Đại Học chăn Trâu




Tuesday, 4 September 2018

TẠI SAO HAI NƯỚC CHIÊM THÀNH VÀ CHÂN LẠP BIẾN MẤT TRÊN BẢN ĐỒ THẾ GIỚI ?.


---------- Forwarded message ---------
From: Thai Hoang <>
Date: Mon, Sep 3, 2018 at 12:08 AM
Subject: Fw: Dân tộc Chàm và nước Việt
To:







 
TẠI SAO HAI NƯỚC CHIÊM THÀNH VÀ CHÂN LẠP BIẾN MẤT TRÊN BẢN ĐỒ THẾ GIỚI ?.
Phan Hưng Nhơn
Gần đây trên một bài báo nọ, có người đã viết:  “công bằng mà nói thì dân tộc nào cũng có đầu óc thực dân cả, không nhiều thì ít, nhưng tôi nghĩ rằng thực dân Việt siêu hơn thực dân Pháp và Tàu nhiều, không tin ư ?.  Thì Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp đã bị xóa trên bản đồ thế giới đó.”
Thật là một phát ngôn kém suy nghĩ, kém hiểu biết về lịch sử bang giao Việt – Chiêm, phụ hùa với những dư luận lỗi thời từng đổ lỗi cho người Việt Nam về sự suy thoái của nước Chiêm Thành.  Vì vậy, cũng nên tìm hiểu nguyên do suy thoái của nước Chiêm Thành thật sự từ đâu ?  Sở dĩ có dư luận đó, là do căn cứ trên hiện tượng người Việt Nam từ lưu vực sông Hồng đã dễ dàng Nam tiến sinh sống trên vùng đất cũ của Chiêm Thành và đồng bằng sông Cửu Long.
SỰ SUY THOÁI CỦA NƯỚC CHIÊM THÀNH
Người Việt nam gọi họ là Chàm.  Chiêm Thành là do người Hán đặt ra.  Người Chiêm Thành gồm nhiều sắc tộc khác nhau.  Mỗi sắc tộc lại bao gồm nhiều thị tộc riêng lẻ, thường hay lẫn lộn đánh nhau.  Có hai thị tộc mạnh nhất là thị tộc Cây Dừa (Narikelavamca hay Kokosno) sống ở vùng đất Indrapura phía bắc thuộc các tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và Nghĩa Bình ngày nay; vùng lãnh thổ họ có tên là Amaravati (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 10).  Còn thị tộc Cây Cau chiếm cứ vùng lãnh thổ mang tên là Panduranga từ đèo Cù Mông đến lưu vực sông Đồng Nai do tập tục, lề thói khác nhau nên giữa hai thị tộc này cũng thường xảy ra xô xát các thị tộc nhỏ khác tuy sống trong hai vùng này nhưng tại các nơi rừng núi vẫn giữ độc lập với nhau.  Tổ chức chánh quyền không chặt chẽ như thế, từ nội bộ Chiêm Thành mầm mống chia rẽ vì sắc tộc đã có sẵn.  Thêm vào đó, giới thượng tầng tăng lữ và qúy tộc tuy thiểu số lại điều khiển đa số dân chúng qúa nghèo khổ.  Người Chàm thường hoặc là làm nông, đi biển hoặc làm hải tặc.
Khoảng năm  605, thị tộc Cây Cau trở nên hùng mạnh và cai quản luôn vùng lãnh thổ Indrapura phía Bắc của thị tộc Cây Dừa để thành lập nước Chiêm Thành.  Chánh quyền Chiêm Thành thường đem quân đi cướp bóc hoặc chinh quạt khắp nơi.  Trên mặt biển, họ tổ chức những đoàn cướp biển.  Hải tặc Chiêm Thành một thời là mối hãi hùng cho những thường thuyền qua lại ở biển Đông từ Nam Trung Hoa cho đến Nam Dương.  Suốt thời gian dài hải tặc Chiêm Thành hùng cứ vùng biển Đông cho đến thời các nước phương Tây làm chủ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương với những tàu bè lớn, trang bị súng ống tối tân ngăn trở hoạt động của những người sống nghề cướp biển với những hải thuyền nhỏ với khí giới thô sơ.

NGUYÊN NHÂN NGOẠI LAI
Các hải thuyền Chiêm  Thành thường đi gây hấn nhiều nơi nên Chiêm Thành thường bị các nước đem quân đánh trả.  Trung Hoa tuy ở xa nhưng cũng đã hai lần đến đánh Chiêm Thành vào các năm 605 và  1282.
Sẵn có lực lượng hải thuyền hùng mạnh, thương gia Chiêm Thành buôn bán nhiều nơi khắp Đông Nam Á làm cho vương quốc Jawa chú ý vì bị cạnh tranh.  Người Jawa hai lần đánh cướp Chiêm thành.  Một lần vào năm 774, người Jawa đánh chiếm và tàn phá thị trấn Aya Tra (Nha Trang) và năm 787, họ đánh phá thị trấn Panra (Phan Rang), gây nhiều tổn hại cho dân chúng địa phương.  Sự bang giao giữa hai nước về sau thân hữu hơn vào cuối thế kyẻ thứ 9 sau các cuộc trao đổi viếng thăm giữa sứ bộ hai nước và nhất là sau khi vua Chiêm Thành Chế Mân lấy công chúa Tapani của vương quốc Jawa.
CHIÊM THÀNH VÀ NƯỚC CHÂN LẠP
Sau khi Phù Nam, nước lân bang phía nam Chiêm Thành bị Chân Lạp sát nhập vào giữa thế kỷ thứ sáu, Chiêm Thành áp dụng lối ngoại giao mềm dẻo để ngừa hờ sự bành trướng của Chân Lạp.  Hoàng thân Chiêm Thành Jadgaharm cưới công chúa Cavani con vua Chân Lạp Icanavar-man.
Đến thế kỷ thứ 9, bang giao giữa hai nước ngày càng căng thẳng, năm 950 Chân Lạp đem quân đánh Chiêm Thành ở vùng Nha Trang, nhưng giữa thời gian từ 1074 đến 1080, quân Chiêm lại xâm chiếm đến vùng Sambor (bắc Nam Vang).  Năm 1145, quân Chân Lạp phục thù đánh chiếm Đồ Bàn của Chiêm Thành.  Năm 1177, vua Chiêm Thành Jaya Indra-Varman phái một đội chiến thuyền hùng hậu tiến ngược dòng sông Cửu Long đánh phá thành Angkor, giết vua Chân Lạp, nhưng sau đó phải thối binh vào năm 1181.  Năm 1190, Chiêm Thành lại tấn công Chân Lạp lần nữa, nhưng lần này quân Chân Lạp phản công lại rồi tiến chiếm Đồ Bàn của Chiêm Thành, rồi chia nước Chiêm Thành làm hai tiểu quốc đặt dưới quyền đô hộ của Chân Lạp.  Năm 1192, hoàng thân Chiêm Thành Vidyanandana đánh đuổi được quân Chân Lạp, thống nhất trở lại được nước Chiêm Thành.  Đến năm 1203, vua Chân Lạp đem đại quân đánh chiếm Chiêm Thành và sát nhập Chiêm  Thành vào lãnh thổ Chân Lạp.  Mãi đến năm 1220, dân Chiêm Thành mới có cơ hội độc lal65p nhờ Chận Lạp bận rộn đối phó với Xiêm La (Thái Lan).
CHIÊM THÀNH VÀ VIỆT NAM
Suốt thời gian dài Chiêm Thành thường hay quấy nhiều miền Nam nước Việt.  Năm 192, tướng Khi Liên của Chiêm Thành từng kéo quân đánh phá vùng Tường Lam phía Nam quận Nhật Nam.  Nhưng nước Việt suốt mấy thế kỷ vẫn phải chịu đựng vì mãi lo chống đỡ những cuộc xâm lăng của kẻ thù phương bắc (Tàu Hán).  Năm 982, sau khi chiến thắng quân xâm lược Tống, Lê Hoàn tìm cách lập lại quan hệ bang giao hòa bình và phái sứ gỉa sang giao hiếu với quốc vương Chiêm Thành.  Nhưng quốc vương Chiêm Thành vẫn giữ thái độ thù nghịch với triều Lê, bắt giam sứ gỉa của Lê Hòan.  Do đó, Lê Hoàn phải kéo quân tiến đánh thủ đô Indrapura (Đông Dương, thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay), đánh bại lực lượng quân sự của Chiêm Thành.  Sau khi hoàn thành thắng lợi đó, Lê Hoàn rút quân về nước.
Năm 1069, Chiêm Thành lại liên kết với nhà Tống để đánh nước Nam, một đạo quân do Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt chỉ huy tiến đánh kinh thành Phật Thệ tức Vijaya ở Bình Định.  Bắt được vua Chiêm Thành là Chế Củ định đem về Thăng Long để trừng phạt thì Chế Củ liền dâng tặng 3 châu: Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh để cứu chuộc tự do cho bản thân.  Vua Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành chỉ có mục đích cần ổn định vùng lãnh thổ phía Nam của Đại Việt để rảnh tay kháng chiến chống quân xâm lăng nhà Tống ở phương Bắc, chớ không có ý định chiếm đất của Chiêm ThànhChính việc Chế Củ dâng đất để chuộc tự do bản thân đã tạo tiền lệ cho các nhà lãnh đạo Đại Việt về sau có nhiều đòi hỏi hơn.
Đến thời Chế Mân, vua Chiêm Thành vì muốn cưới cho bằng được công chúa Huyền Trân, đã hoàn toàn tự nguyện tặng hai châu Ô, Lý.  Vua Chế Mân từng cưới công chúa Tapani của Jawa, nay lại cưới thêm công chúa Huyền Trân vì muốn tính bảo đảm an ninh cho triều đại ông ta.
Nhưng suốt thời gian dài, Chiêm Thành vẫn luôn luôn là mối đe dọa thường xuyên cho dân nước Việt, nhất là dưới thời Chế Bồng Nga, người đã bao lần đem quân uy hiếp ngay cả kinh đô Thăng Long.  Suốt 30 năm lãnh đạo Chiêm Thành của Chế Bồng Nga, lãnh thổ Việt đã phải chiẹu bao nhiều cảnh cướp phá hủy diệt !  Cho nên sau này khi bị nước Việt trả đũa, Chiêm Thành bị mất đất đến vùng Amaravati.   Từ năm 1660, lợi dụng tình thế chưa ổn định của Nguyễn Hoàng mới vào  miền Nam, Chiêm Thành gia tăng quấy phá, buộc lòng Nguyễn Hoàng phái quân chống cự vượt đèo Cù Mông tiến chiếm Phú Yên, lập Phú Yên thành Trấn Biên.  Để tạo sự hòa hiếu với Chiêm Thành, chúa Nguyễn Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên đành gả con gái Nguyễn Phúc Ngọc Khoa cho vua Porome vào năm 1631.
Năm 1653, vua Chiêm là Bà Thấm đem quân đánh Phú Yên.  Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần đưa quân vượt đèo Cả sang đánh.  Bà Thấm thua, dâng đất vùng Kauthara để xin hàng.  Hiền Vương nhận rồi lập thành phủ Diên Khánh (trong đó có Nha Trang ngày nay).   Năm 1692, vua Chiêm Thành Bà Tranh đem quân tấn công phủ Diên Khánh, chúa Nguyễn Phúc Chu sai tướng Nguyễn Hữu Cảnh đến kháng cự.  Qua năm sau, Cảnh bắt được Bà Tranh và giải về Phú Xuân.  Chúa Nguyễn Phúc Tần lấy đất Chiêm Thành còn lại lập ra Phủ Thuận, nhưng vẫn bổ nhiệm người Chiêm như Kê Bà Tử, Ta Trà Viên cai trị Phủ Thuận.  Như thế đến thời này nước Chiêm Thành không còn nữa, tuy người Chiêm vẫn còn một vùng đất tự trị ở Bình Thuận.  Đến thời vua Minh Mạng, hoàng thân Chiêm Po Phank To cai trị vùng tự trị này lại theo về phe với tổng trấn Gia Định là Lê Văn Duyệt, nên bãi bỏ tổ chức hành chánh riêng của người Chiêm.
Đến đây có thể hiểu vì đâu mà nước Chiêm Thành bị suy thoái.
1)   Giới lãnh đạo Chiêm Thành thường đem quân đi cướp bóc quấy rối khắp nơi từ Việt Nam, Mã Lai, Chân Lạp, xem chiến tranh cướp bóc như một loại hình sinh hoạt kinh tế.  Đánh phá nước người ta thì sao khỏi bị chinh phạt trở lại.  Những cuộc chiến tranh như thế làm cho nước Chiêm Thành kiệt quệ.  Tài sản quốc gia tập trung vào việc mua sắm vu khí, nuôi quân khiến nền kinh tế quốc gia lụn bại, dân chúng càng nghèo khó.  Những cuộc chinh phạt trả đũa của các nước như Việt Nam, Jawa, Chân Lạp càng tàn phá Chiêm Thành nặng nề.  Chiêm thành từng hai lần bị Chân Lạp đô hộ.
2)   Trên mặt biển, người Chiêm Thành tổ chức những đoàn hải tặc khiến một thời hải tặc Chiêm Thành là mối hãi hùng cho những thương thuyền qua lại ở biển Đông.  Nhưng khi các nước phương Tây như Bồ, Hoà Lan, Anh đưa các thương thuyền lớn trang bị khí giới tối tân đã làm mất quyền lợi của những nước sống bằng nghề cướp biển với những tàu nhỏ trang bị khí giới thô sơ như Chiêm Thành.  Chiêm Thành mất đi một nguồn lợi tức lớn.
3)   Nền kinh tế của Chiêm Thành dựa trên căn bản ngoại thương.  Chiêm Thành có một đội hải thuyền đông đúc để buôn bán với các nước Mã Lai, các nước ở quần đảo Indonesia.  Nhưng từ cuối thế kỷ 16, tiếp theo sự sụp đổ của các nước Hồi Giáo khối Indonesia và sự xuất hiện của các thương thuyền Tây phương, nhất là của Hòa Lan và Bồ Đào Nha thì việc giao thương bằng đường biển của người Chiêm Thành lâm cảnh bế tắc.
4)   Khi hai nguồn lợi tức chính là cướp bóc và giao thương bị bế tắc thì chỉ còn hy vọng vào nông nghiệp.  Nhưng từ xưa tới nay, Chiêm Thành không mấy chú ý đến ngành nông.  Đất đai bỏ hoang không cày cấy.  Trước đây vì thường đi gây hấn khắp nơi nên Chiêm Thành thường bị các nước, nhất là Chân Lạp, Jawa, đem quân đến đánh trả đũa, thì cảnh cướp bóc tàn phá lại xảy ra ngay trên lãnh thổ Chiêm Thành.  Các thánh địa Chiêm Thành bị tàn phá hủy hoại và cứ mỗi lần sau chiến tranh như thế, triều đình Chiêm Thành lại chỉ lo bắt dân tái dựng thánh địa thì còn đâu người để lo gầy dựng nông nghiệp, nên người Chiêm Thành chỉ còn cứu cánh sau cùng là cướp phá phần đất biên cương phía Nam của đất Việt, để rồi cứ như thế tạo thêm những cuộc chinh phạt của người Việt.  Tại những vùng đất mà Chiêm  Thành đã dâng để cầu hòa, chúa Nguyễn đưa dân mình tới khai thác, mở mang cày cấy, sống hòa lẫn với dân Chiêm Thành nên họ ở lại rất đông vì ở đấy đời sống thiết thực được chăm lo, tổ chức xã thôn được xây dựng vững mạnh.  Sở dĩ được như thế vì các chúa Nguyễn cần xây dựng một hậu cứ vững chắc để chống các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.  Các chúa Nguyễn không muốn trong khi họ phải lo chống cự với chúa Trịnh mà người Chiêm liên tục tạo tình thế bất ổn thường xuyên ở biên giới phía Nam.
Như vậy đủ thấy rõ nguyên nhân suy thoái của Chiêm Thành tiềm ẩn trong tổ chức xã hội do tộc họ lãnh đạo Chiêm Thành và chính nhờ những suy thoái đó mà cuộc Nam tiến của người Việt phần nào dễ dàng hơn.
Về trường hợp nước Thủy Chân Lạp cũng vậy.  năm 1658, chính vua Nặc Ông Trấn đã dâng vùng đất hoang vu Bà Rịa, Biên Hòa..vv..  để nhờ chúa Nguyễn Phúc Chu làm hậu thuẫn để chống với quân phản loạn trong nước và sự xâm lăng của Xiêm La (Thái Lan) trước đó đã nhiều lần đánh phá Chân Lạp.  Xã hội Chân Lạp cũng giống như xã hội Chiêm  Thành với một giai cấp lãnh đạo hiếu chiến chỉ biết giao thương và gây hấn, cướp bóc gây lợi nhuận riêng tư của tộc họ cầm quyền, lơ là với sinh hoạt của quần chúng.  Do đó, khi giai cấp lãnh đạo suy thoái kéo theo sự suy thoái của nước Chân Lạp cũng như sự suy thoái của tộc họ lãnh đạo Chiêm thành kéo theo sự suy tàn của nước Chiêm Thành, chớ không phải nguyên nhân nào từ bên ngoài !!  Bởi chán nản hết hy vọng vào lớp lãnh đạo như thế mà ngày xưa ở những vùng đất dâng cho Việt nam để bù thiệt hại, dân Chàm phần đông ở lại rất nhiều.  Bằng cớ là ngày nay người Chiêm Thành vẫn sinh sống ở miền Trung.  Các sắc tộc Chiêm như Churu, Ragla hoặc Banhar vẫn tồn tạo ở vùng Cao Nguyên nam Trung phần.  Tôn giáo, tập tục, văn hóa, thánh địa của người Chiêm vẫn được người Việt tôn trọng.  Chẳng những thế, văn hóa và văn minh Chiêm hội nhập nhiều vào văn hóa văn minh người Việt về nhiều mặt như ngôn ngữ, âm nhạc, ca nhạc, những điệu múa cung đình hoặc trang phục.  Mảnh đất miền Trung ngày nay như là quê hương chung của hai dân tộc Chiêm -Việt đã hội nhập cùng nhau và không còn xa lạ với nhau nữa, vì sau thời gian dài bình đẳng sống chung với nhau, hiểu biết nhau hơn, họ đã xem nhau như ĐỒNG BÀO !
Người Chiêm Thành đã hiểu sự suy thoái của quê hương họ là do những mầm mống nội bộ, chớ không phải do người Việt Nam gây ra !  Họ đã hiểu nếu không có sự hiện diện của người Việt Nam, Chiêm Thành tất phải rơi như Mã Lai, Chân Lạp, Phi Luật Tân, Nam Dương vào tầm tay các nước thực dân Pháp bị đuổi khỏi Việt Nam.   Chúng đã cho tay sai kêu gọi người Chàm ở miền Trung và người Thượng ở Cao Nguyên thuộc Hoàng Triều Cương Thổ nổi loạn để gây khó khăn cho chính phủ Việt Nam, đồng bào Chiêm vẫn thờ ơ vì họ hiểu từ ngày hội nhập vào xã hội Việt, được đối đãi bình đẳng như đồng bào, họ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn thời họ phải sống dưới chế độ qúy tộc và tăng lữ Chiêm.
Rất đáng tiếc là ngày nay có ít người Việt lại tự hào qúa đáng khi họ nói: “Bắc cự Trung Hoa, Nam cự Chiêm Thành”, hoặc có nhiều người Việt kém hiểu biết, nói: “thực dân Việt siêu hơn thực dân Pháp và thực dân Tàu”.  Họ không hiểu thực dân là dân các cường quốc đi xâm chiếm các nhược tiểu để vơ vét tài nguyên các nước này, như thực dân Anh, Pháp từng chiếm cả lục địa Phi Châu, hoặc cùng với thực dân Hòa Lan đã chiếm cứ Ấn Độ và Đông Nam Á.  Người Việt Nam đã tiến về Nam là do các vua Chàm Chế Mân và Chế Củ đã tạo ra tiền lệ dâng đất để lấy vợ hoặc để chuộc tự do cho bản thân !  Những cuộc chinh phục của người Việt chỉ để trả đũa những cuộc gây hấn của chính quyền Chiêm  Thành, chỉ nới rộng một chút lãnh thổ gọi là bồi thường thì làm sao lại có thể nói là siêu hơn thực dân Pháp từng chiếm cứ cả lục địa Phi Châu, một phần Đông Nam Á và các hải đảo Thái Bình Dương, hoặc Tàu từ một nước Hoa Hạ nhỏ bé đã bành trướng xâm chiếm hàng trăm tiểu quốc lân bang để thành một cuờng quốc rộng lớn như ngày nay và đang còn muốn xâm chiếm cả nước Việt Nam của chúng ta nữa !
Những lời lẽ kém hiểu biết như thế không nên có, vì chỉ gây sự phẫn nộ của người Chiêm và gây thêm mối chia rẽ giữa hai dân tộc, vô tình tiếp tay cho ước vọng của thực dân Pháp khi chúng bị đuổi khỏi Việt Nam.

PHAN HƯNG NHƠN
 



2018-08-28 19:15 GMT-04:00 Truc Chi trucsonchi@yahoo.com [thaoluan9] <thaoluan9@yahoogroups.com>:
 



 
Dân tộc Chàm và nước Việt
Giáo sư Đỗ Ngà
Dân tộc Chàm và  nước Việt

BÀI HỌC LỊCH SỬ
Champa và Đại Việt là 2 nước láng giềng. Đại Việt thì lúc nào cũng lăm le chiếm lấy Champa bằng nhiều cách, kể cả gả công chúa cho vua Champa đổi đất. Ranh giới giữa Champa và Đại Việt bị dịch chuyển dần về phía nam và Champa mất nước. Từng triều đại là mỗi cách lấn chiếm, có thể kể ra các cột mốc đau:
Trước năm 1069 ranh giới là dãy Hoành Sơn, là ranh giới Quảng Bình – Hà Tĩnh ngày nay. Năm 1069 vua Lý Thánh Tông của Đại Việt đánh bại vua Chăm – Chế Củ. Thế là Đại Việt mở rộng lãnh thổ đến Quảng Trị. Đường ranh giới được dời về sông Thạch Hãn.
Năm 1306 vua Trần gả Huyền Trân Công chúa cho vua Chăm Chế Mân, đổi lại vua Chăm giao cho Đại Việt vùng đất từ phía nam sông Thạch Hãn đến đèo Hải Vân. Thế là biên giới được dời về đây.
Năm 1402 Hồ Quý Ly tấn công Champa và lấy thêm từ đèo Hải Vân đến đèo Bình Đê, ranh giới giữa Bình Định và Quảng Ngãi ngày nay. Lúc này giờ biên giới đã tiến rất gần đến kinh đô Đồ Bàn của vương quốc Champa, thuộc Bình Định ngày nay.
Năm 1471 vua Lê Thánh Tông đánh chiếm thủ đô Đồ Bàn và mở rộng lãnh thổ đến đèo Cù Mông ranh giới giữa Bình Định và Phú Yên ngày nay… Thế là đường biên giới lại dời.
Năm 1597 chúa Nguyễn Hoàng cho đánh chiếm phía nam đèo Cù Mông, và đến 1611 chúa Nguyễn đã mở rộng lãnh thổ đến đèo Cả, ranh giới giữa Phú Yên và Khánh Hòa ngày Nay.
Năm 1653 chúa Nguyễn Phúc Chu đánh vào Champa và mở rộng bờ cõi đại Việt đến hết Khánh Hòa. Và năm 1692 chúa Nguyễn cho Nguyễn Hữu Cảnh lấy đến Bình Thuận. Và kết thúc vương quốc Champa.
Qua lịch sử vương quốc Champa ta thấy gì? Đấy là sự hòa thuận giữa 2 quốc gia láng giềng chỉ là tạm thời. Phía mạnh luôn truyền đời ấp ủ tham vọng xâm lấn bờ cõi phía yếu hơn. Từ có có những cuộc sáp nhập nhỏ làm một phía mở rộng dần và một phía teo dần. Rồi cũng có những cuộc thôn tính lớn dẫn đến khai tử một quốc gia. Đừng để mất nước, nếu mất nước thì mình sẽ như con cá trên thớt, số phận mình do bên thắng cuộc quyết. Với lịch sử đánh nhau hàng ngàn năm, nếu không diệt phía chiến bại thì ngay trong lòng quốc gia chiến thắng sẽ muôn đời bất ổn. Vì thế khi thua trận, không đơn giản là mất chủ quyền, còn những mưu toan của quân chiến thắng mới đáng nói.
Trên thế giới, những quốc gia có lịch sử đánh nhau lâu đời thì chuyện thanh trừng sắc tộc khi thôn tính xong kẻ thù là điều khó tránh khỏi. Trung Hoa – Việt Nam hay Việt Nam – Champa cũng vậy thôi. Cũng là láng giềng đánh nhau hết thế hệ này đến thế hệ khác. Kết quả Champa đã bị khai tử bởi Đại Việt và dân tộc Chăm bị diệt gần hết.
Ngày nay dân số của người Chăm tại Ninh Thuận – Bình Thuận còn chỉ vỏn vẹn 98.000 người. Còn lại họ tản mác khắp thế giới khoảng 300.000 người nữa. Như vậy câu hỏi đặt ra là, đằng sau những lần thất thủ phải mất lãnh thổ thì kèm theo đó là gì? Tại sao dân tộc Chăm từng là một quốc gia trải rộng hết dải đất miền Trung, có lần họ đem quân đánh ra Thăng Long, nhưng sao nay họ biến đâu mất hết vậy? Điều đó chứng tỏ sau những trận chiến lấy bờ cõi, phải có những cuộc thanh trừng sắc tộc dai dẳng và kéo dài mới diệt gần hết một nòi giống một dân tộc như thế. Những cuộc thanh trừng này lịch sử đã không ghi lại nhưng chắc chắn nó có xảy ra. Đấy là cái khủng khiếp của kẻ thua cuộc phải gánh lấy.
Nhìn lại lịch sử các nước láng giềng Trung Hoa, thì cũng đã có quốc gia bị Trung Hoa khai tử, và dân tộc của họ đã phải tản mác khắp nơi mà giờ cũng chỉ làm thân phận dân tộc thiểu số. Vương quốc Đại Lý nằm phía Tây Bắc Đại Việt đã bị nhà Nguyên tiêu diệt và họ mất nước từ đó. Bây giờ tộc người Thái phía bắc Việt Nam chính là con cháu dân Đại Lý khi xưa. Họ phải tản mác khắp Đông Năm Á sống như một tộc thiểu số và quên hẳn cội nguồn của họ. Từ một quốc gia rộng lớn gồm tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, một phần lãnh thổ tây bắc Việt Nam, một phần bắc Myanmar, phần bắc Lào nhưng nay là đất của người Hán. Người Thái và người Chăm số phận chẳng khác nhau mấy.
Nay trong suy nghĩ không ít người, đã cho rằng Việt Nam là 1 tỉnh của Trung Hoa sẽ có lợi vì dân Việt Nam sẽ được hưởng những quyền lợi như người Hán. Không đâu, đừng có tin ngây thơ như vậy. Việc các bang trong Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ đứng chung trong một nhà nước liên bang hoàn toàn khác với trường hợp Việt Nam bị thôn tính bởi Trung Hoa, vì sao?
Để giải thích, tôi xin đi vào bản chất của nhà nước liên bang trong một thể chế tự do dân chủ. Trong nhà nước liên bang thì vai trò các bang là đồng làm chủ nhà nước liên bang. Nhà nước liên bang tựa công ty cổ phần, chính quyền bang tựa các cổ đông. Trong cơ cấu tổ chức này, nó luôn đảm bảo sự công bằng giữa các bang. Bất cứ người dân của bang nào cũng đều có quyền ứng cử tổng thống. Và bang nào cũng có 2 thượng nghị sĩ đại diện cho chính quyền bang, bang nào cũng có nhiều dân biểu đại diện cho nhân dân bang đó trong quốc hội liên bang. Chính vì ai là bang thành viên Hợp Chúng Quốc thì được làm chủ một phần chính quyền liên bang nên Porto Rico mới muốn trở thành bang thứ 51 của Hoa Kỳ. Làm một bang của Hoa Kỳ nghĩa là có tiếng nói trong chính quyền liên bang, là một trong các ông chủ của chính quyền liên bang thì ai mà không thích? Như vậy làm một tiểu bang của Mỹ không hề vong quốc, và cũng không hề bị tiêu diệt nòi giống, mà là được đứng chung cùng bang khác để hưởng sự thịnh vượng chung của một Hoa Kỳ giàu mạnh.
Nhà nước độc tài phương đông không bao giờ chịu đứng chung một cách dân chủ với nước khác. Mà đặc biệt, nước lớn bao giờ cũng mặc định mình mới là chủ của nó. Khi chưa chiếm Đại Việt, các hoàng đế Trung Hoa còn mặc định Đại Việt phải sang triều cống. Tức là trong mắt của các hoàng đế Trung Hoa, Đại Việt là thứ mọi rợ cho nên họ gọi ta là tộc man di. Nếu Trung Hoa chiếm Việt Nam thì số phận dân Việt sẽ bị diệt vong như dân tộc Chăm đã từng chịu dưới bàn tay Đại Việt. Cũng tựa như 800 năm trước,Trung Hoa đã thâu tóm Đại Lý. Giờ đây đất nước Đại Lý cũ (tức tỉnh Vân Nam ngày nay) cũng sẽ là nơi người Hán ở, còn người chủ thực sự của Đại Lý hoặc bị tiêu diệt hoặc phải tản mác khắp nơi tránh sự thanh trừng sắc tộc. Đó là bài học lịch sử, thực ra chúng ta mất nước thì nòi giống cũng sẽ bị diệt vong bởi bàn tay Tàu. Ngày nay vị trí chủ tịch Trung Quốc ngang bằng với hoàng đế Trung Hoa trước đây. Vì vậy nếu Việt Nam bị Tàu thôn tính, Việt Nam sẽ bị diệt vong. Nếu con người nhận thức sai lầm về mối nguy thì sẽ mất mạng, nếu dân tộc nhận thức không đúng mối nguy thì dân tộc đó sẽ bị diệt vong.
Ngày xưa Champa nhượng đất cho Đại Việt nhiều lần và cuối cùng bị diệt vong. Ngày nay CS cũng đang nhượng đất cho Trung Cộng và co cụm dần. Thấy 2 hình ảnh hao hao. Dân Việt không thể lùi mãi trước Tàu. Vì vậy không kéo đổ CS thì đất nước sẽ cứ trượt thẳng về con đường vong quốc và khi vong quốc thì dân tộc sẽ trượt tiếp về điểm diệt vong. Chống Tàu là phản xạ đã giúp dân tộc này vẫn còn tồn tại trước răng nanh Trung Hoa, nếu buông xuôi để thân Tàu thì kể như số phận của dân tộc dân tộc có nguy cơ bị diệt vong.
Giáo sư Đỗ Ngà


--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "Conduongvui" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to conduongvui+unsubscribe@googlegroups.com.
To post to this group, send email to conduongvui@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/conduongvui/325042447.624279.1535585580171%40mail.yahoo.com.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.


--
__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?SHXhu7NuaCBLaW0gVGh1

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts