85 năm tồn
tại của đảng cộng sản Việt nam, hiện tại và tương lai!
Đảng Cộng Sản Việt Nam đang tan rã (P.3 : Tan
rã như thế nào?)
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Kính
Hòa, phóng viên RFA
2015-02-02
2015-02-02
- In
trang này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 10
Đảng
cộng sản Việt nam kỷ niệm 85 năm thành lập. Đọc diễn văn nhân dịp này, ông Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định rằng Đảng cộng sản Việt nam vẫn
kiên trì theo chủ nghĩa Mác Lê Nin và tính giai cấp công nông. Sau đây là nhận
xét của một số nhà quan sát trong và ngoài nước về hiện trạng cầm quyền của
đảng cộng sản Việt nam hiện nay và tương lai sắp tới của nó.
Trong diễn văn chào
mừng ngày thành lập đảng cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng một mặt nói rằng đảng
của ông có truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân, mặt khác ông nói là cần
phải tăng cường mối liên hệ với nhân dân để đủ sức lãnh đạo sự phát triển của
đất nước.
Ông Trọng nói thêm là
hiện nay ở Việt nam không có một lực lượng chính trị nào khác ngoài đảng cộng
sản, và đảng cộng sản đã rút nhiều kinh nghiệm trong suốt 85 năm tồn tại của
mình để lãnh đạo dân tộc vững bước đi lến chủ nghĩa xã hội.
Hiện trạng của đảng
cộng sản Việt nam
Bình luận về những lời
nói của ông Nguyễn Phú Trọng, Ông Nguyễn Minh Cần, cựu đảng viên cao cấp của
đảng cộng sản Việt nam từ cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, hiện sống ở Nga
nói rằng
“Đó là những lời
kêu gọi có tính chất khuông sáo.
Đảng cộng sản Việt nam
hiện nay đang lâm vào một thế khủng hoảng rất là nghiêm trọng. Đảng cộng sản
không mạnh như chúng ta tưởng, họ dựa vào một lực lượng công an, quân đội rất
hùng mạnh, nhưng họ không được lòng dân chúng. Ngay trong nội bộ của cấp lãnh
đạo, của những người gọi là cầm cân nảy mực cũng cấu xé giành giật nhau.”
Đảng cộng sản Việt nam
hiện nay đang lâm vào một thế khủng hoảng rất là nghiêm trọng. Đảng cộng sản
không mạnh như chúng ta tưởng, họ dựa vào một lực lượng công an, quân đội rất
hùng mạnh, nhưng họ không được lòng dân chúng
Ông Nguyễn Minh Cần
Ông Nguyễn Minh Cần
cũng nói là ông tin rằng trong xã hội Việt nam hiện nay các tổ chức xã hội dân
sự đang lớn mạnh, chứ nói rằng chỉ có duy nhất đảng cộng sản Việt nam là không
hoàn toàn đúng.
Ông Trần Quốc Thuận,
cựu phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội lại nghĩ là các ý kiến đối lập với đảng
cộng sản vẫn còn yếu trong xã hội Việt nam hiện tại:
“Cụ thể như qua các
kiến nghị, như kiến nghị 72 có 15000 chữ ký, nhưng các kiến nghị sau này thì từ
1000 đến tối đa là 2000 chữ ký. Điều đó cho thấy những tiếng nói không đồng ý,
không đồng tình thì có tỉ lệ ủng hộ là không đáng kể.”
Ông Phạm Chí Dũng, nhà
báo tự do và đã từng là đảng viên đảng cộng sản lại nhận định rằng sắp tới sẽ
có một làn sóng từ bỏ đảng, và tình hình hiện nay là một tình hình mới với sự
xuất hiện của những trang thông tin được nhiều người cho rằng do nội bộ cao cấp
của đảng cộng sản đưa ra
“Tôi cho đó là một
điểm ngoặt, mở ra một thời kỳ, một giai đoạn mới, từ đấu tranh bí mật, trong
ngoặc kép, chuyển sang bán công khai, rồi có thể là công khai. Sức mạnh của
đảng cũng vì thế sẽ giảm dần. Tôi cho là sẽ có một làn sóng thoái đảng vì người
ta không tin đảng nữa.”
Đánh giá về những
thành tựu kinh tế ở Việt nam mà ông Nguyễn Phú Trọng ca ngợi là do đảng của ông
lãnh đạo mà có, Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh nói rằng.
Đa đảng không những
làm cho xã hội này lành mạnh hơn, tham nhũng dễ được phát hiện, những sai lầm
dễ được sửa chữa, mà chính đảng cộng sản, giả sử vẫn là một đảng mạnh nhất thì
những người tốt trong đảng đó cũng sẽ được sử dụng
Một đảng viên cao cấp
“Một mặt ghi nhận
những tiến bộ đã đạt được nhưng mặt khác phải thừa nhận rằng Việt nam hiện rất
thua kém các nước trong khu vực.”
Tương Lai
Khi được hỏi về cơ
cấu nhân sự của đảng cộng sản sau đại hội toàn quốc lần thứ 12 vào năm
tới ông Nguyễn Minh Cần nói
“Dù nhân vật nào đi
nữa thì họ cũng sẽ bám lấy chế độ cực quyền, chế độ độc tài thống trị của đảng.
Cho nên dù có nhân vật nào lên thì cũng đừng có hy vọng là họ đem lại điều gì
tốt đẹp đâu.”
Một đảng viên cao cấp
của đảng cộng sản xin được giấu tên cho rằng sự việc đảng cộng sản Việt nam nắm
quyền và cai trị đến ngày nay là một bi kịch của nước Việt nam. Ông nói rằng
đảng cộng sản Việt nam phải thức thời mà thay đổi, và điều đó cũng có lợi cho
chính đảng cộng sản Việt nam, nếu đảng này mở ra một cuộc cạnh tranh chính trị
trong tương lai
“Trong cái dòng
lịch sử lâu dài thì cộng sản là quái thai nên lịch sử đã vất vào sọt rác. Những
người cộng sản bây giờ phải thức thời.
Cái chủ thuyết của anh bây giờ là độc
đảng toàn trị, không công nhận tam quyền phân lập. Cái tên không nói lên điều
gì nhưng nếu anh chấp nhận đa nguyên đa đảng thì cái đảng của anh tốt. Có đa
đảng thì chính người tốt trong đảng của anh họ mới được đảng dùng. Đa đảng
không những làm cho xã hội này lành mạnh hơn, tham nhũng dễ được phát hiện,
những sai lầm dễ được sửa chữa, mà chính đảng cộng sản, giả sử vẫn là một đảng
mạnh nhất thì những người tốt trong đảng đó cũng sẽ được sử dụng.”
Nếu như chúng ta nhìn
sang Đài Loan và Hàn Quốc thì thấy họ cũng từ một chế độ độc đảng chuyển sang
một chế độ có sự giám sát, có sự bầu cử, và có sự công khai minh bạch, có sự
giám sát của báo chí và của các tổ chức xã hội dân sự
Ông Lê Dăng Doanh
Bàn về việc có nên
chấp nhận một sự đa nguyên chính trị ở Việt nam hay không, ông Trần Quốc Thuận
nói
“Dĩ nhiên khi xã
hội có nhu cầu thì cử tri lúc đó họ sẽ quyết định chọn lựa. Dĩ nhiên là ở Việt
nam thì đảng cộng sản phải lắng nghe, làm cho mình tốt hơn, lành mạnh hơn, thì
điều đó là tốt. Còn lực lượng kia khi nào nó lớn mạnh, được nhân dân thừa nhận
thì tất nhiên nó sẽ hình thành thôi.”
Trước khi có bài diễn
văn kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đảng cộng sản Việt nam ít ngày, ông Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng cũng tuyên bố là đảng của ông sẽ đổi mới chính trị nhưng
điều đó không có nghĩa là đổi thể chế.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
bình luận rằng:
“Tôi không hiểu ông
Tổng Bí thư muốn nói gì, nhưng một điều mà mọi người đều đồng ý là quyền lực
phải được giám sát, là sự giám sát bởi người dân. Nguyên tắc thứ hai nữa là
công khai minh bạch để chống tham nhũng. Nguyên tắc thứ ba nữa là các thành
phần trong nhà nước phải hoạt động theo luật pháp. Cho nên đang có yêu cầu là
có luật về sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt nam trong khuông khổ nhà nước, và
cũng có yêu cầu là có sự giám sát đối với bản thân đảng cộng sản Việt nam.”
Ông Lê Dăng Doanh cũng
đưa ra các ví dụ về sự chuyển đổi thành công từ mô hình độc đảng chuyển sang
dân chủ một cách thành công ở một số nước châu Á có văn hóa khá giống Việt nam
“Nếu như chúng ta nhìn sang Đài Loan và
Hàn Quốc thì thấy họ cũng từ một chế độ độc đảng chuyển sang một chế độ có sự
giám sát, có sự bầu cử, và có sự công khai minh bạch, có sự giám sát của báo
chí và của các tổ chức xã hội dân sự. Đó là điều mà sắp tới đây cần cân nhắc
suy nghĩ để thực hiện một cách có hiệu quả ở Việt nam.”
Ông Phạm Chí Dũng thì
cho rằng hiện đang có những kịch bản khác nhau trong đảng cộng sản cho việc
thay đổi chính trị ở Việt nam trong tương lai, nhưng ông không quan tâm tới
điều đó, mà ông cho rằng với những thay đổi về kinh tế và xã hội sắp tới nếu
đảng cộng sản không nhanh chóng thay đổi thì sẽ rất muộn màng cho chính đảng
cộng sản.
No comments:
Post a Comment
Thanks