Những bức ảnh lừa bịp
A-Bức ảnh nói lên sự thật : sự
giả tạo trơ trẽn.
Trước
hết tôi cám ơn Ban biên tập tạp chí Ánh sáng Đẹp số 152-9-2009 đã canđảm “vượt qua sự sợ hãi” để đăng tòan bộ bức ảnh “ mặt trận trên
cao” không cắtcúp để cho người đọc thấy rõ sự thật dàn dựng của bức
ảnh.Bức ảnh này coi như là điển hình một bức dàn dựng ngây ngô nhất nên được
đem ra mổ xẻ đầu tiên:
Chúng ta chưa đề cập thời điểm dàn dựng bức ảnh là trước hay
sau cuộc chiến.Chúng ta chú ý các điểm sau:
–
Khẩu súng 12 ly 7 quay về một hướng khác với hướng máy bay
rơi.
–
Các chiến sĩ đang cùng đọc báo. Khuôn mặt không vẻ gì căng
thẳng.
–
Tờ báo ghi rõ “…bắn rơi 4000 máy bay Mỹ”
–Chiếc dù trên không màu trắng nhưng khỏang cách dù-giặc lái quá xa (trên hình scan quá nhỏ không thấy được) .
–Hình dạng máy bay lọai phản lực.
- Máy bay “bị dàn dựng” rơi quá gần hồ gươm- vô lý, chưa kể tỷ lệ, chiều sâu.. không hợp lý.
- Tôi không biết tác giả nghĩ thế nào để dàn dựng và bức ảnh làm sao lại tồn tại đếnngày nay.
- Thấy quá rõ ràng là chiếc máy bay giả được treo dưới chùm bong bóng và chiếcdù (làm già không giống thực) là điều trơ trẽn hơn cả.
- Hình ảnh các chiến sĩ phòng không cùng thản nhiên đọc báo trong bối cảnh đang chiến đấu thì quả thật cho thấy kỷ luật quân đội không ra gì mà “kỷ luật là sức mạnh quân đội”.
- Trong khi chiến đấu căng thẳng, ai dám đọc báo. Giả sử máy bay là thật chăng nữa, khi thấy máy bay rơi thì phải reo hò cùng nhau ngắm chiến công mình, ai dại gì đâm đầu đọc báo, nhứt là lại trùng hợp việc lựa đúng trang“..bắn rơi 4000 máy bay Mỹ’ mà đọc ?
- Mà báo hấp dẫn thế nào dữ vậy?
- Hơn cả phim bộ Tàu hay phim tươi mát cao cấp , khiến cho các chiến sĩ vừa “bắn máy bay” xong lại bu nhau xem ngấu nghiến.
- Trong phòng không, muốn bắn rơi 1 máy bay đâu phải là dễ mà có chuyện nòng súng lại quay đi theo hướng khác trong bối cảnh chiến đấu như vậy.
- Hơn nữa súng 12 ly 7 chỉ có tác dụng bắn hạ trực thăng mà miền Bắc bấy giờ lại đương đầu với máy bay phản lực bay với tầm cao chỉ có hỏa tiển SAM hay máy bay tiêm kích mới trị nổi.
- Giả sử ảnh được dàn dựng khéo đến nỗi ta không nhận thấy là máy bay giả , vớicắt cúp mất chùm bong bóng (cứ cho nếu máy bay được thấy cháy rõ ràng) vàchiếc dù giặc lái được làm y như thất, bức ảnh lại nói lên địa điểm máy bay rơi rấtgần hồ gươm: lịch sử lại bị chế biến mắm muối thêm !
- Vậy mà nó tồn tại !
Tất nhiên phải có sự tiếp tay
cho việc giả dối này cho đến ngày hôm nay khi báo Ánh Sáng Đẹp đưa ra bức ảnh
không cắt cúp, phơi bày đúng SỰ THẬT cho mọi người sáng mắt tuy mang
ít phủ phàng.“Ảnh Hiện thực” phải phơi bày sự thật để duy trì CÔNG LÝ
.
Hình như trong các bài thảo luận in thành sách bằng chi phí hội viên
và công quỹ để lưu hành phổ biến nội bộ của Hội vẫn chưa nói ra hết điều
này. Mặc dù có vị tác giả nào đó dám tuyên bố trong bài của mình rằng Hiện thực
XHCN có từ thế kỷ 15 (trước chế độ XHCN 500 năm ! )
Phải
khâm phục thêm tác giả là biết chọc thiên hạ cười với tòan những nét đặc trưng của HÒA BÌNH
…lãng nhách trong bức ảnh ghi
lại bối cảnh chiến tranh!
Một lần nữa chân thành cảm ơn ban biên tập tạp
chí Ánh Sáng Đẹp.
Chúng ta thắc mắc thêm không hiểu ông C.C.Th đã sẽ phải
trả lời như thế nào với bức ảnh hiện
thực XHCN trên khi ông đã từng tuyên bố là: hiện thực XHCN là hiện thực
tốt nhất.
Vậy thì bức ảnh trên vừa kể thể hiện hiện thực XHCN ra làm sao ? Vì
vốn nó tồntại lâu như vậy tất nhiên phải có
lý do hiện thực XHCN tốt nhất để được duyệt.
Mà tôi xin ông cho biết
trình độ những người đã duyệt nó như thế nào. Cũng như những nhà nghiên cứu lý
sự phê bình ra rả làm báo cáo.
Theo một
bài báo cáo hội thảo được in thành sách, vị đàn em Ng.Đ.Ch. của ôngC.C.Th
dám nói là hiện thực XHCN đã tồn tại từ thế kỷ XV ! (Hội thảo phê bình nhiếp ảnh
lần thứ I (nhiệm kỳ 2005-2010) trang 193).
Bài khác, ông V.H lại ghi rằng
Hiện thực XHCN khởi đầu ở thập kỷ đầu tiên thế kỳ
XX (xem trang 228 cũng ở trong quyển sách trên).
Sự việc mâu thuẩn quá cở nếu
mà đọc hết cả cuốn. Nghề Nghệ sĩ nhiếp ảnh tới thời kỳ cùng mạt rồi !
A-Những Bức ảnh lừa bịp khác
trong lịch sử
Những
bức ảnh này đã được đăng tải mà không hiểu tại sao chưa có một nghệ
sĩ nhiếp
ảnh nào lên tiếng thắc mắc về tính chân tật cho dù là những chuyên giatrong nước dàn dựng lão luyện gởi các ảnh dự thi tầm cỡ quốc tế.
Không thể cho rằng các anh
em nhiếp ảnh mê dự thi rồi không thèm xem lại các tác phẩm trước đây được công bố là đúng hay sai mà chỉ cần biết như vậy là được giải hay không mà thôi.
Trách nhiệm này, nếu theo nguyên tắc “sợi chỉ đỏ xuyên suốt”
thì phải qui tráchnhiệm hữu cơ từ bộ trưởng bộ van hóa thông tin, xuống tận
các ban biên tập báochí, không chừa cả các trưởng
ban biên tập 2 tờ báo Nhiếp Ảnh và Ánh Sáng Đẹp.
Mặc dù sự liệt kê này chưa đầy
đủ, nhưng vẫn mong làng
nhiếp ảnh sáng mắt ra ít điều vè những bức
ảnh “nổi tiếng” và làm sáng tỏ thêm .
Các ảnh này có thể tìm lại trong các tạp chí Nhiếp Ảnh hay sách báo ảnh khác để kiểm chứng.
Cực đại nghệ sĩ nhiếp ảnh.
No comments:
Post a Comment
Thanks