Tự Điển Tiếng Việt Đổi Đời Kỳ 1 từ vần A-C
https://daihocchantrau.blogspot.com.au/2017/04/tu-ien-tieng-viet-oi-oiky-1-tu-van-c.html
https://daihocchantrau.blogspot.com.au/2017/04/tu-ien-tieng-viet-oi-oiky-1-tu-van-c.html
Tự Điển Tiếng Việt Đổi Đời
Đôi Lời Phi Lộ:
Bất cứ một dân tộc nào nếu đã hình thành một nền văn học, đều có hai loại văn chương bác học và văn chương bình dân. Ngôn ngữ cũng có ngôn ngữ trí thức và ngôn ngữ đường phố. Phê bình văn học, phê bình cách sử dụng ngôn ngữ là điều phải có để đất nước tiến lên.
Trước đây ở Miền Nam, một số nhà văn, nhà báo dùng chữ hay viết văn không đúng cũng đã bị phê phán chứ không phải muốn viết gì thì viết. Ngày nay, ngôn ngữ ít học, đứng bến, mánh mung, đường phố giống như cỏ dại lan tràn rất nhanh vì nó được phổ biến qua các bản tin, báo chí, các trang điện tử, truyền hình, đài phát thanh, các diễn đàn…
cho nên nó dễ dàng
giết chết ngôn ngữ “văn học” thường phải xuất hiện qua sách vở. Nếu không ngăn
chặn kịp thời, loại ngôn ngữ lai căng, bát nháo, quái đản sẽ trở thành dòng
chính của văn học…và khi đó thì hết thuốc chữa. Việt Nam ngày nay đang đứng
trước thảm họa đó! Ngoài ra, “văn
dịch” phần lớn từ các bản tin tiếng Anh của những người không rành tiếng
Anh lại kém tiếng Việt đã phá nát cú pháp (văn phạm) Việt Nam. Hiện nay BBC Việt Ngữ đã góp phần rất lớn vào việc
tàn phá tiếng Việt truyền thống.
Xin nhớ cho, thay đổi mà tốt hơn, hay hơn thì
người ta hoan nghênh. Thay đổi mà xấu, tệ hơn là phá hoại. Ngoài ra, không có
gì “lớn” cho bằng “cầm bút” nhưng
cũng không có gì “xấu xa” cho bằng viết bậy, viết nhảm, viết sai sự
thật và nhất là phá hoại ngôn ngữ truyền thống của dân tộc. Sau hết, tôi xin
nhắc những người làm báo trong nước và cả BBC tiếng Việt: Dân đường phố, mánh mung, đứng bến
vì ít học cho nên ăn nói bậy bạ. Nhà báo là người có học phải hướng dẫn “đường
phố” để họ từ từ tiến lên, ăn nói mẫu mực, viết cho đàng hoàng, thế nhưng lại
chạy theo “đường phố” để phá nát tiếng Việt. Thật đáng buồn!
Dưới
đây là bảng so sánh tiếng Việt truyền thống và tiếng Việt đổi đời xếp theo thứ tự
A,B,C…
D.
-Dân du lịch/đi chơi trở thành phượt thủ (VnExpress). Tôi
không hiểu họ lấy chữ “phượt” ở đâu ra. Có thể từ
tiếng Miên.
-Dẫn bóng một mình/đi bóng một mình trở thành solo. Trong nước ai cũng
giỏi tiếng Anh cả. Thật đáng mừng vì chỉ cần vài chục năm nữa Việt Nam sẽ giống
Phi Luật Tân, tiếng Anh là ngôn ngữ chính, tiếng Việt là ngôn ngữ phụ hay thổ
ngữ. Thật đau buồn! Tiếng Việt- một ngôn ngữ được tổ tiên sáng tạo, dày công
vun đắp, tô bồi với một kho tàng học thuật, văn chương lừng lẫy, nay đang bị
tiếng Anh lấn áp, loại bỏ giống như thời thuộc địa vậy. Nghe các cô các
cậu choai choai trên sân khấu ở Việt Nam nói tiếng Mỹ “ba rọi”, trong khi khán
giả ở dưới toàn là dân ăn nước mắm, nhe răng cười, tôi cảm thấy tủi hổ cho một
đất nước bát nháo, suy đồi quá mức! Tại Mỹ này, trong các buổi lễ, sinh hoạt
cộng đồng, ông/bà dẫn chương trình nào (MC) mà nói chen tiếng Anh vào,
chắc chắn sẽ bị đuổi khỏi sân khấu vì khinh thường khán giả. Ở hải ngoại người
ta biết quý trọng tiếng Việt tại sao trong nước lại chạy theo lai căng, bát
nháo, loại bỏ ngôn ngữ của tổ tiên?
-Diện tích trở thành mặt bằng. Thí dụ: Tính diện tích của một hình vuông
trở thành tính mặt bằng của một hình vuông. Rồi
nào là “máy ủi mặt bằng”. Thật lạ
đời! Đã là “mặt bằng” rồi thì con ủi gì
nữa? Do đó phải nói, “máy ủi, máy ban đất”.
-Diễn binh, duyệt binh trở thành diễu binh. Hồi nhỏ tôi nghe
người lớn nói diễu phố nay thì có diễu binh.
-Diễn văn trở thành bài nói . Cái kiểu bịa đặt
chữ nghĩa này là muốn “thoát
Trung” đây.
-Doanh nhân/doanh gia/công ty trở thành doanh nghiệp (doanh nghiệp là
nghề kinh doanh chứ không phải người kinh doanh/doanh gia). Người ta nói, doanh
nghiệp, ngư nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp…(nghiệp là nghề).
-Dồn nén, bực tức trở thành bức xúc. Tôi rất khó chịu với
hai chữ này. Cứ mỗi lần nghe ai nói “bức xúc” thì chính tôi lại “bức xúc”.
-Du lịch trở thành đi tour (lai căng)
-Dự định trở thành dự kiến. Dự định (planned) là
chuẩn bị làm gì. Còn dự kiến (foresee) là nhìn thấy trước, biết trước (nhưng chưa chắc
đã làm gì). Cả nước có bệnh nói như con vẹt mà không hề biết phân biệt
đúng-sai.
-Dự báo thời tiết trở thành Dự báo khí tượng thủy văn (dài
lòng thòng). Ở Mỹ này người ta dùng hai chữ Dự Báo Thời Tiết cả mấy trăm
năm nay mà có cần thay đổi gì đâu. Dự báo thời tiết bao gồm mưa, gió, nóng,
lạnh, bão tố, hạn hán, lụt lội, sóng thần, động đất. Dự báo thời tiết bao gồm
tất cả, giống như tiệm bán lẻ (retailer) bán cả ngàn thứ,
chẳng lẽ phải kê khai hết ra sao?
-Dùng thuốc kích thích trở thành doping. (BBC tiếng Việt rất
thích loại tiếng Anh “ba rọi” này)
-Dương Cầm trở thành Piano
-Dưỡng khí trở thành ô-xy . Xin nhắc ông Tây về
nước lâu lắm rồi đó.
Đ.
-Đá dở, đá kém, để mất bóng (bóng tròn) trở thành xử lý bóng không tốt. Trong
nước cái gì cũng xử lý. Tử hình, bắt giam,
giải quyết công việc cũng gọi là xử lý. Lọc chất thải cũng
gọi là xử lý chât thải. Phơi khô
gỗ để làm gì đó cũng gọi là xử lý gỗ. Xén vỏ cứng trên
đầu hạt sen để hạt sen có thể nảy mầm cũng gọi là xử lý. Giải tỏa hàng quán choán lề
đường cũng gọi là xử lý. Đúng là loại ngôn ngữ điên khùng.
-Đá phạt đển trở thành đá penalty (Tây ba rọi)
-Đã quyết định, dứt khoát quyết định trở thành chốt (như
đóng chốt khi giao chiến). ”Chưa chốt án cầu thủ SLNA đấm gãy mũi đồng nghiệp” (VOV).
Rồi, “Thủ tướng chốt quyết định nghỉ Tết tám ngày”. Đúng là ngôn
ngữ điên khùng. Câu văn đơn giản chỉ là, “Chưa quyết định trừng phạt cầu thủ Sông Lam Nghệ An đấm gẫy mũi
đồng nghiệp”, “Thủ tướng đã quyết định nghỉ Tết tám ngày”.
-Đã từng có bệnh, mắc bệnh trở thành tiền sử có bệnh (Tiền sử là thời kỳ ăn lông ở lỗ)
-Đài Truyền Hình Việt Nam trở thành Kênh Truyền Hình Việt Nam. Nghe
tới ”kênh” cứ tưởng Kênh Nhiêu Lộc, Kênh Xáng Xà No,
Kênh Vĩnh Tế. Nếu qua tới Mỹ, Đài Truyền Hình CNN của
người ta mà nói Kênh Truyền Hình CNN, chắc
người ta đuổi về nước quá.
-Đấm bóp, nghề đấm bóp, xoa bóp trở thành Mát-xa (Massage).
-Đáng ghi nhớ, đáng nhớ, lưu luyến, thích thú,
lưu lại nhiều kỷ niệm trở
thành ấn tượng. Ớ Việt Nam bây
giờ cái gì cũng ấn tượng, hoành tráng… cả nước nói như
những con vẹt và ngôn ngữ rất nghèo nàn, rập khuôn.
-Đánh cá trở thành đánh bắt. Thí dụ: “Một số tàu cá Philippines quay lại đánh bắt ở bãi cạn Scarborough”. (BBC Việt Ngữ). Đánh cá là dùng lưới. Còn bắt cá là dùng tay. Tôi đồng ý là ở vùng nông thôn, người ta vừa
đánh cá vừa bắt cá ở đồng ruộng. Thế nhưng ở Bãi Cạn Scarborough biển cả mênh
mông, sóng to gió lớn làm sao có thể lội xuống biển để “bắt” cá được? Tiếng Việt trong nước bây giờ có tệ
nạn là thêm cái đuôi dư thừa vào. Trong khi một số khác lại cắt cụt
nghe khó chịu vô cùng, như: lệ phí chỉ còn phí, chuyên môn/chuyên nghành chỉ còn chuyên, nhi đồng chỉ còn nhi, đội tuyển chỉ còn tuyển, tiêu chuẩn chỉ còn chuẩn như:
“Xây dựng trường và đào tạo theo chuẩn Hoa Kỳ” (Báo Tuổi Trẻ), máy bay săn tàu ngầm chỉ còn máy bay săn ngầm (trong khi đó lại nói tàu ngầm Kilo mà không nói ngầm Kilo), kinh khủng chỉ còn khủng, rẻ như bèo chỉ còn bèo…Với cái kiểu cắt cụt tiếng Việt như thế này
chỉ vài năm nữa thôi bánh bao chỉ còn bao, bánh hỏi chỉ còn hỏi, bánh chưng chỉ
còn chưng, lợn quay/heo quay chỉ còn quay và xe bò chỉ còn bò. Thật bát nháo
quá đỗi!
-Đánh thuế trở thành áp thuế. Thí dụ: “Trump muốn áp thuế nhập khẩu Mexico để trả tiền xây tường” (BBC
Việt Ngữ). Về thuế thì chỉ có: đánh thuế, tăng thuế, giảm thuế…làm gì có áp
thuế? Câu văn đơn giản chỉ là,
“ Ô. Trump muốn đánh thuế hàng nhập cảng từ Mễ Tây Cơ để lấy tiền xây
tường”. Nhưng khi nói “áp đặt” tức đặt để, ban hành, áp dụng một cái gì
không hợp lý, chẳng hạn: Euro đã áp đặt một thuế xuất không hợp lý trên hàng nhập
cảng từ Việt Nam.
-Đạt đúng chỉ tiêu, thỏa mãn điều kiện trở thành đạt tiêu chí
-Đau dữ dội, đau quặn thắt (acute pain) trở thành cấp tính. Thí dụ: Đau bụng dữ dội biến thành đau bụng cấp tính.
-Đau lòng trở thành đắng lòng. Như vậy câu thơ “Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc” của
Bà Huyện Thanh Quan sẽ trở thành, “Nhớ nước đắng lòng con cuốc cuốc”.
-Đề nghị trở thành đề xuất.
-Đẹp lôi cuốn, đẹp hấp dẫn trở thành đẹp khó cưỡng (vì khó cưỡng
cho nên có thể ôm chầm lấy hoặc hiếp dâm người ta)
-Điểm tối thiểu, điểm thấp nhất
(để xét tuyển) biến thành điểm sàn. Trình độ Việt ngữ
quá thấp kém.
-Điều dưỡng, y tá trở thành hộ lý (giống như để giải quyết
sinh lý cho người ta)
-Điều khiển /điều hòa trở thành điều tiết như điều tiết giao thông. Trong
khi từ điển Việt Nam định nghĩa điều tiết là tiết chế, điều
chỉnh sao cho vừa như cách ăn uống, mắt, làm việc, tình dục quá độ v.v. Điều tiết không hề có nghĩa
là điều khiển.
-Điều tra, thẩm vấn, lấy cung trở thành làm việc. “Công an mời 'người tình' cô gái chết lõa thể lên làm việc” (VOV).
-Đỡ đầu, bao che trở thành bảo kê giống như “bảo tiêu” trong các phim bộ Hồng
Kông.
-Đoạn phim ngắn, thu hình ngắn trở thành video clip (Hai chữ này lan
tràn trên các diễn đàn ở hải ngoại)
-Đối xử nhân đạo, đối xử có tình
người biến thành đối xử nhân văn. Theo tử điển
Tiếng Việt trong nước xuất bản sau 1975 thì nhân văn là văn minh loài người,
hoàn toàn không có nghĩa là nhân đạo. Nói tóm lại, trong nước muốn nói gì thì
nói, muốn viết gì thì viết mà không cần tra cứu sách vở, từ điển gì cả.
-Đội Tuyển Việt Nam trở thành Tuyển Việt Nam
-Đội Tuyển Ba Tây trở thành Tuyển Ba Tây
Đổi giống (đàn ông thành đàn bà) trở thành chuyển giới. Giống là giống
đực, giống cái. Còn giới là giới hạn , sự ngăn cấm (giới luật, biên giới). Từ ngàn
năm tới giờ người ta nói “giống đực, giống cái”, không ai nói “giới đực, giới
cái”.
-Đóng thêm bốn chiếc tàu trở thành đóng mới bốn chiếc tàu. Trồng cây cao-su cũng là trồng mới. Đúng là tiếng
Việt điên khùng. Nếu loại tiếng Việt điên khùng này tiếp tục lan tràn,
trong tương lai trẻ con sẽ nói, “Mẹ
cháu vừa nấu mới nồi cơm”.
“Bố cháu vừa mua mới mấy chiếc tủ”, “Bà cháu vừa gói mới mấy chiếc bánh chưng”. VietnamPlus ngày
15/3/2107: “Bất chấp dư luận,
Trung Quốc vẫn xây dựng mới trái
phép ở Hoàng Sa”. Câu văn không điên khùng và bát nháo sẽ là, “Trung Quốc xây dựng những công trình mới tại Hoàng Sa.” Báo Tuổi Trẻ đúng đắn hơn khi
đưa tin, “Trung Quốc xây thêm căn cứ mới ở Hoàng Sa”
-Đồng bạc Việt Nam, giấy bạc Việt Nam trở thành tiền Đồng (BBC tiếng Việt)
-Đột ngột, bất ngờ trở thành đột biến. Thí dụ: “Giá vàng tăng bất ngờ” trở
thành “Giá vàng tăng đột biến”. Xin
nhớ cho”đột biến” là một tình thế
bỗng nhiên thay đổi, rẽ sang một hướng khác. Đột biến nói đến sự khủng hoảng.
Khi người ta nói “có biến” hay “biến động” tức tình hình có
thể là một cuộc đảo chính, lật đổ, kéo quân về làm phản. Còn “bất ngờ” chỉ là sự không dự
liệu và tiên đoán trước. Thí dụ: “Cháu nó bất ngờ đổi ý kiến không
làm cho hãng ấy nữa”. Ngu dốt mà cầm bút làm xáo trộn và phá hoại ý nghĩa
của ngôn ngữ đã có cả ngàn năm nay.
-Đứng đầu, hàng đầu trở thành top (lai căng mất gốc)
-Đường trở thành phố. Trong nước không phân
biệt được thế nào là phố, thế nào là đường vì thế đã dịch “Wall Street” thành”Phố U-ôn”. Đây là khu thương
mại, tài chính của Mỹ nằm trên “Đường Wall”chứ nó không phải
“Phố U-ôn”. Theo từ điển Việt
Nam ở trong nước “phố” là “nhà ở
thành thị” do đó người ta thường nói “một khu phố”, “một dãy phố”. Vậy “phố” không
phải là “đường”. Thí dụ: Đường Trần Hưng Đạo trên đó có nhiều dãy phố buôn bán
nhưng không vì thế mà gọi cả con Đường Trần Hưng Đạo là “Phố Trần Hưng Đạo”.
-Đường giây thông báo khẩn cấp/đường giây ứng
trực 24/24 trở thành đường giây nóng. Trong nước
cái gì cũng nóng, ghế nóng, thưởng nóng, tin nóng, bắt
nóng…đúng là loại ngôn ngữ điên khùng!
-Đường hầm trở thành hầm. Đường hầm Thủ Thiêm trở
thành hầm Thủ Thiêm. Xin nhớ cho đường hầm khác với hầm. Đường hầm là con đường
đào xuyên dưới đất. Còn hầm là một cái hố đào xâu
xuống đất để trú ẩn hay cất chứa cái gì như hầm chứa vũ khí. Báo chí
trong nước toàn những người “can
đảm” muốn viết gì thì viết và không sợ người ta chê cười. Nghĩ thật đáng
sợ! Nguyên do chỉ vì đất nước không có một tổ chức tư nhân hay cơ quan nào giám
sát, dòm ngó để phê bình tư cách đạo đức và trình độ văn hóa của báo chí. Tại
Hoa Kỳ này, báo chí hay đài truyền hình nào mà “ăn nói”, viết theo kiểu như vậy
thì chỉ có nước về nhà xin đi làm bồi bàn hay lau chùi quét dọn. Các bài phóng
sự của các ký giả gạo cội gửi về đều có chủ bút (editor) duyệt lại từ nội dung
tới văn chương chứ không phải gửi về là đăng liền. Cứ nhìn vào phần cuối
bản tin của AP, AFP, Reuters, UPI…sẽ thấy. Ôi buồn cho đất nước “Ngàn năm văn
hiến”! Văn hiến không có nghĩa là có nhiều gái đẹp thi Hoa Hậu Hoàn Vũ, hay
người mẫu nhố nhăng quảng cáo quần nọ áo kia, mà là văn chương và các tác phẩm
văn học và nhất là con người sống sao cho thanh cao, khí phách. Văn hiến cũng
không có nghĩa là trùng tu lại một số đình chùa, cung điện, miếu mạo để làm nơi
hấp dẫn du lịch để kiếm tiền…mà là làm sao nối gót và bồi đắp gia tài văn học
của tổ tiên.
-Đường lối, ngõ ngách ngoại giao trở thành kênh ngoại giao. Trong nước không rành tiếng
Anh cho nên thấy chữ channel bèn dịch là kênh trong khi channel có rất nhiều nghĩa.
Thí dụ: TV channel là đài truyền
hình (a station) chứ không
phải kênh truyền hình. Tiếng Anh
tồi mới dịch “diplomatic channel”
là “kênh ngoại giao”.
Nó là đường lối, ngõ ngách ngoại giao bao gồm thương thảo trực tiếp, mật đàm
hay thông qua trung gian của nước thứ ba.
G.
-Gái vị thành niên rửng mỡ trở thành hot teen
-Gái xinh, gái nhí nhảnh trở thành “hot girl” trong khi “hot girl” là gái trông gợi dục, gái trông hấp dẫn về thể xác (thường ăn mặc hở hang, phô bày thân thể quá
mức, cử chỉ lả lơi mời mọc). Cả trong trường học bây giờ cũng có “hot girl”. Đúng là ngu dốt mà thích dùng
tiếng Anh để tỏ ra đây là Mỹ. Báo Thanh Niên ngày 8/3/2017 đi một tiêu đề, “Quan lộ thần tốc của 'hot girl' Thanh Hóa”. Một nhân viên giữ chức vụ Trưởng Phòng Quản Lý Nhà và Thị Trường Bất Động
Sản, cho dù có tội mà dùng danh từ “hot girl” để thóa mạ người ta
thì đúng là một nền báo chí bát nháo, không có học.
-Gần gũi, giao
tiếp, tiếp xúc, đến gần trở
thành tiếp cận. Khi Ô. Tillerson-
Bộ Trưởng Ngoại Giao Hòa Kỳ thăm các nước Nam Hàn, Nhật Bản đã không cho báo
chí tháp tùng và không tiếp xúc với báo chí, bèn được các
trang tin BBC và VOA nói rằng “không được tiếp cận”. Đúng
là ngôn ngữ bát nháo, dốt thường hay nói chữ và có khi không hiểu mình viết gì.
-Gây giống trở thành nhân giống. Gây giống là
giữ gìn và gia tăng giống của một loại cây hay sinh vật nào đó qua một tiến
trình khó khăn, có nghiên cứu chứ không phải cứ muốn tăng lên là tăng, muốn
nhân lên là nhân.
-Ghi danh, ghi tên trở thành đăng ký. Thí dụ: Ghi danh dự thi, ghi tên ứng cử. Còn đăng ký, đăng bạ là ghi tên
vào sổ bộ. Thí dụ: Đăng ký, đăng bạ xe gắn máy.
-Giá rẻ như bèo/giá rẻ mạt trở thành bèo. “Lương tiếp viên khủng hay bèo”. Rồi Báo Tuổi Trẻ, “Quảng Ninh chấn chỉnh tour du lịch giá bèo.” Đây
là ngôn ngữ của loại lưu manh đứng bến nói chuyện với nhau. Vừa lai căng, vừa
bát nháo. Ngôn ngữ đứng đắn phải là, “Quảng Ninh chấn chỉnh lại các chuyến
du lịch giá quá rẻ”.
-Giá vé máy bay mức cao nhất và thấp
nhất biến thành giá
trần, giá sàn hàng không (VietnamPlus). Câu văn điên khùng
ở chỗ là, chỉ có vé máy bay chứ làm gì có vé hàng không. Hàng không là
ngành chuyển vận bằng máy bay. Hàng hải là ngành chuyển vận bằng đường biển.
Ngoải ra “giá trần” làm cho người ta
liên tưởng tới “giá trần”, “hành trần” để ăn phở. Rồi
cao độ tối đa (maximum
altitude) của máy bay trở thành “trần bay”.
Trong
nước bây giờ cái gì cũng trần và sàn. Những danh từ như cao nhất, thấp nhất đã bị
xóa trong từ điển Việt Ngữ.
-Gia đình trở thành hộ dân
-Giải trở thành Cup
-Giải thích, cho biết lý do tại sao
trở thành lý giải. “Người Sài Gòn lý giải việc tự nguyện trả lại
vỉa hè”. Tôi không hiểu tại sao trong nước, đa số vừa nghèo, vừa ít học
nhưng rất thích dùng những chữ “đao to búa lớn”.
-Giải túc cầu/bóng đá thế giới trở thành World Cup
-Giải pháp trở thành kịch bản . Thí dụ: Giải pháp nào cho cuộc xung đột Syria trở thành Kịch Bản nào cho
Syria. Trong nước, chỗ nào, lãnh vực
nào, bài báo nào cũng thấy hai chữ kịch bản, kịch tính giống như phường tuồng, sân khấu vậy. Thậm chí
sắp đặt chương trình cho buổi lễ nhậm chức cũng gọi là lên kịch bản, “lên kịch bản cho
lễ nhậm chức của Tổng Thống đắc cử Mỹ Donald Trump.” Rồi “Việc phát lộc gây lộn xộn tại chùa Hương không có trong kịch bản" (VietnamPlus) Thật là loại ngôn ngữ quái đản! Thế
mà các diễn đàn ở hải ngoại cũng đua nhau chuyển tiếp (forward) loại ngôn ngữ điên
khùng này. Nếu là một người có học sẽ viết, “Việc phát lộc gây lộn xộn tại chùa hoàn toàn ngoài ý muốn”.
-Giải trở thành cúp.
-Giải phẫu trở thành phẫu thuật.
-Giải thích, tìm hiểu trở thành giải mã. Giải mã là bẻ khóa mật mã để đọc một tải liệu
mã hóa của đối phương. Hiện nay trong nước hai chữ “giải mã” được dùng một cách
vô tội vạ.
-Giải tỏa trở thành giải phóng như giải phóng mặt bằng - giống như đem binh sĩ, xe tăng tấn công vào
chiếm cứ một khu vực nào đó.
-Giảm bớt căng thẳng trở thành hạ nhiệt. “Sau khi Malaysia có những tín hiệu nhằm hạ nhiệt căng thẳng leo thang.” (Báo Tuổi Trẻ) giống như một
người bị sốt, nhiệt độ cơ thể giảm dần. Dường như tất cả các báo ở Việt Nam
không có chủ nhiệm, chủ bút, trưởng ban đọc lại các bản tin do phóng viên gửi
về để cắt xén bớt những câu văn thừa thãi, chỉnh lại văn phạm , cách dùng
chữ v.v… mà cứ thấy bài là đăng lên, chẳng cần biết đúng sai.
-Giảm bớt nhân viên/sàng lọc lại nhân viên trở thành tinh giản biên chế. Cứ phải đọc những loại chữ
như thế này có ngày nhức đầu mà chết.
-Giao kèo, khế ước/thỏa thuận (account) để có một khoản/phần/chỗ trên Facebook trở thành tài khoản trong khi tài khoản là khoản tiền có trong ngân hàng.
-Giao dịch, liên lạc, hỗ tương, tác động qua lại trở thành tương tác. Chữ nghĩa thật điên khùng! Trong nước bây giờ
nhiều khi nói mà không biết mình nói gì, giống như những kẻ mê sảng vậy.
-Giấy chứng
nhận độc thân (Single Status Certificate) trở
thành “Công hàm độc thân” trong khi công hàm là văn thư của bộ ngoại giao gửi các quốc gia
hay tổ chức quốc tế. Đúng là chữ nghĩa lộn sòng, bát nháo và “đao to búa lớn”.
-Giờ trở thành “h” (heure). 8 giờ trở thành 8h. (Lai
Tây từ thời thuộc địa). 7 giờ sáng
trở thành 7h sáng. Tại sao không viết 7 g. sáng, 5 g. chiều, 9 g. tối, 12 g. khuya?
-Giữ gìn trở thành bảo lưu. Thí dụ: Giữ gìn một phong tục trở thành “bảo lưu phong tục”
giống như tiếng nói của một
hành tinh xa lạ. Người đàn ông ở Văn Miếu nói câu này bao năm vật lộn với miếng
khoai, miếng sắn và miếng thịt mỡ nhỏ bằng ngón tay của “thời bao cấp”
cho nên gần như “quên mất tiếng người”. Nay thì có thịt có cá, có quần áo đẹp,
muốn phục hồi và giữ gìn phong tục tập quán của tổ tiên nhưng trong đầu không
có các chữ “giữ gìn, bảo tồn”
cho nên phải sáng chế ra chữ mới là “bảo lưu”. Nghĩ thật tội nghiệp!
-Giúp đỡ, chia xẻ, thông cảm, kề vai sát cánh đã chết bây giờ chỉ còn “đồng hành”. Chỗ nào cũng thấy “đồng hành”. Cả hải ngoại cũng lây bệnh “đồng hành”. Thậm chí một phóng viên tới thăm một chủ
trại nhỏ muôi ngựa cũng nói “đồng hành”. Thật điên khùng quá mức! Giống như một con
vẹt vậy. Nghĩ cho cùng thật tội nghiệp! “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài”. Cả nước
nói vậy thì mình cũng phải nói vậy thôi!
-Gọi điện thoại trở thành gọi phôn. Số điện thoại trở thành số phôn (mất gốc rồi)
(Còn tiếp)
Đào Văn Bình
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks