Đại Học chăn Trâu




Thursday, 5 February 2015

TẠI SAO DÂN VIỆT NAM GỌI ĐẢNG CSVN LÀ ĐẢNG CƯỚP, HỒ CHÍ MINH LÀ HỒ TẶC?



KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG
MUON CHONG TRUNG CONG PHAI DIET VIET CONG
MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN

TẠI SAO DÂN VIỆT NAM GỌI
ĐẢNG CSVN LÀ ĐẢNG CƯỚP, HỒ CHÍ MINH LÀ HỒ TẶC?
                                                                                                                                              Lê Duy San
                             0901NgayGapBacHo1.jpg
Trong bài “Nếu dân Việt chọn một đảng chính trị” đăng trên Người-Việt Online, ông Ngô Nhân Dụng viết “Một đảng chính trị là của những đảng viên họ đồng ý với nhau về mục tiêu giành lấy quyền hành để cai trị theo chủ trương của họ.”  Dĩ nhiên cái chủ trương ấy là một cái chủ trương mà mọi đảng viên của họ cho là tốt đẹp và được nhiều người dân ủng hộ thì họ mới giành được quyền hành. Cũng như một chính trị gia, muốn thành công không những phải là người có khả năng ăn nói mà ngay cả những chương trình tranh cử của người ấy cũng phải thu hút được sự ủng hộ đông đảo của quần chúng, 

Vì thế, ngay cả đảng Cộng Sản Việt Nam, là một đảng duy nhất nắm quyền cai trị, nhưng trong cương lĩnh của đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như những chính sách mà chúng đem ra áp dụng cũng phải dựa vào long dân với những chủ trương tốt đẹp như: Cách mạng tư sản dân quyền, cách mạng ruộng đất, xã hội tự do, nam nữ bình quyền, v.v…trong cương lĩnh của đảng năm 1930 và xã hội công bằng, do nhân dân làm chủ, con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân v.v…trong cương lĩnh của đảng năm 1991.

Ấy vậy mà tại sao đảng Cộng Sản Việt Nam lại bị gọi là đảng cướp? Tại Sao Hồ Chí Minh, người sáng lập ra đảng Cộng sản Việt Nam lại bị nhân dân Việt Nam gọi là Hồ Tặc ( Hồ Tướng Cướp) ?

Mặc dầu chữ “Cướp chính quyền” không những đã được nhân dân Việt Nam dùng khi đảng Cộng Sản Việt Nam núp dưới hai chữ Việt Minh để đoạt chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội mà chính đảng Cộng Sản Việt Nam cũng dùng mấy chữ này trong các sách vở và tài liệu. Mặc dầu trong chiến dịch cải cách ruộng đất 1954, đảng Cộng Sản Việt Nam đã cướp của ( tài sản và đất đai) của các điền chủ và chính bọn chúng đã giết chết hơn 170 ngàn người dân vô tội chỉ vì có vài sào ruộng hay vài mẫu ruộng. 

Tết Mậu Thân năm 1968, chỉ vì không cướp được miền Nam, đảng Cộng Sản VN đã hạ lệnh giết chết trên 5 ngàn người vô tội ở Huế. Cho tới ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhân dân Việt Nam vẫn chưa ai gọi đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng Cướp là tại sao ? Bởi vì bọn Cộng Sản Việt Nam trước năm 1954 dưới chiêu bài “Chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc” và sau này, trước năm 1975, với chiêu bài “Chống Mỹ cứu nước”, vẫn che dấu được cái bộ mặt tay sai của Cộng San Quốt Tế là Liên Sô và Trung Quốc, vẫn bịp bợm và lừa gạt được nhân dân Việt Nam là chỉ có chúng mới là người có công giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Vì thế nhiều người vẫn tưởng rằng chúng có chính nghĩa và những tội cướp của giết người mà bọn chúng chúng làm là đúng.

Nhưng sau tháng 4 năm 1975, đảng CSVN đã cướp 16 tấn vàng của Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam đem về bắc chia nhau. Với những chính sách đổi tiền, mỗi gia đình chỉ được phép đổi có 100ngàn đồng tiền VNCH để lấy $200 tiền VC cũng như chính sách đánh tư sản mại bản, chính sách kinh tế mới, đảng Cộng Sản VN đã cướp trắng trợn không biết là bao nhiêu tiền bạc, của cải, nhà cửa của đồng bào miền Nam và cũng kể từ đó, đảng Cộng Sản Việt Nam đã được nhân dân miền Nam gọi là đảng Cướp, thật không sai chút nào. Ngày nay chúng (bọn CSVN) còn cướp cả đất đai của các tôn giáo như Công Giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành v.v…và đất đai của nhân dân cả hai miền Nam, Bắc vì thế mới có những vụ giáo dân xứ Thái Hà biểu tình phản đối ở Hà Nội, giáo dân Tam Tòa mit tinh cầu nguyện ở Vinh, vụ dân oan khiếu kiện ở Saigon v.v…

Trên đây chỉ là mấy vụ điển hình, nhưng hành vi cướp của, giết người của đảng CSVN rõ ràng và có ghi vào sử sách. Ngoài ra còn không biết bao nhiêu những vụ cướp của, giết người khác mà đảng CSVN đã thi hành một cách dấu diếm như thủ tiêu, thanh toán hoặc đổ cho người quốc gia hoặc đảng phái đối lập. Ngay cả những người đã nghe theo lời dụ dỗ của bọn chúng, đem tiền về làm ăn, chúng cũng không tha, nhiều người còn bị chúng bỏ tù trước khi cướp hết tài sản. Vụ gần đây nhất là vụ Bát Nhã Làng Mai ở Lâm Đồng.
Qua những sự kiện trên, đảng CSVN đã lộ nguyên hình là một đảng Cuớp không những đúng nghĩa là một đảng cướp. mà còn là một đảng cướp dã man và tàn bạo nhất thế giới. Thực vậy, các đảng cướp, thường chỉ cướp của, ít khi chúng giết người, trừ trường hợp bất khả kháng. 

Nhưng đảng CSVN, sau khi cướp của, nếu chúng không giết thì cũng bỏ tù.
Khi một đảng được gọi là đảng cướp, thì thủ lãnh của đảng cướp phải là một tướng cướp. Đảng CSVN đã là một đảng cướp, thì thủ lãnh của đảng CSVN, tức Hồ Chi Minh phải là một tướng cướp. Do đó người dân Việt Nam thường gọi Hồ Chí Minh là Hồ Tặc, nhiều người còn gọi ông Hồ là Dâm Tặc. Điều này thật cũng không có gì là quá đáng vì chính Hồ Chí Minh cũng đã từng cướp của giết người. Thực vậy, năm 1945, sau khi cướp được chính quyền, ông Hồ tổ chức một tuần lễ vàng, lấy lý do là để mua khí giới. Nhưng ông Hồ đã cướp đi số vàng này đem hối lộ tướng Tầu là Lữ Hán để y không cung cấp vũ khi cho các đảng phái quốc gia VN. Ngoài vụ cướp số vàng này, số vàng của nhân dân cúng để mua vũ khí chống Pháp, ông Hồ còn phạm tội giết người, đó là giết Nông Thị Xuân, một người làm của ông để che dấu tội lợi dụng quyền hành để hãm hiếp người làm tới có con.

          0901NgayGapBacHo3.jpg
Không những cướp của, giết người, ông Hồ còn cướp cả vợ của đàn em là Nguyễn thị Minh Khai, vợ của Lê Hồng Phong và cướp cả trinh tiết của không biết bao nhiêu là cháu ngoan Bác Hồ. Trong bài “Lần gặp bác Hồ, tôi bị mất trinh”, chị Huỳnh Thị Thanh Xuân ở Quảng Nam cho biết, năm 1964, chị và một số các em thiếu nhi tuổi vào khoảng 14, 15 được cơ quan và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cho ra Bắc thăm bác Hồ. Khi gặp bác, bác đã ôm hôn mỗi ngưới một cái. Riêng chị, bác không những đã hôn môi chị mà lưỡi của bác còn ngoáy ngoáy trong miệng của chị. Sau chị đã được bác dẫn tới phòng chiếu phim để coi phim cùng mọi người. Chị được ngồi cạnh bác. Một tay bác choàng lên vai chị còn tay kia bác xoa lên bộ ngực mới lớn của chị và tối hôm đó, chị đã được đưa tới phòng riêng của bác. Gặp chị, bác như con hổ đói và bác đã cướp đi mất cái trong trắng và qúi giá nhất của đời người con gái của chị.

Tóm lại, đảng CSVN đúng là một đảng Cướp và Hồ Chí Minh đúng là Hồ Tặc. Trong lịch sử thế giới, nói chung, lịch sử Việt Nam, nói riêng, chưa hề có một đảng chính trị nào bị gọi là đảng cướp và cũng chưa hề có một vị Vua nào hay một vị Tổng Thống nào bị chính dân của mình gọi Tặc trừ đảng Cộng Sản Việt Nam và Hồ Chí Minh. Không những thế, ngày nay, nhiều người còn gọi Hồ Chí Minh là Thằng, thằng Hồ Chí Minh và coi ông Hồ Chí Minh như cái bộ phận sinh dục của người đàn ông như trong bài thơ sau:

                        Một năm hai thước vải thô,
                       Nếu đem may áo cụ Hồ ló ra.
                       May áo thì hở lá đa,
                       Chị em thiếu vải hoá ra lõa lồ.
                       Vội đem cất ảnh bác Hồ,
                       Sợ rằng bác thấy tô hô bác thèm.

Vậy mà bọn Cộng Sản Việt Nam vẫn luôn luôn hô hào phải học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, và phải noi theo đạo đức Hồ Chí Minh. Thảo nào bọn Cộng Sản VN càng học tập tư tưởng HCM bao nhiêu và noi gương đạo đức HCM bao nhiêu thì bọn chúng lại càng tham nhũng, gian ác, dối trá, đồi bại và hủ hoá bây nhiêu.   
  
Lê Duy San


On Tuesday, February 3, 2015 8:20 PM, Lính Biển <ntran98@gmail.com> wrote:

Hảy mang theo xuống dưới gặp "Bác" của U mà kể Thạch à!
Kể chỗ này ..."trật đài" rồi đó! Chẳng ai thèm ngó tới đâu!
40 Năm rồi đó! Nguyền rủa không thôi! Có gì hay mà nhắc!

2015-02-03 23:04 GMT-05:00 Thach Ngoc Hoang <

Mùa xuân năm ấy, Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng


Cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất, khi chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào nước ta bằng các trước tác của C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I.Lênin và Nguyễn Ái Quốc. Các lớp huấn luyện chủ nghĩa Mác – Lênin cho cán bộ Việt Nam, do Nguyễn Ái Quốc tổ chức và trực tiếp giảng dạy ở Quảng Châu (Trung Quốc), vào những năm giữa thập niên 20 thế kỷ trước, có tác dụng to lớn cho sự ra đời của Đảng.
Khi mới tới Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc gặp những người trong tổ chức Tâm Tâm xã gồm 7 thanh niên yêu nước Việt Nam, lập ra từ năm 1923. Đến năm 1925, trên cơ sở của Tâm Tâm xã, Nguyễn Ái Quốc tổ chức lại thành Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội với mục đích là làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, sau đó, thực hiện chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Từ khi ra đời cho đến khi kết thúc, “Thanh niên” đã làm được 3 việc quan trọng: tổ chức phong trào cách mạng ở trong nước, đào tạo cán bộ và xuất bản báo Thanh niên, trong đó việc đào tạo cán bộ chiếm vị trí hàng đầu. Số lượng cán bộ được Nguyễn Ái Quốc huấn luyện tại Quảng Châu, theo mật thám Pháp phỏng đoán khoảng 250 người, sách báo của ta ước tính khoảng từ 200 – 300 người.
Khi đã có một đội ngũ cán bộ được huấn luyện về chủ nghĩa cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đưa họ trở về nước hoạt động. Người còn đưa khá nhiều tài liệu, sách báo cách mạng vào Việt Nam theo nhiều đường khác nhau.
Trong lúc công việc của Nguyễn Ái Quốc đang được tiến hành thuận lợi thì ở Trung Quốc xảy ra sự biến: Cánh hữu của Quốc dân Đảng mở cuộc tiến công vào những người cộng sản. Nhiều người Việt Nam đang hoạt động tại Trung Quốc bị bắt. Nguyễn Ái Quốc đành phải rời Quảng Châu để đi Liên Xô. Từ Liên Xô, Người đã có những chỉ thị quan trọng nhằm thúc đẩy việc thành lập Đảng. Và Nguyễn Ái Quốc còn đặc biệt chăm lo giáo dục cán bộ Việt Nam học tại trường Đại học Phương Đông, để sau khi học xong, trở về Tổ quốc, sẽ trở thành những cán bộ nòng cốt của Đảng trong tương lai. Trong số đó, Nguyễn Ái Quốc có chủ trương đào tạo Trần Phú từ lâu.
Trang giai đoạn Đảng chuẩn bị ra đời, mặc dù Nguyễn Ái Quốc không có ở trong nước, nhưng những học trò của Người vẫn tiếp tục xúc tiến công việc mà người thầy đã vạch ra.
Sự ra đời của Chi bộ cộng sản đầu tiên ở trong nước, Chi bộ 5Đ Hàm Long, vào hạ tuần tháng 3-1929, là dấu hiệu về mặt tổ chức cho thấy một đảng cộng sản sắp ra đời. 3 tháng sau đó, Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập ngày 17-6-1929, tại nhà số 312, phố Khâm Thiên, Hà Nội. Di sản quan trọng về mặt lý luận mà Đông Dương Cộng sản Đảng để lại là bản Tuyên ngôn. Tuyên ngôn phân tích sâu sắc chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, đồng thời vạch ra những bước đi của cách mạng Việt Nam, được Quốc tế Cộng sản biết đến và đánh giá cao.
Sau khi Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời, tại Việt Nam còn xuất hiện 2 tổ chức cộng sản nữa: An Nam Cộng sản Đảng (7-1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9-1929). Mục đích hướng tới của 3 tổ chức cộng sản này là giống nhau, nhưng lại khác nhau về phương pháp, cho nên đã dẫn đến chỗ mâu thuẫn và bài xích nhau.
Thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đang ở Thái Lan. Từ Thái Lan, Người đến Hương Cảng (Trung Quốc) vào ngày 23-12-1929. Người triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng để bàn việc thống nhất Đảng. Lúc bấy giờ, Nguyễn Ái Quốc chưa nhận được nghị quyết của Quốc tế Cộng sản về việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương đã được soạn thảo từ tháng 10-1929 và đến tháng 11-1929 mới được thông qua. Vì thế, văn bản nghị quyết ấy không thể chuyển kịp tới Nguyễn Ái Quốc trong thời gian Hội nghị thành lập Đảng diễn ra trong căn phòng nhỏ hẹp của xóm thợ thuyền tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) từ ngày 3-2-1930, do Nguyễn Ái Quốc, bí danh Vương, đại diện Quốc tế Cộng sản, chủ trì. Hội nghị tán thành ý kiến chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, thông qua kế hoạch thành lập một đảng lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam và các văn kiện: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Nhân Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc ra Lời kêu gọi nhân dân Việt Nam tham gia cách mạng.
Những văn kiện này là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, các nghị quyết của Quốc tế Cộng sản về phong trào giải phóng dân tộc, đề ra đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước.
Đánh giá ý nghĩa của sự kiện thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào mùa xuân năm 1930. Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”.
Ngày 24-2-1930, theo yêu cầu của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng ra quyết định chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam…
Thành công của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm sáng tỏ thêm tầm cao tư tưởng và phương pháp lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc, Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta.



__._,_.___

Posted by: "San Le D

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts