|
Vết tích Đông Dương trong Vườn Nông học Nhiệt đới Paris
- inShare
Bước qua Cổng An Nam (Porte d’Annam), để vào Vườn Nông học Nhiệt
đới Paris René-Dumont (Jardin de l’Agronomie tropicale René-Dumont), người ta
có cảm giác lạc vào xứ Đông Dương xưa, từ ba miền của Việt Nam đến Lào và Cam
Bốt. Khu vườn thực nghiệm rộng 7 ha có từ năm 1899 từng được cải tạo để tổ chức
Triển lãm Thuộc địa 1907 nhằm giới thiệu cho công chúng Pháp sự đa dạng văn hóa
và sản vật của các xứ thuộc địa lúc bấy giờ.
Cổng An Nam được dựng ngay đầu lối vào chính, chia khu vườn thành
hai phần tách biệt : phía tay phải là Đông Dương, phía tay trái là những khu thuộc
địa khác trước kia của Pháp. Trước khi được dựng ở Vườn Nông học Nhiệt đới từ
năm 1907, cổng An Nam đã xuất hiện tại Triển lãm Thuộc địa Marseille 1906 và
Triển lãm Hoàn cầu Paris ở Grand Palais (Đại Điện) được tổ chức cùng năm.
Cổng An Nam được làm theo phiên bản thu nhỏ của cổng tam quan đặc
trưng cho kiến trúc truyền thống Việt Nam, thường thấy ở chùa chiền, đình miếu
hoặc dinh thự. Cổng có ba lối đi, phía trên lợp mái, với cửa giữa lớn hơn và
cao hơn hai cửa bên, và được làm hoàn toàn bằng gỗ sơn son. Các họa tiết trang
trí truyền thống được khắc trang trí trên cổng : từ những loài linh vật trong
văn hóa Việt Nam như đôi rồng chầu mặt nguyệt, lân, phượng… đến hoạt động đời
thường của người dân như rước kiệu, thu hoạch, ca hát…
Đến khoảng năm 1921, cổng An Nam xuống cấp nghiêm trọng và được
trùng tu lại để chuẩn bị đón hoàng đế Việt Nam Khải Định sang thăm Pháp năm
1922. Cổng An Nam lại bị hư hỏng nặng sau cơn bão Lothar tháng 12/1999. Năm
2011, mái của cổng được làm lại và đến năm 2018, các nhân vật và họa tiết trang
trí trên cổng được tháo xuống tu sửa.
Cổng An Nam nằm trong số các công trình được giám đốc Vườn Nông
học Nhiệt đới lúc đó, ông Jean-Thaddée Dybowski, thương lượng xin và mua lại
sau Triển lãm Marseille 1906, như Nhà Congo, Nhà Nam Kỳ, Tháp An Nam… để trưng
bày trong vườn và chuẩn bị cho Triển lãm Thuộc địa 1907 do chính Vườn Nhiệt đới
tổ chức. Một số công trình khác, kiên cố hơn, cũng được xây cố định nhân dịp
này, như Nhà Đông Dương (Pavillon de l’Indochine), Nhà Tunisia, Nhà Maroc…
Trong những năm 1899-1939, đây là điểm nổi tiếng về môi trường
nhiệt đới và quảng bá giá trị nông nghiệp của các thuộc địa của Pháp lúc bấy
giờ. Vì vậy, để thu hút khách tham quan, giám đốc Jean-Thaddée Dybowski đã cho dựng
những ngôi làng nhỏ của người bản địa, tổ chức nhiều hoạt động giải trí (cưỡi
voi, cắm trại như ở sa mạc Sahara…), tái hiện các ngành nghề thủ công của mỗi
vùng.
Cầu
Naga đặc trưng của văn hóa Khmer.
RFI / Tiếng Việt
RFI / Tiếng Việt
Khu
tưởng niệm người Công Giáo Đông Dương hy sinh vì nước Pháp.
RFI / Tiếng Việt
RFI / Tiếng Việt
Tháp
tưởng niệm quân nhân Cam Bốt và Lào hy sinh vì nước Pháp.
RFI / Tiếng Việt
RFI / Tiếng Việt
Cầu
Naga đặc trưng của văn hóa Khmer.
RFI / Tiếng Việt
RFI / Tiếng Việt
Cầu
Naga đặc trưng của văn hóa Khmer.
RFI / Tiếng Việt
RFI / Tiếng Việt
Khu
tưởng niệm người Công Giáo Đông Dương hy sinh vì nước Pháp.
RFI / Tiếng Việt
RFI / Tiếng Việt
Làng Đông Dương giữa Kinh đô Ánh sáng
Từ lối chính, rẽ sang phải là một lối mòn ẩn dưới những tán cây
dẫn đến một cây cầu cong cong đậm chất Bắc Kỳ, có hai trụ đầu cầu, được xây
bằng xi-măng năm 1907, bắc qua con lạch nhỏ róc rách ngay sát lũy tre xào xạc
đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ. Từ đây mở ra cả một không gian lớn với những
công trình kiến trúc đặc trưng của ba miền Việt Nam.
Ngôi nhà một gian sơn son rực rỡ, trên nền móng cao có bẩy bậc
thang dẫn lên, là điểm nhấn chính, nổi bật với chữ Thọ mầu vàng trên cửa và bốn
góc mái (tàu đao) cong dài, hơi hếch lên. Thực ra, đây là phiên bản thu nhỏ của
ngôi đình Việt Nam, được dựng năm 1992, để thay thế ngôi đình ba gian có từ năm
1906 nhưng bị trộm và bị cháy rụi ngày 21/04/1984. Ngôi nhà ba gian này, còn
gọi là Đình Nam Kỳ, được chính quyền Đông Dương tặng lại cho Vườn Nông học
Nhiệt đới Paris sau khi tham gia Triển lãm Thuộc địa Marseille 1906.
Hình ảnh về Đình Nam Kỳ được J. Charles-Roux miêu tả trong Báo cáo về Triển lãm Thuộc địa
Marseille (Rapport Général de
Exposition Coloniale nationale de Marseille, 1907) :
« Ngôi nhà là một phần của đình làng Phú Cường, thủ phủ của tỉnh
Thủ Dầu Một. Đây là nơi nghỉ của các thân hào để bàn việc chung của làng. Ngôi
nhà được đóng ở Thủ Dầu Một, dựa trên thiết kế của một chánh tổng (chef de
canton) và nằm dưới sự quản lý của thư ký Vo Van Kuang, người phụ trách lắp rắp
ở Triển lãm Thuộc địa Marseille 1906. Trong suốt hơn 7 tháng, 85 thợ khắc nổi
tiếng nhất Nam Kỳ đã đục đẽo và lắp ráp ngôi nhà. Bên trong được chia thành ba
khu vực : phòng khách, phòng thờ và một phòng lớn khác, nơi bàn bạc kín đáo hơn
».
Hình bóng kinh thành Huế nổi bật qua lan can cầu thang được đắp
rồng dẫn lên thềm ngôi nhà, tiếp theo là chiếc lư đồng ba chân, ở chính giữa
khoảng sân rộng trước nhà, được làm theo đúng lư hương ở thành Huế. Bình phong,
« sản phẩm đặc trưng » của
đất Thừa Thiên, cũng được tái hiện trong khuôn viên « làng Đông Dương » nhằm ngăn tà
khí và các yếu tố bất lợi cho gia chủ. Vì vậy, phía trước ngôi nhà là bình
phong kiên cố được trang trí họa tiết khá cầu kỳ, nổi bật chính giữa là biểu
tượng của Đạo giáo và hai bên là gạch hoa chữ Thọ đỏ rực rỡ.
Tại Triển lãm Thuộc địa Paris 1907 ở Vườn Nông học Nhiệt đới,
khách tham quan còn có thể vừa thưởng thức trà trong ngôi nhà ba gian, vừa ngắm
hoa súng, hoa sen mọc ở con lạch uốn quanh. Đến năm 1919, ngôi nhà trở thành
nơi thờ tổ tiên theo phong tục người Việt và từ năm 1920 chính thức trở thành
Đền tưởng niệm Tử sĩ Việt Nam vì nước Pháp. Hàng năm, hội người Đông Dương và
bạn hữu vẫn thường đến đặt hoa tưởng niệm.
Nhà Đông Dương (Pavillon de l’Indochine) là công trình kiên cố,
được xây năm 1907, để trưng bày các bộ sưu tập động-thực vật, khoáng sản và sản
phẩm công nghiệp, thủ công của Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Lào và Cam Bốt. Sau
một thời gian (từ 1914-1918) được dùng làm nơi ở cho nhân viên Viện Quân Y, Nhà
Đông Dương trở thành nơi làm việc của Trung tâm Kỹ thuật Rừng nhiệt đới (từ 1960-2011)
và cuối cùng được thành phố Paris trùng tu lại và trở thành nơi tổ chức triển
lãm, sự kiện văn hóa.
Pavillon
de l'Indochine (Nhà Đông Dương).
RFI / Tiếng Việt
RFI / Tiếng Việt
Cầu
Bắc Kỳ.
RFI / Tiếng Việt
RFI / Tiếng Việt
Đình
Nam Kỳ, hiện là đền tưởng niệm Tử sĩ Việt Nam.
RFI / Tiếng Việt
RFI / Tiếng Việt
Lư
hương An Nam.
RFI / Tiếng Việt
RFI / Tiếng Việt
Khoảng
sân trước đình Nam Kỳ.
RFI / Tiếng Việt
RFI / Tiếng Việt
Pavillon
de l'Indochine (Nhà Đông Dương).
RFI / Tiếng Việt
RFI / Tiếng Việt
Cầu
Bắc Kỳ.
RFI / Tiếng Việt
RFI / Tiếng Việt
Vườn thực nghiệm nông học nhiệt đới đầu tiên
Năm 1860, hoàng đế Napoléon III nhượng rừng Vincennes cho thành
phố Paris để biến cánh rừng rộng gần 1.000 ha thành khu vực dạo bộ, vui chơi
giải trí cho người lao động ở phía Đông Paris. Dự án được giao cho Jean-Charles-Adolphe
Alphand (1817-1891), người từng nổi tiếng với việc quy hoạch rừng Boulogne ở
phía Tây Paris vào năm 1858.
Khoảng 16 ha đất bên rìa phía đông của rừng Vincennes, giáp với
Nogent-sur-Marne, được giao cho Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên Quốc gia Paris để
lập chi nhánh. Năm 1899, bảo tàng đồng ý giao 3 ha cho Vườn Thuộc địa, lúc đó trực
thuộc bộ Thuộc Địa Pháp. Năm 1899, vườn thực nghiệm được hình thành và nhận
những mẫu thực vật đầu tiên để nghiên cứu.
Ông Vincent Villette, giám đốc phụ trách Văn hóa thành phố
Nogent-sur-Marne, giới thiệu về Vườn Nông học Nhiệt đới với nhà báo Nicole
Salez thuộc Hội Nhà báo Di sản (AJP) :
« Vườn Nông học nhiệt đới có ba giai đoạn lịch sử. Được thành lập
vào cuối thế kỷ XIX ở giữa rừng Vincennes, khu vườn là nơi nghiên cứu các giống
nông nghiệp mang từ các nước khác hoặc các thuộc địa của Pháp vào thế kỷ XIX. Ở
đây có rất nhiều kĩ sư nông học làm việc. Sau khi được thử nghiệm, các mẫu đó
được gửi sang nơi khác.
Song song với hoạt động nghiên cứu, Vườn Nông học Nhiệt đới còn tổ
chức các cuộc triển lãm thuộc địa, những năm 1905, 1907 và sau đó. Họ cho xây
những ngôi nhà giống với những ngôi nhà ở các nước thuộc địa, như Maroc,
Tunisia, Dahomey… và giới thiệu về người dân bản xứ. Đó là một tấm gương phản
chiếu về giai đoạn thuộc địa của Pháp thời kỳ đó.
Giai đoạn thứ ba, rất quan trọng, của Vườn Nông học Nhiệt đới là
Thế Chiến thứ nhất, từ năm 1914. Ở đây, người ta dựng một bệnh viện phụ, chủ
yếu dành chăm sóc quân nhân từ thuộc địa Pháp. Đây là nơi mà thói quen, tập
quán, tôn giáo của người dân các xứ thuộc địa Pháp được tôn trọng. Chính tại
đây, đền thờ Hồi Giáo tạm thời đầu tiên được dựng lên tại Pháp, trước khi Ngôi
đền lớn Hồi Giáo (La Grande Mosquée de
Paris)được xây dựng ».
Sau Thế Chiến II, Vườn Thuộc địa hoạt động trở lại và dần trở
thành trụ sở của nhiều Viện nghiên cứu Nông nghiệp Pháp. Năm 2003, thành phố
Paris sở hữu 4,5 ha Vườn để mở cửa đón công chúng. Phần còn lại thuộc sở hữu
của các Viện. Năm 2007, Vườn Thuộc địa được đổi tên thành Vườn Nông học Nhiệt
đới René-Dumont, lấy tên của một nhà nông học Pháp dấn thân vì sinh thái.
Cùng chủ đề
TẠP CHÍ VĂN HÓA
"Chợ
Tầu" quận 13 Paris: Từ vùng công nghiệp thành khu ẩm thực châu Á
TẠP CHÍ VIỆT NAM
Ngành
nghề Việt Nam tại Triển lãm Hoàn cầu Paris 1900
PHÁP - VĂN HOÁ
Bản
đồ Emile : Paris trong mắt các nhà văn
Paris secret : l’Asie au
Jardin d’Agronomie Tropicale
Vous
connaissez sûrement le bois de Vincennes. Vous connaissez sûrement aussi le
Parc Floral de Paris…Mais connaissez vous le Jardin
d’Agronomie Tropicale de Paris ?
Situé
à la lisière du bois de Vincennes, côté Nogent-sur-Marne, ce jardin de 4,5
hectares est l’un des secrets les mieux gardés de Paris ! Ici l’on découvre un
jardin sauvage, à peine entretenu, témoin d’une histoire mouvementée. Ce
lieu a été tour à tour jardin d’essai colonial (1899), village de l’exposition
coloniale de Paris en 1907, hôpital des colonies pendant la première
guerre mondiale, lieu de mémoire, puis, après la décolonisation, lieu dédié à
la recherche.
Aujourd’hui
c’est avant tout un jardin, qui se visite, et qui à certains égards se cherche
encore, à l’instar de la mémoire du passé colonial de la France. Certains
pavillons d’exposition sont encore là, parfois en ruine ou envahis par les
mauvaises herbes, d’autres ont été rénovés et connaissent une nouvelle
jeunesse. Tous ont une histoire à raconter…
La porte chinoise
C’est le monument le plus emblématique du Jardin d’Agronomie Tropicale. La porte chinoise, en bois rouge, s’élève entre les pins de l’allée centrale du jardin, et date de l’exposition universelle de Paris de 1906. Elle était alors exposée sous la verrière du Grand Palais. Prenez la pose en dessous, nous vous garantissons que vos amis n’y verront que du feu si vous prétendez avoir été dans l’Empire du Milieu !
Le stûpa dédiée aux soldats cambodgiens et laotiens
Ce grand monument de pierre est au centre d’une clairière qui mêle pommes de pins et bambous. Il a été érigé en 1926 en mémoire des soldats cambodgiens et laotiens morts pour la France.
On y accède via un petit pont Khmer, en ciment, aussi appelé « pont aux najas, ou nagas » en référence aux 4 créatures qui l’encadrent et représentent des divinités khmères mi-hommes, mi-serpents.
L’esplanade du Dinh
Cette esplanade est presque irréelle.
C’est le monument le plus emblématique du Jardin d’Agronomie Tropicale. La porte chinoise, en bois rouge, s’élève entre les pins de l’allée centrale du jardin, et date de l’exposition universelle de Paris de 1906. Elle était alors exposée sous la verrière du Grand Palais. Prenez la pose en dessous, nous vous garantissons que vos amis n’y verront que du feu si vous prétendez avoir été dans l’Empire du Milieu !
Le stûpa dédiée aux soldats cambodgiens et laotiens
Ce grand monument de pierre est au centre d’une clairière qui mêle pommes de pins et bambous. Il a été érigé en 1926 en mémoire des soldats cambodgiens et laotiens morts pour la France.
On y accède via un petit pont Khmer, en ciment, aussi appelé « pont aux najas, ou nagas » en référence aux 4 créatures qui l’encadrent et représentent des divinités khmères mi-hommes, mi-serpents.
L’esplanade du Dinh
Cette esplanade est presque irréelle.
Sur
la gauche, un petit temple rouge vif en haut d’une volée de marche bordée de
rampes dragons : il date des années 90, et se situe à l’emplacement du Dinh,
ravagé par un incendie criminel en 1984. Le Dinh était à l’origine une
maison communale édifiée à Thu Dau Mot en Cochinchine, devenu
ici « Pagode du souvenir », en mémoire des soldats d’Indochine.
Un imposant portique de pierre sino-vietnamien lui fait face, avec ses murs ouvragés ornés de mosaïques.
Au centre, un grande urne funéraire de bronze, copie des urnes du Palais impérial de Hue au Vietnam.
Les vestiges du village indochinois
Sur l’emplacement de l’ancien village indochinois, envahi par les bambous, peu de choses ont subsisté. Il y a le Pont tonkinois, qui passe au dessus d’une pièce d’eau remplie de grenouilles en été.
Un imposant portique de pierre sino-vietnamien lui fait face, avec ses murs ouvragés ornés de mosaïques.
Au centre, un grande urne funéraire de bronze, copie des urnes du Palais impérial de Hue au Vietnam.
Les vestiges du village indochinois
Sur l’emplacement de l’ancien village indochinois, envahi par les bambous, peu de choses ont subsisté. Il y a le Pont tonkinois, qui passe au dessus d’une pièce d’eau remplie de grenouilles en été.
Il
y a aussi le Pagodon chinois, qui
accueillait le jour de ma visite quelques bâtons d’encens et une famille de
pommes de pins.
Et, enfin, le bloc d’anthracite du Tonkin (tout est dit).
Le Pavillon de l’Indochine
Aujourd’hui parfaitement rénové, et entouré de palmiers, l’ancien Pavillon de l’Indochine de l’exposition universelle de 1907 accueille des expositions temporaires et certains locaux du CIRAD (Coopération Internationale en Recherche Agronomique pour le Développement).
Sur les marches, de petites pousses de riz : c’est vrai que nous avons peu souvent l’occasion d’explorer des rizières à Paris, c’est l’occasion d’en prendre de la graine :-)
D’anciennes serres tropicales, en ruine et fermées au public, sont également présente dans le jardin. Une rénovation pourrait faire des merveilles…En attendant, on applaudit l’initiative de V’île Fertile, la ferme urbaine participative qui s’est installée à côté.
L’Afrique est également représentée dans le jardin…mais cela fera l’objet d’un prochain article. Pour rester encore un peu en Asie à Paris, pourquoi ne pas faire une balade du côté des Olympiades ?
Et, enfin, le bloc d’anthracite du Tonkin (tout est dit).
Le Pavillon de l’Indochine
Aujourd’hui parfaitement rénové, et entouré de palmiers, l’ancien Pavillon de l’Indochine de l’exposition universelle de 1907 accueille des expositions temporaires et certains locaux du CIRAD (Coopération Internationale en Recherche Agronomique pour le Développement).
Sur les marches, de petites pousses de riz : c’est vrai que nous avons peu souvent l’occasion d’explorer des rizières à Paris, c’est l’occasion d’en prendre de la graine :-)
D’anciennes serres tropicales, en ruine et fermées au public, sont également présente dans le jardin. Une rénovation pourrait faire des merveilles…En attendant, on applaudit l’initiative de V’île Fertile, la ferme urbaine participative qui s’est installée à côté.
L’Afrique est également représentée dans le jardin…mais cela fera l’objet d’un prochain article. Pour rester encore un peu en Asie à Paris, pourquoi ne pas faire une balade du côté des Olympiades ?
Bonne
visite,
Cl.
Pratique
Jardin d’Agronomie Tropicale
45 bis avenue de la Belle-Gabrielle, 94130 Nogent-sur-Marne
RER (A) Nogent-sur-Marne, ou métro (1) Château de Vincennes, mais beaucoup de marche ensuite.
45 bis avenue de la Belle-Gabrielle, 94130 Nogent-sur-Marne
RER (A) Nogent-sur-Marne, ou métro (1) Château de Vincennes, mais beaucoup de marche ensuite.
Le
jardin ouvre tous les jours à 9h30. Sa fermeture dépend des saisons :
renseignements ici.
Ferme participative V’île Fertile
Site internet et renseignements pratiques ici.
Site internet et renseignements pratiques ici.
+++
Visualisez
nos bonnes adresses #ParisVilleMonde en un seul coup d’œil sur notre carte Google
Maps
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks