Ông Hà Vũ: Bài học
'đồng minh' , ' đồng chí ' năm 1979
Tiến sỹ Cù Huy Hà VũGửi cho BBC từ Hoa
Kỳ
- 15 tháng 2 2015
Người dân xuống
đường nhân 35 năm Cuộc chiến Biên giới
36 năm đã trôi qua nhưng cuộc
đánh trả chiến tranh xâm lược được Trung Quốc phát động vào ngày 17-2-1979 vẫn
luôn hiện diện trong những người Việt Nam yêu nước, nhất là vì nó mang tính
thời sự sâu sắc khi Trung Quốc không ngừng xâm phạm chủ quyền biển cũng như đe
dọa dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Để giải cứu đồng minh Khme Đỏ tại
Cam Pu Chia sau khi chế độ diệt chủng của lực lượng này bị quân đội Việt Nam
đánh đổ vào ngày 7/1/1979, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã quyết định
điều một lực lượng lớn quân đội đánh thẳng vào Việt Nam trong khuôn khổ cái gọi
là “chiến tranh hạn chế” hay “dạy cho Việt Nam một bài học” nhằm buộc Việt Nam
rút quân khỏi Căm Pu Chia, đúng kế sách “Vây Ngụy cứu Triệu” mà Tôn Tẫn áp dụng
2.500 năm trước.
Khi 300 nghìn quân Trung Quốc
đồng loạt tràn qua hơn 1000 km biên giới, phía Việt Nam chỉ có khoảng 70 nghìn
quân chủ lực, còn lại là dân quân bởi như đã rõ, đa phần quân chủ lực Việt Nam
đang chiến đấu ở Campuchia.
Chính Đặng Tiểu Bình đã nói trong
một bài phát biểu: “Lần đánh này vũ khí, quân số đều gấp mấy lần Việt Nam. Chiến
đấu ở Cao Bằng chí ít là năm đánh một, sáu đánh một, chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào
Cai cũng đều gấp mấy lần, thậm chí sáu đánh một, bảy đánh một”. Tất nhiên với
so sánh lực lượng quân sự như vậy, Trung Quốc hoàn toàn tin tưởng rằng mưu đồ
của họ sẽ thành công.
Thế nhưng ngày 5-3, tức chỉ sau
17 ngày tiến hành chiến tranh, Trung Quốc đã phải tuyên bố chấm dứt cuộc chiến
và rút quân khỏi Việt Nam cho dù quân đội Việt Nam vẫn hiện diện ở Căm Pu Chia.
Nguyên nhân thất bại
Phân tích thất bại của Trung Quốc
trong cuộc chiến tranh này, người ta thường nêu những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, quân đội Việt Nam cộng
sản vừa thắng Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa nên kinh nghiệm chiến trường
của họ hơn hẳn quân đội Trung Quốc vốn không tham gia cuộc chiến tranh lớn nào
kể từ sau chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953.
Thứ hai, chiến tranh xảy ra ở
vùng rừng núi nên quân đội và dân quân Việt Nam đã tận dụng được địa hình hiểm
trở để đánh trả hiệu quả, gây thiệt hại lớn cho quân Trung Quốc.
Ở Trung Quốc có nhiều nghĩa trang của các 'anh hùng' trong cuộc chiến
chống Việt Nam
Thứ ba, Việt Nam được Liên Xô với
tư cách đồng minh quân sự yểm trợ.
Thực vậy, Hiệp ước Hữu nghị và
Hợp tác toàn diện được ký giữa hai nước vào ngày 3/11/1978 là một hiệp ước liên
minh quân sự vì Hiệp ước có điều khoản “Trong trường hợp một trong hai bên bị
tiến công, hoặc bị đe dọa tiến công thì hai bên ký hiệp ước sẽ lập tức trao đổi
ý kiến với nhau nhằm loại trừ mối đe dọa đó, và áp dụng những biện pháp thích
đáng có hiệu lực để bảo đảm hòa bình và an ninh của hai nước”.
Cũng cần nói thêm rằng Hiệp ước
chỉ là cái kết tất yếu của việc Việt Nam “nhất biên đảo”, ngả hẳn sang Liên Xô
trong tranh chấp Xô – Trung để đổi lấy sự bảo trợ cả về kinh tế và quân sự của
Liên Xô chống lại sự thù địch của Trung Quốc không cam chịu chấp nhận một Việt
Nam thống nhất từ 1975.
Vậy nguyên nhân nào là quan trọng
nhất?
Trước hết, cho dù Việt Nam có
kinh nghiệm chiến trường hơn hẳn Trung Quốc thì với số quân đông gấp bội Trung
Quốc có thể dùng chiến thuật “biển người” để lấy lại thế cân bằng chiến trận.
Còn nói quân Việt Nam tận dụng
được địa hình rừng núi để gây khó khăn lớn cho quân Trung Quốc thì cũng không
hẳn bởi không thể nói quân Trung Quốc không có kinh nghiệm tác chiến nơi địa
hình hiểm trở khi giáp giới với Việt Nam cũng là vùng rừng núi.
Bằng chứng là quân Trung Quốc
cuối cùng cũng đã chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn là những
mục tiêu mà Đặng Tiểu Bình ngay từ đầu đã đề ra.
Do đó, sự yểm trợ quân sự của
Liên Xô đóng vai trò quyết định trong việc buộc Trung Quốc chấm dứt chiến tranh
xâm lược Việt Nam.
Vai trò của Liên Xô
Trước hết, trong gần một tháng
chiến tranh Liên Xô đã cho một số phi đoàn vận tải (An-12 AN-26, MI-8...) không
vận 20 nghìn quân Việt Nam cùng các trang thiết bị chiến đấu từ Campuchia trở
về miền Bắc Việt Nam để tổ chức phòng thủ và phản công.
Để gia tăng áp lực buộc Trung Quốc chấm dứt chiến tranh
một cách thực sự, từ 12 đến 26 -3 - 1979, Liên Xô đã tiến hành một cuộc tập
trận bắn đạn thật lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới với sự tham gia của
các quân khu phía Đông áp biên giới với Trung Quốc, các đơn vị đóng tại Mông Cổ
và Hạm đội Thái Bình Dương với tổng quân số lên tới hơn 200.000 quân.
Cũng trong giai đoạn này bằng
đường biển, Liên Xô đã chuyển đến Việt Nam hơn 400 xe tăng và xe thiết giáp, xe
bộ binh cơ giới, 400 khẩu pháo vàsúng cối, 50 tổ hợp pháo phản lực GradBM-21,
hơn 100 khẩu pháo phòng không, 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và hàng
nghìn tên lửa, 800 súng chống tăng RPG-7, 20 máy bay tiêm kích.
Bên cạnh đó, Liên Xô cũng đã tham
chiến với việc điều 30 tàu chiến vào biển Đông để ngăn hạm đội Nam Hải của
Trung Quốc tập kích Việt Nam.
Không những thế, ngày 22 tháng 2,
Tùy viên quân sự Liên Xô tại Việt Nam cảnh cáo: “Liên Xô sẽ thực hiện những
điều khoản đã ký kết trong Hiệp ước hữu nghị và hợp tác đã ký với Việt Nam.
Nhưng xung đột vẫn có thể giới
hạn được, Liên Xô cũng không muốn có một cuộc chiến tranh”.
Như vậy Trung Quốc đã nhận được
một cảnh cáo rõ ràng từ phía Liên Xô rằng nếu quân đội của họ không rút khỏi
Việt Nam, họ sẽ phải đối mặt với một cuộc tấn công của Liên Xô vào lãnh thổ
Trung Quốc, đúng với cái cách Trung Quốc đã tấn công Việt Nam để giải cứu đồng
minh Khme Đỏ của nước này ở Cam Pu Chia đang bị quân đội Việt Nam truy diệt.
Ngay ngày hôm sau, 23 tháng 2,
Đặng Tiểu Bình nhắc lại tuyên bố về "cuộc chiến tranh hạn chế" và nói
sẽ rút quân trong vòng 10 ngày hoặc hơn nhằm ngăn Liên Xô tấn công vào Trung
Quốc. Đến ngày 5/3 Trung Quốc chính thức tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam.
Để gia tăng áp lực buộc Trung
Quốc chấm dứt chiến tranh một cách thực sự, từ 12 đến 26 -3 - 1979, Liên Xô đã
tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật lớn nhất trong lịch sử quân sự thế
giới với sự tham gia của các quân khu phía Đông áp biên giới với Trung Quốc,
các đơn vị đóng tại Mông Cổ và Hạm đội Thái Bình Dương với tổng quân số lên tới
hơn 200.000 quân. Kết quả là ngày 16/3/1979, Trung Quốc về cơ bản đã rút quân
khỏi Việt Nam.
Liên minh quân
sự
Như vậy, bài học lớn nhất cho
Việt Nam từ cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979 là Việt Nam buộc phải
có liên minh với cường quốc quân sự thì mới bảo vệ được lãnh thổ của mình trước
xâm lược của cường quốc quân sự khác.
Bài học này càng trở nên hiển
nhiên trong bối cảnh cuộc xâm lược sắp tới của Trung Quốc là nhằm vào quần đảo
Trường Sa, tức diễn ra trên biển nơi mà học thuyết “chiến tranh nhân dân” của
Việt Nam gắn với địa hình hoàn toàn bị vô hiệu.
Nói cách khác, Việt Nam không thể
không khẩn cấp tìm cường quốc quân sự để liên minh trước khi mọi cái trở nên
quá muộn. Thực ra trong kịch bản này Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác
ngoài Mỹ.
Hoa Kỳ hiện là lựa
chọn duy nhất của Việt Nam nhằm cân bằng lại với Trung Quốc
Thực vậy, với chiến lược xoay
trục quân sự sang châu Á mà Tổng thống Mỹ Obama đưa ra đầu năm 2012 mà tôi gọi
là “Obamasia”, Mỹ là cường quốc duy nhất chủ động ngăn chặn bành trướng quân sự
của Trung Quốc trong khu vực.
Việc Thượng viện Mỹ ra nghị quyết
về Biển Đông theo đó Mỹ chống lại mọi hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ
lực để giải quyết tranh chấp trên biển và chủ trương tự do hàng hải là bằng
chứng nặng ký nữa về quyết tâm quân sự mới của Mỹ ở thế kỷ XXI.
Thế nhưng liên minh quân sự với
Mỹ sẽ không bao giờ thực hiện được chừng nào Việt Nam còn duy trì chế độ độc
tài cộng sản.
Điều này có nghĩa để bảo vệ thành
công quần đảo Trường Sa nói riêng, lãnh thổ quốc gia nói chung trước xâm lược
và đe dọa xâm lược của Trung Quốc, chính quyền Việt Nam không còn con đường nào
khác là phải dân chủ hóa chế độ chính trị mà khởi đầu là bảo đảm tự do ngôn
luận và các nhân quyền cơ bản khác được ghi trong Hiến pháp song song với việc
trả tự do vô điều kiện cho tất cả những người bất đồng chính kiến bị cầm tù để
rồi tiến tới tổ chức bầu cử tự do với sự tham gia của nhiều đảng phái, tương tự
những gì đã và đang diễn ra tại một nước Đông Nam Á khác vốn có cùng chế độ độc
tài là Myanmar.
Việt Nam trong chiến lược của Hoa Kỳ và Trung
Quốc
Trung
Quốc không dấu diếm tham vọng quân sự của họ, nhưng Hoa Kỳ đã có lúc từng hy
vọng Trung Quốc chọn một trong hai mục tiêu cho chính sách quân sự ấy: tranh
thắng và đương đầu, hay hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Việt-Long, RFA
2013-01-13
2013-01-13
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Các lô dầu khí của Việt Nam khai thác, nhiều lô bị Trung Quốc gọi
thầu chồng lấn- US-Vietnamese press chart
US-Vietnamese press chart
Nhưng mấy năm gần đây,
trước một chính sách của Bắc Kinh có nhiều phần nghiêng về phía tranh thắng và
đối đầu, Hoa Kỳ đã theo đuổi một chính sách lưỡng diện tế nhị.
Bối cảnh
Một mặt, Washington tỏ
ra thân thiện để vuốt ve, khuyến khích Trung Quốc đứng vào địa vị một
cường quốc có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Mặt khác, Hoa Kỳ dùng
sách lược khéo léo ngăn chặn đà cạnh tranh quân sự và thái độ gây hấn của Bắc
Kinh bằng những cuộc đối thoại, thảo luận, thuyết phục, thay vì đối xử với Bắc
Kinh như với kẻ thù. Cùng lúc, Washington không quên tăng cường lực lượng quân
sự bằng những kế hoạch tái phối trí, tăng cường võ trang chưa bao giờ gián
đoạn.
Trung Quốc cũng tìm
mọi cách hóa giải sách lược ngăn chặn của Mỹ. Bắc Kinh tranh đua với
Washington về khả năng quân sự, trước hết là vì vấn đề Đài Loan, kế đó là vấn
đề chủ quyền trên biển Hoa Đông với xứ Nhật Bản không tiện ồn ào phô trương
nhưng không yếu kém về quân sự, và kế đó là chủ quyền những túi nhiên
liệu khổng lồ ở biển Đông, mà họ gọi là biển Nam Trung Hoa.
HKMH USS Truman và tàu
tiếp vận USS Spica- World Examiner photo
Biển Đông được coi như
sân trước của ngôi nhà Trung Hoa, nơi đó Bắc Kinh có ưu thế quân sự và
chính trị vượt trội trước một khối quốc gia Đông Nam Á chia rẽ mạnh ai nấy
sống, dù Philippines kêu la và Việt Nam dường như chỉ biết than thầm.
Việt Nam vuốt ve ông
láng giềng hung hãn bằng cách nhắc lại thù xưa với Mỹ, cố nhấn chìm thù mới,
cấm dân khuấy động mối căm hờn còn nóng bỏng vì xương máu chiến sĩ ở Hoàng Sa
1974, biên giới phía bắc 1979-1986 và Trường Sa 1988.
Vấn đề biển Đông đối
với Trung Quốc chỉ còn là sự chờ đợi kết quả cuộc đấu tranh ngoại giao với Hoa
Kỳ về vấn đề chủ quyền nơi này, trong khi nỗ lực thúc đẩy sự nản lòng và đoạn
tuyệt của Washington với Hà Nội trước chính sách nhu nhược và mờ ám của Việt
Nam.
Trong khung cảnh toàn
thế giới, trách nhiệm toàn cầu mà Hoa Kỳ tự đứng ra nhận lãnh đòi hỏi Washington
phải duy trì một lực lượng quân sự chiếm ưu thế tuyệt đối về phẩm chất và dồi
dào về số lượng. Ngân sách quốc phòng năm 2011 do Tổng thống Obama đề
nghị là 665 tỉ đô la, Quốc hội thêm vào và thông qua 680 tỉ, chưa kể 37 tỉ
đô la dành cho Iraq và Afghanistan trong dự luật bị Hạ viện hoãn sau khi qua
được Thượng Viện.
Qua năm 2012 ngân sách
cho bộ quốc phòng Hoa Kỳ là 711 tỉ, chiếm 41% chi phí quốc phòng của cả thế
giới, và tính chung mọi chi phí liên quan đến quốc phòng của Mỹ thì con số vượt
trên 1 ngàn tỉ mỹ kim. Ngân sách mới được ban hành cho năm nay, trong tinh
trạng cắt giảm chi tiêu và ngân sách chung, là 633 tỉ đô la.
Trong khi đó, để theo
đuổi vị trí một cường quốc đại dương và trước hết chiếm ưu thế tuyệt đối trong
các cuộc tranh chấp lãnh hải ở châu Á, Trung Quốc cũng gấp rút đổ tiền vào quốc
phòng từ nhiều năm trước đó. Theo số liệu đáng tin cậy của Viện nghiên cứu hoà
bình quốc tế Stockholm, chi phí quốc phòng năm 2012 của Trung Quốc được công bố
là 105 tỉ, tăng 11,2% so với năm trước, nhưng trên thực tế là 228 tỉ đô la,
vượt ngưỡng 20% chi phí quốc phòng của Hoa Kỳ, chiếm 8,2% chi phí quốc phòng
toàn thế giới.
Điều đáng lưu ý cho
Đông Nam Á: Trung Quốc tuyên bố sự gia tăng chi phí quốc phòng này là vì tình
trạng “các nước láng giềng không thân thiện”! Trong khi đó Bắc Kinh không ngớt
tuyên truyền để Hà Nội rao giảng lại với người dân Việt cái gọi là “quan
hệ 16 chữ vàng”. Không nói tới Hoa Kỳ, nhưng ai cũng hiểu “láng giềng
không thân thiện” ở khu vực Thái Bình Dương phía nam Trung Quốc còn là sự hiện
diện của các lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương trong mối liên minh có hiệp
ước an ninh chung với Philippines, Nhật Bản, Thái Lan...
Trước ý đồ rõ rệt
trong ván bài lật ngửa này, Hoa Kỳ phải làm gì? Trung Quốc sẽ dừng lại ở
đâu trên con đường phát triển lực lượng quân sự ? Washington mong muốn Bắc Kinh
dừng lại nơi nào?
Quan niệm chiến lược
của Trung Quốc
Từ 1990 dưới thời Đặng
Tiểu Bình, Trung Quốc không còn cần đến chiến lược chiến tranh tiêu hao, hay
tiêu thổ kháng chiến, của Mao Trạch Đông. Chiến lược chiến thuật của Bắc Kinh
cho đến khi ấy chỉ dựa vào ưu thế quân số và hoả lực bộ binh, tỏ ra hữu hiệu ở
những vùng ven biên giới với những nước nhỏ, là những chiến trường có cơ sở
tiếp vận ngay trong nội địa sát cạnh.
Ưu thế này được chứng
tỏ trong những trận bộ chiến từ 1979 đến 1986 ở biên giới Việt-Trung. Trên
không và trên biển, hải quân Trung Quốc chỉ đủ khả năng ức hiếp những nước đang
bị nội chiến bó tay, như Việt Nam Cộng Hoà với quần đảo Hoàng Sa, và những láng
giềng đồng minh yếu kém, như CHXHCN Việt Nam với một đảo quan trọng ở quần đảo
Trường Sa.
Nhung khi chứng kiến
trên truyền hình quốc tế cuộc tấn công thần kỳ của Hoa Kỳ và đồng minh mở màn
chiến tranh vùng Vịnh hôm 2 tháng 8 năm 1990, Chủ tịch Đặng Tiểu Bình cùng Bộ
chính trị và Quân Uỷ Trung ương hội họp khẩn cấp, ra chỉ thị dồn hết mọi nỗ lực
đẩy mạnh công cuộc hiện đại hoá Quân đội Nhân dân Trung Hoa, theo chiến lược
“Địa phương chiến” và “Tốc chiến tốc thắng”.
Trung Quốc từ đó chú
trọng "hiện đại hoá" quân lực song song với sức mạnh của nền
chính trị độc đoán và nền kinh tế phát triển nhanh chóng diễn tiến đúng “kế
hoạch kinh tế 70 năm cho Trung Quốc” của Đặng Tiểu Bình. Chính phủ và quân
đội Trung Quốc bằng mọi cách phải hoàn thành những sứ mạng được giao
phó theo chiến lược chuyển hóa an ninh quốc phòng này. Bạch thư quốc phòng năm
2004 và 2006 của Bắc Kinh mô tả con đường hiện đại hóa Quân đội Nhân dân Trung
Hoa như “Cuộc cách mạng quân sự với đặc tính Trung Hoa”, chia làm ba giai đoạn:
Giai đoạn I: Giảm thiểu quân số và hiện đại hoá hệ thống phòng thủ, nỗ
lực tăng tiến kỹ nghệ quân sự. Công cuộc cải tổ quân sự nhằm gia tăng tính sẵn
sàng chiến đấu của quân đội với những đơn vị quân sự chọn lọc, được huấn luyện
đến mức cao nhất, tham dự những cuộc tập trận sát thực tế nhất, bao gồm cả
những cuộc tập trận chung với Liên Bang Nga và các nước khác.
Giai đoạn II: tiến tới trình độ hành quân phối hợp quân binh chủng hải
lục không quân. Trung Quốc nhiều lần nhấn mạnh nhu cầu “thông đạt hóa”, mà Hoa
Kỳ gọi là C4ISR (command, control, communications, computers,
intelligence, reconnaisance, and surveillance) gồm các công tác chỉ huy, kiểm
soát, liên lạc, computer, tình báo, thám sát và giám sát.
Chiến đấu cơ J-10 Thành
đô của Trung Quốc- businessinsider photo
Bạch thư quốc phòng
2004 của Bắc Kinh lặp lại chính xác những mũi nhọn chiến lược mà Ngũ Giác Đài
dồn nỗ lực phát triển, bao gồm kỹ thuật vệ tinh và công cụ cảm nhận trên không,
máy bay tự hành viễn khiển, cùng chiến tranh không gian ảo, hay không gian
mạng.
Giai đoạn III: duy trì và phát triển lực lượng hạt nhân ngăn đe, thách đố
quyền thống lãnh quân sự của Hoa Kỳ ở bất kỳ nơi nào có thể thách đố. Quyết
tranh đoạt ưu thế trong cuộc đối đầu quân sự để Hoa Kỳ không còn tự tin có thể
chiến thắng dễ dàng và nhanh chóng, Trung Quốc nhắm khai thác những yếu huyệt
khó bảo vệ của lực lượng quân sự Mỹ, sử dụng các hình thái chiến tranh không
gian và không gian ảo, tấn công hàng không mẫu hạm, chống sức mạnh không lực.
Điển hình, những phi đạn chống vệ tinh và phi đạn cao tốc chống chiến hạm mới
đây của Bắc Kinh cho thấy quyết tâm san bằng khoảng cách về ưu thế không gian,
không quân và hải quân của Washington.
Tăng tiến năng lực
quân sự còn là con chủ bài để đe dọa Đài Loan đến nơi đến chốn và ngăn đe hay
phản kích hữu hiệu một cuộc can thiệp quân sự của Mỹ. Tuy nhiên Trung Quốc tự
thấy chưa đủ sức yểm trợ và bảo vệ an toàn cho các lực lượng
nhảy dù và đổ bộ, là điều kiện tối hậu cho một trận tấn công chiếm giữ
vĩnh viễn hải đảo này. Cuộc tấn công sẽ trở thành thảm họa khi hạm đội 7 tung
lực lượng ra giúp Đài Loan.
Vì thế, thay cho lực
lượng đổ bộ, hằng ngàn phi đạn ngắn tầm được bố trí ở duyên hải tỉnh Phúc Kiến,
đặt trọn quần đảo Đài Loan dưới tầm bão lửa diệt vong, cùng với cuộc tấn công
bao vây cô lập kinh tế Đài Loan bằng cách ngăn trở các phương tiện vận
chuyển hàng không, hàng hải thương mại, không cho dễ dàng tiếp cận đảo
quốc.
Tuy nhiên sau thời
Giang Trạch Dân, giới lãnh đạo Trung Quốc từ thời Hồ Cẩm Đào muốn dùng chính
trị và kinh tế hơn là quân sự cho vấn đề Đài Loan, vì đà phát triển quân lực
không theo kịp Hoa Kỳ. Dù công cuộc kiến tạo lực lượng quân sự cân bằng
với Hoa Kỳ vẫn là chiến lược chủ đạo, nhưng viễn ảnh cân bằng còn quá xa vời,
nên công tác thiết lập ưu thế quân sự tuyệt đối trong khu vực Đông Á- Đông
Nam Á đã được quan tâm không kém. Trung Quốc quyết tâm phát triển quân lực để
bảo vệ lãnh hải đầy tham lận mà họ đã giành chiếm và đơn phương độc đoán vạch
ranh giới, bao trùm gần hết biển Đông và phần lớn biển Hoa đông đối diện Nhật
Bản. Nhu cầu độc chiếm nguồn nhiên liệu và các thủy lộ huyết mạch đến Trung
Quốc là nhu cầu căn bản cho công cuộc phát triển kinh tế và quân sự, hướng đến
mục tiêu thách đố Hoa Kỳ.
Lực bất tòng tâm?
Hàng không mẫu hạm đầu
tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh - china-defense-mashup.com photo
Tuy nhiên, cùng lúc,
từ nội địa, những bất ổn ngày càng gia tăng về số lượng và cường độ. Không chỉ
Tây Tạng, Tân Cương, Tứ Xuyên luôn luôn sôi động vì vấn đề sắc tộc, tự trị, mà
Vân Nam, Trùng Khánh, Quý Châu cũng căng thẳng với những đòi hỏi của nông
dân nghèo đói, trước cảnh xa hoa của những đô thị “chủ lực kinh tế” ở vùng
duyên hải miền đông. Nền kinh tế mất đà thăng tiến vào lúc chu kỳ phát triển
dường như đã hết giai đoạn khả quan. Người dân nghèo đòi hỏi công bằng kinh tế
và tăng phúc lợi, nhu cầu phải thoà mãn cho một giai cấp trung lưu đông đảo
bằng dân số của Hoa Kỳ, sự bất quân bình về mọi mặt giữa thành thị-thôn quê,
giữa các vùng duyên hải với vùng sơn cước, thị trường tài chính tham ô nặng đầy
nợ xấu, dân số lão hoá… Lực lượng quân sự hay cảnh sát sẽ càng làm
rối thêm tình hình nội địa nếu đem ra sử dụng giữ an ninh trật tự, nên Bắc Kinh
phải dành những ngân khoản lớn lao cho các vấn đề xã hội chính trị nội địa.
Nhưng dù không thể
dành hết mọi tài nguyên cho quân đội, Bắc Kinh vẫn tìm mọi cách để dành ưu tiên
hiện đại hóa và phát triển quân sự, và một khi ưu thế quân sự ở Đông Á- Đông
Nam Á nghiêng về Trung Quốc thì tình thế an ninh quốc phòng nơi này sẽ biến đổi
mãi mãi. May thay Hoa Kỳ vẫn có thể ứng phó với đà bành trướng khu vực của
Trung Quốc bằng những biện pháp không làm quan hệ song phương quá căng thẳng
hay đổ vỡ. Hoa Kỳ tỏ ra muốn trông chờ ở sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong
những viễn ảnh lạc quan hơn là tranh đua cao thấp.
Một lực lượng quân sự
thiện chiến, có khả năng phối trí nhanh, hoạt động hữu hiệu, có thể trở thành
hữu ích cho nỗ lực của các cường quốc trong việc hợp tác ổn định an ninh trật
tự thế giới, chống và diệt khủng bố, nếu Bắc Kinh muốn đứng ngang hàng với khối
NATO và chọn vai trò cường quốc có trách nhiệm với quốc tế. Vai trò của Bắc
Kinh trong vấn đề Bắc Hàn chứng minh điều đó.
Trong mối hy vọng đầy
lạc quan đó, Washington vẫn phải theo dõi chặt chẽ tiến trình hiện đại hoá quân
sự của Bắc Kinh, và trong những giả thuyết bi quan nhất, chiến lược đối phó với
Trung Quốc phải thay đổi. Vài ví dụ, như những dấu hiệu dành ngân sách dồi dào
nhất cho quốc phòng, những lời lẽ cường điệu vô trách nhiệm trong cuộc giành
chiếm lãnh thổ lãnh hải độc đoán, những lời tuyên truyền kích động nhân dân
chống lại những “kẻ thù” mà dù không nói ra cụ thể ai cũng hiểu đó là người Mỹ.
Những dấu hiệu báo động khác chưa xảy đến nhưng có thể dự đoán bao gồm nhưng
không hạn chế trong những sự kiện như sự xuất hiện và lớn mạnh của một lực
lượng lớn cho chiến tranh sinh hoá, nỗ lực kiến tạo lực lượng hạt nhân để
cân bằng và chiếm ưu thế so với Mỹ, sự thay đổi quan niệm chiến lựoc hạt nhân
từ “không đánh trước” sang “tiên hạ thủ vi cường”, hay những thương vụ vũ khí
lớn lao cả về số lượng lẫn chủng loại, phẩm chất. Quan trọng nhất là một liên
minh quân sự quốc tế mới dựa trên quân lực Trung Quốc liên kết với một số cường
quốc quân sự, kinh tế khác, là biểu hiện chắc chắn tham vọng tranh thắng đã trở
thành chiến lược cụ thể của Bắc Kinh trong việc thách đố địa vị siêu cường hàng
đầu của Hoa Kỳ.
Những dấu hiệu đó, nếu
xảy ra, sẽ cho thấy quan niệm chiến lược thực sự của Trung Quốc, sau cùng
đưa đến khả năng quân sự không những vượt quá những điều kiện để chiếm giữ Đài
Loan mà còn lạc hướng đối với vai trò “cường quốc có quyền lợi và trách nhiệm”
trên bàn cờ quốc tế.
Chiến lược của Hoa Kỳ
Tranh vẽ biểu thị vũ khí
siêu việt của Hoa Kỳ : tia laser bắn rơi hỏa tiễn trên không phận California,
thử nghiệm hôm 11 tháng 2, 2010- DOD painting
Muốn đối phó chiến
lược của Trung Quốc, Hoa Kỳ phải đầu tư rộng rãi để mạnh mẽ gia tăng sức
mạnh quốc phòng. Chiều hướng ấy phải được duy trì trong thời gian lâu dài
sắp tới, dù dưới tình trạng phát triển kinh tế ra sao. Lực lượng quốc phòng Hoa
Kỳ phải đủ khả năng thực hiện những kế hoạch ngăn chặn ngắn hạn và trung hạn
của chiến lược lưỡng diện đối với Trung Quốc.
Về phương diện quân
sự, ngân khoản dồi dào cần được dành cho vũ khí và khí cụ tối tân ưu việt
của không quân và hải quân. Một tỉ lệ cao của ngân sách quốc phòng phải
được dành cho những chiến đấu cơ tối tân chiếm ưu thế không trung tuyệt
đối, những phi đội pháo đài bay chiến luợc, những hạm đội hàng không mẫu hạm và
chiến hạm thế hệ mới, những máy bay tự hành viễn khiển (UAV) hoạt động tầm xa
dài ngày, những tàu ngầm hạt nhân tấn công, và những phương tiện hay khí cụ C4ISR
dưới nhiều hình thức cơ sở như chiến hạm, tàu ngầm, phi cơ, ngầm dưới mặt
đất… cùng lúc phối hợp và thi hành những công tác chỉ huy, kiểm soát, liên lạc,
computers, tình báo, thám sát và giám sát.
Cùng lúc, quân lực Mỹ
còn phải tiếp tục tài trợ và duy trì vững chắc những khả năng cần thiết chính
yếu khác để chiến đấu trong cuộc chiến chống khủng bố không bao giờ ngưng nghỉ.
Thêm vào đó lại còn các chiến dịch quốc tế gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc,
trong đó quân đội Mỹ dự phần, và thường là lãnh đạo, với những cuộc chiến “cổ
điển” trên những vùng sôi động của thế giới. Song song, Washington còn phải duy
trì lực lượng ngăn đe hạt nhân và không hạt nhân, phải thi hành những kế hoạch
phòng vệ chống lại mối đe doạ triền miên về hiểm hoạ vũ khí tàn sát quy mô, bao
gồm nhưng không hạn chế trong các khí cụ hạt nhân, sinh hoá học…
Tất cả những nhiệm vụ
này đều phải được dành đủ ngân sách để hoàn thành tuyệt đối đúng, song song với
nhau, không thể buông bỏ hay giảm nhẹ một nhiệm vụ nào vì dành ưu tiên cho
nhiệm vụ khác.
Đến nay, thêm với hậu
quả kinh tế suy trầm, thương mại thâm hụt, một số hiện tượng về điều hành quản
lý vụng về những cuộc chiến kéo dài ở một số địa bàn hoạt động trên thế giới
cùng phí tổn lâu năm cho những nơi ấy đã hạn chế tài nguyên dành cho chiến lược
“rào cản” ngăn chặn sự lớn mạnh nhanh chóng của lực lượng quân sự Trung Quốc.
Chính quyền Hoa Kỳ, cả hành pháp và lập pháp, trong hiện tại và tương lai phải
bảo đảm có đủ tài chính cho một hàng rào tinh tế chống lại Trung Quốc. Chiến
lược này tinh vi ở chỗ có thể hạn chế hữu hiệu sự phát triển quân lực của Bắc
Kinh mà vẫn phù hợp với phần hành “tiếp xúc thân thiện” với Trung Quốc, đồng
thời phải nằm trong phạm vi khả năng tài chính của ngân sách bị cắt giảm từng
năm kể từ 2013.
Vậy Hoa Kỳ làm cách
nào ứng phó với quân lực Trung Quốc hiện đại hoá?
Chiến lược lưỡng diện
Trước hết, phải tiếp
tục đầu tư cho công cuộc tăng tiến khả năng quân sự bằng một loạt biện pháp và
kế hoạch dành cho các vũ khí, khí cụ không gian, không lực và hải lực, cũng như
lực lượng bộ chiến, cùng các đơn vị hành quân đặc biệt thi hành những
nhiệm vụ đoản kỳ. Công tác thu thập và phân tích tin tức tình báo về mọi hoạt
động bên trong quân đội Trung Quốc phải được duy trì và gia tăng.
Nhìn ra ngoài, Hoa Kỳ
cần duy trì và phát triển các liên minh ở châu Á, bằng cách giữ vững mối
liên minh với Nhật Bản, Nam Hàn, Australia, Philippines, Thái Lan. Washington
còn phải tìm cách thắt chặt mối tương tác quân sự với Ấn độ, Singapore, và có
thể với cả Việt Nam, tuy xứ này chưa thoát khỏi vòng khống chế của Bắc Kinh. Đặc
biệt, củng cố liên minh Hoa Kỳ-Nam Hàn và duy trì sự hiện diện quân sự ở Guam
là hai công tác quan trọng bậc nhất cho việc ngăn đe Bắc Hàn, bảo đảm an
toàn cho Nhật Bản, đồng thời biểu thị quyết tâm bảo vệ và liên kết chặt chẽ với
toàn thể châu Á tự do, kể cả những nước chưa tự do nhưng muốn bứt khỏi vòng
cương toả của Bắc Kinh, trong đó Miến Điện là một ví dụ điển hình gần nhất.
Hoa Kỳ cũng phải tiếp
tục bảo đảm, nhưng không cam kết trên pháp lý, và cho thấy khả năng quân
lực Mỹ có thể bảo vệ Đài Loan trước một cuộc tấn công không bị khiêu khích phát
xuất từ bên kia eo biển Đài Loan.
Mặt khác, Washington
còn phải tiếp tục những hoạt động quân sự song phương với Trung Quốc, như
mở những cuộc đối thoại định kỳ theo kế hoạch hay bất thường giữa bộ quốc
phòng hai nước, hay giữa hai bộ tổng tham mưu, giữa Tư lệnh bộ chỉ huy chiến
lược Hoa Kỳ với một nhân vật của Quân Uỷ Trung ương với tư cách đại diện
có thẩm quyền của Bộ Tư lệnh đệ nhị quân đoàn pháo binh chiến lược
Trung Quốc.
Là một phương tiện
quan trọng của cả hai biện pháp “rào cản” ngăn chặn và tiếp cận, mối liên lạc
quân sự song phương tạo nên sự “quen biết” có thể giúp tránh được những tính
toán sai lầm trong những thời khắc khủng hoảng, căng thẳng, hay cạnh tranh lẫn
nhau. Một vài ví dụ điển hình như vụ toà đại sứ Trung Quốc ở Belgrade bị trúng
bom của NATO năm 1999, vụ đụng máy bay Mỹ-Trung năm 2001 trên không phận cách
đảo Hải Nam 70 dặm, vụ đối đầu từ 5 đến 8 tháng 3, 2009 giữa tàu nghiên cứu hải
dương Impeccable của Hoa Kỳ với tàu chiến, tàu cá và máy bay của Trung Quốc.
Thay vì phản ứng thích đáng về quân sự, Hoa Kỳ cần phải theo đuổi chính sách
“đáp ứng theo giá trị” để hai bên đều có được lợi ích tương đương.
Sau cùng, Hoa Kỳ cần
mở rộng hoạt động quân sự song phương qua những hoạt động phối hợp có lợi cho
cả hai bên. Những hoạt động này có thể bao gồm công tác tìm kiếm- cứu nạn,
chống khủng bố, hải tặc, buôn bán ma tuý, buôn người, hoạt động nhân đạo, cứu
nạn dân sự, và bảo vệ hoà bình.
Những điều cần tránh
Để không gây căng
thẳng cho quan hệ với Trung Quốc, trong chiến lược quân sự, trước hết việc lập
đồng minh khu vực với mục đích công khai “chống Trung Quốc" là một điều
cần cân nhắc kỹ lưỡng tính cách thiết yếu và thiết thực của nó. Hầu hết những
quốc gia khả dĩ làm thành viên cho liên minh như vậy đều phải bảo vệ và nuôi
dưỡng quan hệ song phương với Bắc Kinh, và sẽ từ chối tham dự chiến lược nào mà
chỉ nhắm tới vịêc lập ‘rào cản’ Trung Quốc.
Hoa Kỳ cũng đừng bị
cám dỗ kiến tạo chính thức một “liên minh phòng thủ” với Đài Loan hay cam kết
một sự yểm trợ quân sự vô điều kiện. Washington còn phải dứt khoát phản
đối mọi cố gắng của Đài Loan muốn đơn phương mở cuộc tấn công trước, nhất là
bằng vũ khí hạt nhân.
Sau cùng, nỗ lực vô
hiệu hoá lực lượng hạt nhân ngăn đe của Trung Quốc bằng một lực lượng phản kích
hay lá chắn hoả tiễn phòng thủ không những không thể chống lại một cách toàn
diện cuộc tấn công hạt nhân từ Trung Quốc, mà còn thúc đẩy Trung Quốc xây đắp một
lực lượng hạt nhân chiến lược mạnh hơn cả lực lượng họ sẽ kiến tạo trong thời
gian không lâu sắp tới. Điều này đã xảy ra với Liên Bang Nga.
Trở ngại: Việt Nam
Bản đồ minh họa những lô
dầu của Việt Nam trên thềm lục địa, một số bị Trung Quốc chồng lấn.- Map by
Vietnamese Press Overseas.
Chiến lược quân sự
trong quan hệ với Trung Quốc dù điều hành cách nào cũng sẽ gặp một trở ngại
lớn: nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc.
Tới nay, vì chiến lược
‘rào cản’ ở phía nam Trung quốc, Hoa Kỳ muốn giúp Hà Nội thoát khỏi phần nào
ảnh hưởng toàn diện của Bắc Kinh, trước hết bằng quan hệ kinh tế rồi đến sách
lược trợ giúp Việt Nam bảo toàn lãnh hải đặc quyền kinh tế. Washington tỏ ra
cương quyết bảo vệ “quyền tự do lưu thông hàng hải trên biển Đông” cùng với
việc làm ăn của các công ty dầu khí Hoa Kỳ tại những nơi mà Trung Quốc đòi gọi
thầu và khai thác trong lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines.
Trung Quốc đã rắp tâm giành chiếm những vùng biển này từ lâu, theo ranh giới
“lưỡi bò” do họ đơn phương áp đặt giữa sự phản đối của hầu hết châu Á và
đông đảo các nước trên thế giới, chỉ trừ Lào, Cambodia. Nguợc lại,
Trung Quốc khó lòng từ bỏ tham vọng chiếm hữu nguồn nhiên liệu dồi dào ở biển
Đông, là huyết mạch của nền sản xuất, nền kinh tế Trung Quốc. Bắc Kinh hết sức
tạo áp lực toàn diện lên các nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam, để thực
hiện tham vọng ấy.
Chính sách "đợi
chờ"
Chính sách của Hoa Kỳ
trong vấn đề này dường như đang phải chờ đợi thái độ thẳng thắn dứt khoát của
Việt Nam.
Để đáp ứng yêu cầu trợ
giúp của Việt Nam, Hoa Kỳ đòi hỏi Việt Nam trước hết phải cải tổ tình trạng
nhân quyền. Chẳng may cho Hà Nội, cải tổ nhân quyền lại đòi hỏi những thay đổi
căn bản về luật pháp, hiến pháp, quan hệ chính trị và xã hội giữa chính quyền và
người dân, quan hệ pháp lý giữa đảng cầm quyền với chính quyền gồm cả ba ngành
hành pháp, lập pháp, tư pháp, mối quan hệ tam quyền phân lập giữa ba ngành ấy,
và tối hậu, là một nền chính trị dân chủ đa nguyên. Trong nền dân chủ ấy đảng
Cộng sản vẫn có thể là đảng cầm quyền nếu được dân tín nhiệm, nhưng cai
trị trong một hệ thống pháp trị, thượng tôn luật pháp, và mọi đảng
phái đều có giá trị ngang nhau.
Đối diện với yêu cầu
đó, Việt Nam vẫn kiên quyết giữ chặt thể chế độc đảng do đảng Cộng sản thống
lĩnh với quyền lãnh đạo tuyệt đối. Để giữ được, Hà Nội không thể tách khỏi mối
liên kết với Bắc Kinh, và phải dồn tài nguyên dồi dào cho lực lượng công
an để mua lấy sự trung thành tuyệt đối, dù lực lượng quân sự có bị chia xẻ tài
nguyên đầu tư cho phát triển trong lúc nhu cầu đối đầu quân sự với Trung
Quốc càng ngày càng khẩn thiết.
Đi vào ngõ hẹp, Hà Nội bắt
đầu trở giọng, nếu chưa phải là trở mặt, kín đáo mở chiến dịch tuyên truyền
giáo dục trong nội bộ đảng về “công ơn” của nước láng giềng Trung Quốc đã cho từng
cây kim sợi chỉ trong cuộc chiến tranh giành được miền Nam, đồng thời nhắc
lại mối thù xưa với nước Mỹ, là nước mà nay đang chờ giúp Việt Nam chống Trung
Quốc!
Thời gian không còn
lâu để thử thách sự kiên nhẫn của Mỹ. Một khi quyết định thuận cho
Trung Quốc thoả mãn nhu cầu nhiên liệu và khai thác dầu khí ở biển
Đông, Washington vẫn có thể có được lời cam kết của Bắc Kinh dành quyền tự
do lưu thông hàng hải cho Hoa Kỳ cùng các đồng minh Nhật Bản, Nam Hàn ở Đông Á,
và Bắc Kinh sẵn sàng hứa không đụng chạm đến lãnh hải hợp pháp của
Philippines, nước đồng minh hiệp ước của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ tỏ rõ lập
trường đứng về phía Nhật Bản trong cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư
vì Tokyo kiên quyết không nhượng bộ dù tình hình càng ngày càng căng thẳng, và
vì lý do chính yếu: đó là sinh lộ huyết mạch của Nhật và Nam Hàn, hai đồng minh
không thể thiếu ở châu Á. Hoa Kỳ cần Đài loan không bằng cần Nhật Bản, Nam Hàn.
Washington cam kết giữ
vững chân đứng ở châu Á chẳng phải chỉ vì Việt Nam. Hoa Kỳ chỉ thi hành chính
sách đó ở những nước bạn và đồng minh thực sự cần đến Mỹ, trong khi Mỹ cũng cần
đến bạn hàng thương mại và đồng minh hay tương tác trên phương diện địa chính
trị.
Hoa Kỳ có thể không
ngần ngại lâm vào mối căng thẳng với Trung Quốc ở biển Đông là vì tầm quan
trọng của về địa chính trị của Việt Nam trong vai trò củng cố bán đảo Đông
dương như một “thành trì” ở phía nam Trung Hoa để ngăn cản ảnh hưởng bành
trướng của Bắc Kinh. Đó là vai trò từ ngàn đời nay của người Việt, mà Hoa Kỳ hy
vọng Hà Nội sẽ kế thừa.
Nhưng
một khi Việt Nam đã quay lưng và quy phục Trung Quốc, liệu Hoa Kỳ có cần bỏ
tiền bạc, thời gian và công sức cho Việt Nam để làm căng thẳng thêm mối
quan hệ với Bắc Kinh, hay Washington sẽ dồn những tài nguyên đó cho Đông
Nam Á, Đông Bắc Á, nơi vẫn sẵn có những “hàng rào giậu” bao vây trên các vùng
biển xung quanh xứ Trung Nam Hải?
No comments:
Post a Comment
Thanks