Đại Học chăn Trâu




Sunday, 26 August 2018

Bất đồng Mỹ-Bắc Triều Tiên vẫn đe dọa ổn định trên bán đảo Triều Tiên.



---------- Forwarded message ---------
From: 'Nang Van Le' via thovan-amnhac-haingoai <>
Date: Fri, Aug 24, 2018 at 1:16 PM
Subject: Bất đồng Mỹ-Bắc Triều Tiên vẫn đe dọa ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
To: <>


Bất đồng Mỹ-Bắc Triều Tiên vẫn đe dọa ổn định trên bán đảo Triều Tiên.

·         In bài này
·         Gửi Email bài này
Thứ Ba, 21 tháng Tám năm 2018 22:27
Tác Giả: Mai Vân
Btt -doan tu

Gia đình ly tán : đoàn Bắc Triều Tiên đến gặp thân nhân phía Nam. Ảnh ngày 21/08/2018. Đây là những cuộc gặp mặt đầu tiên sau 3 năm bị đình chỉ.
Reuters
Từ đầu năm đến nay, tình hình bán đảo Triều Tiên đã lắng dịu sau một thời gian dài căng thẳng.
Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã tăng cường các cử chỉ hòa giải, trong lúc đối thoại đã được tái lập giữa Bình Nhưỡng và Washington.

Tuy nhiên, trong một bài phân tích ngày 18/08/2018 vừa qua, tuần báo Anh The Economist đã lên tiếng cảnh báo :
 « Đừng để bị tình hình yên ổn hiện thời trên bán đảo Triều Tiên đánh lừa ».
Theo tờ báo này, bất chấp những thành công ngoại giao bề mặt trong thời gian gần đây, những hiểm nguy vẫn đầy rẫy trên bán đảo Triều Tiên.

Không khí hòa giải

The Economist lược lại : Điểm cần phải ghi nhận trước tiên là không khí hòa dịu giữa hai miền Nam và Bắc Triều Tiên, xuất hiện từ đầu năm, đã tiếp tục được chính quyền hai bên cụ thể hóa trong những ngày cuối tháng Tám này, với liên tiếp hai sự kiện đầy ý nghĩa biểu tượng.

Hôm 20/08/2018, lần đầu tiên từ 3 năm nay, một số gia đình bị ly tán sau Hiệp Định Đình Chiến chia cắt 2 miền Triều Tiên lại có cơ hội trùng phùng với nhau, dù chỉ trong vài tiếng đồng hồ.

Trước đó hai hôm, ngày 18/08, lần thứ hai trong không đầy một năm, vận động viên thể thao Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên lại cùng nhau diễu hành dưới cùng một lá cờ thống nhất tại Á Vận Hội Jakarta 2018.

Đây không phải là một điều mới lạ, vì hai đoàn Nam-Bắc Triều Tiên cũng đã từng đi dưới một lá cờ chung tại Thế vận hội mùa đông hồi tháng 2 tại PyeongChang (Hàn Quốc).

Thế nhưng cuộc diễu hành chung tại ASIAD 2018 có ý nghĩa mạnh mẽ hơn vì diễn ra bên ngoài bán đảo Triều Tiên, như thể là cả Seoul lẫn Bình Nhưỡng đều muốn khẳng định trước thế giới ý chí hòa giải của mình.

Theo đa số các nhà quan sát, chính thái độ hòa hoãn trở lại của Bắc Triều Tiên, tạm ngưng tất cả các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa và sẵn sàng đối thoại với Hàn Quốc và Hoa Kỳ là yếu tố quan trọng giúp giảm bớt tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên từ đầu năm đến nay.

Thái độ mới của Bình Nhưỡng đã dẫn đến một loạt những cuộc gặp gỡ trong thời gian qua, kể cả ở cấp cao nhất, giữa Bắc Triều Tiên với hai đối thủ truyền thống là Mỹ và Hàn Quốc, cũng như là với đồng minh cố hữu của Bình Nhưỡng là Trung Quốc.

Trong những ngày tới đây, mặt trận ngoại giao với Bắc Triều Tiên là trung tâm sẽ sôi nổi trở lại, với ít nhất là hai cuộc họp thượng đỉnh đã được chính thức xác nhận :Trước hết là Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Triều lần thứ ba giữa lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, mà hai bên đã đồng ý tổ chức ở Bình Nhưỡng trước cuối tháng 9, cho dù thời điểm cụ thể chưa được xác định.

Ngoài ra, cũng sẽ có một cuộc họp thượng đỉnh giữa Kim Jong Un và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cũng ở Bình Nhưỡng, nhân chuyến công du Bắc Triều Tiên đầu tiên của ông Tập Cận Bình.

Theo nhật báo Singapore The Straits Times ngày 18/08 vừa qua, thì rất có khả năng chủ tịch Trung Quốc đến Bình Nhưỡng vào tháng 9 theo lời mời của lãnh đạo Bắc Triều Tiên nhân kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên ngày 09/09.

Thành công ngoại giao của Kim Jong Un

Đối với The Economist, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã thành công trong việc phá vỡ tình thế cô lập của mình.

Trước hết là với người anh em ở miền Nam. Cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ ba vào tháng 9 tới đây diễn ra trong bối cảnh mà Kim Jong Un nhà độc tài miền Bắc, và Moon Jae In, tổng thống dân cử của miền Nam, mới chỉ gặp nhau lần đầu tiên vào tháng Tư vừa qua, đánh dấu một thay đổi cực kỳ nhanh chóng sau thời kỳ quan hệ lạnh giá trước đây do các vụ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên.

Lãnh đạo Bình Nhưỡng cũng thành công trong việc giải hòa với đàn anh Trung Quốc, vốn rất bất bình trước những vụ thử hạt nhân và tên lửa tại Bắc Triều Tiên.
 Cụ thể là sau một thời gian dài lạnh nhạt, trong năm nay, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ba lần mời Kim Jong Un đến Trung Quốc, và sắp tới đây, sẽ ghé thăm Bình Nhưỡng lần đầu tiên trong tư cách lãnh đạo Trung Quốc.

 Theo The Economist, dù chưa có bên nào xác nhận chuyến thăm, nhưng lệnh hủy bỏ đột ngột các chuyến thăm của du khách Trung Quốc tới Bắc Triều Tiên, thông báo về việc « tân trang » tất cả các khách sạn ở Bình Nhưỡng, cộng thêm một chiến dịch trấn áp buôn lậu dọc theo biên giới hai nước, đấy có thể là dấu hiệu về một chuyến thăm cấp cao sắp tới.

Hàn Quốc và Trung Quốc đều là đối thủ của ông Kim Jong Un trong một trận đấu cờ bốn người. Đối thủ quan trọng nhất là Hoa Kỳ cũng đã được lãnh đạo Bình Nhưỡng xử lý tốt, với cuộc họp thượng đỉnh với tổng thống Donald Trump tại Singapore vào đầu tháng Sáu.

Ông Trump đã tuyên bố đó là một chiến thắng cho hòa bình trên trái đất, và đó là nhờ vào ông.
Tuy nhiên, ông Kim đã nhân dịp đó vươn mình ra trước ánh đèn sân khấu.
Giai đoạn tiếp theo có thể là tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào cuối tháng Chín, và biết đâu chừng, một chuyến thăm Nhà Trắng ở Washington.

Bất đồng từ phía Mỹ

Mọi sự có vẻ như rất suông sẻ, nhu*ng theo The Economist, các cộng sự viên của ông Trump không thấy là mọi sự đều tốt đẹp. 
Cho đến nay, nền ngoại giao hậu thượng đỉnh Singapore hầu như có rất ít kết quả !

Ngoài việc đình chỉ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa, Bắc Triều Tiên đã khẳng định rằng họ đã tỏ thêm một số thiện chí như tháo dỡ một khu thử nguyên tử ngầm dưới lòng đất, và trao trả cho Mỹ hài cốt của 55 lính Mỹ bị mất tích trong chiến tranh Triều Tiên 1950-53.

Đối với Bắc Triều Tiên, các thiện chí rõ ràng đó xứng đáng để Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, và nhất là đàm phán về một điểm quan trọng trong thỏa thuận Trump-Kim tại Singapore: đó là thiết lập một « chế độ hòa bình » bền vững trên bán đảo Triều Tiên, tức là thay thế thỏa thuận đình chiến bằng một hòa ước toàn diện.

Theo tuần báo Anh, các nhà đàm phán Mỹ, vốn biết rõ là tổng thống của họ đã bị che mắt như thế nào ở Singapore, có cái nhìn khác.
Theo họ, việc « phi hạt nhân hóa » được đồng ý ở Singapore đối với Bắc Triều Tiên chỉ có nghĩa là loại bỏ toàn bộ lực lượng Mỹ ra khỏi bán đảo Triều Tiên, cùng với chiếc ô hạt nhân Mỹ dùng để che chở Hàn Quốc.
 « Chế độ hòa bình » cũng hàm nghĩa như vậy.

Đầu tháng 8 này, đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Harry Harris, cựu tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, nói rằng bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc chính thức kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên phải bắt đầu với một tuyên bố của Bắc Triều Tiên xác định địa điểm các cơ sở hạt nhân của họ.

Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà đàm phán Bắc Triều Tiên vẫn không chấp nhận cho biết số lượng vũ khí hạt nhân, chứ đừng nói chi là thảo luận về việc tháo dỡ vũ khí.
Vox, một trang web tin tức của Mỹ, tiết lộ rằng trong các cuộc thảo luận mới nhất ở Bình Nhưỡng, ông Pompeo đã đề nghị Bắc Triều Tiên bàn giao 60-70% số đầu đạn hạt nhân (được cho là lên đến 60 chiếc) trong vòng sáu hoặc tám tháng.
Thế nhưng yêu cầu này đã bị bác bỏ, thậm chí Bắc Triều Tiên còn cho rằng đó là những đề nghị không khác gì của «xã hội đen».

Mỹ đã mất khả nang gây sức ép tối đa.

Người Mỹ hiện đang gặp rắc rối. Các biện pháp được thiết kế để trừng phạt Bắc Triều Tiên có nguy cơ không còn hiệu nghiệm.
Trung Quốc là một người thực thi chính, đã ủng hộ các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng.
Nhưng sau hội nghị Singapore, Trung Quốc đã mặc nhiên nới lỏng kiểm soát, và hiện nay, trong bối cảnh một cuộc chiến thương mại toàn diện với Mỹ, Bắc Kinh sẽ không mặn mà trong việc hỗ trợ Mỹ trên vấn đề Bắc Triều Tiên.

Sự xuất hiện của ông Tập Cận Bình tại Bình Nhưỡng sẽ là tín hiệu về sự khôi phục quan hệ kinh tế Trung-Triều.
Nga cũng sẽ không giúp Mỹ. Kể từ tháng 9 năm ngoái, hơn 10.000 người Bắc Triều Tiên đã được đăng ký làm việc tại Nga - trái với lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc.

Về phía Hàn Quốc, ông Moon Jae In là một người ủng hộ mạnh mẽ yêu cầu của Bắc Triều Tiên về một hòa ước.
Lời hứa của ông hôm 15/08 về tuyến đường bộ và đường sắt nối với Bắc Triều Tiên phản ánh hy vọng của ông về một sự thịnh vượng chung của cả hai miền.

Washington không mấy hài lòng với hành động của ông Moon, nhưng cho đến nay tổng thống Hàn Quốc khéo léo tránh không để lộ các bất đồng với Hoa Kỳ về vấn đề Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, theo The Economist, lợi ích của Hàn Quốc và Mỹ chắc chắn không giống nhau.

 Với tính khí của mình, tổng thống Trump có thể ngày một, ngày hai cho rằng ông Moon đã phản bội ông - với những hậu quả không lường trước được.
Ông Trump cũng có thể, đột nhiên cho rằng người bạn mới của ông là Kim Jong Un đã lừa ông và phản ứng với một cơn giận dữ.

Tạp chí Anh kết luận : Do việc biện pháp trừng phạt trở thành một công cụ kém hiệu quả hơn, một lựa chọn quân sự - từng được gọi là « cú đấm sặc máu mũi» - có thể là giải pháp.
Tóm lại, bất chấp bề nổi ngoại giao tươi sáng, nguy hiểm vẫn ẩn sâu trên bán đảo Triều Tiên./.


Nang Van Le
nangvanl@aol.com
--

For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.


--
__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?SHXhu7NuaCBLaW0gVGh1?= 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts