Đại Học chăn Trâu




Tuesday, 8 October 2019

Trung Quốc: Hong Kong Dễ Ăn - Khó Nuốt




----- Forwarded Message -----
From: L. Nguyen <>
Sent: Monday, October 7, 2019, 2:05:44 AM EDT
Subject: PHẦN V ( ĐL 195): VĨNH TƯỜNG - TRUNG QUỐC: HỒNG KÔNG DỄ ĂN - KHÓ NUỐT




Trung Quốc: Hong Kong Dễ Ăn - Khó Nuốt …

(https://diendandoclap.blogspot.com/2019/09/trung-quoc-hong-kong-de-kho-nuot.html)
September 9, 2019

Vĩnh Tường


Sau 99 năm giữ quyền thuộc địa, Vương Quốc Anh chuyển giao Hong Kong cho Trung Cộng (TC) từ năm 1997. TC tiếp nhận trong điều kiện là Hong Kong được phép giữ nguyên quyền tự trị và tự do rộng rãi bao gồm một hệ thống chính trị và pháp lý riêng biệt. “Một quốc gia, Hai thể chế” là nguyên tắc lập hiến chi phối mối quan hệ giữa Hong Kong và Bắc Kinh cho đến ngày 1 tháng 7 năm 2047.

Trong hơn hai thập niên qua (1997-2019), cấu trúc tạm thời “Một quốc gia, Hai thể chế” đã tạo điều kiện cho Hoa Kỳ giao dịch với Hong Kong như một thực thể tách biệt với TC về kinh tế, thương mại và thậm chí còn có những giao lưu khác về mặt chính trị. Chính vì vậy mà trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - TC, Hong Kong tuy là thuộc TC nhưng không phải đối mặt với đòn thuế quan của Hoa Kỳ.
Hiện nay, Hong Kong đối với TC chẳng khác nào quả bom hữu cơ. TC không thể không lo ngại. TC không làm gì - thời gian Hong Kong tách biệt với TC càng lâu thì tư tưởng tự do dân chủ và lối sống của người dân Hong Kong ngày càng lan tràn, bén rễ sâu rộng hơn, ảnh hưởng đến tương lại chính trị công sản đại lục. Cái gương ly khai của các nước trong Liên Bang Sô Viết (USSR) bắt đầu từ trong bản chất đoàn kết kiểu cộng sản, đang luôn đe dọa, là nỗi sợ hãi triền miên đối với TC. Ngược lại, nếu TC làm gì, chẳng hạng như mưu toan rút ngắn thời gian thay đổi Hong Kong theo chế độ Bắc kinh thì sự xung đột tiềm ẩn ở Hong Kong đang chờ cơ hội, sẽ bùng nổ, bởi tư tưởng tự do, dân chủ là thứ không thể nhốt trong cũi; càng nhốt nó càng mau lớn và nổi dậy mạnh mẽ hơn..
Sự bùng nổ phong trào phản kháng ở mức độ nào cũng là cơ hội cho tư tưởng tự do dân chủ và nhân quyền được gieo giống nhanh hơn vào đại lục TC, và sẽ kéo theo hệ lụy rất phức tạp, nguy hại về kinh tế, tài chánh của TC, bởi tầm quan trọng của Hong Kong trong mối quan hệ về các lãnh lực này đối với TC, nhất là từ sau khi Hong Kong được trao trả cho TC cho đến nay.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận định rằng, TC sẽ không dại gì chờ đến ngày hết hạn vải thưa ngăn cách ‘the phòng’ cho đến năm 2047. Tập Cận Bình đang phải điên đầu, nhất là trong khi đang phải đối đầu với cái búa thuế quan đang nhịp nhịp của Donald Trump – Hoa Kỳ.
TC đã có lần toan thử, tuy đã không thành công hoàn toàn như ý, nhưng cũng rút được kinh nghiệm xâm thực, và mỗi lần để lại vài dấu chân lấn sâu vào sào huyệt tự do của Hong Kong.
Vào năm 2007  Quốc hội TC đã trao quyền cho Hồng Kông thực hiện, thông qua các cải cách, quyền bầu cử phổ thông theo quan điểm của cuộc bầu cử Đặc khu Trưởng Hồng Kông năm 2017 và cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp năm 2016, Văn phòng Hiến pháp và qua  điện tử đã được tổ chức bởi Ban thư ký của 'Trung tâm Hành chính với Tình yêu và Hòa bình' (một tổ chức hoạt động trong cuộc thảo luận về hệ thống bầu cử ở Hồng Kông). Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý, tổ chức đã phát động một chiến dịch yêu cầu cải cách bầu cử phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về quyền bầu cử phổ thông, quyền được bầu cử và đề cử, và khoảng 700.000 cử tri đồng ý rằng Hội đồng Lập pháp nên phủ quyết đề xuất nào của chính phủ nếu nó không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cho phép lựa chọn chính đáng của cử tri.
Tuy nhiên, không chờ đến 2017, vào ngày 31 tháng 8 năm 2014, Quốc Hội TC đã quyết định thiết lập một khuôn khổ cho các cải cách bầu cử giới hạn quyền bầu cử, được bầu và đề cử.
Ngày 21 tháng 9 năm 2014 Quốc hội Trung Quốc khẳng định người dân Hồng Kông chỉ được quyền bầu Đặc khu Trưởng vào năm 2017 với điều kiện là theo danh sách ứng cử viên phải được ủy ban bầu cử chấp thuận - tức là theo kiểu “đảng cử, dân bầu” của cộng sản. Điều này rõ ràng đã vi phạm cơ cấu “Một quốc gia, Hai thể chế” và đã làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối, đòi bầu cử tự do ở Hong Kong. Một số nhóm và tổ chức yêu cầu chính quyền rút lại quyết định nói trên, và quyền bầu cử phổ thông cũng ra đời từ đó.
Kể từ tháng 9, 2014, cuộc biểu tình của sinh viên học sinh nổ ra được gọi là “phong trào cách mạng dù” làm chấn động thế giới.
Hoa Kỳ, Đài Loan, Nhật bản,Liên Hiệp Quốc đều lên tiếng kêu gọi TC duy trì nguyên tắc “Một quốc gia Hai thể chế” như đã ký kết, tôn trọng mọi quyền tự do của người dân và đó là điều kiện để các quốc gia tiếp tục quan hệ kinh tế với Hong Kong.
Kết quả là ông Lương Chấn Anh đã có cam kết với người biểu tình là chính quyền Hồng Kông sẽ tổ chức các cuộc tham vấn chính trị với người dân về các thay đổi chính trị tại thành phố này.
Thời gian Hong Kong yên tĩnh, không có nghĩa là người dân tin vào những lời cam kết của nhà cầm quyền TC, bởi một điều rất dễ hiểu, họ là những người đã và đang sống trong thế giới tự do thông tin, và sự thật lịch sử từ LBSV đến tất cả các nước cộng sản, đã chứng minh lời hứa của nhà cầm quyền không đáng tin cậy.
TC đã nôn nóng, toan thử vén bức ‘màn the’ bằng cách thay tài xế và các bến đỗ chứ không cần hành khách. Bứt dây động rừng, TC đã chích vào chỗ rất nhạy cảm của dân Hong Kong có đời sống vật chất khá cao và quen sống đời tự do khá lâu. Kể như TC đã nâng cao tinh thần cảnh giác của dân Hong Kong: ‘coi chừng bị nuốt chửng’. Như con khủng long tự do đã được đánh thức, bất kỳ một đề xướng hoặc hành động nào của chính quyền Hong Kong liên quan đến lục địa TC cũng được dân Hong Kong xem xét kỹ lưỡng.
Hôm tháng Tư 2019 vừa qua, chính quyền Hong Kong đưa ra một dự luật có nội dung cho phép ‘dẫn độ’ nghi phạm về lục địa TC để xét xử theo hệ thống Tư pháp TC. Một điều không có gì đặc biệt, nền tư pháp cộng sản ở đâu cũng vậy, không dựa trên quyền con người mà dựa trên sự tồn vong của đảng chính trị. Dự luật không giấu được mưu đồ bắt đầu xâm thực, phá hoại dần dần nền tư pháp độc lập - tự do của Hong Kong và nó đã tức khắc châm ngòi cho cuộc biểu tình nổ ra rầm rộ. Tinh thần quyết tâm phản kháng, bảo vệ tự do, đặc biệt là của giới trẻ Hong Kong đã dâng trào đến mức khiến cuộc biểu tình ngày càng lan rộng, mạnh mẽ và bền bỉ cả mấy tháng qua, có lúc đụng độ với cảnh sát để chống lại hành động nặng tay, khiến nhà cầm quyền TC gọi là bạo loạn, hay so sánh người biểu tình với quân khủng bố. Chỉ bắt đầu bằng một dự luật chưa thành hình, Hong Kong đã rơi ngay vào khủng hoảng chính trị lớn nhất trong nhiều thập niên qua.
Các nước ngoài như Hoa Kỳ, Pháp, Canada đều lên tiếng kêu gọi hai bên nên dàn xếp ôn hòa và tôn trọng quyền tư do của người dân Hong Kong.
TC toan đem quân đe dọa hoặc dự định đàn áp, nhưng có lẽ vì tính ra lợi bất cập hại nên TC đã không tiến hành. Một là vì sự kiện Thiên An Môn năm 1989 – hành động đàn áp dã man khiến hàng trăm người đòi tự do dân chủ bị thiệt mạng; lịch sử  ‘vi phạm nhân quyền’ của TC hãy còn mới tinh đối với thế giới. Hai là lần này có thể TC sẽ tự giật sập cả cơ đồ chính trị, kinh tế, tài chánh của lục địa, hoặc ít nhất TC sẽ lâm vào hậu hoạn vì hậu quả nghiêm trọng không lường của sự đàn áp sẽ khác xa so với sự kiện Thiên An Môn trong lục địa.
Lãnh đạo Hong Kong, bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), sau nhiều tháng thề sẽ không lùi bước trước người biểu tình, nay tuyên bố sẽ chính thức rút lại dự luật dẫn độ nói trên. Bà Lâm đang kẹt chết cứng giữa người dân Hong Kong yêu chuộng tự do và sự chỉ huy của chính quyền cộng sản đại lục. Sự rút lại dự luật dẫn độ kể như một bước lui, nhưng vẫn chỉ là tạm thời của chính quyền nhằm hạ hỏa cuộc biểu tình, chuẩn bị cho kỷ niệm ngày quốc khánh 1 tháng 10, - 70 năm thành lập TC (Cộng hòa Nhân dân Trung hoa), còn không đầy một tháng. Điều này những người biểu tình có thể đọc được.
Mặt khác, sau nhiều tuần lễ tranh đấu, cuộc biểu tình không còn ở phạm vi một dự luật nữa. Sự rút lại dự luật không còn mấy ý nghĩa vì đáp ứng như thế là quá ít và quá trễ. Rút lui lần này, còn lần khác thì sao? Trứng khủng long tự do đã nở và nhu cầu cũng đã lớn hơn. Cuộc biểu tình vẫn tiếp tục. Biểu tình đã trở thành phong trào kiên định đòi bảo đảm tự do dân chủ, trước hết là có 5 yêu cầu:
1.         Rút hoàn toàn dự luật dẫn độ
2.         Thiết lập một cuộc điều tra độc lập để thăm dò sự tàn bạo của cảnh sát
3.         Rút lại đặc tính hóa của các cuộc biểu tình là "bạo loạn"
4.         Thả những người bị bắt tại các cuộc biểu tình
5.         Thực hiện quyền bầu cử phổ thông ở Hồng Kông
Sau ngày lễ quốc khánh của TC, nếu cuộc biểu tình còn tiếp tục và lớn mạnh hơn, chính quyền bà Lâm sẽ có hai lựa chọn: Một là đáp ứng đầy đủ và trung thực tất cả những yêu cầu còn lại của phong trào biểu tình. Hai là chính quyền Hong Kong có thể tuyên bố lệnh khẩn cấp và áp dụng một pháp lệnh do chính phủ Anh quốc đưa ra hồi 1992 cho chính quyền đặc khu rộng quyền xoay xở, bao gồm bắt giữ, tịch thu tài sản, trục xuất, kiểm soát các cảng và quyền hạn chế phương tiện liên lạc, thậm chí chính phủ có thể cắt quyền truy cập Internet luôn…
Với một trong hai lựa chọn này TC không tránh khỏi rơi vào khủng hoảng, lắc lư nền chính trị, kinh tế, tài chánh hiện tại và tương lai của TC. Vì sao chúng ta có thể nghĩ như thế?
Lựa chọn thứ nhất, TC có thể tạm duy trì trật tự ở Hong Kong và tiếp tục hưởng lợi về kinh tế, tài chánh nhưng phải chuẩn bị đối phó với sự bât ổn tiềm ẩn ở đại lục, bởi phong trào đòi tự do dân chủ ở lục địa có thể theo đà mà nổi dậy, hoặc nếu không, thì hạt tự do dân chủ sẽ chờ ngày mưa thuận gió hoà mà nẩy mầm. Đặc biệt là Đài Loan nhờ ảnh hưởng của phong trào tự do dân chủ của Hong Kong, sẽ vững vàng hơn với tinh thần độc lập, không chấp nhận sáp nhập vào TC. Và phía đảng Dân Tiến, bà tổng thống đương nhiệm thái Anh Văn sẽ có cơ hội đắc cử vào tháng Giêng năm tới 2020. Điều này sẽ gây khó khăn, thất vọng sâu hơn cho TC.
Lựa chọn thứ hai, giả sử TC sẽ đàn áp được cuộc biểu tình một cách suông sẻ, nhưng chắc chắn sẽ vỡ lỡ, không còn có thể duy trì nguyên tắc “Nhất quốc, Lưỡng chế”. Hong Kong sẽ bị sáp nhập ngay vào đại lục sớm hơn 28 năm, nhưng hậu quả sẽ vô cùng rắc rối. TC sẽ rơi ngay vào khủng hoảng tài chánh, và không chừng sẽ kéo theo ảnh hưởng tức khắc đến chính trị nội bộ. Nếu thi hành pháp lệnh không gọn gàng, vì sức phản kháng kinh khủng của của biểu tình thì Hong Kong tức khắc trở thành tử địa và lôi luôn TC cùng chết theo, bởi Hong Kong không chỉ là của TC mà còn là trung tâm giao dịch thế giới nhờ có cấu trúc “Một quốc gia, Hai thể chế”. Mất đi nguyên tắc này, không còn tự do, Hong Kong kể như không còn là giỏ trứng vàng cho TC nữa.
Trước hết, Hong Kong khi còn hệ thống chính trị, kinh tế khác với TC, mới là cửa ngõ quan trọng đối với đại lục TC về tài chánh:
·         Đặc điểm của Hong Kong là quản trị hành chánh tốt - hệ thống chính trị tốt, hệ thống tự pháp lành mạnh, kinh doanh dễ dàng.
·         Thành phố này mang lợi ích rất lớn cho các công ty TC tìm kiếm nguồn vốn nước ngoài, là cầu nối cho TC sử dụng thị trường vốn Hồng Kông để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi các công ty quốc tế sử dụng thành phố này làm căn cứ để mở rộng sang Trung Quốc đại lục.
·         Theo ước tính của các chuyên gia, có đến một con số không nhỏ, khoảng 3 nghìn tỷ đô la nợ bằng giá trị đô la do các công ty TC phát hành.
·         Hồng Kông, một nguồn vốn quan trọng của TC, cung cấp khoảng một nghìn tỷ đô la trong số tiền đó.
·         Các ngân hàng và nhà đầu tư Hoa Kỳ đã cho vay khoảng 180 tỷ đô la cho các ngân hàng TC và các công ty TC chủ yếu thông qua Hồng Kông.
·         Lương hưu và quỹ tương hỗ có trụ sở tại Hoa Kỳ cũng sở hữu thêm hàng tỷ trái phiếu do các thực thể TC phát hành.
·         TC có một khoản nợ lên tới 3 nghìn tỷ đô la, dĩ nhiên TC không muốn các chủ nợ đột ngột ép giới hạn tín dụng của TC xuống còn 1 nghìn tỷ đô la. Có thể đây là một trong những lý do TC hơi dè dặt về thái độ ứng xử với Hong Kong.
·         Các tổ chức tài chính trên thế giới, bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế, coi Hồng Kông là một thực thể riêng biệt, và nhờ đây, TC dễ dàng vay tiền qua tên tuổi của Hong Kong.
·         Các công ty con TC có trụ sở tại Hồng Kông, được hưởng lãi suất thấp hơn so với nợ phát hành ở TC đại lục.
·         Hồng Kông cũng đã trở thành tụ điểm hàng đầu cho đầu tư vốn cổ phần. Thành phố đã dẫn đầu thế giới về các dịch vụ chào hàng ra mắt công chúng (Initial Public Offering) vào năm 2018, vượt qua cả New York - trong đó cổ phần của công ty được bán cho các nhà đầu tư và thường cho cả các nhà đầu tư bán lẻ; được một hoặc nhiều ngân hàng đầu tư bảo lãnh…
·         Hơn 1.000 công ty đại lục với vốn hóa thị trường 2,6 nghìn tỷ đô la được niêm yết trên sàn giao dịch Hồng Kông. Họ chọn Hong Kong vì không tin ở luật lệ ở đại lục có thể bảo vệ quyền lợi cho họ.
·         Hong Kong theo kinh tế tự do, vẫn còn xài đồng tiền riêng (Hong Kong dollars), gắn liền với giá trị đồng dollar Mỹ. Sự lên xuống của đồng dollar Mỹ đều ảnh hưởng đến Hong Kong dollar
Quan hệ chính trị, kinh tế, tài chánh của Hong Kong với TC rất phức tạp. TC không thể bao vây, không thể chèn ép Hong Kong. Tình trạng bất ổn ở Hong Kong leo thang hay kéo dài sẽ làm cho giới đầu tư lo ngại, rút lui, chứng khóan sẽ không tránh khỏi bán tháo. Trước khi mất quyền tự do người dân sẽ tẩu tán tài sản và sắp hàng lên phi cơ chọn bãi đáp an toàn ở các nước tự do như một sự ra đi không hẹn trở về.. Tài chánh sẽ chảy nhanh đến cạn kiệt,… Riêng phong trào biểu tình có thể sẽ bám trụ một thời gian cho đến khi Hong Kong tan tành, không còn thấy tương lai…
Hong Kong đòi giữ nguyên chế độ tự trị, tranh đấu cho sự sống còn của tự do dân chủ tách biệt với đại lục TC và dĩ nhiên là không hứa duy trỉ tình trạnh như thế cho đến 2047. Còn phía TC thì dĩ nhiên không muốn hình ảnh đời sống tự do, sung túc sáng sủa của dân Hong Kong, và mô hình chính thể tự do của Hong Kong trở thành gương mẫu cho dân đại lục.
Cho nên rốt cuộc “Một quốc gia, Hai thế chế” hay nói trắng ra là “Tự do đang được nhốt trong lò luyện Cộng sản” chờ ngày thuần thục thì thả ra. Hai hệ tư tưởng chính trị khác nhau như hai đường song song trên một mặt phẳng, kéo dài mãi cũng không bao giờ gặp nhau được; hoặc nếu không phải song song thì cũng chỉ gặp nhau một điểm, ở đây là cùng chung danh nghĩa “một quốc gia”. Nếu là hai người, trường hợp này không giống như ly thân, bởi ly thân xảy ra sau khi đã ăn ở với nhau và chờ ngày quyết định có thể tái hợp hoặc xa nhau mãi, còn ở đây thì ngược lại, họ chưa bao giờ gặp nhau và nhà nhỏ chờ để bị sáp nhập vào nhà lớn, bất chấp khác nhau, dù có dùng dằng, giãy nảy thế nào.
Và xét về thể lực, theo lẽ thường, cá nhỏ sẽ làm mồi cho cá lớn, và khó mà tưởng tượng cá nhỏ sẽ làm gì được cá lớn. Nhưng xét về tinh thần thì không ai dám chắc ai sẽ thắng ai, bởi hai hệ thống chính trị, hai hệ tư tưởng hoàn toàn tréo cẳng ngỗng và còn có dây mơ rễ má chằng chịt của mỗi bên. Hong Kong tuy nhỏ về địa dư nhưng lớn về nhiều mặt khác.
 “Nhất quốc, lưỡng chế” chỉ là giai đoạn chuyển tiếp chứ không phải là nguyên lý để hai bên cùng tồn tại như thế lâu dài. Thu thập Hong Kong, TC nhất định sẽ làm nhưng như thế nào và lúc nào, để tránh thiệt hại cho TC là quyết định rất khó vẹn toàn. TC có hành động cũng kẹt, mà không có hành động gì cũng không thể được. Tập Cận Bình đang tấn thối lưỡng nan.
Hong Kong quả là dễ ăn nhưng khó nuốt. Nuốt chửng chẳng những tức khắc mất hết nguồn lợi quốc tế, mà còn cái vỏ không xơ xác. Kéo dài “Nhất quốc, Lưỡng chế” lại là mối nguy ngày càng lớn hơn. Hành động khinh xuất, TC chắc chắn sẽ gặp nguy cơ khốn đốn bắt nguồn từ Hong Kong, nhất là trong hoàn cảnh hiện đang đối đầu thương chiến với Hoa Kỳ. Từ đó chúng ta có thể hiểu vì sao Tổng thống Trump đang giữ thái độ cầm chừng, im lặng chằm chằm như hổ đang rình mồi.
Vĩnh Tường






__._,_.___

Posted by: Alex Tran 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts