Đại Học chăn Trâu




Tuesday, 1 November 2016

PHIẾM ĐÀM với Ô. NGUYỄN VĂN LỤC.....NHÀ NGÔ “ĐI ĐÊM” VỚI NHÀ HỒ

 
NHÀ NGÔ “ĐI ĐÊM” VỚI NHÀ HỒ
 
I
Bài-viết của Ô. Nguyễn Văn Lục
 
        11/  Ông Nguyễn Văn Lục vừa mới phổ-biến trên Đàn Chim Việt một bài-viết nhan đề “Maneli với Ngô Đình Nhu, chuyện gì đã xảy ra?” và kết-luận rằng:
 
"Cuối cùng chỉ còn tài liệu gốc trong văn khố Ba Lan là có sở để chứng tỏ một cách khẳng định là không có một giao thiệp chính thức nào giữa chính quyền Ngô Đình Diệm và chính phủ miền Bắc.
Chuyện đi đêm giữa Maneli và ông Ngô Đình Nhu là một sự giàn dựng từ đầu tới cuối."
 
        12/  Trong bài-viết gồm 2 phần nói trên, Ô. Nguyễn Văn Lục đã đề-cập đến hai vấn-đề khác nhau:
        12a/  Chuyện đi đêm giữa Mieczyslaw Maneli (Trưởng Phái-Đoàn Ba-Lan trong Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát Đình-Chiến) với ông Ngô Đình Nhu, mà Ô. Lục cho là một sự giàn dựng.
        12b/  Mối giao thiệp chính thức giữa chính quyền Ngô Đình Diệm và chính phủ miền Bắc, mà Ô. Lục cho là không hề có.
 
        13/  Đây là một lối chơi chữ của Ô. Nguyễn Văn Lục, để tránh né Sự Thật Lịch-Sử mà mọi người đều đã thấy rõ:
        13a)  Ô. Ngô Đình Nhu đã công-khai (trước mặt các nhà ngoại-giao ngoại-quốc) tiếp-xúc với Ô. Maneli, và sau đó đã nhờ đại-sứ Ấn-Độ chuyển lời hẹn gặp, rồi lén-lút nói chuyện (tức là đi đêm) với Ô. Maneli, thì làm sao mà gọi là một sự giàn dựng từ đầu đến cuối được?
        13b)  Ô. Ngô Đình Nhu đã lén-lút tiếp-xúc (tức là đi đêm) với đại-diện CSVN thì làm sao mà gọi là giao-thiệp chính-thức được? 
 
        14/  Vì Ô. Nguyễn Văn Lục viết về 2 vấn-đề nói trên xen-lẫn với nhau, nên tôi trình-bày tách-biệt 2 vấn-đề ấy ra, để độc-giả dễ theo-dõi.
 
II
Vụ Maneli “đi đêm” với Ngô Đình Nhu
 
        21/  Trong bài-viết liên-hệ, Ông Nguyễn Văn Lục đã xác-nhận các điểm sau đây là đúng sự thật
        21a)  Ô. Maneli đến dự buổi tiếp-tân vào ngày 25-8-1963 của tân-Ngoại-Trưởng Trương Công Cừu (thay-thế cựu-Ngoại-Trưởng Vũ Văn Mẫu vừa từ-chức để phản-đối chính-sách tôn-giáo của Nhà Ngô).  Trong buổi tiếp-tân này, có đại-sứ Mỹ Cabot Lodge.  Đại-sứ Pháp Roger Lalouette,  đại sứ Ý Giovanni Orlandi, và khâm-mạng Tòa Thánh Đức Cha Salvatore Asta, là những người đã giúp-đỡ cho Ô. Maneli gặp Cố-Vấn Ngô Đình Nhu trong dịp này.  Ô. Nhu đã công-khai nói với Ô. Maneli rằng Ô. Nhu có thể tiếp riêng Ô. Maneli lúc nào cũng được, và Đại-Tá An sẽ sắp-xếp việc này.
        21b)  Sau đó, đại-sứ Ấn-Độ Ram Chundur Goburdhun gọi báo cho Ô. Maneli biết là Ô. Nhu hẹn gặp Ô. Maneli vào lúc 10 giờ sáng ngày 2-9-1963; rồi Đại-Tá An cũng gọi cho Ô. Maneli xác-nhận ngày giờ như trên [và nơi chốn] Ô. Nhu gặp riêng (tức là đi đêm) với Ô. Maneli.
 
        22/  Ông Nguyễn Văn Lục viết rằng Ô. Maneli chỉ bí-mật gặp Ô. Nhu một lần vào ngày 2-9-1963 rồi thôi, vì sau đó thì chính-phủ Ba Lan đã cấm không cho Ô. Maneli gặp Ô. Nhu nữa; và kết-luận rằng Vụ Maneli đi đêm” với Ngô Đình Nhumột sự giàn dựng
        Nhưng, theo các tài-liệu do chính Ô. Lục tham-khảo, nhất là tập Poland and Vietnam, 1963: New Evidence on Secret Communist Diplomacy and the "Maneli Affair" của Bà Margaret K. Gnoinska đào sâu trong các tài liệu gốc trong văn khố Ba Lan thì sự thật là:
        22a)  Ô. Maneli đã đến Việt Nam 2 lần: lần đầu 1954-1955 với tư-cách cố-vấn pháp-lý và chính-trị cho Phái-Đoàn Ba-Lan trong Ủy-Hội Quốc-Tế, lần sau 1963-1964 với tư-cách Trưởng Phái-Đoàn ấy. 
        Lần thứ hai này, Ô. Maneli đến Sài-Gòn vào đầu năm 1963, liền được Trưởng Phái-Đoàn Ấn-Độ trong Ủy-Hội Quốc-Tế là Ông Ram Chundur Goburdhun đề-cập đến vấn-đề thiết-lập các đường dây liên-lạc giữa hai miền BắcNam Việt-Nam.  Đầu tháng 3-1963, Ô. Maneli báo-cáo về Ba-Lan rằng Tổng-Thống Ngô Đình Diệm đã hứa với Ô. Goburdhun là Ô. Diệm sẽ tự mình thoát-Mỹ và đứng vào hàng-ngũ Ấn-Độ [trung-lập].  (Trước đây, Lê Xuân Nhuận đã đoán đúng về việc này, trong bài “Gạo Tàng-Hình”, Mục 53, Khoản 54, và Đoạn 54c.Ngô Đình Nhu cũng đồng ý như thế.  (Có lần Bà Nhu ở lại trong biệt-thự của viên đại-sứ Ấn-Độ đến 4 tiếng đồng-hồ.)  Điều cần-thiết là phải thực-hiện các cuộc tiếp-xúc NamBắc Việt-Nam mà địa-điểm thuận-tiện là Tân-Đề-Li (thủ-đô Ấn-Độ) vì ở đây đã có sẵn đại-diện ngoại-giao của cả 2 Miền. 
        Nguyên là trước khi Ô. Maneli đến Sài-Gòn, ý-tưởng trung-lập-hóa Việt-Nam đã được Ba-Lan khởi-xướng vào đầu năm 1963, khi Ông Adam Rapacki ngoại-trưởng Ba-Lan gặp Ông Jawaharlal Nehru thủ-tướng Ấn-Độ tại Ấn-Độ trong các ngày 20 đến 22-1-1963.  Ô. Rapacki đề-nghị một kế-hoạch trung-lập-hóa Nam Việt-Nam qua việc chọn-lựa một tân-chính-phủ thay-thế chính-phủ Diệm và có thể đàm-phán với Bắc Việt-Nam.  Được sự đồng-thuận của Ô. Nehru, Ô. Rapacki nói chuyện ấy với Ông Galbraith là đại-sứ Hoa-Kỳ.  Ô. Galbraith đáp-ứng tích-cực và đưa ra kế-hoạch của chính mình, xem như phù-hợp với quan-điểm của Tổng-Thống Mỹ Kennedy, dựa vào khuôn-mẫu Lào [đã trung-lập-hóa].  (Thật ra, đại-sứ MỹẤn-Độ Galbraith chỉ nói cương như thế, chứ chưa nhận được chỉ-thị gì từ TT Kennedy.)  Tuy nhiên, Ô. Galbraith đã ngỏ ý của mình như trên với các đại-diện Ba-Lan trong Ủy-Hội Quốc-Tế.
        22b)  Vì Ba-Lan nằm trong Khối Cộng-Sản Quốc-Tế, nên sáng-kiến của Ba-Lan được chuyển đến các nước CS khác, kể cả VNDCCH, mà đứng đầu là Liên-Xô.  Tháng 2-1963, Trung-Ương Đảng Liên-Xô CC CPSU (Central Committee of the Communist Party of the Soviet Union) bày-tỏ thái-độ tích-cực đối với sáng-kiến này.
        22c)  Ngày 22-3-1963, Ông Maneli báo-cáo về Ba-Lan, rằng Ông Hà Văn Lâu, sĩ-quan liên-lạc của VNDCCH [CS Miền Bắc] tại Ủy-Hội Quốc-Tế, và các viên-chức Liên-Xô, đã khuyến-khích Ô. Maneli “mở rộng tối-đa các cuộc tiếp-xúc” trước khi có các quyết-định mới tại Hà-Nội.  Ô. Maneli cũng yêu-cầu giữ các thông-dịch-viên Ba-Lan lại tại Việt-Nam, khoan rút họ về nước, vì sẽ cần có họ ở Nam Việt-Nam.  
        22d)  Tóm lại, Ông Maneli, Trưởng Phái-Đoàn Ba-Lan trong UHQT, đã được biết về sáng-kiến trung-lập-hóa Nam Việt-Nam do Ngoại-Trưởng Ba-Lan của mình đề-xướng, đã thông qua Liên Xô, và được đại-sứ MỹẤn-Độ loan-truyền; do đó, Ô. Maneli mới xông-xáo dính vào việc trao-đổi tin-tức giữa 2 Miền, để thi-hành kế-hoạch Rapacki-Galbraith mà chính Ô. Lục cho là có giá-trị (“nếu được thi-hành thì sẽ không có cuộc thảm-sát anh+em Diệm+Nhu”) từ tháng 2-1963 cho đến tháng 9-1963 sau ngày được Ô. Ngô Đình Nhu bí-mật tiếp-xúc.  (Sau đó, Ô. Maneli bị [Liên-XôBa-Lan] cấm gặp lại Ô. Nhu, vì CS Bắc-Việt đã ngả hẳn về phía Hoa Cộng [chủ-chiến, tấn-chiếm Miền Nam bằng vũ-lực] chống lại Liên-Xô rồi).
         Bởi vậy không thể gọi vụ Maneligiàn dựng từ đầu đến cuối.
       
        23/  Ông Nguyễn Văn Lục viết rằng:
 
"Cho nên, cuộc tiếp tân của ông Trương Công Cừu vào chiều ngày 25 tháng 8, 1963 trong đó có việc khâm sứ Salvatore Asta giới thiệu đại sứ Ba Lan Maneli với ông Ngô Đình Nhu, mở đầu cho một loạt những tin đồn thất thiệt.
Những tin đồn đủ thứ này củng cố cho quyết định loại trừ anh em Diệm-Nhu của Cabot Lodge và tướng lãnh Việt Nam.
Và cũng rất có thể suy đoán, chính vị khâm sứ này vừa giới thiệu Maneli cho ông Nhucũng chẳng ai khác thông báo “cuộc tiếp xúc của ông Nhu với đại sứ Ba Lan” cho đại sứ Cabot Lodge? Phải chăng không ai khác ngoài người bạn tín cẩn của ông ta là Khâm Sứ Salvatore Asta?"
 
        Như thế, Ô. Nguyễn Văn Lục đã quên biến-cố Công Đồng Vatican II được Giáo-Hoàng John XXIII tuyên-bố triệu-tập từ năm 1959, đã chính-thức khai-mạc từ ngày 11-10-1962, để đổi mới nhiều điều cho thích-nghi với các mối liên-hệ giữa Tòa Thánh với thế-giới hiện-thời, trong đó có việc Công Đồng Vatican II dù đề-cập đến nhiều vấn-đề nhưng không còn lên án [chống] cộng-sản như trước đó nữa.  (Nguồn:)
 
        Từ đó, Tòa Thánh Vatican thay-đổi chiến-lược, chấp-nhận chung sống hòa-bình với những người cộng-sản.
 
        Không chống-Cộng nữa, nên Khâm Mạng Tòa Thánh Salvatore Asta hợp-tác với đại-sứ Ấn-Độ Ram Chundur Goburdhun (Khối “Không Liên-Kết”) và đại-sứ Pháp Roger Lalouette (chủ-trương trung-lập-hóa Việt Nam) giúp Trưởng Phái-Đoàn Ba-Lan trong Ủy-Hội Quốc-Tế Mieczyslaw Maneli (cộng-sản) bí-mật gặp Cố-Vấn Ngô Đình Nhu trong ý-đồ “đi đêm với CSVN... ; đồng-thời cung-cấp tin-tức chống-Diệm cho đại-sứ Mỹ Cabot Lodge để căn-cứ vào đó mà báo-cáo về Hoa-Thịnh-Đốn rằng Diem himself cannot be preserved”... ; dần dần đưa đến tình-trạng ngày nay (cộng-sản cũng là con-cái của Chúa, cũng là anh+em của ta).
 
III
Vụ Ngô Đình Nhu “đi đêm” với CSBV
 
        31/  Trong bài-viết liên-hệ, Ông Nguyễn Văn Lục đã xác-nhận các điểm sau đây là đúng sự thật
        31aCành đào của Chủ-Tịch VNDCCH Hồ Chí Minh gửi vào chúc Tết Tổng-Thống VNCH Ngô Đình Diệm đầu năm 1963
        Nhưng Ô. Lục lại dám viết:  “Hậu ý của người cho cành đào thì không ai biết được”; nghĩa là chính Ông Ngô Đình Diệm và Ông Ngô Đình Nhu mà cũng không biết hậu ý của Ông Hồ Chí Minh khi gửi biếu cành đào đó?
        31b)  Tệ-nạn “độc-tài, gia-đình-trị, đàn-áp Phật-Giáo, tham-nhũng” dưới chế-độ Diệm
        Ô. Lục viết rằng [việc phía đối-lập lên án các tệ-nạn ấy] thật ra cũng không sai lầm.
 
        32/  Ông Nguyễn Văn Lục trích-dẫn Ô. Nguyễn Ngọc Giao phản-bác Ô. Vũ Ngự Chiêu là người đã viết rằng Ô. Ngô Đình Nhu bí-mật gặp Ô. Phạm Hùng (Ô. Cao Xuân Vỹ trả lời Ô. Minh Võ cũng xác-nhận việc này là có), với lý-luận rằng vào thời-điểm đó Ô. Phạm Hùng còn làm Phó Thủ-Tướng ở Hà-Nội
        Nhưng Ô. Lục quên rằng Mặt Trận Giải-Phóng chỉ là tay sai của Cộng-Sản Bắc-Việt ở Miền Nam, là cấp dưới, đâu dám tự-ý làm gì khi chưa được CSBV ra lệnh; mà Ô. Phạm Hùng thì là Ủy-Viên Bộ Chính-Trị, Bí-Thư Trung-Ương Đảng, Trưởng Ban Thống-Nhất [Đất Nước] của Trung-Ương Đảng, và Phó Thủ-Tướng của Chính-Phủ VNDCCH.  Với các tư-cách đó, Ô. Phạm Hùng [cao cấp và lớn quyền hơn MTDTGPMN] có thể tự mình hoặc được đặc-phái vào Miền Nam gặp Ô. Ngô Đình Nhu trong vấn-đề quan-trọng này.
 
        33/  Ông Nguyễn Văn Lục bác-bỏ mọi lời chứng của tất cả những tác-giả Việt-Nam cũng như ngoại-quốc nào viết về các cuộc đi đêm (tiếp-xúc bí-mật) giữa Ông Cố-Vấn Ngô Đình Nhu với các đại-diện CSVN, nhất là Phạm Hùng.  Ô. Lục kết-luận là “không có một giao thiệp chính thức nào giữa chính quyền Ngô Đình Diệm và chính phủ miền Bắc.”  Nói như thế thì chẳng khác gì nói rằng quả thật đã có rất nhiều cuộc tiếp-xúc của Ô. Nhu với nhiều đại-diện của CSVN nhưng đều chỉ là đi đêm, lén-lút, bí-mật, chứ không có lần nàogiao-thiệp chính-thức cả.
        Các tác-giả khác (Nguyễn Văn Châu, Vũ Ngự Chiêu, Tôn Thất Đính, Nguyễn Hưng Đạt, Trần Văn Đôn, Đại-Úy Hạp, Hoàng Duy Hùng, Lê Mạnh Hùng, Lữ Giang, LM Trần Văn Kiệm, Ngô Kỷ, Đỗ Mậu, Trần Kim Tuyến, Việt Thường...) có thể bị xem là  đối-lập, bất-mãn, bàng-quan; nhưng các tác-giả phe ta thân-Diệm, hoài-Ngô mà cũng không tin lời chứng của họ hay sao?
        Ô. Lục nghĩ gì về các trường-hợp sau đây:
 
        33a)  Ông Minh Võ phỏng-vấn Ông Cao Xuân Vỹ được Ô. Vỹ trả lời là Ô. Vỹ cùng đi với Ô. Nhu, tới vùng Việt Cộng kiểm-soát ở Quận Tánh Linh (Tỉnh Bình-Tuy) thì một mình Ô. Nhu đi về phía trước độ vài trăm mét, có Ô. Phạm Hùng chờ ở đó.
        Nhưng Ô. Nguyễn Văn Lục bảo là Ô. Vỹ bịa
        Lúc Ô. Cao Xuân Vỹ tiếp và trả lời Ô. Minh Võ thì Ô. Vỹ đã 3 lần vào cấp-cứu và điều-trị tại bệnh-viện.  Đó là năm 2007, tức là 32 năm sau ngày VNCH sụp đổ, và 44 năm sau ngày nhị vị Diệm+Nhu qua đời.  Là một người phụ-tá thân-cận của Ông Ngô Đình Nhu, Ô. Vỹ hẳn đã đau xót rất nhiều, nhất là về lý-do các ông họ Ngô ra đi; thì có lẽ nào Ô. Vỹ lại nhẫn-tâm dựng lên một câu chuyện hoàn-toàn bịa như Ô. Nguyễn Văn Lục viết, để bôi bẩn thêm các thần-tượng của đời mình?
        Cách đây không lâu, trong một cuộc hội-luận có thu-hình với Ô. Lâm Lễ Trinh, Ô. Cao Xuân Vỹ cũng vẫn xác-nhận việc Ô. Ngô Đình Nhu bí-mật tiếp-xúc với Ô. Phạm Hùng.  (Nguồn:)
 
        33b)  Ông Tôn Thất Thiện là một nhân-vật trí-thức thân-cận với Tổng-Thống Ngô Đình Diệm và Cố-Vấn Ngô Đình Nhu.
        Trong bài biên-khảo của Lê Xuân Nhuận về cuốn sách “Chính Đề Việt Nam”, có đoạn f viết như sau:
        “Nay, chỉ còn tôi (Tôn Thất Thiện) là người nhân chứng duy nhứt...  Tôi làm nhân chứng những điều sau đây do chính ông Nhu đã tiết lộ trong một cuộc họp báo với ký giả ngoại quốc vào cuối tháng 9, năm 1963.  Tôi là thông dịch viên trong buổi họp báo đó, và tôi đã nghe và thông dịch hai điều sau đây:  ông (Ngô Đình Nhu) đã tiếp Trần Độ ngay ‘trong phòng này’, văn phòng của ông (Nhu), nơi mà ông đang tiếp các ký giả (ngoại quốc); Trần Độ có hỏi ông (Ngô Đình Nhu), vân vân...” Tức là rốt cuộc, Ông Tôn Thất Thiện đã kết-luận rằng “Ông Nhu quả thật đã có tiếp xúc với phía Cộng Sản.”  Thế thì một số phần-tử hoài-Ngô lâu nay ngoan-cố không chịu tin vào chuyện đó, nay đã hết đường chối-cãi.  (Nguồn:)
       
        33c)  Trong cuộc phỏng-vấn Ngô Đình Nhu (trong bộ phim “Vietnam: A Television History” ngày 02-11-1982, do Open Vault thực-hiện, Nhu kể lại nỗ lực của Ông Ngô Đình Nhu trong việc tiếp xúc với Bắc Việt:
cộng sản không làm gì được; thay vì leo thang chiến tranh họ đã gởi người đến nói chuyện với chồng tôi; rồi họ lật lọng nói là chồng tôi đi nói chuyện với họ. Đó là nói láo. Không đúng chút nào. Họ là người đi bước đầu.
        Tức là Ông Ngô Đình Nhu (Đệ-Nhất VNCH) dù sao cũng đã có nói chuyện bí mật [đi đêm] với CSBV.  (Nguồn:)
 
        33d)  Trong một cuộc bút-luận giữa Lê Xuân Nhuận với bác-sĩ Nguyễn Thị Thanh, Bà Thanh đã viết như sau:
<<From: Dr Nguyen Thi Thanh
Date: 13 sep. 2008 12:40
Subject: TONG THONG NGO DINH DIEM LA NGUOI YEU NUOC YEU DAN
NĂM 1962, TT NGÔ ĐÌNH DIỆM NGƯỜI CHỦ TRƯƠNG HÒA GIẢI ĐẦU TIÊN VỚI CSBV

ĐỂ TRÁNH LỆ THUÔC NGOẠI BANG

 VÀ CHIẾN TRANH NỒI DA XÁO THỊT
 
...  Và cũng vào thời ấy đường lối CSBV rất sát máu.  Vậy mà TT Ngô Đình Diệm đã cương quyết đi theo dường lới dân tộc.  Người đã phát biểu một câu nói lịch sử với ba tôi: " Thà rằng mình chịu nhục với anh em còn hơn bị nhục nhã với ngoại bang…Ba tôi là dân biểu Ban Mê Thuộc, trông coi Dinh điền rừng cấm, đàn em thân tín của cụ Diệm, người nghĩ rằng sớm muộn Cụ Diệm sẽ bắt tay với Cụ Hồ...
... Một ngày kia ba tôi đi họp Sài gòn về Ban Mệ Thuộc. báo tin cho mạ tôi rằng cuối tuần ông Cụ Diệm và ông Nhu sẽ lên Ban Mê Thuộc đi săn...
... Sáng thứ bảy quảng vào mùa hè 1961 hay 1962 tôi không nhớ rõ... cả tỉnh Ban Mệ Thuôc chộn rộn dậy thật sớm.  Toàn thể quân cán chính tấp nập sửa soạn, đi đón cụ Diệm và ông Nhu lúc 5 giở sáng đế cùng thẵng tiến vào rừng xanh BMT đi săn...
...  Đến gần 8 giờ [tối] ba tôi mới về đến nhà, người bơ phờ, xất ba xất bất, mặt tái mét nhưng vẩn cười gượng... Ba tôi cho hay đây là cuộc đi săn tráo trộn. ba tôi kể:
...  Một điều quá sức ngạc nhiên là đi săn mà ông Cụ và ông Nhu đều mặt đồ tây complet, cravate đàng hoàng, ông cụ măc bộ đồ tơ tằm 'Tussor', tay cầm baton.  Mọi người vào rừng, lúc đầu đi xe hơi một đoạn, sau bỏ lại xe đi ngựa và đi bộ.  Quân đội tỏa ra bao vây khắp nơi.  Đi từ 6 giờ sáng đến chừng hơn 11 giờ trưa đến một khoảng xa rừng cấm., thì ông Cụ ra lệnh ngưng lại dùng cơm trưa.  Ăn uống vui vẻ nghỉ ngơi chừng hơn một giờ.
...  Sau đó ông Cụ quay lại nói với mọi người rằng:  "Chúng tôi mời quý vị ngồi nghĩ cho khỏe ở đây, tôi và ông cố vấn sẽ đi với nhau mà thôi."  Mọi người phản kháng.  Quân đội đòi bao vây bảo vệ.  Ông cụ dẹp hết.  Ông Cụ Diệm mặc Veste, đội mủ, tay xách baton cùng ông Nhu cuốc bộ đi sâu vào rừng...  Trời gần sập tối, mọi người mướt mồ hôi lo sợ thì đến 6 giờ hơn ông Cụ Diệm và ông Nhu lủi thủi từ trong rừng đi ra.  Mọi người đều im lặng không một tiếng nói. Tất cả đều nhanh chóng ra về, và đưa ông Cụ thẵng lên tàu bay chờ sẵn về thù đô Sài Gòn.
... Ba tôi kết luận:  "Rõ ràng đây là ông Cụ thực hiện lời ông Cụ đã nói với tui nhiều lần, thà chịu nhục với anh em, còn hơn nhục với ngoại bang.  Rõ ràng là ông Cụ đi nói chuyện với CSBV và với Mặt Trận giải  Phóng miền Nam, chua biết ra răng đây."  Sau đó, ba tôi được ông Cụ gọi về Sài Gòn ba tôi mới được biết hôm đó ông Cụ Diêm và ông Nhu gặp đại diện đảng CSBV và đại diện MTGPMN nói chuyện, hai bên thỏa thuận nhiều điềm...  Đó là lần độc nhất Cụ Diệm gặp gở phe bên kia không công khai, qua mặt Mỹ...
Đây là lần gặp gở đầu tiên đích thân Cụ Diệm đi gặp mà tôi biết rõ ràng và là nhân chứng.
... Sau đó còn vài cuộc gặp gở khác ở Di Linh vv.  Cụ Diệm không đi gặp ai nữaCoi như có sự dổng thuận giữa hai bên, đặt biệt là giữa TT Ngô Đình Diệm và chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ts. Bs. Nguyễn Thị Thanh>>
        Muốn xem nhiều hơn, và phần phát-biểu của Lê Xuân Nhuận, thì xin mời vào:
 
        LÊ XUÂN NHUẬN   
(còn nữa: xem bài Phiếm-Đàm với Ô. Nguyễn Văn Lục)  
Tham-khảo:






__._,_.___

Posted by: Nhuan Xuan Le 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts