bàn
cho tôi. Bên cạnh tôi cũng có vài người khách ngồi ăn, họ múc một muỗng bột ngọt
đổ vào tô phở khoắng đều lên rôì mới ăn. Tôi vô cùng ngạc nhiên nhưng không dám
hỏi vì khi xưa đi hành quân tôi để ý là bộ đội miền Bắc hay dùng bột ngọt nấu
canh rau rừng và sau sáu năm cưỡng chiếm miền Nam họ vẫn còn phải dùng bôt ngọt
vì thiếu xương bò xương heo …làm cho nước phở ngọt ngon hơn hay sao???Cuối cùng
thì tàu hỏa cũng đã vào sân ga và những người tù vừa được trả tự do như chúng
tôi cũng đã vôi vã lên tàu chọn lựa chỗ ngồi xen lẫn với những hành khách bắt
tàu xuôi Nam. Còi tàu rúc lên mấy hồi và bắt đầu thở hồng hộc kéo theo khối lượng
lớn hàng hóa của những người buôn bán và hành khách, tàu ì ạch chạy về phương
Nam.
Đây là lần thứ hai tôi
nhìn lại phân nửa phiá Bắc của đất nước Việt Nam thân yêu. Lần đầu là khi chúng
tôi bị đưa tới Tân Cảng ở Sài Gòn và bị dồn xuống hầm một chiếc tàu thủy lớn,
tôi không biết tên, sau khoảng hai ngày đêm tàu chạy ven biển, chiếc tàu đã cập
cảng Hải Phòng và tất cả chúng tôi được lịnh rời khỏi tàu, lên bờ tập họp lại
ngồi chờ lịnh.
Xin trình bày thêm là
hai ngày đêm lênh đênh trên biển và cả ngàn người bị nhốt dưới hầm tàu chật chội,
âm u vì thiếu ánh sang, có người bị tiêu chảy, bị ho hoặc bị các chứng bịnh
khác hành hạ. Những người tù tự động giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh vô cùng hãi
hùng bi đát như địa ngục trần gian. Tới giờ ăn bọn lính canh đứng trên boong
tàu dùng dây thòng thức ăn gồm khoai sắn hay bo bo xuống cho đám tù lúc nhúc ở
dưới chia nhau. Chúng tôi không có nước uống nên lên tiếng yêu cầu cho nước uống.
Mấy tên cán bộ đứng trên boong tàu cầm ống nước xịt xuống dưới hầm tàu cho chúng
tôi hứng lấy mà dùng. Nước chảy tung toé ướt đẩm sàn hẩm tàu. Nhiều người bị
tiêu chảy không có chỗ để giải quyết, họ xổ đại ra quần, mùi hôi thúi xông lên
nồng nặc còn hơn mùi tử khí ở các nhà xác ngày xưa. Hai ngày đêm nằm chen
chúc như giòi bọ trong địa ngục hầm tàu nên khi đưọc lên cảng Hải Phòng chúng
tôi mừng thầm là đã có thể hít thở khí trời một cách thỏa mái và bơm đầy sinh
khí vào hai lá phổi. Ở đây cán bộ đi theo có vẻ kiêu hãnh, đã cho chúng tôi biết
là chúng tôi đã vào cảng Hải Phòng. Tôi tự nhủ:( Hải Phòng miền đất văn minh của
Xã Hôi Chủ Nghiã mấy chục năm nay sao mà nghèo nàn lạc hậu đến thế này!)
Tập họp điểm danh xong
chúng tôi bị lùa vào mấy cái nhà kho ở cảng và sau đó họ cho chúng tôi đi tắm rửa.
Nói là đi tắm rửa chứ thực ra là chúng tôi lội xuống một cái ao hơi rộng, nước
đục ngầu và phân trâu bò nổi lềnh bềnh, chúng tôi chỉ vục nước khoác lên người
cho mát chút đỉnh rồi thôi. Chúng tôi không thể tắm chung với mấy con trâu bò
đang ngâm mình dưới cái ao khá lớn dơ bẩn này. Hôm sau chúng tôi lại bị nhốt
vào các toa xe lửa bịt bùng mà thường ngày dùng để chở than và súc vật. Chúng
tôi bị chở ra vùng Việt Hồng thuộc tỉnh Yên BáI. Sắp đến nơi khi tàu lửa dừng lại
(tôi không nhớ là ga nào) Chúng tôi xuống xe và đi bộ lên Việt Hồng Yên Bái.
Trên đường đi môt số người đã ném đá vào chúng tôi tỏ vẻ căm thù đối với những
Sĩ Quan Tù Nhân của Việt Nam Cọng Hoà. Trong mớ âm thanh reo hò hổn loạn, tôi
nghe thấy được môt giọng của ai đó đã vang lên trong lúc chúng tôi lầm lủi bước
đi “Họ là những anh hùng sa cơ đấy” Tiếng nói ấy dù không quá to lớn hay cường
điệu nhưng cũng đã làm cho những kẻ sa cơ như chúng cảm thấy vẫn còn có ngưòi
kính trọng chúng tôi, mặc dù chúng tôi là những quân nhân phải buông súng đầu
hàng theo lịnh. Trong lúc di chuyển trên xe lửa hay lết bộ theo dòng người phờ
phạc đói rách để đến nơi buộc chúng tôi phải đến, tôi luôn luôn có thói quen cuả
môt quân nhân tác chiến là quan sát và ghi nhận những hình ảnh hai bên đường những
nơi chúng tôi đi qua. Thật là buồn cười khi nhìn thấy một bầy trâu năm,sáu con
cùng một đám người đang cày xới một đám ruộng mà đúng ra chỉ cần một con trâu với
một anh thợ cày làm một buổi là xong ngay. (Chắc nhóm thợ cày này nằm chung
trong hợp tác xã nông nghiệp địa phương) Nhà cửa hai bên đường là nhà tranh
vách đất, đằng trước hoăc đằng sau nhà đều có trồng vài giồng khoai lang , vài
bụi sắn hoặc một đám rau muống nhỏ xen kẻ nhau mà mục đích là để phụ thêm cho vấn
đề lương thực của chủ nhà. Chúng tôi cũng đi qua những trường học và nhà giữ trẻ
hoặc chợ búa, tôi không thể tưởng tượng nổi đó là một lớp học hoặc là một nhà
giữ trẻ. Những cái chòi tranh không có phên vách hay tường gạch bao bọc mà nó
chõng chơ còn thua cái chuồng trâu của người miền Nam.Thế mà vì sao chúng tôi lại
thất bại thảm hại thế này!!!
Sau hơn mười hai tiếng đồng
hồ, xe lửa chở chúng tôi xuôi Nam tới địa phận Huế và sau đó băng qua đèo Hải
Vân để về Đà Nẵng. Mãi mê man ngắm nhìn khung cảnh hai bên đường và ngọn đèo Hải
Vân hùng vĩ tôi quên mất là mình nên về Sài Gòn thăm vợ con trước hay xuống tại
ga Đà Nẵng để về Hội An thăm mẹ già đang ngày đêm khấn nguyện cho con trai sớm
thoát khỏi vòng lao lý và trở về sum họp với mẹ già nơi chốn quê xưa. Tình mẫu
tử thiêng liêng, tôi không muốn để mẹ tôi phải chờ đợi thêm giây phút nào nữa.
Tôi bất chấp nơi cho phép tôi trở về trên giấy tờ là Sài Gòn chứ không phải Hôi
An, tôi quyết định xuống ở ga Đà Nẵng và ra bến xe để về nhà thăm mẹ tôi ngay.
Giây phút gặp lại mẹ
tôi, tôi sẽ không bao giờ quên. Bà đang ngồi ủ rủ, có lẽ vì đang nhớ đến tôi.
Tôi bước vào nhà với bộ đồ màu xanh của trại tù phát và giả đò tằng hắng môt
cái nhẹ để mẹ tôi biết có người vào nhà. Mẹ tôi ngẫng đầu lên, thấy tôi bà ú ớ
và muốn qụy xuống ghế vì quá mừng rỡ. Tôi bước vội tới để đỡ bà ngồi ngay ngắn
và ôm chầm lấy bà để trấn an, sau đó mấy giây bà mới bình tỉnh trở lại. Mẹ tôi ở
một mình trong căn nhà thờ cổ xưa , các em tôi bận sinh kế nên thỉnh thoảng mới
ghé thăm bà. Sự trở về của tôi như là một liều thuốc bổ cấp thời giúp cho mẹ
tôi trở nên hoạt bát và vui vẻ hơn.
Những người hàng xóm
nghe tin tôi vừa từ trại giam về đã cùng nhau kéo đến nhà thăm tôi, bà con và bạn
bè ngày xưa cũng lần lượt đến thăm hỏi. Mọi người vui vẻ chúc mừng mẹ con tôi
đoàn tụ sau nhiều năm xa cách nhớ thương.
Ở nhà với mẹ được mấy
hôm, bà mua trứng vịt lộn, đu đủ chín, để tôi ăn nhằm xổ độc khi tôi ở núi rừng
lao động khổ nhọc có thể mang mầm bệnh trở về. Nghệ và mật ong bà viên thành
hoàn, bà bắt tôi uống hằng ngày để bồi dưỡng và đề phòng chống nước. Ôi! tình mẹ
đối với tôi bao la như trời biển. Ở lại với mẹ chưa được một tuần thì tôi nói với
mẹ tôi là tôi phải vào Sài gòn vì trên giấy tờ cho phép tôi về sum họp với vợ
con ở ngã tư Bảy Hiền chứ không phải là Hội An. Tôi nói với mẹ tôi là tôi nhớ mẹ
quá không biết sức khoẻ mẹ ra sao nên tôi đánh liều xuống ga Đà Nẵng để về thăm
mẹ trước vì tôi sợ vào Sài Gòn rồi sẽ bị quản chế tại nhà, khó mà trở về thăm mẹ.
Hơn nữa trong khi trở về chỉ hai bàn tay trắng làm sao đủ tiền mua vé từ SG về
quê thăm mẹ. Mẹ tôi gật đầu tỏ ý thông cảm hoàn cảnh cuả tôi, nhưng khuôn mặt
bà trở nên buồn bã kém vui. Bà nói với tôi là tuần trước bà nằm thấy chiêm bao
rằng “tôi được ra trại và về thăm bà, và sau ít hôm thì tôi nói với bà là tôi
còn đi nữa chớ không phải ở lại nhà được lâu. Giấc mơ gì mà đúng ghê hỉ! “.
Qua ngày hôm sau tôi lên
đường vào Sài Gòn để sum họp với vợ con. Khi đi mẹ tôi cũng mượn cho tôi
đưọc chút tiền để ăn uống dọc đường và bà cũng không quên bỏ vào túi một chai dầu
Nhị Thiên Đường và dặn do tôi mang theo số mật ong mà bà đã viên sẵn, nhắc tôi
nhớ uống hằng ngày “tốt lắm đó “. Với bộ đồ xanh của trại tù tôi đi từ Đà Nẵng
vào tới Sài Gòn mà không phải trả tìền xe vì chủ xe và lơ xe thấy tôi là người
vừa mới ra tù, chẳng có tiền bạc gì nhiều nên họ đã không nhận tiền chuyên chở tôi
về đến Sài Gòn.
Khi về đến Sài Gòn gặp lại
một số anh em cũng vừa mới trở về họ đều nói là người dân vẫn còn thương mến bọn
mình nên họ sẵn lòng giúp đỡ không thu phí xe cộ mà đôi khi còn mua bánh mì,
bánh ú cho mình ăn ngay trên xe.. Ôi! tấm lòng nhân ái, nhân hậu của người dân
miền Nam thật đáng trân trọng , đáng quý biết bao! Mời quí độc giả đọc bài thơ
thay phần kết sau đây.
Khi Tôi Về.
Khi tôi
về khu vườn xưa xơ xác
Giàn hoa
xanh Thiên Lý chết lâu rồi
Cội mai
già hiu hắt đứng chơi vơi
Tường vách
đổ, ngói rơi đầy sân vắng
Khi tôi
về, khu vườn xưa yên lặng
Như đời
ai qua mấy chặng thăng trầm
Khi tôi
về gió Bắc thổi căm căm
Mẹ ngồi
đó, miệng lâm râm khấn nguyện
Bước vào
nhà sau một phút lặng yên
Mẹ bật
khóc khi lời nguyền đã tới
Con về
đây thưa với mẹ một lời
Mẹ tha
thứ vì tai trời ách nước
Chuyện đổi
thay giữa đời ai biết được
Mộng ngày
xưa! sau trước đã không thành
Và bây
giờ còn một chút thanh danh
Con xin
giữ với lòng thành muôn thuở
Bài viết này con kính
dâng hương hồn mẹ. Mẹ đã un đúc cho con ý chí kiêu hùng của một con dân nước Việt.
Câu nói
bất hủ của mẹ dạy cho con là không bao giờ phản bội quê hương “Ăn cơm nào phò
chúa nấy”.
Seattle.
Lê Phi Điểu
Lê Phi Điểu
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks