Hồ Chí Minh trả lời nhà báo nước ngoài về ý nghĩa của cờ đỏ sao
vàng
Bạn đọc Danlambao - Trả lời phóng viên nước ngoài vào ngày 16-7-1947, Hồ Chí
Minh đã diễn dịch ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng, bản copy lá cờ cộng sản tại
Phúc Kiến như sau:
Quốc kỳ Việt Nam có
hai ý nghĩa, mầu đỏ thì quốc kỳ nhiều nước khác đều có không cần phải giải
thích. Sao vàng là:
a) Trung Quốc là một
nước to lấy mặt trời làm tiêu biểu. Việt Nam là một nước nhỏ lại có quan hệ mật
thiết với Trung Quốc đã mấy ngàn nǎm cho nên lấy ngôi sao làm tiêu biểu.
b) Nǎm cánh ngôi sao
là đại biểu cho sự đoàn kết nǎm lớp nhân dân Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh, nay
ra đời trong lúc nhân dân Việt Nam nổi lên chống Nhật và đứng về phe các nước
Đồng minh.
*
Lá cờ cộng sản Tàu tại Phúc Kiến:
Tết Việt Nam; văn hóa
Cộng Sản
Hoang Lan Moc Chau (Danlambao) - Không phải đến tết người ta mới thấy tình trạng văn hóa suy đồi
của nước Việt Nam do đảng cộng sản lãnh đạo, nhưng tết đến là lúc trong xã hội
nổi bật nhất những hiện tượng vô văn hóa rất đáng xấu hổ.
Không nói về cái vô văn hóa kiểu cướp hoa, vặt
cành đào giữa thủ đô mà người ta gọi là ngàn năm văn vật đáng tự hào của nước
CHXHCNVN, chuyện đó không xảy ra nữa vì nó lập đi lập lại đến buồn nôn đến nỗi
chính quyền Hà Nội dù muốn khoe mẽ cũng không còn dám mở hội chợ hoa.
Không nói về chuyện du xuân, hành hương các
đền, phủ, chùa chiền chen đẩy chặt chém, đem cả đầu heo, gà, bia, tiền lẻ dúi
vào tay Phât.
Không nói về chuyện chém lợn mà đám rước hai
ông ỉn có cờ tổ quốc dẫn đầu, ẻo lả trong tay một cựu chiến binh huy chương đầy
ngực, đi không vững và ảnh bác Hồ mặt mũi phổng phao hồng hào được cho chứng
kiến hai con lợn trong cũi. Buồn cười thấy hai mắt 'bác' hau háu, miệng tủm tỉm
hào hứng sắp được chứng kiến màn chém giết hai 'ông' nằm trong 2 cái cũi sắt
méo mó, luộm thuộm. Bác chắc hả hê thỏa mãn cơn khát khi con cháu nhúng những
đồng tiền mang hình bác vào đống máu lợn bê bết dưới đất gọi là lấy khước. Cũng
chẳng nói đến chuyện đánh nhau giành của lễ tế ở hội Gióng, hay như chuyện BBC
mới đưa tin đã có hơn 6.200 người phải nhập viện do đánh nhau, và ít nhất 15
người tử vong trong dịp Tết vừa qua.(1)
Những chuyện đó người ta dễ đổ tội cho trình
độ dân trí thấp. Thôi thì xem trình độ vua, quan trí cao đến thế nào.
Chuyện thứ nhất hoàng thượng Trương Tấn Sang
thả cá chép xuống kênh Tàu Hũ.(2) mấy ngày sau, ngài lại thả cá chép tại chùa
Trấn Quốc.
Từ xưa tới nay chưa nghe thả cá chép là phong
tục cổ truyền của dân tộc, cầu mong quốc thái dân an, đất nước vững bước trên
con đường hội nhập phát triển. Trương Hoàng thượng thả cá chép trước ngày Táo
quân về trời, chắc ngài nghĩ như dân gian rằng đó là cách hối lộ Táo quân để
các Táo trình tấu tốt với Ngọc Hoàng cho ngài. Thôi thì mê tín dị đoan kiểu này
cũng xí xóa bỏ qua được, nhưng nhìn cách ngài đổ mấy con cá xuống sông thì cực
kỳ vô văn hóa. Từ trên cao, ngài đổ thau cá xuống nước, nước văng tung tóe lên
đến mặt hai vợ chồng ngài, trông không khác gì bọn quăng thả cá phóng sinh trên
sông Hồng, ở đó bọn cá tội nghiệp bị thả từ trên cao vỡ bong bóng, trôi lờ đờ
xuống vào tay bọn giăng lưới phía dưới.
Cũng dịp này, ông đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted
Osius, cùng gia đình tới Hồ Tây thả cá chép tiễn ông Táo về trời theo phong tục
Việt Nam.(3)
Người Mỹ chẳng biết mà cũng chẳng tin ông công
ông Táo. Chuyện ông Ted Osius làm chẳng ai lạ gì là chuyện.. của ông đại sứ,
nhưng cách thức làm thì rất văn hóa. Ông ta ngồi sát xuống bờ hồ, nhẹ nhàng thả
đàn cá xuống mặt nước. Viết đến đây tôi lại nhớ một ngài cực to trong đảng đã
phát biểu có ý chửi xéo trí thức VNCH:"Bọn Mỹ chỉ văn minh thôi chứ
không có văn hóa".
Tiện đây xin nhắc ngài đại sứ nhớ, nếu ông về
Mỹ thả cá chép loại này xuống bất cứ vùng nước nào, ông sẽ bị phạt rất nặng.
Chuyện thứ hai là chuyện Hà Nội tổ chức khai
bút đầu xuân.(4)
Theo lệ cách đây đã hai năm, sáng 23/2, UBND
thành phố Hà Nội tổ chức lễ khai bút đầu xuân tại đình thờ nhà giáo Chu Văn An
ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Buổi lễ có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT
Phạm Mạnh Hùng cùng Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc, lãnh đạo
huyện Thanh Trì cùng lãnh đạo ngành GD-ĐT thủ đô và đông đảo người dân trong
khu vực.
Trong lể khai bút các ngài lãnh đạo đã mong
mỏi cho cả dân tộc Đức-Trí-Học-Thành-Nhân. Điều tuyệt diệu là các vị lãnh đạo
đó đã chứng minh và dậy được ngay cho các con cháu như sau:
Đức, ăn ở ngay chính đàng hoàng: Các ngài quyền cao chức trọng, văn
hóa đầy mình đã viết tô trên những chữ viết sẵn như học trò lớp mẫu giáo tập tô
màu. Trong Nam học trò gọi là cọp dê.
Trí: sáng tạo, như lời ông Trần Quốc Chí, Phó Chủ nhiệm CLB thư
pháp UNESCO Việt Nam: “Đây không phải chữ viết sẵn, chỉ là bản phác thảo. Các
đại biểu là người không biết hoặc chưa từng cầm bút lông bao giờ. Do đó, ban tổ
chức đã có ý tưởng viết bằng chì mờ đi, sau đó các đại biểu viết theo để nét
cho chuẩn, đều nhau và đẹp”.
Học: Các lãnh đạo học tô màu rất chuẩn, như ông Nguyễn Hiệp Thống -
Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội: “Khai bút đầu xuân là việc làm rất có ý
nghĩa và là năm thứ 2 ngành giáo dục Hà Nội tổ chức. Việc viết chữ cũng đã được
tập luyện kĩ. Nhưng để chữ thật mẫu mực thì vẫn cần có một chữ mẫu thật đẹp”.
Tất cả các loại Trí-Đức-Học như vậy tạo Thành
cái loại Nhân nào hẳn ai cũng biết.
Thôi thì tặng bài thơ Khai bút của Tam Nguyên
Yên Đổ cho từ vua tới quan triều đình nhà Sản
Ngày xuân răn con
cháu.
Tuổi thêm thêm được
tóc râu phờ,
Nay đã năm mươi có lẻ
ba.
Sách vở ích gì cho
buổi ấy,
Áo xiêm nghĩ lại thẹn
thân già.
Xuân về ngày loạn càng
lơ láo,
Người gặp khi cùng
cũng ngất ngơ.
Lẩn thẩn lấy chi đền
tấc bóng,
Sao còn đàn hát mãi
say sưa?"
No comments:
Post a Comment
Thanks