Đại Học chăn Trâu




Tuesday 14 August 2018

GIẢ CHIẾU CHỈ CỦNG CỐ QUYỀN LỰC CUỐI CÙNG CHẾT THẢM

 
GIẢ CHIẾU CHỈ CỦNG CỐ QUYỀN LỰC CUỐI CÙNG CHẾT THẢM
Tôn Nữ Hoàng Hoa

Nếu nói đến một nhân vật đa tình và độc tài nhất trong lịch sử Trung Hoa không ai khác hơn là Vua Tần Thuỷ Hoàng. Tần Thuỷ Hoàng là con trai của Trang Tương Vương nước Tần. Mẹ là Triệu Cơ vốn là một người thiếp của Lã bất Vi một thương nhân và sau trở thành một tướng Quốc nước Tần
Năm 265 TCN, vua Tần là Tần Chiêu Vương lập con trai thứ là An Quốc quân Doanh Trụ làm Thái tử. Công tử Tử Sở là con trai giữa của Thái tử với một người vợ thứ, Hạ Cơ. Hạ Cơ không được An Quốc quân yêu mến, nên Tử Sở phải đi làm con tin của Tần ở nước Triệu để đảm bảo cho một hiệp ước đình chiến giữa hai quốc gia
Tần nhiều lần đem quân đánh Triệu, làm Triệu thua to trong trận Trường Bình đẫm máu, ket cuộc 450.000 quân Triệu bị thảm sát, nên nước Triệu càng bạc đãi Tử Sở.
Tử Sở  quen với Lã Bất Vi, một thương gia giàu có. Bằng mưu mô của mình, Lã Bất Vi đã dâng Triệu Cơ, vũ nữ và người thiếp của Lã đang mang thai  cho Tử Sở, lại giúp Tử Sở về Tần làm Thái tử rồi lên ngôi vua, thành Trang Tương Vương nước Tần. Cái thai trong bụng được Triệu Cơ giấu kín, để đủ tháng sinh ra, đặt tên là Chính, tức Tần Thủy Hoàng sau này.
Năm 250 Trước Công Nguyên (TCN) , Tần Chiêu Tương vương chết, An Quốc quân lên ngôi, tức là Tần Hiếu Văn Vương, lập Tử Sở làm Thái tử, nước Triệu bèn đưa Triệu Cơ và Doanh Chính về Tần. Hiếu Văn Vương làm vua không lâu thì chết, Tử Sở kế thừa vương vị, tức là Tần Trang Tương Vương, phong Lã Bất Vi chức Thừa tướng, . Năm 247 TCN, Trang Tương Vương mất sau ba năm trị vì, ngôi vua thuộc về Doanh Chính, khi ấy mới 13 tuổi.
Tần Vương lên ngôi, tôn mẹ là Triệu Cơ làm Thái hậu, phong Thừa tướng Lã Bất Vi làm Tướng quốc, gọi là trọng phụ, coi như người cha thứ hai của mình.
Tướng quốc vốn là chồng cũ của thái hậu, thường ra vào cung cấm tư thông với bà ta. Tần vương còn nhỏ nên không hay biết hoặc giả vờ không hay biết. Sau đó, Lã Bất Vi cảm thấy lo sợ nhà vua nhỏ tuổi biết chuyện nên ngầm sai người tìm kiếm một nam nhân cường tráng là Lao Ái .
Trước tiên  Lã bất Vi dùng Lao Ái làm  gia nhân rồi sau đó dâng Ái vào cung giả làm hoạn quan bằng cách nhổ râu để "hầu hạ" thái hậu. Sau một thời gian thái hậu sợ Tần vương biết chuyện bèn dời Hàm Dương về cựu đô là Ung Thành sống cùng Lao Ái và sinh được hai đứa con trai
Nhờ thái hậu, Lao Ái được phong làm Trường Tín hầu, Lao Ái cũng thích củng cố quyền hành, mưu mô xây dựng thế lực, mở phủ nuôi thực khách như Lã Bất Vi. Lao Ái mưu đồ cho con mình và thái hậu nối ngôi khi Tần vương Chính qua đời. Nhưng trong một bữa ăn tối do say rượu nên Lao Ái bắt đầu khoác lác về việc là cha dượng của vị vua trẻ.
Năm 238 trước Công nguyên, Doanh Chính đi tuần du Ung Thành. Lao Ái chiếm con dấu, giả chiếu chỉ của thái hậu và huy động một đội quân  để bắt đầu một cuộc đảo chánh.
Cuộc đảo chánh bất thành, sau đó, Tần Thuỷ Hoàng treo giải thưởng cho ai bắt được Lao Ái còn sống thì được thưởng 1 triệu đồng  hoặc nửa triệu nếu chết. Những người đi theo  Lao Ái bị bắt và bị chặt đầu còn Lao Ái thì bị trói và xé xác bởi 5 cỗ xe ngựa, trong khi toàn bộ gia đình của ông ta thì bị giết cả ba họ. Hai người con riêng của thái hậu đều bị giết và bà bị giam lỏng cho đến khi chết nhiều năm sau đó.
Sự việc liên quan tới Lã Bất Vi, ông bị cách chức, lưu đày rồi sang năm 235 TCN thì được cho một chén rượu độc để tự tử
Từ đó, Tần Thuỷ Hoàng có đầy đủ quyền hành thống nhất giang sơn Trung Hoa
 Lao Ái đã được hưởng ân huệ của Thái Hậu nhưng lại không dừng lại ở đó vì tham lam quá nhiều. Tương dục cấp chi, tất cố tương chi. Phàm muốn vật chi thái quá chỉ gặp những kết quả ngược lại lòng mong muốn của mình.
Luật quân bình của Đạo rõ ràng đã dạy con người chớ có dư thừa thái quá
Trong giáo lý nhà Phật mà ham muốn nhiều quá., ưa thích quyền lực danh vọng nhiều quá. Lòng ham đó chẳng hề biết chán, càng được lại càng ham.

 Đức Phật dạy tham như cỏ hoang làm hại ruộng nương, đây là làm hại “đất tâm” của người tu hành và trị tham chẳng gì hơn là việc bố thí:

(Pháp Cú 356)
Cỏ hoang làm hại ruộng vườn
Tham lam gây hại nhiều hơn cho người,
Tham lam ai đã lìa rồi
Cúng dường vị ấy chẳng nơi nào bằng
Hưởng về phước báu vô vàn.
(Pháp Cú 356)
 
Nếu có tâm tham thời phải biết “tu tâm” ngay, phải tập tính “thiểu dục tri túc”. Thiểu dục là muốn ít, tri túc là biết đủ. Người thiểu dục, tri túc thì có một đời sống giản dị, thanh cao và an toàn vì biết đủ với những thứ mình đã có. Bỏ dần lòng tham đi để đạt tới được “vô tham”. Nhất là con người đang đi vào giai đoạn" sáu năm, bảy tháng, tám ngáy".
Như La Ái tự phong tự diễn rồi còn giả chiếu chỉ của Thái hậu để muốn đoạt ngôi . Cuối cùng đã bị chết thảm còn gây liên luỵ cho kẽ khác nhất là lưu lại xú danh cho đời sau….

Tôn Nữ Hoàng Hoa
13/8/2018

__._,_.___

Posted by: TonNuHoangHoa 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts