From: MINHHA PHAM wrote
Sent: Tuesday, September 12, 2017 1:29 AM
Subject: Vụ Khủng Bố 9-11: Hai Mươi Năm Trước Và Sau.... Nguyễn-Xuân Nghĩa
Sent: Tuesday, September 12, 2017 1:29 AM
Subject: Vụ Khủng Bố 9-11: Hai Mươi Năm Trước Và Sau.... Nguyễn-Xuân Nghĩa
Xuan Nguyen
Vụ Khủng Bố
9-11: Hai Mươi Năm Trước Và Sau....
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Người Việt ngày 20110911 (Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài)
Những chuyển động ngầm trước và sau vụ khủng bố
Vụ khủng bố
9-11 có nguyên nhân sâu xa ít ra từ 20 năm trước. Hậu quả cho 20 năm sau vẫn là
ẩn số.
Khi Liên bang Xô viết tan rã năm 1991, Hoa Kỳ là quốc gia hồ hởi
nhất.
Chiến tranh
lạnh kết thúc, Hoa Kỳ thành siêu cường độc bá. Từ 1989, học giả Francis
Fukuyama vội viết về "Sự Cáo chung của Lịch sử": chủ nghĩa tư bản đã
lần lượt đánh bại chủ nghĩa phát xít rồi chủ nghĩa cộng sản. Thế giới từ nay có
kim chỉ nam "Made in USA".
Thời ấy, Cố
vấn An ninh Quốc gia Brent Scowcroft gò ra cái chữ rất nổ cho Tổng thống George
H. Bush (ông Bush cha): "New World Order" - Trật tự mới cho Thế giới.
Trên sự rụm rã
của Liên Xô, Hoa Kỳ rất tự tin mà lãnh đạo các nước Âu Châu và Á Rập trong
chiến dịch "Bão Sa Mạc" để tấn công Iraq và cứu lấy xứ Kuweit. Chiến
thắng quân sự thần tốc đầu năm 1991 càng khiến nước Mỹ tin vào một "Trật
tự Hoa Kỳ " - Pax Americana.
Thật ra đây là nhãn hiệu đẹp dán lên một cái chai đặc kín, bên
trong có gì thì chưa ai biết!
Khi ấy, chỉ
thấy là sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga kế thừa một di sản tiêu điều.
Lãnh thổ bị xé vụn, số công dân Liên Xô mất dần theo đà độc lập của các nước
Cộng hoà. Dân số từ 290 triệu chỉ còn 150 triệu - và giảm dần. Nhiều học giả
chỉ ra một di hại của cộng sản: nạn nghiện rượu trước khi thiên đường xã hội
chủ nghĩa sụp đổ có ảnh hưởng đến "sinh suất" - số người sinh đẻ tại
Nga hụt dần.
Mà không chỉ Hoa Kỳ mới lạc quan tếu như vậy!
Các nước Âu
Châu thoát khỏi mối đe dọa Xô viết bèn hội nhập kinh tế và tiền tệ để tiến tới
thống nhất chính trị, nhờ đầu máy mạnh nhất là nước Đức đã tái thống nhất.
Chuyện tiền tệ ấy là hồ sơ nhức tim ngày nay của đồng Euro, nhưng thôi, ta đang
nói về "Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"!
Vì hào quang
chói lòa của "Lịch sử Cáo chung", người ta không thấy ra nhiều chuyển
động ngầm khả dĩ giải thích - nếu chưa tiên báo - vụ khủng bố 9-11. Đó là
chuyện "nhân – duyên", mà không phải của nhà Phật!
Xin nói về cái nhân trước.
***
Trên mảnh vụn
Liên Xô, người ta không thấy ra hai chuyện động ngầm - chậm mà chắc. Thứ nhất
là sự co cụm dân số của các nước công nghiệp hóa.
Người dân nơi
đây – từ Âu Châu qua Nhật Bản rồi các nước tân hưng Đông Á - lập gia đình trễ
hơn sau một thời gian giáo dục và đào tạo dài hơn các thế hệ trước. Họ chú ý
đến phẩm hơn lượng: có con ít đi với mức thành đạt cao hơn. Yếu tố văn hoá,
khoa học y tế và kinh tế có thể giải thích hiện tượng phổ quát ấy. Xin miễn nói
đến thuốc ngừa thai hay quyền phá thai vì sẽ lạc qua chuyện tôn giáo!
Nói chung,
người ta sống thọ hơn và bị hiện tượng "lão hóa" với tỷ lệ cao niên
ngày một đông trong cơ cấu dân số. Ngoại lệ duy nhất là Hoa Kỳ, nhờ là quốc gia
của di dân có truyền thống tiếp nhận để hội nhập di dân. Đã thế, Hoa Kỳ còn
được trời cho một lãnh thổ phì nhiêu có thể nuôi một dân số cao gấp ba bốn lần.
Đó là một cái
"tội" của nước Mỹ - mà dân Mỹ không biết, có lẽ lãnh đạo cũng thế! Ta
sẽ trở lại chuyện công tội này.
Thứ hai là đà gia tăng dân số của các nước nghèo, gọi là
"đang phát triển" cho lịch sự.
Các quốc gia
đó thừa hưởng kết quả phổ biến của tiến bộ y dược nhưng chưa tiến tới trình độ
của các nước công nghiệp hoá. Dân số tiếp tục gia tăng và rất mạnh. Lực lượng
lao động mở rộng và trẻ trung hơn có dẫn tới một số thành tựu tượng trưng về
kinh tế. Nhưng lặng lẽ nhồi chất nổ vào trái bom dân số.
Đó là một trong nhiều làn sóng ngầm dẫn tới cơn địa chấn ngày
nay tại Bắc Phi và Trung Đông (gọi tắt là MENA, Middle East và North Africa).
Khu vực này
lại "may mắn" tiếp cận với Âu Châu, với các nước thuộc địa cũ. Khi có
tiếp cận giữa hai khối người có áp suất dân số cao thấp, ta có hiện tượng di
dân. Trong các nước Âu Châu, thành phần di dân - thậm chí công dân – gốc MENA
và Hồi giáo sinh đẻ nhiều hơn và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Chẳng khác hiện
tượng di dân và tỷ lệ dân số gốc Latino tại Mỹ. Nhưng Âu Châu lại có chánh sách
hội nhập khác. Thật ra là ít hội nhập!
Mà không chỉ
Âu Châu mới gặp quả bom dân số.
Liên bang Nga
và cả Trung Quốc "tân hưng" ngày nay cũng nhức đầu với khối người Hồi
giáo trong lãnh thổ. Chẳng được hội nhập mà còn bị đàn áp, họ đòi ly khai, tự
trị, độc lập... Chuyện Chechnya tại Nga hay Tân Cương tại Trung Quốc có chung
một hạt nhân....
Bây giờ, hãy lùi lại để nhìn địa cầu trên toàn cảnh:
Thế giới có
một tỷ ba trăm triệu người theo đạo Hồi, một tôn giáo từng có xung đột lịch sử
với Tây phương từ ngàn năm nay - khi Mỹ chưa ra đời - nếu chỉ tính từ thời Thập
tự chinh vào thế kỷ 11, chưa nói đến vệc Á Rập Hồi Giáo tấn công Âu Châu lần
đầu tiên từ Thế kỷ thứ tám. Trong 500 năm thống trị toàn cầu của Âu châu, từ
1492 đến 1991 - ngẫu nhiên thật vì Liên Xô chỉ là một đại cường Âu Châu! - mối
giao tiếp giữa Âu Châu với đạo Hồi là một chuỗi xung khắc, lồng vào chủ nghĩa
thực dân trong thế kỷ 19 hoặc sự bành trướng của Đế quốc Xô viết vào thế kỷ 20
và sự sụp đổ của đế quốc Ottoman sau Thế chiến I.
Thế rồi Âu Châu lụn bại dần, với dân số co cụm dần vào cuối thế
kỷ 20.
Còn lại, một
cõi nguy nga của Âu Châu trên lục địa Bắc Mỹ đã tiếp nhận di sản văn hoá từ bên
kia Đại Tây dương, trở thành "lãnh đạo Tây phương". Và kết tụ những
thâm thù từ tiền kiếp – mà không biết. Đó là Hoa Kỳ.
Thật ra, nước Mỹ vẫn có thể biết nếu để ý tới cái
"duyên", là yếu tố thời cơ khiến hạt mầm của cái "nhân" lại
kết trái thành trái phá sau này.
***
Liên Xô thời Leonid Brezhnev tưởng có thể tranh hùng với Tây
phương mà thọc vào yếu điểm giữa đại lục Âu-Á là A Phú Hãn, hòng tiến xuống
miền Nam vào cõi Trung-Cận Đông. Âu Châu khi đó tuyên bố là "không chấp
nhận được" - rồi nín thinh. Lão già thâm khéo nhường "túi vũ trụ cho
đàn sau gánh vác".
Đàn sau thời
Jimmy Carter lập tức can thiệp để tiêu hao sức lực của đoàn quân viễn chinh Xô
viết: yểm trợ kháng chiến quân Hồi giáo Mujahideen là chiến lược phải đạo, được
truyền thông vinh danh là "Freedom Fighter" - Chiến đấu cho Tự do. Mà
nếu chống chế độ vô thần của Cộng sản, các kháng chiến quân Hồi giáo có xưng
danh "Thánh chiến" thì chẳng sao!
Nhưng hạt mầm ấy nảy ra trái độc là khủng bố al-Qaeda. Nó kết
tinh những gì cực đoan nhất của đạo Hồi. Lại còn đòi cạnh tranh với một hệ phái
quá khích là xu hướng Shia tại Iran.
Xu hướng thiểu số này trở thành lực lượng đáng kể nhờ sự giúp
sức vô tình của Hoa Kỳ, cũng dưới thời Carter! Đó là cuộc Cách mạng Hồi giáo
tại Iran năm 1979, khi Liên Xô vào A Phú Hãn...
Ngẫm lại thì
Mỹ đã nuôi ong tay áo tại A Phú Hãn và đổi bạn thành thù tại Iran. Bên cạnh một
Âu Châu già lão, siêu cường trẻ trung đầy tự tin trở thành đối tượng của mũi
nhọn Hồi giáo. Một biểu tượng của Tây phương cần thanh toán để làm gương cho
thế giới.
Từ thập niên
1960-1970, thiên hạ đã biết phương thức khủng bố từ nhiều nơi. Một hình thái
đấu tranh bất cân xứng và hơi hèn vì nhắm vào thường dân ở dưới để lung lạc ý
chí lãnh đạo ở trên. Nào lực lượng IRA của Ái Nhĩ Lan, PLO của Yasser Arafat,
Lữ đoàn đỏ của Ý, của Nhật, lực lượng Basque tại Tây Ban Nha, v.v.... Nhưng
người ta coi đó là chuyện hình pháp của nhà chức trách. Hoặc cánh tay nối dài
của Liên Xô để khuynh đảo Tây phương.
Khi Liên Xô
tan rã, hình thái đấu tranh ấy mất hậu cứ! Lịch sử cáo chung mà.
Điều bất ngờ
là con quái vật đầy thủ đoạn như Liên Xô không thể dẫy chết mà chẳng phun nọc,
đó là vụ Iraq năm 1991, mà vì "lịch sử cáo chung", Mỹ lại nuốt trọn.
Xin trở lại vụ này trong một kỳ khác.
Điều phi lý
thứ hai là từ 1993, al-Qaeda đã đánh dứ để trắc nghiệm cách phòng vệ (thuật ngữ
an ninh là "dry run") và chuẩn bị dòn dứt điểm. Tình báo Hoa Kỳ quả
là thiếu tưởng tượng dù rằng đây đó đã nhận được nhiều thông tin đáng ngại. Sau
Chiến tranh lạnh, thời Bill Clinton, nước Mỹ còn tận hưởng "cổ tức hòa
bình" mà!
Chuyện thứ ba
là trong khi ấy, Iran của sắc tộc Ba Tư cũng mài nanh vuốt để bành trướng ảnh
hưởng - kể cả qua thủ đoạn khủng bố - trong khối Á Rập của hệ phái Sunni. Hệ
phái Shia còn có phép "giấu đạo" tagiyya – quyền che giấu tín ngưỡng
để bảo vệ đạo pháp - chuyển thành thủ đoạn lường gạt, ấn bản Ba Tư của thuật
“quỷ biển" Trung Hoa, biển lận và quỷ quái.
Khi phe Sunni
chơi trò khủng bố tự sát - một nghịch lý về giáo luật – phe Shia có thuật ngụy
trang và ngụy tín để lừa đối thủ. Với một số người Hồi giáo, Thượng Đế cho phép
điều đó.
Còn Hiến pháp Mỹ thì nghiêm cấm từ tổng thống đến thường dân
không được khai gian khi đã giơ tay tuyên thệ!
***
Sau vụ 9-11, Hoa Kỳ mở ra cuộc chiến "Chống khủng bố toàn cầu", Chính quyền Bush còn muốn bẻ gãy "Trục tội ác" của Iraq, Iran và Bắc Hàn khiến các chiến sĩ dân chủ đều nức lòng.
Vốn là một
quốc gia không kỳ thị Hồi giáo ở bên trong, lại còn kết hợp với các nước Hồi
giáo bên ngoài, Hoa Kỳ đã có phản ứng bất cân xứng. Và càng tích lũy ác cảm của
dân Hồi giáo. Ác cảm vì chiến dịch A Phú Hãn và Iraq, hoặc vì sự liên kết với
các chế độ Hồi giáo độc tài tại khu vực MENA trong trận chiến "chống khủng
bố".
Trong khi ấy,
đồng hồ sinh lý của dân Hồi giáo tiếp tục nhảy. Đồng hồ kinh tế Tây phương trôi
vào suy trầm. Âu Châu già lão thì gán mọi tội cho Mỹ - hung hăng quá đà – để
thừa cơ bỏ chạy.
Kết cuộc thì
kim chỉ nam của Trật tự Hoa Kỳ khiến siêu cường độc bá thành thỏi nam châm thu
hút sự thù ghét của Hồi giáo. Một sự thù ghét không thể làm nước Mỹ chết được,
nhưng sẽ gây lúng túng kéo dài. Nhất là khi phải cắt giảm ngân sách quốc phòng
trong một vài năm tới nhờ khả năng cải tạo của Barack Hussein Obama.
Đó là cơ hội
cho hai cường quốc Hồi giáo khẳng định tư thế của mình, là Iran và Turkey....
Chưa nói gì đến Liên bang Nga tại Đông Âu và Trung Quốc tại Đông Á. Chuyện nên
theo dõi trong những thập niên tới, xem Hoa Kỳ biến chiêu ra sao.
Nước Mỹ trở
thành siêu cường cũng là nhờ khả năng biến chiêu đó. Dù có thể làm thiên hạ
điêu đứng vì mỗi lần biến hóa như vậy.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks