Nâng cao dân trí – Tâm thư một
Sinh viên Nhật gởi Thế Hệ Trẻ Việt Nam và Thư hồi đáp của một bạn trẻ Việt Nam
Đây là hai lá thư có
hiệu lực thức tỉnh nhất đối với tuổi trẻ Việt Nam, đập mạnh vào lương tri của con
người. (Các) tác giả đã phơi bày những sự thật đau lòng không phải bằng thái độ
chỉ trích hay dạy bảo mà bằng những lời lẽ rất thuyết phục, thấm đậm tình
người.
Hai lá thư này cần được
đưa vào sách giáo khoa về công dân giáo dục và rất thích hợp để trích dẫn trong
các bài viết về lịch sử và văn hóa dân tộc.
Lê Xuân Khoa
Cùng các bạn:
Tôi đồng ý với GS Lê
Xuân Khoa, thầy học sử địa 60 năm trước hồi trung học của tôi, là bài viết của
Châu Sa và Tiểu My phải được đưa vào “Quốc Văn Giáo Khoa Thư thế kỷ 21″ mà GS Phạm
Toàn cùng bạn hữu đang soạn thảo (không cần tiền tỷ của Bộ Giáo dục – Đào tạo).
Tôi cũng đề nghị chúng phải được lên trang mạng BauxiteVN mà GS Nguyễn Huệ Chi
và GS Vũ Cao Đàm đang hướng về “nâng cao dân trí” vì thần tượng Võ Nguyên Giáp
cũng đã chết theo ngài và theo thông tin của Đèn Cù.
Để đóng góp vào
“nâng cao dân trí”, tôi đề nghị ta bỏ bớt lý luận tháp ngà, không chỉ ăn mày
gương quá khứ của Phan Châu Trinh, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi…, mà nên đi vào
đời sống của nhân loại, của Việt Nam thế kỷ 21.
Tôi đề nghị, và nhiều người
trong nước đang hưởng ứng, là ta tổ chức một quyển sách luân lưu hằng năm, phổ
biến trên Internet nhưng cũng chọn lựa in ra và bán rất rẻ, về đề tài Thế Nào
Là Hạnh Phúc Việt Nam?
Phải cổ động rất nhiều người tham dự, như Reader’s
Digest, bằng hình thức có giải thưởng khuyến khích (bài được lựa đăng) và giải
thưởng vàng, bạc, đồng hằng năm.
Tôi đã tình nguyện
cống hiến hết hết tài sản làm việc này, vì con cháu tại Mỹ không giàu nhưng may
đã biết tự lập và rất ủng hộ tôi dùng tài sản còn lại để làm việc thực tế thay
vì chỉ nói. Rất mong các bạn tiếp tay.
Phùng Liên Đoàn, 75 tuổi
- Chương Trình II: Nâng cao dân trí bằng
cách viết “thế nào là hạnh phúc?”
Lịch sử nhân loại
ghi nhận nhiều anh hùng trong chiến tranh nhưng nhớ ơn nhiều nhất những vĩ nhân
đã đem hạnh phúc tới cho người dân mà tránh đổ máu. Hầu hết những khái niệm đẹp
đẽ như “giải phóng, đoàn kết, nhân ái, công bình, dân chủ…” đều có cứu cánh cuối
cùng là hạnh phúc;
nghĩa là, giúp người dân cảm thấy sung
sướng trong cuộc sống. Ngày nay Liên Hiệp Quốc định nghĩa “có
hạnh phúc” là có bảy yếu tố: (1) an ninh thực phẩm, (2) an ninh sức khỏe, (3)
an ninh kinh tế, (4) an ninh cá nhân, (5) an ninh cộng đồng, (6) an ninh môi
trường, và (7) an ninh cơ chế.
Chương trình II sẽ
nâng cao dân trí bằng cách tổ chức một chương trình thi đua viết (hoặc soạn nhạc, làm
thơ, vẽ tranh, điêu khắc…) về hạnh phúc một cách lâu dài nhưng
có kết quả hằng năm. Chúng ta sẽ duy trì một mạng lưới để mọi người, nhất là
học sinh và sinh viên, viết (hoặc soạn nhạc, làm thơ, vẽ tranh, điêu khắc…) về
7 yếu tố trên, qua những ví dụ thực tế trong cuộc sống. Mỗi bài phải hạn chế
khoảng 2000 chữ, phải hết sức gẫy gọn, không mắc lỗi văn phạm, và phải có hai
tiết mục cuối cùng.
Đó là, “bài
này có thể áp dụng tại Việt Nam như thế nào?” và “phần đọc thêm”. Bài
viết không cần phải nguyên tác, có thể ghi lại hoặc dịch từ những tài liệu có
sẵn của nhân loại, bởi vì “bắt chước” là căn bản của giáo dục. Mỗi năm sẽ có 7
giải thưởng cho 7 bài hay nhất về hạnh phúc. Mỗi năm sẽ gom các bài viết thành
một quyển sách, in ra bán rẻ, để học sinh và công dân có thể dùng làm tài liệu đọc
hằng ngày.
Nếu có nhiều người
viết/làm và nhiều người đọc/thực hành, thì chẳng bao lâu dân trí sẽ nâng cao,
và các lãnh đạo tương lai sẽ biết phải làm sao cho người dân có được hạnh phúc.
Chương trình này
nâng cao dân trí
bằng cách thực hành chứ
không phải chỉ nói trừu tượng.
Quí vị nào hoặc quí hội nào muốn cộng
hưởng một trong hai chương trình trên thì xin liên lạc với Phùng Liên Đoàn tại dlp.vasfcesr@gmail.com.
***
VIỆT NAM – NHÀ GIÀU VÀ NHỮNG ĐỨA CON CHƯA NGOAN
Robbey – Vô tình
đọc được bài viết về văn hóa con người Việt Nam, từ góc nhìn của một bạn du học
sinh Nhật trong friendlist của mình. Cũng biết rằng đây là chủ đề nhạy cảm và
nhiều bạn dễ nhảy chồm lên ném đá sau khi đọc vài đoạn, nhưng mình thấy nhiều ý
kiến của bạn ấy đáng để chúng ta suy ngẫm, nên mình sẽ chia sẻ lại ở đây cho cả
nhà cùng đọc. Nhật Bản là một quốc gia đáng học hỏi, cá nhân mình cũng mong
muốn Việt Nam sớm phát triển được như họ.
Cái gì mình không tốt thì phải đối
diện và khắc phục, thế thôi!
Tôi hiện đang là một du học sinh Nhật có hơn 4 năm sinh sống tại
Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt
“Sự thật mất lòng”. Nhưng không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều
chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự
thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp
người ta thoát khỏi cơn ngủ gục – ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để
những giá trị thật bị mai một.
Tôi có một nước Nhật để tự hào
Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Nhưng,
“Trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất.” Thế
đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu
sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương
chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho
cả thế giới biết “Có một nước Nhật như thế”.
Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên
chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”.
Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác.
Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị,
khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.
Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi
thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn
động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy
từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không
có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ.
Chỉ
chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại
bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có
những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”,
là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn
cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.
Bạn cũng có một nước Việt để tự hào
Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài
nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối
mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách
sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.
Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên
nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch
xù, không bao giờ cạn. Nhưng thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các
thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến
đâu, không ai quan tâm.
Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ
cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã
có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân
số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi,
người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng
độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?
Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu
4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện
trong cách hành xử đời thường. Nhưng, thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi
ngày.
Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp
hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; Người Việt không biết tự hào về
người Việt, nếu không thì Flappy bird đã không phải chết yểu đau đớn; Người
Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được
mục sở thị; Người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không
phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền
lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; Người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn
đâu cũng thấy cơ hội để mánh mung, lọc lừa. Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà
các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công,
thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ,
giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?
Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng
to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn
thấy. Vì sao nên nỗi?
Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều
gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – Khó lắm!
Thật vậy sao?
****
Thư hồi đáp: Là một người Việt – Khó lắm! Thật vậy !
Tiểu My
Bạn thân mến,
Lâu lắm rồi giới trẻ chúng tôi mới nhận được một bài viết nói lên
sự thật ở đất nước tôi, dù sự thật ấy làm chúng tôi hết sức đau buồn.
Xin cám ơn bạn. Ở đất nước tôi có câu “sự thật mất lòng” nhưng
cũng có câu “thương cho roi cho vọt”, “thuốc đắng đả tật”.
Bức thư của bạn đã làm thức dậy trong tôi niềm tự ái dân tộc lâu
nay được ru ngủ bởi những bài học giáo điều từ nhà trường như “Chúng ta tự hào
là một nước nhỏ đã đánh thắng hai cường quốc Pháp và Mỹ”.
Bạn đã nói đúng: “Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết
phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người
Việt, khó lắm. Thật vậy sao?”
Bạn biết đặt câu hỏi như thế là bạn đã có câu trả lời rồi. Những
gì tôi viết sau đây chỉ là những lời tâm tình của một người trẻ thiếu niềm tin,
với một người bạn đến từ một đất nước vững tin vào dân tộc mình, vào chính bản
thân mình.
Bạn nói đúng. So với nước Nhật, nước Việt chúng tôi đẹp lắm. Đối
với tôi không có tấm bản đồ của nước nào đẹp như tấm bản đồ của nước tôi. Tấm
bản đồ ấy thon thả đánh một đường cong tuyệt đẹp bên bờ Thái Bình Dương ấm áp.
Trên đất nước tôi không thiếu một thứ gì cho sự trù phú của một dân tộc . Nhưng
chúng tôi thiếu một thứ.
Đó là Tự
Do, Dân Chủ.
Lịch sử của chúng tôi là lịch sử của một dân tộc buồn.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Người đã từng nhận được đĩa vàng tại đất
nước Nhật của các bạn năm 1970 (bán được trên 2 triệu bản) với bài hát “Ngủ Đi
Con” đã từng khóc cho đất nước mình như sau:
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Hai mươi Năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn”.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong “hai mươi năm nội chiến từng ngày”
ông sống tại miền nam Việt Nam nên nỗi đau của ông còn nhẹ hơn nỗi đau của người
miền Bắc chúng tôi. Ông còn có hạnh phúc được tự do sáng tác, tự do gào khóc
cho một đất nước bị chiến tranh xâu xé, được “đi trên đồi hoang hát trên những
xác người” được mô tả người mẹ điên vì đứa con “chết hai lần thịt xương nát
tan”.
Nếu ông sống ở miền Bắc ông đã bị cấm sáng tác những bài hát như
thế hoặc nếu âm thầm sáng tác ông sẽ viết như sau:
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Bảy mươi năm Cộng Sản đọa đày
Gia tài của mẹ, để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt Buồn”
Bị đô hộ bởi một nước Tàu tự coi mình là bá chủ ở phương Bắc, bị
một trăm năm Pháp thuộc ,một ít thời gian không bị ngoại bang đô hộ chúng tôi
không có minh quân như Minh Trị Thiên Hoàng ở nước bạn. Huống gì thay vào đó
chúng tôi bị cái xui là một trong những nước hiếm họi bị thống trị bởi một chế
độ bị coi là quái vật của thế kỷ.
Tại sao người Việt tham vặt ?
Vì họ đã từng đói kinh khủng.Trong cuộc chiến tranh gọi là chống
Mỹ chống Pháp người dân miền Bắc chúng tôi đã đói đến độ mất cả tình người. Vì
một ký đường, một cái lốp xe đạp, vài lạng thịt người ta tố cáo nhau, chơi xấu
nhau dù trước đó họ là người trí thức.
Cho nên ăn cắp là chuyện bình thường.
Tôi cũng xin nhắc cho bạn , năm 1945 hàng triệu người Việt miền
Bắc đã chết đói vì một lý do có liên quan đến người Nhật các bạn đấy. Xin bạn
tìm hiều phần này trong lịch sử quân Phiệt Nhật ở Việt Nam.
Tất nhiên người Việt vẫn nhớ câu “nghèo cho sạch, rách cho thơm”
nhưng “thượng bất chính , hạ tắc loạn”.
Khi chấm dứt chiến tranh, người Việt biết họ phải tự cứu đói mình
chứ không ai khác. Kẻ có quyền hành tranh dành nhau rừng vàng biển bac, kẻ nghèo
xúm lại hôi của những xe chở hàng bị lật nhào .
Thật là nhục nhã, thật là đau lòng.
Bạn bảo rằng ở nước bạn người dân giử gìn vệ sinh công cộng rất
tốt. Còn ở Việt Nam cái gì dơ bẩn đem đổ ra đường.
Đúng vậy! Nhưng Tự Do , Dân Chủ đã ăn vào máu của các bạn để các
bạn ý thức rõ đây là đất nước của mình.
Còn chúng tôi?
Chúng tôi chưa thấy nước Việt thực sự là của mình.
Ngày trước nước Việt là của Vua , có khi nước Việt thuộc Tàu, rồi
nước Việt thuộc Pháp, rồi nước Việt là của Đảng Cộng Sản.
Ruộng của cha ông để lại đã từng trở thành của của hợp tác xã, rồi
ruộng là của nhà nước chỉ cho dân mượn trong một thời gian nhất định. Đất là
của nhà nước nếu bị quy hoạch người dân phải lìa bỏ ngôi nhà bao năm yêu dấu
của mình để ra đi.
Cái gì không phải là của mình thì người dân không cảm thấy cần
phải gìn giữ.
Nhưng sự mất mát đau lòng nhất trên đất nước chúng tôi là mất văn
hóa và không còn nhuệ khí.
Biết làm sao được khi chúng tôi được dạy để trở thành công cụ chứ
không được dạy để làm người.
Tiếc thay bản chất thông minh còn sót lại đã cho chúng tôi nhận ra
chúng tôi đang bị dối gạt. Nhất là trong những giờ học về lịch sử, văn chương.
Lớp trẻ chúng tôi đã mất niềm tin và tìm vui trong những trò rẻ
tiền trên TV, trên đường phố.
Nhớ năm nào nước của bạn cất công đem hoa anh đào qua Hà Nội cho người
Hà Nội chúng tôi thưởng ngoạn . Và thanh niên Hà Nội đã nhào vô chụp giựt , bẻ
nát cả hoa lẫn cành , chà đạp lên chính một nơi gọi là “ngàn năm Thăng Long văn
hiến”.
Nhục thật bạn ạ. Nhưng lớp trẻ chúng tôi hầu như đang lạc lối,
thiếu người dẫn đường thật sự chân thành thương yêu chúng tôi, thương yêu đất nước
ngàn năm tang thương , đau khổ.
Thật buồn khi hàng ngày đọc trên báo bạn thấy giới trẻ nước tôi
hầu như chỉ biết chạy theo một tương lai hạnh phúc dựa trên sắc đẹp và hàng hiệu.
Họ không biết rằng nước Hàn có những hot girls, hot boys mà họ say mê còn là
một quốc gia cực kỳ kỷ luật trong học hành, lao động.
Bạn nói đúng. Ngay cả bố mẹ chúng tôi thay vì nói với chúng tôi
“con hãy chọn nghề nào làm cuộc sống con hạnh phúc nhất” thì họ chỉ muốn chúng
tôi làm những công việc , ngồi vào những cái ghế có thể thu lợi tối đa dù là
bất chính.
Chính cha mẹ đã chi tiền để con mình được làm tiếp viên hàng
không, nhân viên hải quan, công an giao thông… với hy vọng tiền thu được dù bất
minh sẽ nhiều hơn bội phần.
Một số người trẻ đã quên rằng bên cạnh các ca sĩ cặp với đại gia
có nhà trăm tỉ, đi xe mười tỉ còn có bà mẹ cột hai con cùng nhảy sông tự tử vì
nghèo đói.
Mới đây mẹ 44 tuổi và con 24 tuổi cùng nhảy cầu tự tử vì không có
tiền đóng viện phí cho con. Và ngày càng có nhiều bà mẹ tự sát vì cùng quẩn sau
khi đất nước thái bình gần 40 năm.
Bạn ơi. Một ngày nào chúng tôi thực sự có tự do, dân chủ chúng ta
sẽ sòng phẳng nói chuyện cùng nhau. Còn bây giờ thì :
“trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
Dù sao cũng biết ơn bạn đã dám nói ra những sự thật dù có mất
lòng.
Và chính bạn đã giúp tôi mạnh dạn nói ra những sự thật mà lâu nay
tôi không biết tỏ cùng ai.
Thân ái.
Tiểu My
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks