Tốt
hơn nước Tàu nên chia thành nhiều quốc gia
Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm
- Lịch sử nước Tàu, một cách giản tiện, từ thời lập quốc nếu tính từ thời nhà Chu (-1134 _ - 770) đến nay 2018, tổng cộng là 3152 năm, đã trải qua biết bao nhiêu triều đại, nhưng thời đại huy hoàng về tư tưởng, triết học, văn hóa, nghệ thuật, lại chính là thời Xuân thu - Chiến quốc (- 722 _ - 256), với nhiều nhà tư tưởng, triết gia: Lão tử, Khổng tử, Mạnh tử, Tôn tử, Bách gia chư tử v.v... Trong khi đó, trong thời kỳ thống nhất, từ khi với Tần thủy Hoàng vào năm -221 tới nay, trên phương diện văn hóa nghệ thuật, nước Tàu trở nên nghèo nàn, không thể sản xuất ra một triết gia có thể sánh ngang hàng với Lão, Khổng, hay một nhà tư tưởng quân sự có thể sánh với Tôn Tử.
Vì vậy mà có người chủ trương nước Tàu nên
chia thành nhiều quốc gia, tất nhiên không thể hoàn toàn trở về thời Xuân thu -
Chiến quốc, với chiến tranh triền miên, mà là nhiều quốc gia, với lãnh thổ qui
định rõ ràng, được công nhận bởi quốc tế. Những quốc gia này cạnh tranh với
nhau, lo cho đời sống của dân để quốc gia dễ có cơ hội phát triển.
I) Quan điểm của những người cho rằng để phát
triển mạnh và có thể lo cho hạnh phúc của dân một cách hữu hiệu, nước Tàu nên
trở thành một quốc gia liên bang, với nhiều quốc gia khác nhau.
Người mà nghĩ nước Tàu nên chia thành nhiều
quốc gia, không ai hơn là ông Lý Đăng Huy, cựu tổng thống nước Đài Loan. Đừng
nghĩ ông ta có ý xấu muốn cho nước Tàu và dân Tàu phân hóa mà hoàn toàn ngược
lại. Ông đi từ cái nhìn kinh tế và rất đơn giản, ví một quốc gia như một gia
đình, một quốc gia lớn như một đại gia đình đông con. Thay vì đùm túm, sống
chen chúc với nhau, bề ngoài thì trông có vẻ đẹp. Đó là đại gia đình đoàn kết.
Nhưng về mặt kinh tế thì rất có hại. Vì về kinh tế cần có những thặng dư để đầu
tư, sau đó mới có thể phát triển. Nay trong một đại gia đình, con cái làm được
đồng nào ăn uống, tiêu xài hết đồng đó, thì đâu có đầu tư, đâu có phát triển.
Theo ông, nước Tàu đông dân và to lớn như một
lục địa vậy, nên chia ra thành bảy tám quốc gia, dựa trên 5 sắc dân chính của 5
vùng là Hán, Mãn, Hồi, Tạng, Mông, cộng thêm với hai vùng Đài Loan, Hồng Kông,
và có thể thêm nữa là Singapore, vì phần đông dân vùng này là gốc Tàu.
Bảy tám quốc gia này trở nên tự lập về văn
hóa, giáo dục, luật pháp, giống như Đài Loan, Hồng Kông trước kia, sau đó cùng
hợp lại thành một liên bang.
Có người còn đi xa hơn, đó là ví nước Tàu như
một lục địa, sánh với lục địa Âu châu. Chỉ cần nhìn lịch sử cận đại của Âu
châu, 2 người muốn thống nhất toàn Âu châu, đó là vào đầu thế kỷ thứ 19 (1800),
với Napoléon và vào giữa thế kỷ thứ 20 (1939-1945) với Hitler.
Họ nghĩ rằng nếu Âu châu, được một trong hai
người thống nhất, thì Âu châu không được tốt đẹp như ngày hôm nay, với nhiều
sắc thái, với nhiều nền văn hóa khác nhau, muôn vẻ, muôn màu, người dân được
những chính quyền lo liệu chu đáo, không những về mặt an ninh, đời sống bảo
đảm, mà còn được chăm lo về vấn đề y tế, giáo dục. Không nói đến những nước lớn
như Anh, Pháp, Đức, Ý, mà những nước nhỏ Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, Hòa
Lan, Phần Lan, luôn đứng hàng đầu trong số những quốc gia tân tiến và hạnh phúc
nhất thế giới.
Chúng ta hãy nói về sản lượng tính theo đầu
người hàng năm tính theo US Đô la: Thụy Điển là 53248, Đan Mạch là 56335, Phần
Lan là 45693, Na Uy là 73615, so với Hoa Kỳ là 59495, Trung cộng là 8563. Về
vấn đề cai trị người dân, những nước Bắc Âu này được coi là những nước có những
chính quyền tốt nhất.
Theo Viện Nghiên cứu Sức mạnh mềm
(TheSoftPower30.com), vào năm 2 017, thì nước đứng đầu về vấn đề cai trị, lo
cho dân là Na Uy, thứ nhì là Thụy Sỹ, thứ 3 là Thụy Điển, rồi đến Phần Lan, Hòa
Lan, Đan Mạch, Đức v.v... Cả 4 nước Bắc Âu đều có tên trong danh sách.
Không nói xa xôi, chúng ta trở về Á châu với
nước Đài Loan, mặc dầu đất không rộng (36000 km2), dân không đông (23,4 triệu
người), nhưng đây là một trong những nền kinh tế phát triển và vững chắc nhất
châu Á, tỷ lệ những người phụ nữ tham gia về chính trị, điển hình là bà Thái
Anh Văn, đương kim tổng thống, mà còn những người phụ nữ có quyền quyết định
trong tất cả mọi ngành nghề được coi là đứng đầu trên thế giới.
Giới lãnh đạo Tàu, từ xưa đến nay có một sai
lầm to lớn, đó là họ chỉ nghĩ đến việc thống nhất đất nước, cho rằng đây là cứu
cánh, nhưng thực sự nó chỉ là phương tiện; cứu cánh chính là hạnh phúc của
người dân, mà trong một quốc gia quá to lớn thì khó lo cho người dân, nhất là
một quốc gia lục địa như Tàu. Và đây cũng là lầm lẫn to lớn của truyền thống
triết lý đạo đức của Tàu, bắt đầu bằng phái Nho gia từ ngay thời nhà Chu và sau
đó được tăng cường bởi phái Pháp gia dưới thờ Xuân thu - Chiến quốc và kéo dài
cho tới ngày hôm nay, đó là chỉ nói đến bổn phận: con người phải có bổn phận
phục vụ gia đình, xa ra nữa là phục vụ triều đình và chính quyền, mà không nói
đến quyền lợi.
Đây là điều hoàn toàn ngược lại với triết lý,
đạo đức tây phương.
Bản Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp của Hoa Kỳ
tuyên bố hoàn toàn ngược lại: mục đích chính của con người là đi tìm hạnh phúc.
Chính quyền được thiết lập nên là giúp con người đi tìm hạnh phúc. Một khi
chính quyền không làm tròn nhiệm vụ này, thì con người (người dân) có quyền
truất phế chính quyền và lập nên một chính quyền khác.
Sự suy nghĩ con người chỉ để phục vụ chính
quyền, chứ không ngược lại còn kéo dài cho tới ngày hôm nay với Tập Cận Bình.
Ông tuyên bố: “Chúng ta không thể khoanh tay ngồi nhìn Đài loan sống tách rời
chúng ta từ thế hệ này qua thế hệ khác!. “Và cố tìm mọi cách để thống nhất, dù
dùng vũ lực hay tàn sát ngay chính người dân của mình.
Chuyện chính đây là hạnh phúc của người dân,
dân Đài loan họ đang sống hạnh phúc, lấy cớ gì bắt họ phải sát nhập vào Tàu,
phải hy sinh hạnh phúc của họ. Sát nhập, sống với nhau, nhân danh cái thống
nhất hão, đoàn kết giả, để rồi cùng nhau chết chùm hay sao?
Điều mong ước và tiên đoán của ông Lý Đăng
Huy,cựu tổng thống Đài Loan, theo đó nước Tàu nên chia ra làm 7 hay 8 quốc gia,
dưới một liên bang, điều này không phải là không có lý.
Đối với khối Âu châu, vì cạnh tranh với những
nước lớn như Hoa Kỳ, Nhật, Trung cộng, nên giới lãnh đạo chính trị, giới trí
thức và ngay cả dân chủ trương phải đoàn kết, làm thành một khối. Tuy nhiên họ
vẫn cố gắng làm sao để mỗi quốc gia vẫn có thể giữ bản thái, văn hóa, sắc màu của
mình.
Một nhà chính trị Pháp, ông François Bayrou,
mặc dầu ông chủ trương thống nhất Âu châu, nhưng ông nói thêm: “Thống nhất
không có nghĩa là ai cũng nói cùng một tiếng nói. Ai cũng nói cùng một một suy
nghĩ có nghĩa là chẳng suy nghĩ gì cả, là nghèo nàn tư tưởng. Và một khi tư
tưởng nghèo nàn đối với một quốc gia, một dân tộc, thì sẽ dẫn đến nhiều tai
họa.”
Đây có thể nói là một thảm họa đối với Tàu từ
bao nhiêu ngàn năm nay, ai cũng bắt buộc suy nghĩ như nhau bởi những chế độ độc
tài từ đời này qua đời khác trải qua hàng bao thế hệ. Điều này cũng đồng thời
giải thích nước Tàu vì sao nghèo nàn về tư tưởng, triết lý từ sau thời Xuân thu
- Chiến quốc là như vậy.
Chúng ta đừng nghĩ chỉ có những người như ông
Lý Đăng Huy hay những người ngoài đảng cộng sản Tàu nghĩ như vậy. Trái lại cũng
có những người thân cận với ông Tập Cận Bình và những người cựu đảng viên cũng
nghĩ như thế:
Thật vậy, ông La Vũ, bạn nối khố của ông Tập,
cả hai người đều là thái tử Đảng, một người là con của ông Tập trọng Huấn, công
thần của Mao ngay từ lúc đầu, ông Tập trọng Huấn, từng là Phó Thủ tướng, đặc
trách về tư tưởng và ý thức hệ, người kia là con của La thụy Khanh, lo về an
ninh, tình báo nội vụ của Mao. Hai người đều là bạn thân. Không những vậy, mà
cả hai bà, cùng con cái đi lại rất thân với nhau từ thưở hàn vi. Ông Là Vũ,
hiện sống ở Hoa Kỳ, khi họ Tập lên chức Tổng bí thư, đã viết cho ông một bức
thư, gọi bằng anh, khuyên ông Tập Cận Bình nên dân chủ hóa chế độ, bãi bỏ Đảng
cộng sản thì mới có thể chống lại tham nhũng, hối lộ, đi theo mô hình tổ chức
nhân xã của Hoa Kỳ, làm thành một quốc gia liên bang, có nhiều quốc gia nhỏ ở
dưới, có tính tự lập.
Ông viết: “Toàn bộ Đảng cộng sản Trung quốc là
tha hóa, không một quan chức nào là không tham nhũng, chống tham nhũng cũng có
nghĩa là chống lại Đảng…”
Trong bối cảnh vô số những vấn đề đang gây rối
cho dân và nước Trung cộng, ông khuyên họ Tập cho phép tự do báo chí, cho phép
thành lập các đảng chính trị mới, tổ chức bầu cử dân chủ, xây dựng một nền tư
pháp độc lập và chuyển giao quyền kiểm soát quân đội đang trong tay Đảng về lại
cho dân và đất nước.
Ông viết thêm: “Cha của chúng ta là những nhà
cách mạng nồng cốt của Mao Trạch Đông. Nhưng sau cuộc cách mạng, thay vì có
được một Nhà nước dân chủ, chúng ta trở thành một chế độ độc tài. Đó là sự khác
nhau giữa Mao Trạch Đông và Georges Washington.” (Theo Juliet Song và Larry Ong
- EpochTimes).
Trước Đại hội Đảng thứ 19, nhân dịp họp Lưỡng
hội toàn quốc, một số đảng viên, trong một bức thư mang tựa đề "Đảng viên
Trung quốc yêu cầu Tập Cận Bình từ chức", bức thư được đưa lên mạng
Internet đầu giờ ngày 4/3/2016, trên mạng Wujie News, thuộc SEEC Media Group,
Alibaba và chính quyền Tân Cương, nhưng sau đó bị nhanh chóng gỡ xuống. Tờ
Washington Post tìm được lá thư này.
Theo đó: “Chúng tôi là những đảng viên cộng
sản trung thành. Nhân dịp “ Lưỡng Hội “ toàn quốc, chúng tôi viết lá thư này
yêu cầu đồng chí từ chức khỏi tất cả vị trí trong đảng lẫn lãnh đạo quốc gia.
Việc chúng tôi làm ra yêu cầu này phát xuất từ lợi ích đảng, lợi ích quốc gia
và lợi ích đồng bào, và trên hết là sự an toàn cả cá nhân đồng chí cũng như cả
gia đình đồng chí.”
Tiếp sau đó là họ nêu lên những việc làm sai
trái của họ Tập, từ quốc nội đến hải ngoại, mà họ cho là hoàn toàn thất bại: Về
chính sách đối nội, chủ trương chính là chánh sách "đả hổ, đập ruồi",
nhưng kết quả cho thấy là họ Tập chỉ đả và đập những ai không theo mình. Thêm
vào đó chính sách can thiệp, độc đoán, độc tài, cấm đoán đủ mọi thứ đã làm cho
nước Tàu trở về thời bế quan tỏa cảng, "Về chính trị, sự từ bỏ truyền
thống quan trọng của đảng trong đó sự quan trọng nhất là từ bỏ hệ thống lãnh
đạo tập trung của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, thay vào đó đồng chí buộc tất cả
các cấp phải ủng hộ đồng chí ở trung tâm... Đồng chí đã làm suy yếu sức mạnh
độc lập của các cơ quan nhà nước…" (Thư đã dẫn).
Về kinh tế, tài chánh, xã hội, sự can thiệp
thái quá của họ Tập đã làm cho hệ thống kinh tế rối loạn, thị trường chứng
khoán chao đảo, khiến cho cả trăm triệu người, tiêu biểu cho giới trung lưu, bị
thất thoát tài sản trong cuộc khủng hoảng vào năm 2015.
Về ngoại giao, sự từ bỏ phương châm "thao
quang dưỡng hối" (ẩn mình chờ thời) của đồng chí Đặng tiểu Bình đã không
chỉ thất bại trong việc tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi mà còn cho
phép... Mỹ trở lại châu Á thành công, hình thành một mặt trận thống nhất với
Hàn quốc, Nhật bản, Phi luật Tân và các nước Đông nam Á..."
Tóm lại, nhìn một cách đại thể, thì suốt thời
gian Tập Cận Bình cầm quyền tới nay, nước Tàu bị lâm vào thế tứ bề thụ địch,
đang đi vào vết xe đổ của Liên sô trước kia.
II) Quan điểm những người cho rằng nước Tàu đi
đến tiến trình dân chủ là tất yếu vì không thể nào đi ngược với đà tiến bộ của
văn minh nhân loại. Và một khi đi đến dân chủ thì không còn độc đoán, độc tài, dù
là đảng đoàn hay quân phiệt và những vùng sẽ nổi lên đòi tự trị và nước Tàu sẽ
chia ra làm nhiều quốc gia, giống như Liên sô cũ.
Thực vậy, nếu nói về văn hóa, văn minh của con
người từ thời khai thiên lập địa cho tới nay, thì một cách tổng quát, người ta
chia ra làm 5 nền văn minh: lúc đầu con người ăn lông ở lỗ, hái trái cây, săn
bắn ở chung quanh hang đá của mình để sống, đó là thời văn minh trẩy hái. Nhưng
rồi hoa qủa, súc vật càng ngày càng khan hiếm, để sinh sống, con người phải đi
xa kiếm ăn, đó là nền văn minh du mục. Tuy nhiên cây cỏ, súc vật trong thiên
nhiên càng ngày càng ít, con người tự trồng trột và chăn nuôi, con người bước
sang nền văn minh định cư nông nghiệp; với nền văn minh này, con người đã có
thể thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của mình, đó là khi đói thì có cơm ăn, khi
rét thì có áo mặc; từ đó con người sinh ra những nhu cầu xa xỉ, có nghĩa là có
cơm ăn chưa đủ, mà muốn ăn ngon, trồng được lúa mì, nhưng muốn ăn lúa mạch, thì
trao đổi với người trồng lúa mạch, có vải để mặc, nhưng muốn mặc lụa, thì trao
đổi với người làm ra lụa; con người bước sang nền văn minh thứ tư, đó là văn
minh thương mại. Và sự trao đổi qua những con đường, lúc đầu là đường bộ, như
con Đường Tơ lụa, sau đến đường thủy như con Đường Gia vị, rồi đường hàng
không, đó là văn minh thương mại (civilisation marchande). Sau cùng ngày hôm
nay, với những phát minh ra điện, điện thoại, máy điện toán, con người không
cần đi xa để trao đổi, mà chỉ cần ngồi một chỗ với chiếc máy điện toán cũng có
thể trao đổi; con người bước sang nền văn minh thứ năm, đó là văn minh mà ngày
hôm nay người ta thường gọi là văn minh tri thức, điện toán.
Mỗi một thời văn minh, tương xứng với một mô
hình tổ chức nhân xã khác nhau. Thời văn minh trẩy hái, đó là mô hình gia tộc;
thời văn minh du mục, là mô hình bộ lạc. Thời văn minh định cư nông nghiệp, đó
là chế độ quân chủ, phong kiến. Nhưng với thời văn minh thương mại, và nhất là
thời tri thức điện toán ngày hôm nay, đó là tổ chức nhân xã dân chủ, tự do và
kinh tế thị trường.
Trở về với nước Tàu, nước này có nền văn minh
định cư nông nghiệp rất sớm, với mô hình tổ chức nhân xã quân chủ, từ quân chủ
phong kiến tản quyền thời nhà Chu (-1134 _ - 770) và thời Xuân thu - Chiến quốc
(- 722 _ - 256), rồi bước sang nền quân chủ tập quyền từ thời nhà Tần (-221 _ -
206) và có thể nói cho tới mãi ngày hôm nay, với chế độ cộng sản của Tập Cận
Bình.
Vì vậy chế độ này đang đi ngược lại trào lưu
tiến hóa của nhân loại, sớm muộn cũng sẽ bị trào lưu này đào thải... Vì xét cho
cùng, chế độ cộng sản cũng chỉ là mặt trái mặt phải của mô hình tổ chức nhân xã
quân chủ.
Về cộng sản, trong một buổi thuyết trình ở
tỉnh Hamburg thuộc nước Đức, được hỏi về cộng sản, Đức Đạt lai Lạt ma có nói:
“Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc
sinh sôi nẩy nở trong rác rưởi của cuộc đời.”
Theo tinh thần khoa học, cái gì cùng bản chất
thì sẽ sinh ra trong cùng một môi trường, cùng trưởng thành và cùng tự hủy hoại
cũng trong cùng một hoàn cảnh. Tất nhiên nó không thể nào giống nhau như hai
giọt nước, nhưng nó có chiều hướng giống nhau.
Bản chất của cộng sản là lý thuyết Mác-Lê, môi
trường sinh xôi nẩy nở của cộng sản là hoang tàn của chiến tranh, như Đức Đạt
Lai Lạt ma vừa nói; sau đó chúng tự hủy hoại lẫn nhau như lời một người Ủy viên
Bộ Chính trị trong Đảng Cộng sản Liên sô thời ông Gorbatchev (1986-1991), ông
Yakolek:
“Cộng sản là loài sâu bọ; con mới đẻ nằm lên
xác con già; con già đè lên xác con trẻ. Nhưng trong đó có con khỏe nhất, leo
lên được chỗ cao nhất. Tuy nhiên để đạt được địa vị này, thì nó đã dẵm lên xác
không biết bao con khác.”
Trở về với đảng cộng sản Tàu:
Sau Đại hội Đảng thứ 19 vào tháng 10/2017,
nhiều người cho rằng Tập Cận Bình là người "Đại quyền lực", tuy
nhiên, chúng tôi không nghĩ vậy. Trái lại họ Tập, trên danh nghĩa thì nắm tất
cả, bao nhiêu là chức chủ tịch, nhưng trên thực tế thì quyền hành đang lọt khỏi
tay họ Tập, ông bị lâm vào tình cảnh của ông Gorbatchev, cũng là người trên
danh nghĩa là nắm hết quyền lực ở Liên sô, cho đến lúc Liên sô sụp đổ, vì Trung
cộng hiện nay cũng đang bị lâm vào tình trạng thoái trào của Liên sô.
Những chỉ dấu chứng tỏ họ Tập không còn quyền
hành như trong nhiệm kỳ đầu, nói chi đến siêu quyền lực. Đó là: Vấn đề Vương Kỳ
Sơn
Có thể nói trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị 7
người nhiệm kỳ đầu của Tập Cận Bình, ông là người khá nhất, có liên hệ với
nhiều giới chức cao cấp Hoa Kỳ, như Henry Paulson, cựu Bộ trưởng Tài chánh dưới
thời Tổng Thống Georges Bush (con). Là người duy nhất trong Ban thường Vụ có
kiến thức về kinh tế, vì ông đã từng là Giám đốc điều hành Ngân hàng Xây dựng
Trung quốc, mà người Tổng Giám đốc là Trần Nguyên, con của Trần Vân, người được
coi là Giáo hoàng của Kế hoạch kinh tế nước Tàu trong suốt thời gian từ lúc
Đảng Cộng sản Tàu thành lập năm 1921 cho tới năm 1989. Nhưng sau đó ông đã cùng
Đặng tiểu Bình quyết định tư hữu hóa kinh tế Trung cộng bằng cách trao tài sản
quốc gia cho con cháu 8 Đại gia, gồm có Đặng tiểu Bình, Trần Văn, Vương Chấn
v.v… Nên nhớ hai người Phó Tổng Giám đốc của Ngân hàng trên là Hà Bính, con rể
của họ Đặng, người Phó thứ nhì là Vương Quân, con của Vương Chấn.
Ngân hàng trên theo tài liệu của Bloomberg
(03/01/2013), thì vào năm 2011, số vốn của nó đã là 1 600 tỷ $, bằng ¼ tổng sản
lượng quốc gia lúc bấy giờ. Ngân hàng đứng đằng sau yểm trợ cho tất cả những
công trình xây cất, xây dựng hãng xưởng có liên quan đến con cháu Bát Đại Gia.
Ông Vương Kỳ Sơn không những làm ở ngân hàng
đó, mà sau này còn là Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Đông, Bí thư Nam Hải, Thị trưởng
Bắc kinh, rồi lên chức Phó Thủ tướng, đặc trách về kinh tế tài chánh. Vào nhiệm
kỳ đầu của họ Tập, ông đứng thứ 6 trong Ban thường vụ Bộ Chính trị, đặc trách
về kỷ luật Đảng, coi về chiến dịch “Đả hổ, đập ruồi «, nhưng trên thực tế ông
là người quyền hành hét ra lửa, chỉ sau Tập vận Bình.
Họ Tập rất muốn giữ ông lại trong Bô chính Trị
và trong Ban Thường Vụ. Nhưng họ Tập đã không làm được việc này. Và điều đó
chứng tỏ họ Tập cũng không có quá nhiều quyền hành trong Đảng, nhất là trong
Ban Trung Ương như nhiều báo chí thổi phồng.
2. Quân đội không còn ủng hộ nhiệt tình ông
nữa, nhất là giới tướng tá trẻ
Phải nói là Tập Cận Bình đã được hàng ngũ giới
tướng lãnh trẻ, trong đó có Diệp tuyển Ninh, con của Thống tướng Diệp kiếm Anh,
Lưu Nguyễn, con của cựu Chủ tịnh nước Lưu thiếu Kỳ, Lưu á Châu, con rể của Lý
tiên Niệm, cựu Chủ tịch Quốc hội, ủng hộ ông nhiệt tình vào nhiệm kỳ đầu; nhưng
nay Diệp tuyển Ninh vừa mới chết, Lưu Nguyễn và Lưu á Châu không còn ủng hộ ông
nhiệt tình nữa như trong nhiệm kỳ đầu.
Chính vì lẽ đó mà có người nói rằng họ Tập
không còn được sự ủng hộ của Quân đội. Điều này cũng không phải là không có lý.
Ở đây chúng ta cũng nên mở một ngoặc kép, nói
thêm về nhân vật Diệp kiếm Anh. Ông người Quảng Đông, thuộc dân tộc thiểu số
"hakkhat" (Khách gia), chứ không phải dân tộc Hán, sinh năm 1897,
chết năm 1986, là một trong 10 Thống tướng của Mao, đã có nhiều công trong cuộc
cách mạng Mao; nhưng cũng có nhiều công đối với những nạn nhân của Mao.
Ông tốt nghiệp Học viện quân sự Hoa Nam, đi
theo Trung hoa quốc dân Đảng của Tôn Dật Tiên, sau đó mới theo cộng sản vào năm
1927.
Ông là một trong những người chính làm cuộc
đảo chính, lật đổ vợ Mao, bà Giang Thanh và nhóm 3 tên. Chính ông đã đề nghị
phục chức cho Đặng tiểu Bình trong phiên họp Trung Ương Đảng lần thứ 3, khóa X,
từ ngày 16 đến ngày 21/07/1977, và đã được chấp nhận, họ Đặng đã được phục tất
cả mọi chức tước, từ Ủy viên Trung Ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban
thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Tham mưu trưởng quân đội. Trong khi
trước đó vào ngày 10 đến 12/07, hai nhân vật cũng rất quan trọng, đó là Trần
Vân và Vương Chấn, cũng đề nghị phục chức cho họ Đặng, nhưng bị bác bỏ. Tướng
Vương Chấn còn phải làm tự kiểm thảo.
Ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc
triệt hạ từ từ Hoa Quốc Phong, người chính thức được Mao chỉ định kế vị, và
giúp họ Đặng lấy lại quyền hành.
Tướng họ Diệp không những là ân nhân của gia
đình họ Đặng, mà còn là ân nhân của nhiều gia đình nạn nhân của Mao, trong đó
có gia đình Tập Trọng Huấn, thân sinh của Tập Cận Bình. Ông đã kêu ông này sau
khi ra khỏi tù, về làm phó Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông, Phó Chủ tịch Quốc hội,
cả 2 chức là nhân vật thứ nhì sau ông.
Ông chết năm 1986, nhưng các con ông, nhất là
Diệp Tuyển Ninh, và nhiều người con khác, có công rất lớn trong việc đưa Tập
Cận Bình lên ngôi.
3. Vấn đề chống tham nhũng không được đẩy mạnh
như nhiệm kỳ đầu của ông để ông làm một bàn đạp thâu tóm quyền hành
Chúng ta thấy, mặc dầu người được chỉ định
việc chống tham nhũng, kiểm tra kỷ luật Trung Ương đảng, là ông Triệu lạc Tế,
người thứ nhì sau Vương Kỳ Sơn, nhưng từ Đại hội Đảng thứ 19 đến nay, người ta
có cảm tưởng vấn đề này gần như bị chìm xuồng, họ Tập không còn có thể dùng vấn
đề này như một bàn đạp để tiêu diệt những phe nhóm chống đối mình như nhiệm kỳ
đầu.
Cũng chính trong vấn đề chống tham nhũng, hối
lộ này, ngay trong Đảng, gần đây người ta tố cáo phía đằng vợ của ông.
Trong bức thư ký tên bởi những người Đảng viên
trung thành, như lời mở đầu của bức thư "Chúng tôi là những Đảng viên
trung thành", theo đó:
“Sự ủng hộ của đồng chí đối với Chu tiểu Bình
và Hoa thiên Phương như là đại diện của mặt trận văn học đã khiến vô số người
hoạt động nghệ thuật - văn học bất mãn cay đắng (Chu tiểu Bình và Hoa Thiên
Phương là 2 cây bút chuyên môn ca tụng họ Tập - Lời tác già bài này); sự cho
phép trực tiếp các đơn vị văn hóa ca tụng đồng chí và vụ bổ nhiệm bà em vợ đồng
chí làm giám đốc và nhà sản xuất Chương trình mừng xuân của Đài Truyền hình
Trung ương đã biến một chương trình gala vốn nổi tiếng thành một công cụ tuyên truyền
cá nhân của đồng chí." (Bức thư vừa dẫn).
4. Việc chỉ định Vương Hộ Ninh làm nhân vật
thứ 5 trong Ban thường vụ Bộ chính trị nói lên sử thỏa hiệp giữa 3 phe phái
chính trong Đảng, đó là phe Tập, phe Giang, phe Hồ. Điều này chứng tỏ ông đã
phải lùi bước trước ít nhất là 2 phe kia. Trong một bài chúng tôi có viết trước
đây về vấn đề diệt tham nhũng của Tập Cận Bình, chúng tôi có đưa ra 3 giả
thuyết: 1) Phe Giang Trạch Dân sẽ thắng bằng cách giết được họ Tập qua những
cuộc đảo chính và ám sát; 2) Phe Tập sẽ thắng vì triệt hạ được phe Giang; 3)
Cuộc chiến tranh không phân thắng bại, hai phe bắt buộc phải nhượng bộ lẫn
nhau, làm thỏa hiệp?
Việc chỉ định Vương Hộ Ninh vào trong chức vụ
quan trọng nhất trong Ban Thường vụ, đặc trách về ý thức hệ, nói lên sự thỏa
hiệp của 3 phe, phe họ Tập, phe họ Giang và phe họ Hồ. Họ Tập không còn một
mình một ngựa, múa gậy vườn hoang như trước kia.
Tại sao? Vì Vương Hộ Ninh là tiêu biểu cho một
loại trí thức gió chiều nào, theo chiều đó, nếu nói nặng thì là một trí thức
hèn. Là giáo sư chính trị ở đại học Phúc Đán, Thượng hải, ông đã phục vụ 3
triều, với Giang Trạch Dân, ông làm ra ý thức hệ 4 Đại diện cho họ Giang: không
những gồm có thợ thuyền, nông dân mà có cả thương gia, kỹ nghệ gia và trí thức.
Với Hồ Cẩm Đào, ông làm ra lý thuyết hãy mang tinh thần khoa học vào việc quản
trị đất nước. Nay với Tập Cận Bình, ông làm ra “Giấc mơ Trung quốc, một con
đường, một vòng đai.”
Con người ở triều đại nào cũng có mặt, mà lại
ở địa vị then chốt, như nắm ý thức hệ, tất nhiên không thể nào chủ trương chỉ
trích, loại bỏ phe phái Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.
Thực ra người ta nói đến lý thuyết, tư tưởng
là người ta nói quá lên, chứ thực sự cả 3 tư tưởng chỉ là những khẩu hiệu rỗng
tuếch, không chiều sâu, chẳng chiều dài, chiều rộng. Chẳng khác nào tư tưởng Hồ
Chí Minh chỉ là ăn cắp những câu nói của người khác, như câu "Cần kiệm
liêm chính". Câu này các cụ ai cũng nói.
Trở về với Đại hội 19, người ta nói đến sự
thỏa hiệp sau Đại hội này là như vậy.
Đó là tình trạng của Tập Cận Bình hiện nay.
Xin nhắc lại một lần nữa là nước Tàu hiện nay
dưới sự cai trị của Tập Cận Bình đang bị lâm vào cảnh thù trong giặc ngoài:
Trong nội bộ đảng, bề ngoài có vẻ là thỏa
hiệp, nhưng bên trong phe nào cũng chờ thời, có dịp là hạ bệ phe khác. Phe
Giang không bao giờ tha thứ cho phe Tập, ngay cả phe Hồ, vì họ cho là đồng lõa.
Nợ máu mà phe Giang phải chịu, bao nhiêu tướng lãnh cao cấp từ Từ tài Hậu cho
tới Quách Bá Hùng, bao nhiêu cán bộ cao cấp như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai
v.v…, người thì phải tự tử chết, kẻ thì bị tịch biên gia sản cả dòng họ, bị xử
tù chung thân. Nợ này nhất định phải trả, như những phim kiếm hiệp nói lên.
Phim ảnh không nói lên tất cả, nhưng cũng nói lên một phần tâm tính của dân tộc
đó. Người ta khen dân Tàu là dân tộc thận trọng, làm ăn có tính toán suy nghĩ,
nhưng nhiều khi không phải vậy.
Cứ xem phim kiếm hiệp thì rõ, mới nghe đồn
rằng kẻ đó giết cha, giết sư tổ của mình, là kéo cả gia đình, dòng tộc, bè phái
đi trả thù. Kết cục sự thật không phải vậy, nhưng nay việc đã xảy ra vì nhận
xét hồ đồ, chỉ còn cách là chịu sự trả thù lại.
Điều này có lẽ một phần đã ăn sâu vào máu một
số người Tàu, nhất là giới lãnh đạo, vua chúa quan quyền. Việc tranh quyền cướp
nước, anh em giết lẫn nhau để giành ngôi vua, những người trong Bộ Chính trị
giết nhau để giành địa vị cao, xảy ra thường xuyên ở nước Tàu.
Ngày xưa, dưới thời Khang Hy, 9 anh em tranh
nhau để giành ngôi thái tử, đến nỗi giết nhau, người đời và ngay cả phim ảnh
sau này nói đến trong phim "Cửu long tranh ngôi".
Ngày hôm nay, 7 người trong Ban thường vụ Bộ
Chính trị, bị dân nói là "Thất hùng tranh bá". Hai sự việc, bề ngoài
thì khác nhau, nhưng bề trong lại giống nhau. Nó nói lên tính ham quyền, không
những cho cá nhân, mà cho cả gia đình, dòng tộc, phe phái, và tính thù dai của
người Tàu.
Về vấn đề nội chính, kinh tế, tài chính, xã
hội dưới thời cầm quyền sau 6 năm vừa qua của Tập Cận Bình cũng không mấy sáng
sửa.
Trước kia dưới thời mở cửa của Đặng Tiểu Bình,
Giang Trạch Dân và ngay đến thời Hồ Cẩm Đào, tăng trưởng kinh tế là ở 2 con số,
nay với họ Tập, chỉ còn 1, vào năm 2017, theo thống kê chính thức của chính phủ
là 6,5%, nhưng trên thực tế chỉ còn 4 hay 5%.
Cả gần 200 triệu người thuộc giới trung lưu,
vì nghe lời khuyến dụ của họ Tập đã đi chơi chứng khoán, kết quả vào năm 2015,
thị trường chứng khoán Trung cộng tuốt đốc, mất 3 600 tỷ $, làm cho nhiều người
trắng tay. Đây là thành phần năng động, là xương sống của một xã hội. Họ chắc
chắn là trong lòng thù ghét họ Tập, chỉ chờ cơ hội là sẽ nổi lên trả thù, đúng
theo truyền thống của Tàu.
Xã hội Tàu hiện nay vô cùng bất công, giới
quan quyền thì vô cùng giàu có, 50 nghị sĩ trong quốc hội Trung cộng là những tỷ
phú, chiếm tài sản đến 90 tỷ $. Đấy là nước Tàu cộng sản, xã hội chủ nghĩa,
công bằng. Trong khi đó 50 nghị sĩ tỷ phú của Hoa Kỳ, nước đại tư bản, chỉ
chiếm 1,9 tỷ $, không đầy 2 tỷ.
Trong khi đó, thì theo nhiều viện nghiên cứu,
cả 300 triệu dân Tàu vẫn sống dưới mức độ nghèo đói, một ngày không có đến 3$
để sống.
Trong số này, có những cựu quân nhân, đã giải
ngũ, trước đây khi đi lính, thì được chính quyền hứa hẹn nhiều điều, nay giải
ngũ, phải sống một cuộc sống cơ cực, cơm không đủ ăn, bệnh không có thuốc uống,
không dám đi bác sỹ nhất là nhà thương. Thêm vào đó chính quyền lại đối xử bất
công, thiên vị cho ngành công an, bạc đãi quân đội, vì ngân sách quốc phòng
thấp hơn công an. Ngân sách này, mới nhất là 228 tỷ $, trong khi đó công an là
ít nhất 300 tỷ, hay hơn thế nữa. Gần đây lại có một vụ công an đánh đập, đối xử
tàn nhẫn với một số cựu quân nhân, nên họ đã kêu gọi nhau, cùng đòan kết, từ
nhiều tỉnh, đứng lên phản đối chính quyền. Có người nói đây là mầm mống của
Thiên An Môn 1989 thứ hai.
Đấy là sơ qua về tình hình quốc nội, còn tình
hình quốc ngoại, thì từ ngày họ Tập lên nắm quyền, nước Tàu bị tẩy chay, không
những ở các nước chung quanh, mà cả thế giới, bởi chính sách bành trướng và
quyết chí sát nhập Đài Loan.
Gần đây, bà Thái anh Văn,tổng thống Đài Loan,
không những chủ trương Đài Loan trở thành quốc gia, mà còn kêu gọi những nước
chung quanh và ngay cả thế giới hãy đoàn kết để tẩy chay chính sách bành trướng
của họ Tập.
Giấc mơ thực sự của mỗi người dân Tàu hiện
nay, và có thể nói là của bất cứ con người nào, dân tộc nào, dù đến từ mọi
chủng tộc khác nhau, đó là có một đời sống no ấm, được tự do phát biểu ý kiến
của mình trong dân chủ và hòa bình, thiếu một trong hai điều kiện trên cũng
không được. Đồng ý con người thiếu ăn thì sẽ chết. Nhưng thiếu giá trị tinh
thần, bị cấm đoán tư tưởng, bị bắt giam, bỏ tù vô duyên cớ, cũng đau khổ không
kém. Và hơn thế nữa, thiếu những giá trị tinh thần này sẽ làm cho một dân tộc
tụt hậu. Dân tộc Tàu là một dân tộc thông minh, nhẫn nại, cần cù, văn minh rất
sớm, nhưng bị chìm đắm quá lâu trong những chế độ độc tài, nhất là với chế độ
độc tài cộng sản hiện nay, nên nước Tàu càng trở nên tụt hậu và bất ổn.
Giới lãnh đạo Tầu, bắt đầu bằng Tập Cận Bình,
hãy ghi nhớ và suy ngẫm câu nói của ông La vũ, bạn nối khố của mình: “Cha của
chúng ta là những nhà cách mạng nồng cốt của Mao Trạch Đông.. Nhưng sau cuộc
cách mạng, thay vì có được một nhà nước dân chủ, chúng ta trở thành một chế độ
độc tài. Đó là sự khác biệt giữa Mao Trạch Đông và Georges Washington.”
Hãy làm thế nào để nước Tàu trở thành một quốc
gia liên bang, trong đó có nhiều quốc gia nhỏ, có tính tự lập. Làm như vậy, mới
có thể lo thực sự hạnh phúc cho dân, chứ không phải lo thực hiện giấc mơ
"một vòng đai, một con đường" không những ảo tưởng, không thiết thực
cho dân Tàu, mà còn mang đến bất ổn cho những dân tộc chung quanh. (1)
(1) Xin đọc thêm những bài về Tàu, trên http://perso.fr/chuchinam/
Paris ngày 05/07/2018
Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks