Đại Học chăn Trâu




Sunday, 8 February 2015

Nước còn hay không? Mặc kệ!!!



Nước còn hay không? Mặc kệ!!!





Giới blogger bị tấn công ngày càng nhiều

Phát Thứ hai, ngày 02 tháng hai năm 2015
Giới blogger bị tấn công ngày càng nhiều

Buổi tưởng niệm các tử sĩ nhân 40 năm Hoàng Sa mất vào tay Trung Quốc ở Hà Nội, tháng 1/2015, cũng bị trấn áp.Ảnh: JB Nguyễn Hữu Vinh
·       print
·        
·        
·        
·       Share
Ngày 25/01/2015, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch của Mỹ đã ra thông cáo lên án các vụ tấn công của công an mặc thường phục và côn đồ vào các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam. Human Rights Watch cho rằng các vụ tấn công đó đã “ vi phạm các quyền cơ bản”. Tổ chức nhân quyền của Mỹ yêu cầu chính quyền Việt Nam phải “truy cứu trách nhiệm” tất cả những cá nhân tham gia vào các vụ tấn công nói trên. Cho tới nay chưa có ai bị bắt hay truy tố về các vụ tấn công này.
Thông cáo của Human Rights Watch được đưa ra sau khi ngày 21/01 vừa qua đã xảy ra vụ tấn công vào một nhóm 12 nhà hoạt động nhân quyền và blogger đi từ Hà Nội xuống Thái Bình để thăm ông Trần Anh Kim, một tù chính trị, vừa được thả ngày 07/01 sau khi mãn hạn 5 năm 6 tháng tù. Những người đi thăm gồm có nhà địa vật l‎ý Nguyễn Thanh Giang, nghệ sĩ điện ảnh Nguyễn Thị Kim Chi, cựu biên tập viên Nguyễn Lê Hùng, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Vũ Bình, các blogger Nguyễn Tường Thụy và J.B Nguyễn Hữu Vinh; và các nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga, Trương Minh Tam, Trương Văn Dũng, Nguyễn Thanh Hà, Bạch Hồng Quyền và Ngô Duy Quyền.
Theo thông cáo của Human Rights Watch, ngay sau khi những người đến thăm vừa rời nhà Trần Anh Kim, xe của họ bị ba công an phường chặn lại, yêu cầu mọi người về công an phường. Khi họ từ chối thì một nhóm côn đồ, rõ ràng có biểu hiện đang phối hợp với công an, lên xe và tấn công họ. Blogger J.B Nguyễn Hữu Vinh bị lôi khỏi xe, đánh đập và gây thương tích. Nghệ sĩ điện ảnh Nguyễn Thị Kim Chi bị vỡ kính. Những người khác như Nguyễn Tường Thụy, Trần Thị Nga, Ngô Duy Quyền, Bạch Hồng Quyền và Trương Minh Tam cũng bị đánh đập. Trả lời RFI Việt ngữ ngày 27/01/2015, nhà báo J.B Nguyễn Hữu Vinh đã kể lại vụ tấn công nói trên.
Theo Human Rights Watch, việc chính quyền sử dụng côn đồ để tấn công những người hoạt động nhân quyền đang gia tăng ở Việt Nam. Chỉ ba ngày trước khi xảy ra vụ ở Thái Bình, nhà hoạt động tôn giáo Nguyễn Hồng Quang, mục sư của một nhánh Tin lành Mennonite độc lập ở Sài Gòn cũng đã bị những kẻ côn đồ lạ mặt tấn công, gây thương tích nặng.
Không chỉ bị hành hung trên đường mà ngay cả đang ở trong nhà cũng bị người lạ mặt xông vào đánh đập, mà công an địa phương không hề can thiệp, như vụ xảy ra với blogger Huỳnh Công Thuận ngày Chủ nhật 25/01 vừa qua.
Về phần Nguyễn Hoàng Vi, một trong những thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam, thì đã từng bị hành hung nhiều lần và gần đây vẫn tiếp tục bị sách nhiễu, thậm chí bế con nhỏ đi trên đường cũng bị nhiều an ninh mặc thường phục và dân phòng chặn lại vào ngày 16/01 ở Sài Gòn.
Thông cáo của HRW nhắc lại rằng riêng trong năm 2014, có ít nhất 22 nhà hoạt động và blogger cho biết họ đã bị người lạ đánh đập. Nhà báo-blogger J.B Nguyễn Hữu Vinh cũng nhận thấy những vụ tấn công như vậy xảy ra ngày càng nhiều. Về phần blogger Huỳnh Công Thuận thì nhận thấy là dường như công an, an ninh Việt Nam đã thay đổi phương pháp sách nhiễu, ném đá giấu tay nhiều hơn.
Đối với blogger Hoàng Vi, việc gia tăng các vụ tấn công như trên là do chính quyền muốn ngăn cản các blogger, các nhà hoạt động nhân quyền tiếp xúc với đại diện ngoại quốc ở Việt Nam.
Trước tình trạng bị tấn công ngày càng nhiều như vậy, mỗi blogger có cách phản ứng riêng, nhưng nhìn chung họ chỉ có thể phản kháng một cách ôn hòa, như sự chọn lựa của blogger Hoàng Vi. Blogger Huỳnh Công Thuận thì chia sẻ kinh nghiệm của anh với các blogger, nhà hoạt động khác về phương cách đối phó với các vụ tấn công như vậy.
Có điều, như báo cáo của tổ chức HRW có nêu ở trên, cho tới nay chưa có ai bị bắt hay bị truy tố vì những vụ tấn công các blogger, các nhà hoạt động. Cho nên, nhà báo Nguyễn Hữu Vinh tỏ vẻ bi quan về khả năng chấm dứt những vụ tấn công như vậy ở Việt Nam.
Bấm vào link dưới đây để nghe toàn bộ tạp chí và phần phỏng vấn các blogger Nguyễn Hữu Vinh, Huỳnh Công Thuận, Nguyễn Hoàng Vi.
Tạp chí Việt Nam 02/02/201530/01/2015Nghe

Chuyện gì sẽ xảy ra ở Việt Nam năm 2015?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự lễ kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đảng cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, ngày 2/2/2015. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự lễ kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đảng cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, ngày 2/2/2015.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

04.02.2015
Không cần có tài tiên tri, chỉ cần theo dõi sinh hoạt chính trị Việt Nam một chút, ai cũng dễ dàng nhận thấy năm 2015 này sẽ có nhiều chuyển biến phức tạp, có khi, ngoạn mục trên sân khấu chính trị Việt Nam.
Trước hết, về phương diện đối nội, trong năm nay, giới lãnh đạo Việt Nam sẽ đấu đá với nhau để giành những chức vụ cao cấp nhất trong guồng máy đảng và nhà nước vào kỳ đại hội đảng dự định sẽ được tổ chức vào đầu năm 2016.
Bình thường, vào những dịp như thế này, sự đấu đá lúc nào cũng gay gắt nhưng năm nay mức độ gay gắt có lẽ sẽ tăng mạnh với hai đặc điểm chính. Một là một phương tiện mới: internet; và hai là một khía cạnh mới: tham nhũng. Tiêu biểu nhất cho hai đặc điểm này là tờ báo mạng Chân Dung Quyền Lực đang gây sôi nổi trong dư luận. Chúng ta không thể biết rõ ai đứng đằng sau trang mạng Chân Dung Quyền Lực nhưng có điều hầu như chắc chắn: Đó là một mặt trận giữa các cán bộ trong giới lãnh đạo trong cuộc chạy đua vào những chiếc ghế cao nhất trong hệ thống đảng và chính quyền. Càng gần ngày đại hội đảng, nội dung của việc tố cáo trên trang Chân Dung Quyền Lực có lẽ sẽ tập trung và cũng mạnh mẽ hơn. Đó là chưa kể một số trang mạng mới có chức năng tương tự sẽ được ra đời. Cho đến nay, trên Chân Dung Quyền Lực, Nguyễn Tấn Dũng vẫn được khen ngợi nồng nhiệt, nhưng trong tương lai, nếu Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu vận động để tranh giành chiếc ghế Tổng bí thư, chắc chắn sẽ có những trang mạng khác phanh phui tài sản của ông cũng như của con cái và họ hàng của ông.
Nói đến các cuộc tranh chấp trong nội bộ đảng Cộng sản, có một điểm cần được ghi nhận:  Trước, chúng được che giấu rất kỹ; sau, qua mạng lưới internet, tin tức bị xì ra ngoài càng lúc càng nhiều. Trước, có vụ xì tin về “đồng chí X” bị Bộ Chính trị cảnh cáo; sau, gần đây hơn, kết quả bỏ phiếu tín nhiệm trong Trung ương đảng được tiết lộ, ở đó, “đồng chí X” lại được nhiều phiếu tín nhiệm cao nhất. Khi các cuộc tranh chấp nội bộ càng quyết liệt, có lẽ các tin tức từ bên trong sẽ được tiết lộ càng nhiều.
Về phương diện đối ngoại, năm 2015 này sẽ có mấy vấn đề chính.
Thứ nhất, trong quan hệ với Trung Quốc, một trong những mục tiêu lớn nhất mà Trung Quốc nhắm tới chắc chắn là gây áp lực để Việt Nam phải bầu những người thân Trung Quốc lên những vị trí cao nhất trong guồng máy lãnh đạo. Đây là điều Trung Quốc vẫn thường làm trong các kỳ đại hội đảng trước kia.
Chỉ có điều là không ai có thể biết chắc Trung Quốc sẽ chọn biện pháp nào để gây áp lực lên chính quyền Việt Nam. Tôi nghĩ chỉ có một trong hai khả năng. Một là đe doạ bằng cách tăng cường các hoạt động quấy phá trên Biển Đông; hai là, nhẹ nhàng hơn, tránh các xung đột có thể làm nảy sinh tư tưởng bài Trung Quốc trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.
Tôi nghĩ khả năng thứ hai sẽ được chọn lựa vì nó hợp với các mục tiêu chiến lược “một vành đai và một con đường” (one belt, one road) mà Trung Quốc đang nhắm tới với nội dung chính là phát triển một vành đai tơ lụa về kinh tế (silk road economic belt) để nối liền Trung Quốc với châu Âu qua ngả Trung và Tây Á và một con đường tơ lụa hàng hải (maritime silk road) để nối liền Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á và châu Phi. Để mở rộng con đường và vành đai này, trong năm qua, Trung Quốc đã chọn lựa các giải pháp mạnh bạo như đơn phương thiết lập Vùng nhận diện phòng không trên Hoa Đông (ADIZ) cũng như mang giàn khoan HD-981 đến thăm dò dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Những hành động phô trương sức mạnh ấy chỉ gây ra các phản ứng ngược khiến một số quốc gia trong vùng, một mặt, đoàn kết với nhau hơn (như giữa Việt Nam, Philippines và Nhật Bản); mặt khác, khiến họ ủng hộ chính sách quay về với châu Á của Mỹ hơn.
Hơn nữa, riêng trong quan hệ với Việt Nam, bất cứ hành động đe doạ công khai nào cũng chỉ làm cho giới lãnh đạo Việt Nam đoàn kết với nhau sau lưng những người có chủ trương cứng rắn trong việc bảo vệ Biển Đông và đẩy họ vào cái thế không còn chọn lựa nào khác ngoài việc bắt tay với Mỹ. Bởi vậy, tôi tiên đoán trong năm 2015, áp lực chính của Trung Quốc lên Việt Nam chủ yếu ở hai lãnh vực kinh tế và ngoại giao. Trung Quốc sẽ chỉ mạnh tay với Việt Nam sau khi đại hội đảng kết thúc vào đầu năm 2016.
Thứ hai, trong quan hệ với các nước khác, Việt Nam có hai mục tiêu chính: Một, về phương diện kinh tế, cố gắng để Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, Trans-Pacific Partnership) được ký kết; và hai, về phương diện chính trị, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các quốc gia khác, đặc biệt là Philippines, Nhật Bản và Mỹ. Cả hai mục tiêu này đều nhắm đến một mục tiêu khác, quan trọng hơn: dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc.
Trong các mục tiêu vừa nói, Việt Nam có hai trở ngại chính: Một là vấn đề nhân quyền và hai là áp lực của Trung Quốc. Trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ, Mỹ lúc nào cũng xem việc cải thiện nhân quyền là một trong những điều kiện chính yếu để tăng cường sự hợp tác giữa hai nước. Tuy nhiên, yêu sách này vẫn không gây nhiều trở ngại cho bằng những sự phản đối từ Trung Quốc. Chắc chắn Trung Quốc sẽ không ngồi yên để Việt Nam đẩy mạnh tiến trình hợp tác về quân sự với Nhật Bản, Philippines và Mỹ. Có thể tiên đoán Việt Nam sẽ chọn các giải pháp liên kết một cách dè dặt và chậm rãi hơn. Điều này, một mặt, không làm Trung Quốc nổi giận, nhưng mặt khác, lại làm Việt Nam lỡ cơ hội phát triển cả về ngoại giao, chính trị lẫn quân sự để có thể đủ sức đương đầu với Trung Quốc khi Trung Quốc chọn giải pháp mạnh tay nhằm hiện thực hoá con đường lưỡi bò trên Biển Đông.
Nói cách khác Trung Quốc có rất nhiều thời gian để làm bá chủ trên Biển Đông nhưng Việt Nam chỉ có một số cơ hội để xây dựng các liên minh chiến lược nhằm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của mình. Năm 2015 này là một trong những cơ hội hiếm hoi ấy.

Không thể thế được

·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

03.02.2015
Báo Nhân Dân ngày 29/1 cho biết ngày 27/1 Ban Tổ chức Trung ương (TCTƯ) đảng đã họp hội nghị cán bộ viên chức để kiểm điểm công tác năm 2014 và triển khai công tác năm 2015, trong đó quan trọng nhất là hướng dẫn tiến hành đại hội đảng các cấp từ đại hội cơ sở đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII vào đầu năm 2016.
Tại cuộc họp này, ông Tô Huy Rứa, trưởng Ban TCTƯ, cho biết cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương (CHTƯ) lần thứ 10 vừa qua đã thông qua danh sách gồm 290 ủy viên trung ương chính thức và dự khuyết cho Đại hội XII, và danh sách 22 ủy viên Bộ Chính trị và ủy viên Ban Bí thư cho khóa XII.
Như thế là thế nào? Tôi đọc đi đọc lại bản tin, không thể tin đó là điều có thật. Tôi không thể nghĩ trong quá trình thoái hóa đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) lại có thể tha hóa về tổ chức đến tận cùng như thế. Làm sao có thể chà đạp thô bạo lên chính điều lệ của nó đến vậy?
Như vậy tất cả nhân sự của đảng khóa XII đã được 197 ủy viên trung ương và dự khuyết khóa XI quyết định xong xuôi. Tất cả vị trí của Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII cũng đã được quyết định cả rồi.
Như vậy cuộc họp Trung ương lần thứ 10 đã làm thay tất cả quá trình đại hội từ cơ sở đến Đại hội toàn quốc lần thứ XII trong vấn đề tuyển lựa, ứng cử, bầu cử đảng uỷ các cấp cho đến Ban CHTƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Điều lệ đảng để đâu mà có sự rối loạn, chuyên quyền phi lý đến vậy? Tại sao lại có Ban CHTƯ tiền chế, Bộ Chính trị tiền chế, Ban Bí thư tiền chế kỳ quái đến vậy?
Phải chăng tại cuộc họp Trung ương 10, họ đã vĩnh biệt nền dân chủ chập chững nửa vời để chuyển lên thành một đảng kiểu phát xít, tuyệt nhiên không có bầu cử dân chủ, mà nhóm lãnh tụ quyết định hết về mọi cấp nhân sự của đảng và nhà nước.
Như vậy là nhân dân VN có thể biết rõ tên tuổi 290 + 22 = 312 nhân vật sẽ ngự trị trên đầu dân ta ngay từ lúc này. Ngay cái Quốc hội bù nhìn “đảng chọn dân bầu”, và cái gọi là “Mặt trận Tổ quốc” cũng bị hoàn toàn bỏ quên .
Không! Không thể thế được! Mỗi người Việt Nam chân chính không ai có thể chấp nhận sẽ bị cai trị bởi 312 nhân vật không do tự mình tự do chọn lựa. Ngay từ hôm nay nhân dân VN hãy đồng thanh hô vang: Không! Không! 312 con người ấy không phải của chúng tôi. Chúng tôi trả lại đảng CS vì họ không có liên hệ gì với chúng tôi cả. Chúng tôi cần và đòi hỏi một nền dân chủ thật sự, những cuộc ứng cử dân chủ, bầu cử dân chủ, những cuộc tranh cử dân chủ thật sự, bằng lá phiếu trực tiếp của từng công dân tự do.
Hãy nghe ông trưởng Ban TCTƯ Tô Huy Rứa khoe khoang trong cuộc họp nói trên: “Chúng ta đã hoàn thành tốt công việc; đã triển khai tốt công việc một cách có bài bản, có kế hoạch, với khối lượng lớn chưa từng có”.
Có thể nói tất cả cái đại âm mưu tiền chế “quy hoạch cán bộ chiến lược” này của đảng CSVN là mang nhãn hiệu của Tô Huy Rứa, một người cá nhân chủ nghĩa cao độ, không am hiểu gì về “tổ chức học” lại đảm nhận mảng tổ chức.
Chắc rằng mạng “Chân Dung Quyền lực” sau khi công bố toàn bộ việc lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị Trung ương 10, sẽ có thể đưa công khai danh sách 290 + 22 nhân vật lãnh đạo cho 5 năm 2016- 2021 do Tô Huy Rứa và phe nhóm áp đặt cho đảng CS, cho toàn dân ta.
Sức đề kháng của dân VN rất cường tráng. Hãy lập tức nói “Không!” với bước phát xít hoá cực kỳ nguy hiểm của nền dân chủ mang chất cộng sản cuối mùa hiện nay.

 

 Câu chuyện cô Nông thị Xuân làm người tình HCM

HCM hNghi án Nông Thị Xuân xảy ra cách đây đã 57 năm, nhưng nó vẫn là một bóng ma, im lìm trong bóng tối. Mọi ngả tìm kiếm đều bị chặn, mọi cách nhận thực bị bóp chết. Linh hồn oan khuất của cô Xuân dường như đã tàn phai trong ký ức người đời, trong khi “đạo đức của Bác” vẫn được rao giảng mỗi ngày.
Gần đây tôi được đọc tài liệu phân tích đặc điểm và tính cách của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một trong những tài liệu này là cuốn “Trần Đức Thảo-Những Lời Trăng Trối” của Tri Vũ – Phan Ngọc Khuê. Tôi giận mình vì những nhận thức trước đây của mình phiến diện quá. Vậy, thử vận dụng những gợi ý của triết gia Trần Đức Thảo để phẫu tích, hy vọng có một góc nhìn khác về nghi án này.
Đây là vụ đại hình sự mà Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật có liên quan trực tiếp. Bạn đọc đã biết rõ nội dung nghi án, nhưng để có cái nhìn khái quát về nó, xin nhắc lại những sự kiện chính theo trật tự thời gian.
Trước 1954, khi còn trên chiến khu Việt Bắc, Hồ Chí Minh nhận cô Nông Thị Xuân làm con nuôi. Đến đầu năm 1955, cô Xuân, 22 tuổi, được đưa về Hà Nội để gần Bác. Cô Xuân cùng nguời em Nông Thị Vàng tạm trú tại căn nhà 66 phố Hàng Bông, dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn.
Mỗi tuần đôi ba lần ông Hoàn đưa cô Xuân vào Phủ Chủ tịch ngủ qua đêm với Bác. Ông Hoàn cũng nhiều lần cưỡng dâm cô Xuân. Cuối năm 1956, cô Xuân sinh con trai. Bác đặt tên con là Nguyễn Tất Trung. Khoảng thời gian này cô Xuân ngỏ lời với Bác là muốn công khai mối quan hệ, và dọn vào Phủ Chủ tịch ở hẳn với Bác như vợ chồng. Bác bảo để Bác hỏi ý kiến Bộ Chính trị.
Vài tháng sau, rạng sáng ngày 12 tháng 2 năm 1957, người ta thấy cô Xuân chết trên đường Cổ Ngư, gần dốc Chèm, ngoại thành Hà Nội, hiện trường là một tai nạn giao thông.
Giám định tử thi được làm tại bệnh viện Việt – Đức, Hà Nội gợi ý: Nạn nhân chết do búa đập vào sọ não, dịch não tủy và nhu mô não đã mất hết. Âm đạo không có tinh trùng, tinh dịch, nạn nhân không có dấu hiệu bị cưỡng dâm. Dạ dày không có thức ăn, không có độc tố. Lục phủ ngũ tạng bình thường. Toàn thân không có dấu hiệu của một tai nạn giao thông.
Câu hỏi đầu tiên được đặt ra. Đây có thực sự là một tai nạn giao thông không? Không quá khó để trả lời câu hỏi này.
Một phụ nữ trẻ mới sinh con, đang thời kiêng cữ, không phương tiện đi lại, giữa đêm khuya, một mình đi bộ ra vùng ngoại thành xa vắng là rất khó để thuyết phục dư luận về địa điểm và hoàn cảnh xảy ra tai nạn.
Hơn nữa, nếu là tai nạn giao thông, thủ phạm cán chết người rồi lái xe trốn thoát, vết bánh xe còn in lại ở hiện trường. Đây là trọng án. Tại sao không công khai điều tra đến nơi đến chốn? Tại sao phải dấu đút, lén lút, khuất tất, dìm thông tin vào trong bóng tối?
Hơn 20 năm sau, thân nhân của cô Xuân dấn thân đi tìm công lý, vẫn tiếp tục bị ém. Cùng với những gợi ý của pháp y, chúng ta tin rằng đây là một một tai nạn giao thông dàn dựng.
Vậy thủ phạm là ai?
Cho đến nay, dư luận hướng tới ba giả thuyết.
1. Trần Quốc Hoàn bí mật thủ tiêu cô Xuân để bịt đầu mối hiếp dâm. Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị không biết.
2. Trần Quốc Hoàn thủ tiêu cô Xuân có sự đồng ý của Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị.
3. Trần Quốc Hoàn thủ tiêu cô Xuân dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh. Bộ Chính trị không biết.
Giả thuyết thứ nhất được nhiều người ủng hộ hơn cả. Song những bằng chứng để bảo vệ giả thuyết này thì rất yếu.
Vào thời điểm 1957, Hồ Chí Minh đang ở đỉnh cao của quyền bính. Các Ủy viên Bộ Chính trị đều rất sợ ông. Trần Quốc Hoàn lúc đó ở cuối trong bậc thang quyền lực, càng sợ Hồ Chí Minh hơn ai hết. Hoàn không dám lộng hành đến mức cưỡng dâm vợ chưa cưới của Hồ Chí Minh và càng không thể một mình tự ý thủ tiêu cô. Vì những hành vi trên là đồng nghĩa với vuốt mặt không nể mũi, sỉ nhục Hồ Chí Minh, nếu không nói đó mầm mống của phản loạn, phản bội, hay khiêu binh. Sớm muộn gì Bộ Chính trị và Hồ Chí Minh cũng biết.
Những năm sau đó, Hồ Chí Minh không những không quan tâm mà còn trục xuất đứa con trai sơ sinh Nguyễn Tất Trung ra khỏi Hà Nội.
Như vậy Hồ Chí Minh có ý định xóa bỏ mọi dấu vết của mối quan hệ lạm dụng tình dục núp duới danh nghĩa con nuôi. Không có chuyện Hoàn hành động độc lập.
Giả thuyết thứ hai: Hồ Chí Minh có mang chuyện cô Xuân để hỏi Bộ Chính trị không?
Ở vào thời điểm 1957, một đảng viên bình thường mà có quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể bị kỷ luật nặng đến mức khai trừ ra khỏi đảng. Hồ Chí Minh hiểu rõ điều luật, không dại gì ông mang chuyện này ra trước tập thể.
Hồ Chí Minh không bao giờ muốn lấy cô Xuân làm vợ. Nếu ông muốn thì ông đã có kế hoạch từ khi cô Xuân có thai ở những tháng đầu. Cách ông trả lời cô Xuân để “xin ý kiến Bộ Chính trị” chỉ là kế hoãn binh, hay nói trắng ra là một sự sự quanh co, một lời từ chối.
Bộ Chính trị cũng không muốn Hồ Chí Minh lấy vợ. Bởi vì, nếu Hồ Chí Minh lấy vợ là tất cả những gì mà Đảng và Bác cùng đầu tư để dựng lên những “huyền thoại” có nguy cơ mất cả vốn lẫn lời.
Trần Đức Thảo gợi ý. Vì không được học hành bài bản như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, hay Trường Chinh, nên Hồ Chí Minh đã dựng lên ngọn cờ “Giản dị”, “Đạo đức”, dùng ngọn cờ này như một thứ vũ khí hạ gục mọi đấu thủ, chỉ có Trường Chinh sống sót, Nếu mang vụ cô Xuân ra Bộ Chính trị, thì huyền thoại “Giản dị ” và “Đạo đức”của ông bỗng chốc tan thành mây khói. Đó là điều không bao giờ ông muốn.
Thêm nữa, Hồ Chí Minh nhiều tuổi hơn cô Xuân, hơn đến trên 40 tuổi. Điều này rất khó chấp nhận trong một xã hội bảo thủ miền Bắc ở thời điểm đó. Ông đủ thông minh để tránh, không trở thành tấn trò cười cho thiên hạ.
Tóm lại, giả thuyết Hồ Chí Minh mang chuyện lấy cô Xuân làm vợ ra bàn thảo ở Bộ Chính trị là không thuyết phục.
Vậy câu hỏi tiếp theo sẽ là: Hồ Chí Minh có xin ý kiến Bộ Chính trị để thủ tiêu cô Xuân không?
Hồ Chí Minh thừa thông minh để ý thức rằng nếu ông đồng ý thủ tiêu cô Xuân nghĩa là ông đang tham gia vào một tội phạm mà ông là chủ mưu. Càng ít người biết bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nếu mang ra bàn bạc trong Bộ Chính trị, lỡ có một hay vài ủy viên không đồng ý, thì có khác gì vạch áo cho người xem lưng. Bởi vì, nếu Bộ Chính trị biết thì Ban Chấp hành Trung ương sẽ biết. Từ đó có nguy cơ lan rộng ra toàn Đảng và toàn dân.
Như vậy, chỉ còn lại giải thuyết thứ ba: Hồ Chí Minh đồng ý cho Trần Quốc Hoàn thủ tiêu cô Xuân, vừa giữ được thanh danh, lại vừa trút bỏ được của nợ, một gánh nặng mà ông chẳng tha thiết gì với nó nữa, vừa tiện lợi vừa kín đáo.
HCMTrần Đức Thảo nhận xét rằng: Cụ Hồ là một nhân vật vô cùng phức tạp, muôn mặt với trăm phương, ngàn kế, mưu trí, sắt đá đến mức vô cảm, vô tình, không cần tình bạn, tình yêu, gia đình hay con cái, khi nào cũng hun đúc một cuồng vọng là phải leo lên đến tột đỉnh của quyền lực.
Hồ Chí Minh không chấp nhận bất cứ một thứ gì cản trở ông nắm giữ quyền lực tối cao, mà thứ đó lại là đàn bà thì càng không thể.
Chỉ cần ở ông một cái gật đầu, thâm chí im lặng bộc lộ sự đồng ý, thì mọi việc sẽ êm thắm. Ông không phải vung tay nện búa vào đầu người đàn bà mà ông từng ăn nằm. Ông không phải nghe những lời van xin, lạy lục của cô con nuôi trong phút lâm chung. Ông không phải tận mắt nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng, máu lênh láng, dịch não tủy và óc vọt ra sau mỗi nhát búa. Ông không phải đối diện với cảnh cô Xuân vùng vẫy, giãy giụa bản năng trong cơn hấp hối. Ông cũng không phải vất vả, vác thi thể nạn nhân lên xe, lần mò trong đêm tối, tìm một hiện trường để ngụy trang.
Danh dự và danh vọng của ông vẫn nguyên vẹn, tiện lợi vô cùng, kết quả thì vô tận. Đó là cách mà Hô Chí Minh thường lựa chọn.
Triết gia Trần Đức Thảo sau nhiều năm quan sát, nghiền ngẫm đã nhận xét: Cụ Hồ quyết tâm nắm bắt mọi cơ hội để đạt tới đỉnh cao, để củng cố quyền lực, bằng mọi giá, dùng mọi phương tiện, không trừ, không tránh một thứ gì, bất chấp mọi chuẩn mực về lương tri, lương thiện, về đạo lý, hay pháp lý, miễn là đạt được ý đồ.
Trong đầu Hồ Chí Minh đầy ắp những tham vọng, cuồng vọng về quyền lực tối cao, là bề trên, là đấng thiêng liêng, là huyền thoại, là thần thoại. Ông là mẫu mực, là hiện thân của mọi giá trị tuyệt đối, tuyệt đối trong sáng, tuyệt đối giản dị, tuyệt đối cao thượng, tuyệt đối thanh bạch, tuyệt đối sáng suốt, tuyệt đối đúng đắn, tuyệt đối chí thánh… Chí Minh…Để những người xung quanh tuyệt đối kính nể, sợ hãi, tụng ca, tuân lệnh, sùng bái, tung hô.
Để củng cố những giá trị tuyệt đối này thì việc thủ tiêu cô Xuân là chuyện dễ hiểu. Ông không thể là người bình thường, không thể tầm thường, và càng không thể có những cám dỗ dục vọng thấp hèn. Ông phải ở tầm tuyệt đối cao thượng, nhân ái hơn cả Đấng Bồ tát, nhân bản hơn cả Chúa Giê-su, tâm hồn ông cao muôn trượng, quyền năng của ông ở muôn nơi, nhân loại chỉ là “loài dơi hốt hoảng, đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”. Như vậy ông mới thỏa lòng, thỏa chí.
Ngoài cô Xuân còn hai nạn nhân nữa là Nông Thị Vàng, em gái, và Nguyễn Tất Trung, con trai sơ sinh của cô Xuân.
Cô Vàng ở cùng căn nhà 66 Hàng Bông, chứng kiến những gì đã xảy ra. Vàng còn quá trẻ, người dân tộc thiểu số, lớn lên ở vùng núi Cao Bằng, lại phải đối diện với một thảm kịch bất ngờ, bị bủa vây bởi những trùm mật thám lành nghề, máu lạnh. Vài tháng sau ngày cô Xuân chết, người ta cũng tìm thấy xác Vàng nổi lên ở cầu Hoàng Bồ, sông Bằng Giang, và cũng bị đập vỡ sọ như người chị xấu số của mình.
Còn Nguyễn Tất Trung mới vài tháng tuổi đã bắt đầu lưu lạc cho đến khi Hồ Chí Minh qua đời vào tháng 9 năm 1969, Vũ Kỳ là thư ký riêng của Bác, đón Trung về Hà Nội. Trung lập gia đình với cô Lưu Thị Duyên vào năm 1988. Hai người có một con trai sinh năm 1992, đặt tên là Vũ Thanh, lấy họ của ông Vũ Kỳ, nhưng sau thì đổi là Nguyễn Thanh Trung.
Nếu giả thuyết trên đây là đúng và nếu Việt Nam là một quốc gia pháp quyền, thì Hồ Chí Minh phải đối mặt với ít nhất bốn tội danh: Dùng quyền lực để sách nhiễu tình dục; giết chết hai người có chủ ý; vô trách nhiệm với con.
Còn muôn vàn những câu hỏi xung quanh nghi án này.
Cô Xuân sinh Nguyễn Tất Trung ở đâu? Nhà hộ sinh hay ở bệnh viện? Ai là người đỡ đẻ cho cô Xuân? Thi thể cô Xuân mai táng ở đâu? Ai là người chôn cất cô? v.v
Tại sao ông Vũ Kỳ lại đưa Nguyễn Tất Trung về Hà Nội sau khi Hồ Chí Minh qua đời? Vũ Kỳ có liêm sỉ, ông hiểu rằng lịch sử sẽ phán xét rất nghiêm khắc. Lẽ nào, ông lại im lặng? Bởi, im lặng trước tội phạm sẽ trở thành tòng phạm.
Thực ra, sự kham khổ, chịu đựng, chay tịnh, thanh bạch, giản dị như một đấng chân tu của Hồ Chí Minh chỉ là những huyền thoại được thêu dệt, đánh bóng, sơn son thếp vàng khá công phu. Những tài liệu gần đây hé lộ, Bác có một đời sống tình dục rất phóng túng ngay khi còn ở chiến khu, nói gì đến việc đã dọn vào Phủ Toàn quyền ở Hà Nội. Vậy, sau cô Xuân, Hồ Chí Minh còn quan hệ tình dục với bao nhiêu phụ nữ nữa, họ là ai và số phận của họ ra sao vẫn là những ẩn số của lịch sử.
Tại sao Nguyễn Tất Trung lại không âm thầm đi tìm mộ mẹ để hương khói hay giỗ chạp, để an ủi cầu siêu cho linh hồn người mẹ và người dì bạc phận, hay thăm lại gia đình ông bà ngoại trên Cao Bằng? Đó là chưa nói đến việc dấn thân đi tìm công lý cho mẹ cho dì, và đòi lại căn cước cho chính mình.
Cả hai dòng họ Nguyễn Sinh và dòng họ Hồ ở Nghệ An đang túa ra bốn phương tìm kiếm, kêu gọi những người con đã làm rạng danh cho tổ tiên. Vậy, Nguyễn Tất Trung, và Nguyễn Thanh Trung (Vũ Thanh) có được nhìn nhận là những người con trai của dòng họ này không?
Muôn vàn những nghi vấn, và muôn vàn giả thuyết, chập chờn như những hồn ma của cô Xuân cô Vàng khi ẩn khi hiện, khi ở miền rừng núi Cao Bằng, khi giữa phố phường Hà Nội.
Đêm đã khuya. Tôi không thể viết tiếp, mà cũng không thể ngủ, thao thức miên man nghĩ suy về nhân tình thế thái, về bể khổ trầm luân, về thời cuộc, về thân phận, về kiếp người, về lòng trắc ẩn, về tình bạn, tình yêu, về nỗi xót xa của một đời người.
Xót xa cho cô Xuân cô Vàng, cho cả chúng tôi đã dành trọn tuổi thơ để học, và ngợi ca lòng yêu thương tha nhân của Bác. Chúng tôi đã đọc, đã viết, đã nghe và đã kể cho nhau nghe bao nhiêu những câu chuyện hấp dẫn và đẹp như huyền thoại về đời hoạt động của Bác. Song có một chuyện chúng tôi chẳng bao giờ được biết: Nỗi đắng cay và tủi nhục của cô Xuân cô Vàng.
Tháng 8 năm 2014
© Trần Hồng Tâm


No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts