Đại Học chăn Trâu




Thursday 2 August 2018

Ngày độc lập nào cho Việt Nam?



       Có hoạt động tại nhà máy Triều Tiên chế tạo tên lửa đạn đạo

                                Có hoạt động tại nhà máy Triều Tiên chế tạo tên lửa đạn đạo

Có hoạt động tại nhà máy Triều Tiên chế tạo tên lửa đạn đạo

Vệ tinh tình báo Mỹ đã phát hiện hoạt động mới tại nhà máy của Triều Tiên từng sản xuất phi đạn đạn đạo liên lục...






From: Dung Ngo
Subject:  Ngày độc lập nào cho Việt Nam?/Nước Mỹ Đang Thay Đỗi Mạnh Mẽ


 
( Lý luận đứng đắn . Lời lẽ thẳng thắn , minh bạch , không nóng nẩy , hận thù ,    rõ ràng là người có trí thức , không hèn hạ , thấp kém . Nên   phổ biến sâu rộng . 

                Ngày độc lập nào cho Việt Nam?

Luật sư Lê Công Định
Cập nhật: 15:38 GMT - thứ hai, 1 tháng 9, 2014
  •  
                                                                         alt
"Hoàng đế Bảo Đại vào 11/3/1945 đã ký đạo dụ 'Tuyên cáo Việt Nam độc lập', khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ"
Từ lâu tôi luôn tự hỏi phải chăng ngày 2 tháng 9 năm 1945 thật sự là ngày độc lập của nước Việt Nam mới sau gần một thế kỷ làm thuộc địa của Pháp? Trước khi trả lời câu hỏi nghiêm túc này, cần lần giở lại các trang sử hiện đại của nước nhà, để ghi nhận một số sự kiện quan trọng sau đây:

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Tranh thủ sự ủng hộ của người Việt, cùng những nước Á châu khác đang bị Nhật chiếm đóng, Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam.
Ngay sau đó, vào ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Đây là thời điểm đáng lưu ý.
Ngày 7/4/1945, vua Bảo Đại chuẩn y thành phần nội các mới, trong đó học giả Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập. Tháng 6/1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.
Đến khi Nhật đầu hàng phe Đồng minh, Thủ tướng Trần Trọng Kim vào ngày 16/8/1945 khẳng định bảo vệ nền độc lập vừa giành được. Sau đó, vào ngày 18/8/1945, vua Bảo Đại tái xác nhận nền độc lập của Việt Nam đã công bố vào ngày 11/3/1945.

Cần lưu ý, tuy là một chính quyền thực tế và chính danh từ tháng 3/1945, nhưng Đế quốc Việt Nam không đủ lực lượng quân sự để kiểm soát tình hình. Đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn về chính trị.
'Chớp thời cơ'
alt
Nội các Trần Trọng Kim (báo Trung Bắc Chủ Nhật 20/5/1945, Thư viện Quốc gia Pháp)
Nhiều tổ chức và đảng phái hình thành trước đó đã tranh thủ thế đứng chính trị riêng trước vận hội mới của Việt Nam, trong đó Việt Minh dường như là lực lượng được tổ chức hoàn bị nhất, khả dĩ tranh giành quyền lực vượt trội.

Từ ngày 19/8/1945 tại các địa phương trên cả nước, Việt Minh tiến hành đảo chính cướp chính quyền, buộc nhà nước Đế quốc Việt Nam chuyển giao quyền lực, một sự kiện mà sau đó được gọi là “Cách mạng tháng Tám”.

Trước tình thế đó, vua Bảo Đại quyết định thoái vị và giải tán chính phủ Trần Trọng Kim. Dù tồn tại không bao lâu và phải dung hòa ảnh hưởng của các thế lực quốc tế cùng chủ thuyết Đại Đông Á của Nhật, nội các Trần Trọng Kim đã cố gắng đặt nền móng xây dựng một thể chế chính trị độc lập và mang đến niềm hy vọng về nền tự chủ đầu tiên cho Việt Nam sau ngần ấy năm lệ thuộc Pháp.

Ngày 2/9/1945, chớp thời cơ về một khoảng trống quyền lực và sự yếu kém của các đảng phái chính trị khác tại Việt Nam khi ấy, đại diện Việt Minh là ông Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trong một buổi lễ long trọng tại Hà Nội, và sau đó tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sơ lược lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động như trên để thấy rằng nhiều điều bấy lâu nay bộ máy tuyên truyền và giới sử nô mặc định là đương nhiên đúng rất cần xem xét lại một cách công tâm, chẳng hạn nội các Trần Trọng Kim có thật là “bù nhìn” không, và ngày 2/9/1945 phải chăng là ngày độc lập trên phương diện thực tế và pháp lý?

Như đã nói trên, sau khi bị quân đội Nhật đảo chính tại Đông Dương, nước Pháp trên thực tế đã đánh mất quyền kiểm soát về chính trị và quân sự ở các nước này, dù họ chưa bao giờ muốn từ bỏ thuộc địa béo bở như thế.

                                             'Chân lý thuộc kẻ mạnh'

"Xét về phương diện thực tế và pháp lý, Việt Nam đã thực sự độc lập từ ngày 11/3/1945"
Với tư cách là một đại diện chính danh và hợp pháp của một chính quyền đã và đang cai trị đất nước liên tục từ năm 1802, vua Bảo Đại ngay lập tức tuyên cáo Việt Nam độc lập.
Ông đã thủ giữ vai trò đại diện đương nhiên của quốc dân và quốc gia trong sự chuyển tiếp từ thể chế chính trị cũ sang thể chế mới, mà
không một nhân vật chính trị nào đương thời hội đủ tư cách thay thế được. Do đó, xét về phương diện thực tế và pháp lý, Việt Nam đã thực sự độc lập từ ngày 11/3/1945.
Vậy không lý gì đến ngày 2/9/1945 người ta lại cần tuyên bố độc lập một lần nữa, mà người tuyên bố đơn thuần chỉ là thủ lĩnh của một phong trào chính trị, dù là mạnh nhất trong số nhiều tổ chức và đảng phái khác nhau cùng tồn tại khi ấy, và người đó cũng chưa bao giờ được quốc dân lựa chọn hoặc công nhận, dù mặc nhiên hay bằng một thủ tục hợp pháp, là đại diện chính danh của quốc gia tính đến thời điểm ấy.

Cần lưu ý, trước thời điểm 2/9/1945 danh tính Hồ Chí Minh chưa từng được biết đến rộng rãi như một nhân vật chính trị có uy tín, còn Nguyễn Ái Quốc chỉ nổi danh như một trong các nhà cách mạng đương thời tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam mà thôi.
Hai tên ấy của một con người vốn luôn thích bí ẩn, dù về sau rất nổi tiếng, vẫn chưa đủ mang đến cho ông tư cách chính danh và hợp pháp vào lúc đó để có thể đứng ra đại diện tuyên bố độc lập cho quốc gia.

Tất nhiên, chân lý thuộc về kẻ mạnh, nên khi thắng cuộc người ta có thể diễn giải mọi sự kiện lịch sử theo ý riêng của mình, rằng ngày 2/9/1945, chứ không phải ngày 11/3/1945, trở thành ngày độc lập của nước Việt Nam mới.

Tuy nhiên, với cách đọc sử không lệ thuộc vào ý thức hệ, từ lâu tôi đã bác bỏ lối tường thuật và nhận định lịch sử theo hướng bóp méo vì mục đích chính trị như vậy.
Cho nên, nếu gọi đó là ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn có thể đồng ý, nhưng nếu áp đặt đấy là ngày độc lập thì dứt khoát không đúng, bởi với tôi chỉ có thể là ngày 11/3/1945 khi vua Bảo Đại tuyên cáo Việt Nam độc lập mà thôi.
Bài thể hiện quan điểm và lối hành văn của tác giả, cựu tù nhân chính trị hiện đang sống ở Sài Gòn. Bài đã được đăng trên trang BấmFacebook cá nhân của tác giả..

On Tuesday, July 31, 2018 2:37 AM, T Nguyen wrote:



Nước Mỹ Đang Thay Đỗi Mạnh Mẽ

Nguyễn Cao Quyền

                                                                                              
Trong mấy chục năm qua, thực tế đấu tranh tại các nước dân chủ đã cho ta cảm nhận được một bài học rằng : triệt tiêu chế độ cộng sản bằng vũ khí “kinh tế” là hữu hiệu nhất.
Việc thế giới tự do mở rộng vòng tay để đón nhận Trung Quốc vào sân chơi của mình đã khiến cho Trung Quốc kiếm được một số vàng lớn, chất vào kho, rôi dùng số vàng đó cải thiện bộ máy hành chính, tăng cường công an và quân đội làm cho họ gắn bó hơn với chế độ độc tài.  Thực tế này không ai có thể phủ nhận.
Cho nên có thể nói là chính sách thân thiện, mời gọi các nước độc tài vào sân chơi chung, để từ đó dân chủ xảy ra, là một ước vọng viển vông, không bao giờ đạt tới.  Nhất là đối với nạn độc tài cộng sàn.
Trị độc tài cộng sản bằng biện pháp kinh tế
Đối với cộng sản, càng kiếm được nhiều tiền thì chế độ độc tài của họ càng khoẻ ra.  Bài thuốc hũu hiệu nhất để triệt tiêu bệnh độc tài này là phải chặn hết các ngà đường trong quan hệ làm ăn của họ với thế giới dân chủ, dồn họ và một góc nhỏ để họ ̣không còn phương cách nào kiếm ra nhiểu tiền nuôi dưỡng bộ máy đàn áp thì mới có thể đưa họ vào tình trạng sụp đổ được.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cho thi hành một sách lược ít thấy áp dụng trong lịch sử Hoa Kỳ.  Ông không hứa hẹn giúp đỡ gì cho nhân quyền và dân chủ ở những nước độc tài, mà ông chỉ bình tĩnh dùng vũ khí kinh tế để buộc các nước làm ăn song phẳng như một cách chơi vừa văn minh vừa đúng cách.
Đúng cách có nghĩa là muốn tồn tại trong sân chơi họ phải làm những việc chân chính phù hợp với những quy định làm ăn chung, phù hợp với những giá trị nhân quyền phổ quát của thế giới.  Đây là cơ sở để  các chế độ độc tài nhìn nhận ra vấn đề và dân chúng trong những nước độc tài đổi mới có những bước tiến bộ trưởng thành. 
Với đầu óc một doanh nhân thành đạt, từ ngày lên cầm quyền, ông tin rằng đối với các chế độ độc tài phương thức trừng trị nói trên là đúng và nhất quyết đem ra thử nghiệm.  
Suy nghĩ thực dụng đã giúp ông tìm ra đúng cách đấu tranh chống độc tài và ông đang lấy lại cho nước Mỹ vị thế “vĩ đại như xưa”.  Với cách nhìn chính xác này của một vị tổng thống có tâm cốt ghét cộng sản, nhân dân toàn thế giới cũng tin tưởng rằng đó không phải là một giấc mơ mà là một thực tế đang xuất hiện.
Ồng Trump  đã chuẩn bị gì cho cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu
Trong năm cầm quyền đầu tiên TT Trump thường lên tiếng đe dọa hoạt động thương mại bất công của tất cả các nước khác nhưng chưa làm gì nhiều để biến những lời đe dọa đó thành hành động. 

Tuy nhiên ông không thể kéo dài vô tận những lời hứa “nước Mỹ trên hết” như đã cam kết trong khi tranh cử.  Đầu năm 2018 ông nhất quyết bảo vệ và khôi phục lại những việc làm mà nước Mỹ đã đánh mất.  Quan điểm này được Wilbur Ross (Bộ Trưởng Thương Mại) Robert Lighthizer (Giám Đốc Hội Đồng Thương Mại Quốc Gia) và Peter Navarro (tác giả cuốn sách nổi tiếng  Chết dưới Tay Tàu Cộng) chia sẻ.
Họ đều đồng ý rằng thâm hụt thương mại song phương quá lớn giữa Mỹ với các nước như Trung Cộng, Nhật Bản, Đức, Mexico là bằng chứng cho thắy Hoa Kỳ đang bị các đối thủ cạnh tranh lường gạt.  Và nếu tổng thống Trump có thể tìm được cách giảm bớt hoặc loại bỏ những thâm hụt đó thì có thể tạo ra công ăn việc làm với thu nhập cao cho công nhân Mỹ.  Trước những lời cố vấn thực tế và tâm tình đó Trump bắt tay vào việc.
Những hành động cụ thể mà Trump đã thực hiện là gì ?  Cho  đến nay ông đã rút nước Mỹ ra khỏi TPP và mở ra những cuộc đàm phán với Canada và Mexico để cập nhật Hiệp Định Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ.  Tuy nhiên đây chỉ là một việc nhỏ.
Trong thời gian tiếp the, nghĩa là vào giữa năm 2018, ông sẽ biến lời nói thành hành động trên hai mặt trận chính.  Trung Quốc sẽ được Trump coi là nước trục lợi lớn nhất.  Trump sẽ khới động những bước đi nhằm chống những việc bán phá giá của Bấc Kinh, đặc biệt là thép.  Bên cạnh đó cũng có những cuộc tấn công trên diện rộng nhằm chống lại những vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Mặt trân thứ hai của Trump là Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO.  Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã công khai mô tả hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO là không có lợi cho nước Mỹ. 
Thêm vào đó Mỹ cũng sẽ khởi động sáng kiến mới trong việc ký kết các thỏa thuận thương mại song phương, cách tiếp cận mà Trump đã nêu rõ trong Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC ở Đà Nẵng.  Vì Mỹ vẫn là thị trường quan trọng đối với các nước xuất khẩu nên sáng kiến đó sẽ tạo đượcc nhiều ảnh hưởng. 
Rút Mỹ ra khỏi TPP cũng là một bước đi đúng hướng.  TPP mà không có Hoa Kỳ thì dù Nhật Bản có quan tâm tái lập dưới hình thức nào đi nữa cũng không thể tránh khỏ những khó khăn trong tương lai.

Nước Mỹ đang thay đổi mạnh mẽ
Bước vào Nhà Trắng với cam kết thay đổi bộ mặt chính trị của nước Mỹ, sau hơn một năm. TT Trump không những chỉ thay  đổi nước Mỹ mà còn thay đối toàn thế giới.  Ông đã để lại dấu ấn cá nhân khá đậm nét sau một thời gan cầm quyền chưa dài lắm.
Trump lên cầm quyền, môi trường kinh doanh tại Mỹ tương đối được giải phóng.  Năm 2017 thị trường chứng khoán  của Mỹ tăng trưởng kỷ lục .  GDP đạt tới mức cao nhất trong ba năm qua  (3-4 %) và tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2000.

Ngày 22/2/2017 TT Trump đã ký ban hành luật cải cách thuế mà theo ông thì là đạo luật gỉảm thuế lớn nhất từ thời TT Reagan.   Mục tiêu của đạo luật này là nhằm khuyến khích các công ty đa quốc gia Mỹ, thay vì ra nước ngoài đầu tư, sẽ đầu tư trong nước để tạo công ăn việc làm cho dân chúng.
Ngay từ ngày lên nắm quyền cai trị nước Mỹ TT Trump liên tục điều chỉnh chính sách của Mỹ, giảm bớt cam kết đa phương, thúc đẩy quan hệ song phương, không chỉ về kinh tế thương mại mà còn về hàng loạt những vấn đề gai góc như mọi người đã biết.  TT Trump cũng đã cắt giảm đóng góp tài chính cho Liên Hệp Quốc và cho nhiều tổ chức quốc tế khác.
Tính cho đến ngày hôm nay, thời gian mà ông Trump lên cầm quyền mới chỉ vẻn vẹn có 18  tháng.  Vậy mà ông đã thành công về nhiều mặt.  Các quyết định nới lỏng điều kiện kinh doanh và luật cải cách thuế đã giúp cho kinh tế Mỹ tăng trưởng rõ nét, không ai có thể phủ nhận
Đối với các vấn đề nóng bỏng trong đó có hồ sơ Bắc Triều Tiên thì hồ sơ này đã được giải quyết ôn hoà và thuận lợi.  Nước Mỹ với chủ nghĩa “thực dụng có nguyên tắc” của Trump đang thay đổi mạnh mẽ.
Chính vì thế mà năm  2018 có thể coi là năm nước Mỹ đang bước vào một thời kỳ sáng sủa chưa từng thấy.  Nhiều bóng đen của dĩ vãng đã bị TT. Trump xua tan và dập tắt ./.
 NGUYỄN CAO QUYỀN
 

 






__._,_.__.



__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts