----- Forwarded
Message -----
From: 'Cong Dong' via Phụng
Sự Xã Hội <
To: PSXH <
Sent: Tuesday, December 31, 2019, 08:31:06 AM CST
Subject: [PSXH] Cách Xưng Hô
Cách Xưng Hô Dưới Thời
“Xã Nghĩa”
Trong giao tiếp hằng
ngày, người nước ngoài không xem cách xưng hô là quan trọng lắm; ngược lại,
người Việt, dù ở trong nước hay ở ngoại quốc, đều phải cẩn thận xưng hô cho
đúng cách.
Người Mỹ, chẳng hạn,
chỉ cần xưng “I” hay “we” và gọi (những) người mình giao tiếp là “you” (số ít
hay số nhiều) thì đã ổn thỏa. Người Tàu cũng thế, “ngộ” và “nị”. Riêng người
Pháp, họ xưng “Je” hay “nous” (số nhiều), và gọi người đối diện là “tu” (nếu
thân mật hoặc nhỏ tuổi hơn) hay là “vous” (trong trường hợp tổng quát và số
nhiều).
Thế nhưng, người Việt,
theo truyền thống thường xưng hô như là người thân trong nhà và xem xã hội như
là một đại gia đình, nên phải luôn cẩn trọng đoán biết tuổi tác và địa vị người
mà mình giao tiếp để có cách xưng hô cho thích hợp, đúng phép. Thí dụ, khi gặp
một người lớn tuổi cỡ bậc cha mẹ mình thì nên gọi họ là “chú, bác, cô, dì…” và
xưng “con” hay “cháu” thì mới được xem là đúng phép xã giao.
Dưới chế độ xã hội chủ
nghĩa hiện tại trong nước, người ta không lấy làm lạ khi nghe một người nhỏ
tuổi gọi một bậc trưởng thượng đáng tuổi cha mẹ mình bằng “anh” hay “chị” một
cách hết sức tự nhiên. Sự trịch thượng đó cũng còn được nghe khi một người nào
đó gọi một vị linh mục hay thượng tọa bằng “anh”. Trước thời kỳ đạo đức suy đồi
này, cách xưng hô như thế bị xem là hỗn hào, vô lễ, khó có thể chấp nhận được.
Trên sân khấu hay trên
phương tiện truyền thông, người phỏng vấn đôi khi viện cớ người được phỏng vấn
là nghệ sĩ nên “xin phép gọi bằng anh hay chị theo tinh thần văn nghệ” mặc dù
trước đó người phỏng vấn thú nhận hay nhận xét người nghệ sĩ đó đáng bậc cha mẹ
mình. Nếu không muốn gọi họ là “chú, bác, cô, dì…” thì sao người phỏng vấn
không gọi họ bằng “ông” hay “bà” cho thích hợp với cách xưng hô tổng quát của
người làm truyền thông?
Qua các shows dạy cách
nấu ăn trên mạng ở trong lẫn ngoài nước, người hướng dẫn thường xưng tên hoặc
xưng là “mình” hay thậm chí xưng là “cô” và gọi khán giả là “các bạn” trong khi
người này không biết (hay biết mà lờ đi) rằng những người xem thuộc đủ mọi
thành phần tuổi tác, có khi có người còn lớn hơn rất nhiều so với tuổi của
người hướng dẫn. Ngôn ngữ Việt có chữ “quý vị” rất thích hợp cho khán giả thuộc
mọi lứa tuổi, tại sao họ lại không chịu sử dụng? Về cách tự xưng, họ có thể
dùng chữ “tôi” và nên tránh dùng chữ “mình” vì thông thường chữ này chỉ được
dùng trong trường hợp bạn thân với nhau mà thôi.
Vẫn trên sân khấu và
phương tiện truyền thông, người dẫn chương trình (MC) hay xướng ngôn viên
thường mở đầu bằng câu chào “kính thưa quý vị và các bạn” một cách máy móc.
Thật ra, cách xưng hô đó có thể dư thừa vì “quý vị” đã bao gồm đủ mọi thành
phần rồi, kể cả “các bạn”. Cách xưng hô máy móc này, thật đáng tiếc, không
những được áp dụng trong nước mà còn cả ở nước ngoài nữa!
Nhìn chung, dưới thời
xã nghĩa, người ta có thể lấn cấn giữa cách xưng hô khi nói chuyện trước công
chúng và khi nói chuyện riêng một cách thân mật. Ở trường hợp thứ hai, người ta
có thể tự xưng là “mình” hay xưng tên cũng được, nhưng khi nói chuyện trên
phương tiện truyền thông hay trước công chúng, cách đúng đắn nhất là xưng
“tôi”. Chữ ngây ngô nhất mà sau này các xướng ngôn viên hay dùng là “các bạn
nghe đài”. Ngày trước ở miền nam, các xướng ngôn viên thường dùng chữ “thính
giả” (truyền thanh) hay “khán thính giả” (truyền hình), nghe vừa thanh tao mà
lại vừa đúng nghĩa.
Sau năm 1975, có thể
do đạo đức suy đồi từ khi chủ nghĩa cộng sản vô thần bị du nhập vào đất nước,
người ta bất chấp tất cả để xưng hô loạn xạ lên, không ra thể thống gì nữa.
Ngay từ năm 1945, có người chỉ mới độ ngũ tuần mà mọi người đều gọi là “bác”
một cách khúm núm và xưng “cháu” ngọt xớt. Rồi nào là “anh hay chị Giám Đốc”,
“anh hay chị Chủ Tịch”… Nghe sao chướng tai quá mức!
Tất cả những cách xưng
hô hỗn xược, không đúng phép xã giao đó đã diễn ra dưới cái gọi là “chế độ xã
hội chủ nghĩa” là do nền đạo đức suy đồi, luân lý xuống dốc và cũng do thói
quen bắt chước một cách máy móc, thiếu suy nghĩ.
Ước gì bài viết này
được trở thành một tiếng chuông gióng lên, cho dù là lạc lõng trong mớ hỗn độn
của thời kỳ băng hoại đạo đức, gần như hết thuốc chữa, của một đất nước tang
thương.
ĐỖ HỒNG
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks