Đại Học chăn Trâu




Thursday, 31 December 2015

Cô Giáo Của Tôi Và Lòng Yêu Nước


Cô Giáo Của Tôi Và Lòng Yêu Nước

30/12/201500:00:00(Xem: 1542)
Cô Giáo Của Tôi Và Lòng Yêu Nước
Ở tuổi 16, tôi có một cô giáo dạy Anh văn rất đặc biệt. Cô đã thổi vào tâm hồn của người thiếu niên năm nào ý thức về quê hương, lòng yêu nước, và bổn phận công dân khi đất nước lâm nguy. Những điều ấy đã định hướng cuộc đời của tôi trên 40 năm qua. Tôi luôn nghĩ đến Cô với tất cả niềm kính trọng và biết ơn. Cô tên Vinh.

Sau khi tốt nghiệp trường dược, Cô du học Anh quốc, ngành văn chương Anh. Về nước, Cô khởi đầu chức nghiệp giáo viên với lớp của chúng tôi. Năm ấy tôi làm trưởng lớp. Cô Vinh lúc ấy ở độ tuổi 25, 26.

Ngày đầu nhập học, lũ học sinh chúng tôi, trai và gái, đều ngạc nhiên một cách thích thú khi Cô Vinh bước vào lớp. Cô còn trẻ lắm, trông không lớn hơn chúng tôi là bao nhiêu. Vóc người nhỏ nhắn, thon thả và tính tình nhanh nhẩu, tươi tắn làm cho Cô trông lại càng trẻ, tưởng chừng như cô gái vừa xong trung học.

Mặc dù theo Tây học, Cô lại giữ nề nếp truyền thống Việt Nam. Đặc điểm của Cô Vinh là luôn luôn mặc áo dài thướt tha, trong khi các cô giáo khác ở trường tôi hay mặc đồ đầm.

Để làm cho lớp sinh động, Cô hay chơi trò đố chữ. Vừa bước vào lớp, Cô xướng ngay một chữ tiếng Anh và đố học sinh cho chữ tiếng Anh đồng nghĩa, và có khi nghịch nghĩa. Rồi Cô lại bồi thêm chữ nữa, rồi chữ nữa... Vì biết Anh văn từ tiểu học, tôi đối đáp nhanh và không chịu thua chữ nào, làm cho Cô lắm khi phải bật cười.

Ngày qua ngày, đám học sinh chúng tôi cảm thấy Cô Vinh là một người chị gần gũi, thân tình. Các cậu con trai thường hay hỏi thăm Cô về tâm lý nữ giới và Cô rất tự nhiên “tư vấn” cách làm quen và cư xử với bạn gái. Các cô bạn cùng lớp với tôi thì hay hỏi han Cô Vinh về kinh nghiệm trang điểm, trang phục, xử thế ở đời.

Vì là trưởng lớp nên tôi giao du thân mật với các bạn ở trong lớp và khá thân với các thầy cô. Thầy giáo người Pháp dậy môn sử trong lớp của chúng tôi có cảm tình với Cô Vinh, nhưng chỉ âm thầm thôi. Có hôm đang giảng bài trên lớp, thấy Cô Vinh mặc áo dài mầu hồng đi ngang qua, thầy giáo bỏ dở câu nói và đắm đuối nhìn theo. Tôi ngồi ở hàng ghế đầu nên thấy tất cả. Có lần thầy giáo người Pháp bảnh trai này mời Cô Vinh đi xem văn nghệ, nhưng Cô từ chối.

Cô Vinh đã trao con tim cho một bác sĩ quân y người Việt, rất hiền từ và ít nói. Và tên của Thầy, chúng tôi gọi là “Thầy", cũng hiền từ như tâm tính. Những hôm về phép, Thầy đậu xe gắn máy dưới hàng cây phượng vỹ bên kia đường đối diện cổng trường để đón Cô. Đôi khi, bắt gặp Thầy đang đậu xe chờ Cô, tôi đến chào và hỏi thăm thì Thầy ấp úng như thể đang trồng cây si mà bị bắt “quả tang”. Tôi đoán ra ngay rằng Thầy thuộc diện “con nhà lành.”

Có lần tôi rủ đám bạn trong lớp đến thăm Cô Vinh ở nhà. Cô sống với Bố Mẹ và anh chị em nơi căn nhà nhỏ thuộc vùng ngoại ô Sàigòn. Thấy chúng tôi đi xe đạp đến, Bố của Cô Vinh bảo: “Mời mấy anh vào nhà ngồi chơi. Để tôi gọi con Vinh ra.” Chúng tôi ngạc nhiên lắm về cách xưng hô ấy: Bác ấy gọi chúng tôi bằng “anh” còn cô giáo của chúng tôi thì bị gọi là “con Vinh”.

Trong khi các bạn của tôi gần với Cô Vinh vì những tâm sự con trai con gái ở tuổi mới lớn, tôi lại để ý đến những lời tâm tình của Cô về đất nước.

Thỉnh thoảng giữa bài giảng, Cô Vinh lại chêm vào một ít chi tiết về gia cảnh, thân thế. Cô kể rằng Bố của Cô chủ trương gởi con cái đi du học để nên người hữu dụng và học xong thì phải về giúp nước. Mỗi lần chỉ một người con được ra ngoại quốc; người ấy về nước rồi thì người khác mới được xuất ngoại. Như vậy, người con nào học xong cũng cảm thấy trách nhiệm phải về nước để không cản trở việc du học của các anh chị em trong nhà.

“Chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước. Những người được ăn học mà không có lòng phục vụ, thì đất nước còn ra gì? Em trai của Cô du học về thì lập tức lên đường nhập ngũ, đang ở chiến trường miền Trung.”

Cô Vinh còn nói nhiều nữa về quê hương, về cuộc chiến, về nghĩa vụ công dân, về trách nhiệm lịch sử. Tôi say mê nghe những lời tâm sự đứt quãng, mỗi ngày một ít, ấy. Tôi có cảm giác Cô đang nói ra những suy tư và lời tự vấn cho chính mình trước vận nước. Lúc ấy miền Trung đang chịu các mũi tấn công của bộ đội Bắc Việt.

Ít lâu sau các tỉnh miền Trung thất thủ. Tình hình chiến sự căng thẳng và vòng đai bảo vệ Sàigòn ngày càng hẹp lại. Một hôm, bạn bè gọi điện thoại cho tôi báo tin về một vị tướng VNCH vừa tự sát; con gái của Ông thuộc đám bạn của chúng tôi. Sự hồn nhiên vô tư lự của tuổi mới lớn mỗi ngày lại nhuốm thêm mầu u ám. Đám mây đen của nỗi hoang mang và bất ổn bao phủ dần lớp học của chúng tôi.

Vào những ngày cận kề cuối tháng tư, Toà Đại Sứ Pháp ngỏ ý đưa Cô Vinh di tản khỏi Việt Nam. Cô từ khước vì người em trai ở miền Trung đang mất tích.

“Cô là người khuyên em trai về nước và nhập ngũ. Cô không thể bỏ rơi nó,” Cô Vinh tâm sự với lũ học sinh dớn dác và chỉ còn phân nửa -- ngày càng nhiều đứa nghỉ học để theo gia đình đi di tản.

Khi cộng quân đang tiến sát Sàigòn thì Cô Vinh liều lĩnh một thân một mình đi ngược ra miền Trung để tìm em. Cô thuê xe “honda ôm” để vượt từng chặng đường một, băng qua những thôn làng hẻo lánh. Cô đeo hàng chục chiếc đồng hồ “hiệu” khắp hai cánh tay và mặc áo dài tay để che đi. Đến mỗi trạm canh dọc đường cô “tặng” cán bộ chỉ huy một chiếc đồng hồ làm quà mãi lộ. Cuối cùng Cô tìm ra người em trai, đã bị bắt làm tù binh.

Khi Cô về lại thì Sàigòn đã thất thủ.

“Ít ra Cô yên tâm là cậu ấy còn sống,” Cô Vinh tâm sự với tôi.

Nước da vốn ngăm đen của Cô đã trở thành đen sậm. Cô gầy dộc đi.

Chẳng bao lâu sau, chồng mới cưới của Cô, vị bác sĩ quân y hiền từ và ít nói, phải đi tù cải tạo.

Được tin, tôi đến thăm Cô Vinh tại căn chung cư mà Cô đang thuê tạm, ở ngay Quận 1. Bạn bè trong lớp đều đã tứ tán, nên chỉ có mình tôi.

Tôi gõ cửa. Cô Vinh mở cửa mời tôi vào. Sắc mặt và dáng điệu của Cô không còn nét tươi tắn, tháo vát và hồn nhiên ngày nào. Cô dẫn tôi vào căn phòng khách tù mù, dù ngoài trời đang nắng ban trưa chói chang. Mọi cửa sổ đều đóng kín, chỉ có ngọn đèn mờ.

Cô không nói nhiều. Tôi hỏi thăm về Thầy – chồng của Cô, rồi người em trai, rồi gia đình... Cô chỉ trả lời lấy lệ cho xong. Tôi không ngạc nhiên lắm vì quanh tôi, đâu đâu cũng vậy: sự e dè, nghi kỵ và hãi sợ đã thay thế bản chất tin người, hiếu khách và vồn vã của xã hội miền Nam. Niềm tin, là chất keo sơn gắn bó đồng bào với nhau qua bao thăng trầm của lịch sử, chỉ qua một đêm bị chế độ mới xoá sạch, không còn gì.

Tôi ra về mà lòng buồn man mác, buồn cho Cô giáo trẻ mới hôm nào tràn đầy nhựa sống và lý tưởng, buồn cho lớp bạn trai và gái mất tuổi hồn nhiên và đang tản mác bốn phương trời, và buồn cho đất nước đắm chìm trong bóng tối của một chủ nghĩa man rợ.

Đó là lần cuối tôi gặp Cô Vinh.

Tám năm trôi qua. Bố mẹ tôi đã dắt díu tôi và hai đứa em vượt biển đến Mã Lai rồi 7 tháng sau thì đến Hoa Kỳ định cư, vào mùa hè 1979.

Năm 1983 tôi đang theo chương trình tiến sĩ thì một hôm bất chợt gặp lại Cô Vinh... trong giấc mơ lạ. Trong giấc mơ, Cô nhắc lại lời nói năm xưa: “Chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước. Những người được ăn học mà không có lòng phục vụ, thì đất nước còn ra gì?” Mặt Cô nghiêm nghị như tỏ vẻ trách mắng.

Thức dậy, tôi vã mồ hôi, và tư lự nhiều ngày sau đó về lời nhắc nhở từ quá khứ vọng đến.

Tuần sau, một người bạn ở xa báo tin là Cô Tường, một cô giáo năm xưa và quen với Cô Vinh, vừa đến định cư ở Texas, và cho tôi địa chỉ. Tôi viết thư ngay cho Cô Tường để chúc mừng Cô và gia đình đến được bến bờ tự do. Tôi cũng hỏi thăm về Cô Vinh và kể về giấc mơ.

“Cô ạ, tuần rồi em vừa nằm mơ thấy Cô Vinh. Thông điệp đến từ Cô Vinh là, liệu có thể yên tâm đi học khi dân tộc đang lầm than và đất nước đang điêu linh? Ở tuổi 16, em đã học được từ Cô Vinh tình yêu tổ quốc nên biết rõ mình phải làm gì. Dù Cô Vinh hiện ở chân trời góc biển nào, em vẫn mang ơn Cô Vinh đã cho em ý thức sống cho nên người.”

Cô Tường cho biết là chính cô cũng nhiều năm dò hỏi mà vẫn chưa tìm ra tăm hơi về Cô Vinh.

Ngày tháng trôi qua, tôi mất liên lạc với Cô Tường; không biết giờ này Cô ra sao.

Cách đây mấy năm, tại một buổi họp bạn trường cũ, có người cho biết là đã liên lạc được với Cô Vinh và Cô hiện đang làm việc ở một Toà Đại Sứ Pháp bên Phi Châu. Tôi chưa viết lời nào thăm Cô vì không dám chắc Cô còn nhớ cậu học trò trưởng lớp năm xưa, ở thế kỷ trước.

Nếu do một tình cờ nào mà Cô Vinh đọc được những giòng chữ này thì xin Cô hiểu rằng, những lời tâm tình ngẫu nhiên của Cô năm xưa đã để lại dấu ấn sâu đậm lên một cậu học trò ở tuổi 16 sang 17. Các người bạn trong lớp của tôi có thể quý Cô vì sự bình dị và thân tình như người chị lớn. Còn với riêng tôi thì Cô là người đã chỉ ra ánh sao Bắc Đẩu giữa cơn gió bụi của cuộc đời, khi mọi ngả đường bỗng trở nên mịt mù và bất định. Lời Cô nhắn nhủ: Dù trong hoàn cảnh nào, hãy lấy tình yêu quê hương và bổn phận với đất nước để định hướng đường đời.

Ở tuổi niên thiếu, có những thầy, cô đã ảnh hưởng lên tư duy của lũ học sinh chúng tôi. Cô giáo Tường dậy cho tôi truyền thống văn hoá của tổ tiên. Thầy giáo Cửu tạo cho tôi niềm đam mê văn chương Việt ngữ. Cô giáo Villeneuve dẫn tôi đến các nền văn hoá của nhân loại. Thầy giáo Louis mở rộng kiến thức cho tôi về lịch sử thế giới.

Còn Cô Vinh, cảm ơn Cô đã cho em lòng yêu nước.

Viết từ Edmonton, Canada vào một ngày cuối năm.


http://machsongmedia.com
__._,_.___

Posted by: Patrick03 Lew 

Tuesday, 22 December 2015

Sắp mở đại học Công giáo ở Việt Nam



  
Sắp mở đại học Công giáo ở Việt Nam
  • 21 tháng 12 2015


Image copyright Other
Image caption Giám mục Phero Nguyễn Văn Đệ cho biết Giáo hội Công giáo Việt Nam nhiều lần đề cập và đề xuất mở trường.

Giáo hội Công giáo Việt Nam sẵn sàng cho việc mở đại học Công giáo sau khi Chính phủ Việt Nam cho phép.
Giám mục Giuseppe Đinh Đức Đạo, Chủ tịch Ủy ban đặc trách Giáo dục của Hội đồng Giám mục Việt Nam, được dẫn lời trong bản tin đăng trên trang tin phanxico.vn hôm 19/12 xác nhận việc sẽ mở cửa trường đại học này.
“Chúng tôi đã sẵn sàng cho giai đoạn thực tế. Cơ sở hạ tầng và quy chế đã được chính phủ và Tòa Thánh phê chuẩn. Lễ khánh thành chính thức sẽ diễn ra vào tháng Một, và các khóa học sẽ bắt đầu từ tháng Tư,” Giám mục Đạo nói.
“Năm 2016 sẽ được ghi nhớ là năm mà sự hiện diện và tự do của Giáo hội Công giáo trong lĩnh vực giáo dục không còn là chuyện bị cấm cản.
“Sự kiện này đã được mòn mỏi chờ đợi suốt 60 năm, từ khi chế độ cộng sản loại trừ Giáo hội khỏi lĩnh vực giáo dục,” bản tin viết.
Giám mục Phero Nguyễn Văn Đệ từ Giáo phận Thái Bình nói với BBC hôm 21/12 rằng đây dấu hiệu tương đối lạc quan.
Giám mục Phero Nguyễn Văn Đệ: Tôi được biết nhà nước đã được chấp thuận rồi. Chương trình này là do Hội đồng Giám mục Việt Nam đề xuất.


Image copyright Other
Image caption Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X ở Đà Lạt.

Tiền thân của nó Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X ở Đà Lạt. Ai cũng mong muốn để tái lập lại học viện đó để Giáo hội Việt Nam có cơ sở để tào tạo nhưng cơ sở đó hiện nay nhà nước Việt Nam đang tiếp quản và cũng khó để lấy lại. Ban điều hành thì của dòng Tên nên cuối cùng thì Hội đồng Giám mục Việt Nam đứng đầu là Đức Cha Đinh Đức Đạo ở Xuân Lộc đảm nhận và đề xuất thì Hội đồng Giám mục thống nhất là nên có một học viện cấp cao có khả năng để đào tạo cho các tu sỹ, chủng sinh tại các chủng viện tại Việt Nam để làm bớt đi gánh nặng và kết quả không cao khi phải gửi sinh viên đi ra nước ngoài với chi phí tốn kém và vất vả.

Mọi người đều hưởng ứng chủ trương của Hội đồng Giám mục Việt Nam, sao để đem lại giáo dục và đào tạo tốt hơn cho các sinh viên, linh mục tương lai, tu sỹ và ngay cả giáo dân trong tương lai, nhất là các bộ môn về lĩnh vực thần học và triết học.
BBC: Liệu có khả năng sử dụng trường cũ ở Đà Lạt?
Lúc đầu thì muốn nối tiếp Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X trên Đà Lạt do các cha dòng Tên đảm nhận nhưng sau đó có nhiều vấn đề lệ thuộc vào bên trong. Do đó đi đến một đề xuất mới không liên quan gì tới học viện này nữa, tức là học viện này đang cố gắng để xem có hướng gì tích cực hơn cho học viện này hay không. Tức là đây là việc Hội đồng Giám mục đề xuất một học viện mới cho việc đào tạo cho các dòng tu và ưu tiên cho các chủng viện. Trước mắt là làm sao mở được một cơ sở đầu tiên đã.
BBC: Nếu nhìn rộng ra liệu có thể xem đây là mốc khá quan trọng trong quan hệ giữa Hà Nội và Vatican?


Image copyright Reuters
Image caption Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền giáo Vatican, thăm Việt Nam trong năm nay, tạo hy vọng cải thiện quan hệ.

Cái này thì tôi thấy không có liên hệ lắm, tuy nhiên chắc cũng có ít nhiều do đề xuất và thiện chí của các nơi nhưng theo tôi thì khởi đầu là xuất phát từ nhu cầu và mong muốn của Hội đồng Giám mục Việt Nam là chính, còn phía nhà nước họ có nhân nhượng trong tương quan với Vatican hay không thì tôi không có được rõ. Còn có liên hệ tới mối ảnh hưởng hoặc tác động trong vấn đề ngoại giao giữa Nhà nước Việt Nam và Vatican hay không thì tôi nghĩ mọi cái tích cực trực tiếp hay gián tiếp thì người ta cũng tìm cách để liên kết với nhau.
BBC: Được biết Giáo hội Công giáo tại Việt Nam từ trước năm 1954 hay trước giai đoạn 1975 đã có cả ngàn cơ sở giáo dục từ mẫu giáo cho tới bậc đại học?


Image copyright Pool
Image caption Đức Giáo hoàng Benedict XVI tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 1/2013

Đúng rồi. Thời bấy giờ là các tổ chức tôn giáo khác nhau chứ không chỉ riêng Công giáo có cơ sở. Nhưng riêng Công giáo thì coi trường học như một lĩnh vực cần thiết để phổ biến nền giáo dục Ki tô giáo vào và được phát triển rất rộng rãi và đều khắp.

Hiện nay Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiều lần đề cập và đề xuất với nhà nước để phục vụ cho nhu cầu đào tạo và phong phú hóa chủ đề trường học và đạo tạo hơn nên đang rất mong mỏi và cũng thấy có những dấu hiệu tương đối là lạc quan.

Tất nhiên cũng phải còn mất thêm thời gian nhưng ít nhất là có sự khởi đầu và có chỉ dấu tương đối tích cực. Hiện nay có một số trường mẫu giáo hay mầm non được khởi đầu tương đối tốt. Vì đây là tiến trình và qui luật chung của xã hội nên hy vọng sau này sớm muộn cũng sẽ đi tới thôi. Mọi người cũng khá lạc quan về việc này, vấn đề là còn thời gian thôi.

       

__._,_.___


Posted by: <vneagle_1



Anh VLC mến,
Sao? Anh kó được khõe không?
Anh CLV à:
Anh hoãi các zữ-kiện chi tiết về trường đại học CG liên hệ đến Toma Thien witness2005. Tui nghĩ anh hơi “thiếu suy xét” một chút: Anh CLV  kó biết  Toma Thien là ai không? 

Đó là LM Phêrô Lợi !! Mà LM Lợi thì hiện đang bị CS quãn chế (zam) tại gia thì làm răng mà Ngài biết được các chi tiết nớ !! 

Còn tui, tui fỗ biến ra cũng là lấy từ trên Net mà thôi. 

Tui nghĩ: Nếu anh CLV muốn biết chi tiết, nên kiếm kách l/l với Đồng Giám Mục VN thì may ra. Anh nên vào Net (Google search engine mà hõi về HĐGMVN hoặc xem th cơ sỡ  giáo zục ni thuộc về Tòa TGM mô rồi hoãi thì chắc ăn hơn. Tin đó tui cũng lấy trên Net đễ fỗ biến mà thôi. 

Merry Xmas to you all. 
MT



From: Chau Vu <
Sent: Tuesday, December 22, 2015 12:13 PM
Subject: Re: Đại học Công giáo đầu tiên ở Việt Nam sẽ mở cửa trong Năm Thánh

Cám ơn anh Toma Thiên,
Xin vui lòng cho biết Đại học công giáo sắp được mở cửa lại là đại học thuộc loại nào:
1- Loại giống như Giáo Hoàng Chủng Viện Đà Lạt ngày xưa. Nghĩa là chỉ chuyên dậy về giáo lý và thần học công giáo cho các chủng sinh. (Những chủng sinh này là những người xuất sắc được các địa phận tuyển chọn. Nếu không có GH Chủng viện này thì các chủng sinh đó sẽ phải sang học tại Roma...).
2- Loại giống như Viện ĐH Đà Lạt và ĐH Minh Đức. Nghĩa là một viện ĐH thường, dậy đủ các môn và đón nhận mọi Sinh viên.
Các thông tin hiện nay, kể cả của ĐC Đinh Đức Đạo, đều không rõ ràng và gây nhiều ngộ nhận.

Theo thiển ý thì nguồn tin về hai loại Viện ĐH đó có tầm ảnh hưởng và tầm mức  quan trọng khác nhau rất xa:
- ĐH kiểu Gíao Hoàng học viện thì chỉ có ảnh hưởng trong nội bộ Công giáo mà thôi.
- ĐH kiểu Minh Đức... thì sẽ có những ảnh hưởng rất lớn, không những chỉ tới nền giáo dục mà còn tới cả mọi lãnh vực khác trong xã hội VN... 

Tóm lại câu hỏi của tôi là : có phải việc VC cho phép mở lại Viện Đại Học công giáo này đương nhiên đã dẫn tới việc nghành Giáo Dục tại VN sẽ trở thành giống như dưới thời VN CH, nghĩa là tất cả các Tôn giáo và tư nhân sẽ được tự do thành lập và điều hành tất cả các loại trường học, kể cà Trung,Tiểu học hay không? (Tôi hỏi câu này vì hình như ĐC Đinh Đức Đạo  cũng đã gián tiếp và bóng gió như vậy, ngài nói: ‘Chúng tôi hi vọng trong tương lai, Giáo hội và các cộng đoàn tôn giáo khác sẽ có thể trở lại điều hành các cơ sở giáo dục đủ loại và đủ cấp, chắc chắn là thế.’
Kính chúc một Lễ Giáng Sinh tràn đầy hồng ân Thiên Chúa.
Vũ Linh Châu. 
On Tuesday, December 22, 2015 2:57 AM, Toma Thien <witness> wrote:


From: vneagle_1
Sent: Tuesday, December 22, 2015 5:35 PM

Subject: Đại học Công giáo đầu tiên ở Việt Nam sẽ mở cửa trong Năm Thánh

Đại học Công giáo đầu tiên ở Việt Nam sẽ mở cửa trong Năm Thánh

                  sinh viên Công giáo Việt Nam

Ở Việt Nam, Năm Thánh bắt đầu với một giấc mơ thành hiện thực: Đại học Công giáo đầu tiên được mở cửa từ sau 1975. Thánh bộ Giáo dục Tòa Thánh đã ra phê chuẩn cho quyết định này vào ngày 15-9, và đã chuyển đến Hội đồng Giám mục Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã bật đèn xanh cho việc này từ 06-8, sau quá trình đàm phán dài cả năm, cho thấy một đường lối tiếp cận đổi mới trong mối quan hệ giữa chính quyền và các tôn giáo.

Giám mục Đinh Đức Đạo, chủ tịch Ủy ban đặc trách Giáo dục của Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã xác nhận việc mở cửa trường đại học, cha vui mừng cho biết: ‘Đây là việc tay Chúa làm, và chúng tôi góp sức để được thực hiện. Đây là một việc lòng thương xót mà chúng tôi sẽ đem lại trong Năm Thánh này, với lòng tri ân mới hướng về Chúa và với lòng cảm thông, giáo dục là một sự chú tâm sâu sắc đến tha nhân.’

                     Giám mục Đinh Đức Đạo

Do đó năm 2016 sẽ được ghi nhớ là năm mà sự hiện diện và tự do của Giáo hội Công giáo trong lĩnh vực giáo dục không còn là chuyện bị cấm cản. Sự kiện này đã được mòn mỏi chờ đợi suốt 60 năm, từ khi chế độ cộng sản loại trừ Giáo hội khỏi lĩnh vực giáo dục.
Đã lâu lắm rồi, từ thời Giáo hội Việt nam mất đi các trường đại học danh tiếng của các cha dòng Tên, như đại học Đà Lạt, đại học Sài Gòn, và Học viện Giáo hoàng Piô X.

Ở miền bắc, Giáo hội Công giáo bị tước tự do trong lĩnh vực giáo dục từ năm 1954. Và năm 1975, lệnh cấm này cũng đã lan đến miền nam, nơi Công giáo đang điều hành hơn 2000 cơ sở giáo dục, từ mẫu giáo cho đến đại học.

Giáo hội đã chờ thời khắc này quá lâu rồi. Và Đại học thần học Công giáo đầu tiên này được thành hiện thực sau những nỗ lực lâu dài và sự kiên trì vun đắp mối quan hệ với chính phủ và Tòa Thánh.
Giám mục Đạo giải thích về dự án này: ‘Chúng tôi đã sẵn sàng cho giai đoạn thực tế. Cơ sợ hạ tầng và quy chế đã được chính phủ và Tòa Thánh phê chuẩn. Lễ khánh thành chính thức sẽ diễn ra vào tháng 1, và các khóa học sẽ bắt đầu từ tháng 4.’

Đại học này có thể cấp các bằng cấp được thừa nhận rộng rãi, chẳng hạn như bằng cử nhân, chứng chỉ, và học vị tiến sỹ ngành Thần học. Sẽ có các khóa học về bí tích, giáo lý, và Thần học luân lý, còn có các khóa Phụng vụ và Nghiên cứu Thánh Kinh. Đại học sẽ dạy Linh đạo, Truyền giáo học, Giáo luật, cũng như Triết học, Tâm lý học, và Khoa học Nhân văn.

Đội ngũ giảng dạy sẽ gồm các giám mục và thần học gia, cả người Việt Nam lẫn nước ngoài. Các khóa học sẽ được dạy bằng tiếng Việt, nhưng cũng có thể bằng tiếng Anh để mang tính quốc tế hơn.
Còn về thư viện, áp dụng các công nghệ mới, và đang thúc đẩy xây dựng một khối lượng tài liệu đầy đủ, trường đã mời các chủng viện và các cơ sở thần học khác cung cấp các bản scan của nhiều bản văn để đưa vào định dạng điện tử.
      
Giáo hoàng Học viện Piô X
Lý do của chọn lựa này rất rõ ràng: ‘Giáo hội luôn luôn rất hăng hái trong việc góp phần trong lĩnh vực giáo dục, và đã từng được làm thế. Và có những nhu cầu nội bộ cần được vun đắp. Ngày nay, Giáo hội đầy những người trẻ và tràn sinh lực, nhưng cần phải đi xa hơn nữa, đào sâu hơn nữa trong đức tin.’ Giám mục Đạo giải thích.
‘Học viện thần học mới này là đích đến, nhưng cũng là điểm xuất phát, chúng tôi muốn chia sẻ đức tin của mình, vốn đã được thiết lập ở Việt Nam gần 500 trước, và muốn đưa Tin mừng đến với, trước và trên hết là châu Á, rồi sau đó là toàn cầu.’
Ban giám hiệu hiện thời đặt ở văn phòng của Hội đồng Giám mục ở Sài Gòn. Đại học này cũng sẽ mở cửa cho giáo dân, và mục tiêu là cung cấp đào tạo cho giáo lý viên và giáo viên.
Hơn nữa, ‘Chúng tôi hi vọng trong tương lai, Giáo hội và các cộng đoàn tôn giáo khác sẽ có thể trở lại điều hành các cơ sở giáo dục đủ loại và đủ cấp, chắc chắn là thế.’
Kết quả tích cực này là nhờ đường lối tiếp cân mang tính xây dựng của Giáo hội Việt Nam trong mối quan hệ với chính quyền, bất chấp các khó khăn và kìm hãm từ phía chính quyền trong các thập kỷ qua. Hạt giống tin tưởng lẫn nhau đã nảy mầm, đưa lại đại học Công giáo đầu tiên, mở ra một kỷ nguyên mới.

J.B. Thái Hòa chuyển dịch


Tin tức 22/12/2015
Đức Phanxicô 21/12/2015
Đức Phanxicô 21/12/2015
Tin tức 21/12/2015
Tin tức 21/12/2015
Tin tức 21/12/2015
Tin tức 21/12/2015
Đức Phanxicô 20/12/2015
Uncategorized 20/12/2015
Tin tức 20/12/2015
Tweet của ĐGH Phanxicô
Để cập nhật sớm nhất
Mời bạn đăng ký email để nhận bài cập nhật sớm nhất
[          ]
[Đăng ký]
Thư mục Sách

ĐỨC PHANXICÔ

22/12/2015

22/12/2015

21/12/2015

21/12/2015

Đọc nhiều trong tuần

20/12/2015

19/12/2015

17/12/2015

18/12/2015

19/12/2015
Theo bước chân Phanxicô
Trang thông tin bài vở theo bước chân Giáo hoàng Phanxicô
Liên hệ với chúng tôi: phanxico@outlook.com
Nhóm biên tập – Giáo dân
_ Giuse Nguyễn Tùng Lâm, hưu trí, Cộng đồng Công giáo Việt Nam vùng Montréal, Canada
_ Marta An Nguyễn, hưu trí, Cộng đồng Công giáo Việt Nam vùng Montréal, Canada
_ J.B. Thái Hòa, cựu đệ tử dòng Chúa Cứu Thế, gx ĐMHCG Huế

Theo bước chân Phanxicô

Đức Phanxicô 26/09/2015


__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Monday, 21 December 2015

Clinton: Ở Syria, "nếu không phải Mỹ thì chẳng ai khác lãnh đạo"


 


Clinton: Ở Syria, "nếu không phải Mỹ thì chẳng ai khác lãnh đạo"
                                                                                      Đức Huy -
Clinton: Ở Syria, "nếu không phải Mỹ thì chẳng ai khác lãnh đạo"
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong phiên tranh luận thứ 3 của các ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ. Ảnh: CNN

Trong khuôn khổ cuộc tranh luận thứ 3 của ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhấn mạnh Mỹ phải là nước đi đầu về tầm ảnh hưởng tại Syria.

Tại phiên tranh luận diễn ra tại thành phố Manchester, Tiểu bang New Hampshire tối 19/12 (giờ Mỹ), các ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ đã có một màn tranh cãi nảy lửa xung quanh vấn đề đối ngoại, đặc biệt là chính sách của Mỹ tại Syria.
Trong khi Thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders và Thống đốc bang Maryland Martin O'Malley có chung quan điểm rằng Mỹ cần tập trung vào mục tiêu chống khủng bố, thì cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton khẳng định ưu tiên lật đổ chế độ Bashar al-Assad.
Trên sân khấu từ trái sang: Bernie Sanders, Hillary Clinton, và Martin OMalley.
Trên sân khấu từ trái sang: Bernie Sanders, Hillary Clinton, và Martin O'Malley

Bà Clinton cũng cho biết việc loại bỏ Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) là trách nhiệm của Mỹ. Nhưng song song với đó, phu nhân cựu Tổng thống Bill Clinton nhấn mạnh sự quan trọng của việc thay đổi chế độ tại Syria.
Đáp lại, ông Sanders chỉ trích bà Clinton "quá chú tâm vào việc thay đổi chế độ". Ông nhắc lại việc bà Clinton bỏ phiếu ủng hộ Mỹ đem quân tới Iraq năm 2002 như một minh chứng cho sự "hấp tấp muốn can thiệp nội bộ nước khác" của cựu Ngoại trưởng.
Thống đốc O'Malley cũng không đồng tình với ưu tiên lật đổ Assad của bà Clinton. Ông cho rằng cách tiếp cận này chẳng khác gì suy nghĩ thời Chiến tranh Lạnh và "đã quá lỗi thời".
"Chúng ta [Mỹ] có một vai trò cần thực thi trên thế giới này, nhưng vai trò đó không phải là đi vòng quanh thế giới rồi tìm những con quỷ (ý nói các chế độ độc tài - PV) để tiêu diệt" - ông O'Malley phát biểu.
Nhưng cựu Ngoại trưởng Mỹ không hề nao núng, bà đáp lại những chỉ trích của 2 đối thủ bằng tuyên bố rằng thế giới này vẫn cần đến sự lãnh đạo của Mỹ.
"Với những vấn đề phức tạp như thế này, tôi ước rằng câu trả lời có thể là A hoặc B, tôi ước tôi có thể nói rằng, được rồi, hãy tiêu diệt IS rồi để Assad hủy hoại Syria, và tạo ra thêm những tên khủng bố, thêm những phần tử cực đoan.

Không thể như vậy.
Hiện nay, chúng ta đang ở vị trí chúng ta muốn. Chúng ta có một chiến lược, một sự cam kết truy quét IS, một mối hiểm họa đối với chúng ta cũng như toàn bộ khu vực.
Chúng ta cuối cùng cũng có được một phán quyết của Hội đồng Bảo an, để đồng lòng cả thế giới trong việc đi đến một thời khắc chuyển giao quyền lực chính trị ở Syria.
Nếu không phải Mỹ lãnh đạo, thì chẳng còn ai lãnh đạo hết — mà chỉ tạo ra một khoảng trống quyền lực. Chính Mỹ phải lãnh đạo thì chúng ta mới có thể đi đến thành công" - bà Clinton phát biểu bà phát biểu trong tràng vỗ tay của các cử tri đảng Dân chủ dự khán.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Avast logo
This email has been checked for viruses by Avast antivirus software.
www.avast.com


__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

ĐẠO?

Begin forwarded message:
From: Thinh <
Date: December 20, 2015, 11:12:23 AM PST
Subject: ĐẠO? Khôi hài vui !




 ĐẠO?

Hay & thật ý nghĩa..!!!

Bái phục Bạn nào nghĩ ra câu này!!!   
HAY & THẬT Ý NGHĨA.

Thuở ban sơ, nước VN chỉ có một đạo duy nhất, là thờ Ông bà Tổ Tiên

Đạo............
Tổ Tiên

Sau đó, Người Tàu đô hộ 1000 năm.. đạo Phật truyền bá vào VN..

Chúng ta có .....


Hết Tàu rồi tới Tây...100 năm...đạo Công giáo truyền bá vào VN...

Chúng ta có.......
Cha

Cuối cùng...1975..Vn được giải phóng tất cả đạo đều là tà đạo. Chỉ có đạo được thờ duy nhất là

đạo............. 
Bác Hồ

  - Tổng cộng 4 đạo mà chúng ta có đạo 
:

   ****
Tổ Tiên Sư Cha Bác Hồ   ****

 












__._,_.___

Posted by: "San Le D." 

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts