Cam
on TS Song
David
Hoang
2018-02-09
8:17 GMT-08:00 'Patrick Willay' >:
2018-02-08 : Tò mò với cái văn chương xứ người :
Các kiểu hành văn trong Pháp ngữ -
Figure de style dans le français
TS.Phan Văn Song sưu tầm
Tuần qua trong một cuộc điện đàm với anh bạn già
Nguyễn Văn Trần, đấu láo vui vẽ dẫn đến những câu chuyện nhắc đến các nhơn vật
chánh trị và cách nói chuyện, từ cái tài hùng biện, chơi chữ, hành văn… đến cái
lắp bắp, lỗi chánh tả, văn phạm...cụ Trần bạn tôi bèn chê ông cựu Tổng thống
Pháp François Hollande có cách nói như con nít (sic), ông
thường lập lại chủ từ, vừa cùng nêu tên, vừa cùng dùng ngôi thứ nhứt hay ngôi
thứ ba : thí dụ, « Moi, président, je .... » hoặc « La France, elle... »… như
cách nói của những trẻ con thường cố nhấn mạnh vai trò của mình, để thuyết phục,
do thiếu tự tin ? ....« moi, je ... » - « Con, tôi... » ; « la France, elle...
» - « Nước Pháp, nó phải … ». Cách dùng, cách nói, cách hành văn,
cách ví von như vậy có tên là anaphore.
Hôm nay, cuối tháng, thở phào vì vừa đọc xong một
lô sách Pháp đúng chương trình định sẳn. Đầu óc rãnh rang, nhớ chuyên vui tuần
qua với bạn già, bèn tò mò, lục lạo, sưu tầm những cách viết, cách hành văn của
Pháp ngữ. Xin viết một bài cống hiến, chia sẻ với các bạn nào thích Pháp ngữ.
Chia sẻ với những anh chị em thân hữu nào đã một thời học trường Pháp,
nói tiếng Pháp, viết văn pháp ngữ, được huấn luyện kỹ văn chương và mê văn
chương Pháp, và nay, chưa bị hay không bị cấm thịt bò tái, khoai tây chiên, rượu
chát đỏ, camembert vào buổi ăn trưa hay chiều tối, chưa bị hay không kiêng cử
buổi sáng điểm tâm bằng bánh mì giòn nóng quét bơ nửa mặn - demi sel – với mứt
- confiture cam hay dâu, với trứng chiêm omelette và café sữa buổi sáng ; hay
không bị, chưa bị bà xã « canh me » cấm các cử café đen nhẩm xà, các nhâm nhi
ly cognac hay phì phà điếu cigare tửu hậu ...
Văn chương Pháp, cũng như tất cả những văn chương
ngôn ngữ trên thế giới đều có những cái rất cầu kỳ, phức tạp riêng biệt đặc
trưng. Thế nhưng Pháp ngữ có thêm một cái đặt biệt là « đặt tên » các kiểu viết,
các văn phong… figures de style....ấy !
Không biết dịch làm sao qua Việt văn – tạm thời « kiểu hành văn » vậy ? Và vẫn biết style
được dịch là văn phong rồi. Tạm thời dùng « kiểu hành văn », hay nói « Vẻ »,
« dáng » văn phong vậy!
Trước hết xin
có đôi lời xin lỗi với tất cả thân hữu, về cái vốn liếng nghèo nàn việt văn của
chúng tôi. Chương trình Việt ngữ đào tạo cho các trường trung học Pháp ở Sài
gòn hay Đà Lạt (Lycée Yersin) thời chúng tôi 1954 – 1961, chỉ 2 giờ một
tuần từ lớp 6ème – đệ thất đến Philo - đệ nhứt. Tất cả chương trình trung học 8
năm, chỉ gồm trong cuốn Văn chương tổng hợp của Cụ Dương Quảng Hàm thôi ! Do đó
bọn học sanh chương trình Pháp chúng tôi lúc ấy, chỉ lỏm bỏm việt ngữ đủ dùng để
chúng tôi đọc được các tin cán chó các báo việt ngữ và chuyện chưởng Kim Dung
thôi !
Cả những lá thư tình giữa đám học sanh chúng tôi,
lúc ấy cũng viết bằng tiếng Pháp. Những năm từ seconde – tương đương đệ tam
chương trình Việt đến lúc ra Tú tài 2, thằng tôi kiếm đủ tiền Phở Bằng, Café
Tùng, ciné Ngọc Lan, dancing Ambiance cho ngày sortie Chủ Nhựt... nhờ viết thư tình mướn cho các bạn và đặc biệt các đàn anh, ấy là do cái
tài biết viết văn Pháp giỏi thế thôi ! Khác chi Cyrano, của vỡ kịch cùng tên của
Edmond Rostand ứng khẩu đọc thơ dưới balcon của Roxane thay người tình thật vậy
! Có cái khác là lúc ấy, thằng tôi, quá nhỏ, chẳng biết yêu thương các bạn gái
cùng trường…
Les Figures de
style : Các Kiểu hành văn :
1/ L’anaphore : Như đã
nói trên. Chủ từ được lập lại, mục đích là để nhấn mạnh,
để nói rõ, để thuyết phục - Convainvre
par accumulation. Có lỗi chăng ?
Là do lặp lại – Faute de répétition – Vì đấy là một « lỗi hành văn », một vụng về về
cách hành văn, nhưng đó là do một cố ý với một dụng đích rõ ràng.
2/ La métaphore : Rất
thông dụng, vì đây là một sự ví von... Dùng một hình ảnh, có khi xa vời nhưng cố
ý tạo ấn tượng . « Il pleut des cordes » - Mưa rào, mưa từng sợi giây, mưa như thác đỗ.... ». Nhiều khi ví vón có những
ý tưởng ngược ngạo. « Je suis un vieux boudoir plein de roses fanées
» Thi sĩ Charles Beaudelaire (1821-1867) – Spleen - « Tôi như một căn phòng cũ đầy những hoa
hồng héo rũ » Bản Nhạc Sầu.
Kho tàng văn chương Việt ta đầy những ví von điển
tích ấy : « Trống Tràng thành long lay bóng nguyệt, Khói Cam tuyền mờ mịt thức
mây… » Nguyễn Du Kiều. Hay «
Mưa như cầm chỉnh đổ », … cả lời
nhạc : « … Em về một mình ngoài mưa, Mưa như mưa trong lòng anh ». Em đến thăm anh một chiều mưa. Nhạc và lời Tô Vũ (1923-2014)…
Hay hai câu tuyệt tác, số
1311,1312, tác giả Nguyễn Du dùng để tả Kiều đang tắm «.... Rõ ràng trong ngọc trắng ngà ; Dày dày sẵn đúc một
tòa thiên nhiên ....». Tuyệt vời
!
3/ L’hyphallage : Cách ví von đó vẫn thường thấy nhưng không ai biết
tên. Dùng hai tư tưởng, hai hình ảnh ngược ngạo nhau. « Un vieillard en or avec
une montre en deuil » Nhac sĩ Jacques Prévert (1900-1977) (Một lão già bằng vàng với một chiếc đồng hồ mang
tang » - Đáng lý là « lão già mang tang, và đồng hồ bằng vàng! » - Nhưng cách chơi chữ nầy quá táo bạo nầy chỉ do
Jacques Prévert, tác giả của bài thơ « Les Feuilles Mortes » bất hủ !
Việt ngữ ta « Một túp lều tranh hai quả tim vàng » ... « Người hiệp sĩ mù, với
thanh kiếm sáng »....
4 / La métonymie : Ở đây,
người ta thay chủ đề và động vật hay ý nghĩ bởi một từ ngữ tuy khác ý nhưng vẫn
hạp với đầu đề. Thí dụ, lấy cái lý do thay cho kết quả, lấy cái vỏ thay cái lòng,
lấy cái thành phố thay cho cư dân, dùng cái chung để nói đến cái riêng. Thí dụ
« Paris a faim, Paris a froid
», tác giả muốn chỉ rằng người
dân Paris đang bị đói, bị lạnh, chớ thành phố Paris làm sao đói và lạnh được ?
Và khi người Việt ta viết « Huế đang rung sợ, Huế đang khóc thương trước cái
man dại của đảng CS » là muốn nói
cư dân Huế, dân chúng Huế đang sợ, dang khóc đang sống trong sợ sệt. ».
Khi ta nói « Mời anh đi uống một ly với tôỉ – Voulez-vous boire un verre avec moi ? ». Dĩ nhiên muốn nói, chúng ta uống cái chất lỏng trong ly, nước hay rượu. Không ai uống cái ly cả..
5/ La synecdoque : đây cũng là một loại métonymie. Sử dụng một
tổng thể để nói một cái riêng, nói chủng, cái loại để không nói cái giống, nói
cái vật chất thay cái thể vật, nói cái cụ thể thay cho cái trừu tượng – Elle est utilisée pour exprimer la partie
pour le tout, l’espèce pour le genre, la matière pour l’objet, le concret pour
l’abstrait.
Thí du « Respectez les cheveux
blancs du vieux Lion - Hãy kính trọng
cái mái đầu bạc của con Sư tử già
» (hãy kính trọng tuổi già của vị nầy).
6/ L’antonomase : Rất thông dụng, Việt ngữ ta cũng thường sử dụng.
Người ta sử dụng một tên riêng – nom
propre để dùng là tên thường – nom commun hoặc ngược lại nom commun làm nom
propre. Người ta có thể thay thế
một tên chung – nom commun - bằng một nhóm từ ngữ – périphrase. Thí dụ : Peut-être êtes-vous – Có lẽ anh là một - un Don Juan ( séducteur – tán em giỏi, đẹp giai nhà giàu học giỏi).
C’est - Hắn ta là một thằng - un Tartuffe ( hypocrite – đạo đức giả) ! Việt ngữ ta vẫn chuyên dùng :
« Tên kia là một tên Sở
Khanh », Vị ấy là một vị Bao Công » Hiền như Phật !
Hay Nhà anh có phải - votre maison est-elle dans – nơi Thành phố Ánh sáng- la ville lumière (Paris) ? Hay ở Thành phố hường - Dans la ville rose (Toulouse)
? « Quê hương tôi ở Xứ Thần Kinh
». Nhiều khi tên người, tên hiệu
biến thành tên vật. Poubelle – thùng rác là tên của ông Tỉnh ủy - préfect
Eugène Poubelle (1881-1907), hay Hiệu tủ lạnh frigidaire để nói cái tủ
lạnh, hay xe honda
để nói những tất cả loại xe đạp
có gắn máy, ấy là do chiếc xe gắn máy hiệu Honda đến Sài gòn trước tất cả.
Tất cả những hiện tượng ấy đều là những antonomases cả. Tiếng Việt ta rất thông dụng xài antomomases nầy: Cái lon sữa Guigoz, sau khi xài xong được biến thành những « lon Gô đa
dụng » (từ tên nhãn hiệu Guigoz biến dạng), và cả một đơn vị đo lường, một « gô gạo
». Chai Xá xị Con Cọp dung tích 27 cc được tái sử dụng làm đơn vị đo lường : Xị
« đế », Xị « nước mắm »...
Xị là cái chai không, trước dùng cho Xá xị Con Cọp
của Hảng La Ve Nước Ngọt Nước Đá Con Cọp.
Dân miền Nam của Việt Nam Cộng Hòa là Vua tái sử dụng
những vật liệu xài rồi : lon sữa con chim tái sử dụng thành « lon » đơn vị đo
lường, « lon gạo », ...Thùng dầu lửa hiệu con sò biến thành thùng gánh nước… 20
lít. Thùng Phuy - fut xăng , fut dầu cũng thế. « Phuy » cũng là một đơn vị đo lường
chất lỏng, xe gắn máy trước năm 75 ở Sài gòn được, dưới 50 phân khối gọi là xe
Honda, 125,150 phăn khối là xe Vespa ; Tiếng gọi chung để gọi xe gắn máy có
thùng, xe ba bánh chuyên chở là xe Lam, chữ đầu của tên hiệu của Lambro… do hảng
Lambretta dùng máy Lambretta, Ý sản xuất.
7/ L’Épanadiplose : Thông dụng, cả ở Pháp ngữ lẫn Việt ngữ.
Thường dùng từ ngữ ở cuối câu, từ ngữ hay chữ đã dùng của đầu câu.
Ngược lại là l’anadiplose.
Câu thơ nổi tiếng của nhà thơ François de Malherbe
(1555-1628) trích trong bài thơ chia buồn của tác giả gởi ông bạn Du Perier vừa
mất người con gái năm 1607, mà bọn chúng ta được học những ngày đầu bước vào
ngưởng trung học « Et rose, elle a
vécu ce que vivent les roses, l’espace d’un matin ». Ở đây, l’épanadiplose là chữ rose được nâng cao !
Xin được phóng dịch « Như một đoá
hoa hường, nàng sống đời hoa hường, khoảng khắc một ban mai »
8/ Và chớ lẫn lộn l’Épanadiplose với le chiasme (đọc kiasme – ch phát âm hy lạp). Chiasme là dùng những từ lẫn lộn
kiểu ABBA – gọi là nhịp ôm nhau - rimes
embrassées. Kiểu nầy tạo một nhịp,
như nhịp bước, vửa song hành, vừa đối chữ.
Thí dụ « Un Roi chantait en bas, en haut
mourait un Dieu » Victor Hugo (1802-1885) – Booz endormi – Tập thơ La légende
des Siècles (1859-1883) Xin phỏng dịch Trên
kia một ông vua đang hát, dưới đây, một vị Thần đang giảy chết.
Chiasme được dùng rất thông thường :
« Des trains sifflaient de temps à autre et des
chiens hurlaient de temps en temps » Nhà văn Raymond Queneau (1903-1976) – nổi
tiếng với lời của bài hát Si tu t’imagines được Kosma đặt nhạc và Juliette
Gréco hát, và cuốn truyện, viết năm 1949, được tạo thành phim Zazie dans le
Métro. « Từng chặp, xe lửa
thổi còi, thỉnh thoảng, chó trỏ miệng tru »
Hay câu quảng cáo băng dán hiệu Urgo « Il
y a de l'Urgo dans l'air, il y a de l'air dans Urgo » thông dụng một thời. (publicité
pour les pansements Urgo) – Coi chừng,
một không khí sắp xài Urgo, băng Urgo rất thông thoán. Air « không khí » có hai nghĩa..
Văn chương Việt : Chinh phụ Ngâm với bà Đoàn
thị Điểm (1705-1748):
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại ; Bến Tiêu
Tương thiếp hãy trông sang ; Khói Tiên Tương cách Hàm Dương ; Cây Hàm Dương
cách Tiêu Tương mấy trùng.
9/ L’Épanalepse : cũng không được lẫn với Épanadiplose, là lặp lại một nhóm từ ngữ, khi bắt đầu câu. Thí dụ « Ô triste, triste était mon âme. À cause, à cause d’une femme – Paul Verlaine Thi sĩ (1884-1896) Romances sans paroles . « Nỗi buồn, nỗi buồn tràn tâm trạng. Chỉ vì, chỉ vì mỗi một đàn bà ! ».
Văn chương Việt ta cũng với Chinh phu Ngâm của
bà Đoàn thị Điểm :
Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy ; Thấy
xanh xanh những mấy ngàn dâu ; Ngàn dâu xanh ngắt một màu ; Lòng chàng ý
thiếp ai sầu hơn ai?
10/ Và l’Épiphore : Càng thông dụng hơn. Dùng để tạo một nhịp, như một hơi thở, trong một
diễn văn, một bài viết, bằng cách lặp lại, nhiều lần một chữ, như đánh nhịp vậy.
« Je veux que chacune et chacun puisse travailler
dans notre pays plus facilement, que les entrepreneurs embauchent plus facilement, que les entrepreneurs investissent plus facilement, mais que chacune et chacun puisse aussi travailler plus facilement et soit mieux récompensé de son travail » Diễn văn của Tổng thống
Pháp Emmanuel Macron, tại Clermont Frrand ngày 7/01/2017.
« Tôi mong các chị các anh đều có công việc dễ dàng,
các chủ nhơn thâu người dễ dàng, các chủ nhơn dễ dàng đầu tư, và tất
cả quý anh chị có công việc dễ dàng và được hậu tạ đúng đắn ! ». Những thí dụ việt ngữ chắc cũng nhiều, các diễn
văn các nhà chánh trị chắc chắn sẽ đày rẩy.
Một bài hát đầy Épiphore :
Moi, qui n’ai jamais prie Dieu Que lorsque j’avais
mal aux dents.. Tôi chỉ cầu Chúa Khi tôi đau răng
Moi, qui n’ai jamais prie Dieu Que quand j’ai eu
peur Satan Tôi chỉ cầu
Chúa Khi tôi sợ Quỷ
Moi, qui n’ai prié Satan Que lorsque j’étais amoureux
Tôi chỉ cầu Quỷ Khi tôi gặp tình yêu
Moi, qui n’ai prié Satan Que quand j’ai eu peur du
Bon Dieu Tôi chỉ cầu Quỷ Khi tôi sợ gặp Chúa
Nhạc sĩ Jacques Brel (1929 - 1978) La Statue – Tượng Đá
11/ Và le Zeugme : cách chơi chữ nầy là bỏ đi, một từ hay một đoạn
văn, một nhóm từ ngữ, cần phải lặp lại, nhưng được hiểu ngầm, có thể dùng lẫn lộn
một từ ngữ trừu tượng sánh với cụ thể.
Thí dụ, « Vêtu de probité candide et de lin blanc
» Victor Hugo Booz endormi. Khoác
một chiếc áo đạo đức và bộ đồ vãi trắng ».
...Và còn nhiều nữa, nhiều cách, nhiều dáng, phá lệ
cũng có, nói xuôi, nói ngược...l’anacoluthe
chẳng hạn, hoàn toàn phá cách văn
phạm - grammaire. « Le nez de Cléopâtre, s’il eût été plus court, la face de la
terre en eût été changée » Blaise Pascal (1623-1662) Pensées – Tâm tư.
« Cái mủi của Cléopâtre nếu ngắn một
tý, sẽ thay đổi bộ mặt thế giới »
Thay lời kết :
Viết văn là cả một nghệ thuật. Viết sao cho thông
thoáng, tạo qua lời văn những cảm tưởng của tình người. Những
hình ảnh dáng văn nêu trên chỉ là những cái vui, cái tò mò của văn chương Pháp.
Không ai muốn nhớ cả, mà nhớ làm gì. Cũng như một luật lệ trên đời, tạo cái thế,
tạo cái chuẩn rồi đặt luật sau. Việt ngữ ta nào có văn phạm đâu? Thế nhưng vẫn có
những câu phá cách tài tình :
« ......Cỏ cây chen lá, lá chen hoa ; Lom khom dưới
núi, tiều, vài chú ;
Lác đác bên sông, chợ, mấy nhà » Bà Huyện
Thanh Quan Qua Đèo Ngang.. Hay là
«... Thoạt mới
vào chàng liền nhảy ngựa ; Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên, Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ»
Hai xe hà, chàng gác hai bên, Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ»
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý, Ðem tốt đầu dú dí
vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng, Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu…. » Hồ Xuân Hương Cờ Người.
Thiếp đang mắc nước xe lồng, Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu…. » Hồ Xuân Hương Cờ Người.
Tuyệt vời, cả một bức tranh sống động ! Tục mà
thanh, thanh mà tục !
Vài hàng chia sẻ cùng quý thân hữu. Mong có sự
đóng góp.
Hồi Nhơn Sơn,
Những ngày cận Tết Mậu Tuất.
TS.Phan Văn Song
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks