Nhân
Ngày Thành Lập Đảng CSVN: Tôi Không Thích ĐCSVN
THE
VICTORIA TỐ UYÊN SHOW: Phỏng vấn rapper Nah - Nguyễn Vũ Sơn
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Chương trình The Victoria Tố Uyên Show hôm nay có hân hạnh được trò chuyện với rapper Nah về cuộc sống và âm nhạc của anh, và đặc biệt là nhạc phẩm gần đây có t...
|
|||||||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Vào dịp kỷ niệm 85
năm ngày thành lập, Đảng CSVN nhận được mỗi hai lời chúc mừng chân thành từ
Đảng CS Lào và Campuchia, kể cũng tội nghiệp. Dân Luận xin tổng hợp một số lời
nhắn khác từ giới trẻ tới Đảng, gọi là bù đắp phần nào sự thiếu hụt nói trên.
Những lời nhắn dưới đây được tập hợp trên trang Facebook Tôi Không Thích, hiện nay đã có 7000 người
likes và con số này đang tiếp tục tăng lên.
Những
Lời Nhắn Chào Đón Ngày Thành Lập Đảng CSVN
Từ Facebook Tôi Không Thích\\
Từ Facebook Tôi Không Thích\\
Dân Luận
Tâm sự của một người trẻ gửi các bác, anh chị qua việc Khối 8406
kêu gọi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp
Em Bụi
(Danlambao) -
Từ nhiều năm qua Bụi là độc giả trung thành của Danlambao. Qua trang báo này
Bụi đã học hỏi rất nhiều từ các ông, bà, các bác, cô, chú và anh chị về tình
hình đất nước và vấn nạn của dân tộc. Tuy nhiên, học mãi vẫn không bao giờ hết
vì đầu của Bụi thì nhỏ mà biển học thì bao la, nên ngày hôm nay, qua tâm sự này
Bụi xin được nêu ra một số điều để được các bác và anh chị chỉ dạy thêm. Những
điều Bụi viết, hỏi có thể "đắng" và "chát" làm một số bác
khó chịu, nhưng Bụi nghĩ rằng nếu chúng ta đã khó chịu với ách độc tài, dối trá
mấy mươi năm qua bởi đảng cộng sản đến mức như nhà thơ Bùi Minh Quốc viết"Quay
mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa" thì những điều Bụi viết nếu
có nghịch nhĩ chắc cũng không đến nỗi nào.
Để đơn giản trong việc xưng hô, Bụi xin phép
được tự xưng là Bụi và gọi chung các ông, bà, bác, cô, chú, anh chị là các bác.
Đứa con gái đội nón đỏ trong tấm hình trên là
Bụi biểu tình tại Hà Nội chống Tàu cộng xâm lược. Bụi muốn mở đầu tâm sự của
mình bằng hình ảnh của mình mặc áo màu cờ máu chỉ để thưa với các bác một điều:
nhờ các bác mà Bụi, từ một sinh viên từng tự hào về "lá cờ Tổ Quốc thân
yêu" bây giờ đã hiểu rõ nguồn gốc của lá cờ nô lệ đã được đem về từ Phúc
Kiến bên Tàu và dưới lá cờ đó tội ác đã được diễn ra như thế nào.
Những cuộc biểu tình chống Tàu cộng xâm lược
ấy đã để lại trong lòng Bụi nhiều điều khó quên. Những cảm giác về lòng yêu
nước, về sự tự hào lâng lâng trên đường phố Hà Nội khi Bụi cùng bạn bè hét lớn
HS-TS là của Việt Nam vào những ngày hôm ấy sẽ ở lại trong Bụi cho đến cuối
cuộc đời. Nhưng một câu hỏi vẫn cứ quanh quẩn trong đầu của Bụi cho đến ngày
hôm nay: Những lúc ấy các bác ở đâu?
Bụi tự nghĩ hay là lúc đó tại mình ngu, mình
mặc áo màu cờ máu cho nên các bác thấy... ghét, không tham dự?! Vì vậy mà khi
hiểu ra nguồn gốc của lá cờ, Bụi đã bỏ nhiều công sức để nói với bạn bè về cái
màu ác ôn đó, nhiều bạn cũng từ từ hiểu được chuyện đó qua nhiều bài viết trên
các mạng lề dân về màu cờ máu. Và 1, 2 năm trở lại đây chúng ta đã không còn
thấy nhiều màu cờ đỏ trên thân thể những người yêu nước, rõ nhất là trong cuộc
biểu tình do 20 tổ chức độc lập kêu gọi và sau đó Thành đoàn HCM cũng tổ chức
nhập nhằng để phá rối. Từ Sài Gòn ra Hà Nội trong lúc biểu tình cứ thấy nơi nào
có nhiều màu đỏ là anh em nói với nhau đó là "chúng nó". Tuy nhiên,
những lúc ấy Bụi cũng không thấy các bác ở đâu!?
Có bác nói rằng phải đánh đổ đảng cộng sản
trước, còn đảng độc tài bán nước thì chống Tàu xâm lược cũng vô ích. Đó cũng là
điều mà Bụi học hỏi được và Bụi đồng ý hoàn toàn. Sau những lần chứng kiến các
bạn của Bụi bị chính an ninh Việt Nam đánh, bắt vào đồn, tống cả nhóm về trại
phục hồi nhân phẩm chỉ vì biểu tình chống Tàu khựa cắt cáp, bắt giết ngư dân
Việt Nam là Bụi biết rõ rằng phải dẹp bỏ độc tài thì mới có dân chủ, có dân chủ
thì toàn dân mới có thể bảo vệ độc lập, mới bầu ra những người lãnh đạo xứng
đáng để chống ngoại xâm, chứ nếu với một đảng và nhà nước mà trong đó người
đứng đầu quân đội như ông Phùng Quang Thanh lại lo lắng về xu thế dân Việt ghét
Tàu thì đúng là chúng ta có đứng lên chống Tàu bao nhiêu đi nữa thì nước cũng
mất.
Nhưng làm cách nào để đánh đổ một đảng độc tài
đã cai trị đất nước hơn 70 năm qua, có trong tay bộ máy công an, quân đội, tòa
án, truyền thông... hùng hậu? Làm thế nào để tiêu diệt độc tài như các bác muốn
khi chỉ mới viết blog, tọa kháng tại nhà thì đã bị cầm tù như trường hợp của
chị Phạm Thanh Nghiên, chú Nguyễn Ngọc Già... và nhiều người khác nữa!?
Có bác nói rằng chỉ
cần toàn dân Việt Nam đứng lên đánh đổ bạo quyền là cộng sản sẽ tiêu ngay. Bụi
đồng ý! nhưng câu hỏi trong lòng Bụi là làm thế nào để toàn dân nổi dậy trong
khi chính nhiều bác cũng nói rằng dân tộc Việt Nam bây giờ rất là vô cảm, hèn
nhát!? Và những bác ngày ngày viết còm kêu gọi toàn dân nổi dậy thì những khi
anh em tụi Bụi xuống đường - lúc ấy các bác ở đâu?
Có bác khẳng định rằng chỉ cần dân Việt biết rõ sự thật về Hồ Chí Minh thì chế độ cộng sản sẽ tan. Bụi vẫn luôn mong ngóng những bác đó ở tượng đài Lý Thái Tổ trong những lần xuống đường nhưng Bụi chưa bao giờ được may mắn gặp. Vừa rồi nhìn các cô chú, anh chị Hà Nội tổ chức tưởng niệm các chiến sỹ VNCH hy sinh bảo vệ Hoàng Sa làm Bụi rất cảm động. Những người đó Bụi biết ngày xưa cũng quen miệng gọi những người lính miền Nam là nguỵ nhưng bây giờ họ thắp nén hương tưởng niệm và thành kính ghi ơn. Nhưng rồi Bụi lại buồn đau nhói trong lòng! Những chú bác ở Sài Gòn, những con cháu hậu duệ VNCH lúc nào cũng viết còm nói lên niềm hãnh diện VNCH thì làm gì vào ngày tưởng niệm những người lính hải quân, những chiến hữu anh dũng của mình đã hy sinh vì Tổ quốc?
Có bác khẳng định rằng chỉ cần dân Việt biết rõ sự thật về Hồ Chí Minh thì chế độ cộng sản sẽ tan. Bụi vẫn luôn mong ngóng những bác đó ở tượng đài Lý Thái Tổ trong những lần xuống đường nhưng Bụi chưa bao giờ được may mắn gặp. Vừa rồi nhìn các cô chú, anh chị Hà Nội tổ chức tưởng niệm các chiến sỹ VNCH hy sinh bảo vệ Hoàng Sa làm Bụi rất cảm động. Những người đó Bụi biết ngày xưa cũng quen miệng gọi những người lính miền Nam là nguỵ nhưng bây giờ họ thắp nén hương tưởng niệm và thành kính ghi ơn. Nhưng rồi Bụi lại buồn đau nhói trong lòng! Những chú bác ở Sài Gòn, những con cháu hậu duệ VNCH lúc nào cũng viết còm nói lên niềm hãnh diện VNCH thì làm gì vào ngày tưởng niệm những người lính hải quân, những chiến hữu anh dũng của mình đã hy sinh vì Tổ quốc?
Có bác nói rằng phải hợp lực biểu tình đòi
quyền sống, quyền làm người, phải tổ chức tổng đình công trên toàn quốc, phải
đoàn kết tổng bãi thị, học sinh sinh viên tổng bãi khóa, thầy cô tổng bãi
dạy... thì chỉ trong vòng một tuần là chế độ toàn trị sẽ sụp đổ. Nhưng!!! Làm
thế nào để có được chuyện bác muốn? Các bác nghĩ rằng chỉ cần đưa ra một lời
hiệu triệu là ngay lập tức công nhân bỏ việc để ào ra đường, học sinh không đến
trường, thầy cô bỏ dạy? Ngay cả bây giờ nếu Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Hưng Đạo
Vương... sống lại liệu có hiệu triệu được không nếu các bác nói rằng chỉ cần có
lãnh tụ? Và nếu có một vài công nhân, học sinh, thầy cô nghe theo lời hiệu
triệu nào đó, liệu các bác có mặt để đồng hành cùng họ? Bụi rất mong có được
câu trả lời của các bác để biết mình còn có chút niềm tin vì Bụi rất băn khoăn,
có lúc tuyệt vọng khi nhìn lại trong những năm qua, đã có rất nhiều lời kêu gọi
xuống đường nhưng quanh đi quẩn lại chỉ chừng đó những khuôn mặt quen thuộc,
vẫn chừng đó những người bị đánh đập, bắt giam, bầm dập nhưng vẫn ráng có mặt
để giữ lửa đấu tranh. Không biết những lời kêu gọi đó, mục tiêu của nó tệ hại
và dỡ đến mức nào để rốt cuộc vẫn chỉ có vài trăm người tham gia! Phải có một
hiệu triệu như thế nào để các bác, chứ chưa nói đến "toàn dân", nhập
cuộc? Hay là các bác có một lý do, nguyên nhân thầm kín nào đó mà không tiện
nói ra?
Bụi là người đã từng thờ ơ, hèn nhát và đến
bây giờ vẫn còn sợ hãi. Điều này không phải chỉ xảy ra với Bụi mà ngay cả với
những người đang tranh đấu mà Bụi biết. Khi nói chuyện riêng với nhau, Bụi nghe
được tâm sự của các anh chị, họ vẫn luôn luôn lo lắng nếu bị bắt ai sẽ nuôi con
của các anh chị ấy còn nhỏ, lấy gì để mẹ già ở nhà sống, bị đuổi việc thì lấy
gì mà ăn... Nhiều người nghĩ họ là anh hùng, là can đảm nhưng Bụi biết họ cũng
là những người bình thường, như con trai, con gái của các bác chứ không khác
gì!
Bụi đọc một phản hồi của vài bác mà cảm thấy
buồn. Có bác viết về chuyện các anh chị bị côn an đánh đập và lên tiếng vừa
mắng vừa dạy bảo rằng: sao hèn thế, sao cứ để chúng đánh đập mãi vậy, sao không
đánh lại, đem theo hơi cay xịt vào mặt chúng... Khi các chị bị côn an vây quanh
nhà, có bác "khuyên" rằng phải kêu giang hồ "làm thịt"
chúng. Có bác nói rằng phải như Đặng Ngọc Viết mới được... Bụi đọc và nghĩ
thầm: nếu các chị ấy là con gái của bác thì bác có "khuyên" như vậy
không? Bụi ước ao có được một ngày chứng kiến tận mắt một bác nói với con gái,
con trai của bác ấy là: con ơi, hãy trở thành Đặng Ngọc Viết.
Trong 2, 3 năm qua, Bụi chứng kiến nhiều cuộc
xuống đường, chiến dịch tranh đấu. Sau mỗi lần như vậy khi về lại nhà Bụi vào
Danlambao thấy rất nhiều phản hồi, nhiều lời khen ngợi những bạn đã can đảm
vượt vòng vây côn an để đến dự phiên tòa của chị Phương Uyên, cô Bùi Hằng... và
rất nhiều còm chửi chế độ bạo tàn, côn an ác ôn khi đàn áp người tham dự. Bụi
đọc thì cũng có phấn khởi đôi chút nhưng cảm giác chua chát thì nhiều hơn khi
nhận ra rằng những bác căm thù chế độ nhất, có nhiều ý kiến nhất, bày tỏ lòng
yêu nước dữ dội nhất... thì vẫn ngồi nhà xem bạn bè Bụi đang lẻ loi, đơn độc
đối diện với bầy sói dữ như là đang xem phim, hay thì các bác vỗ tay, dỡ thì
các bác chê, diễn viên anh hùng các bác ca ngợi, diễn viên ác độc các bác lên
án, chưởi té tát. Các bác có biết nếu các bác cùng đến thì chính các bác đã
giải quyết dùm việc các bạn của Bụi bị côn an canh giữ trước nhà từ nhiều ngày
trước không cho đi đến địa điểm biểu tình hay phiên toà xử! Các bác có biết chỉ
vì các bác không tham gia nên côn an chỉ cần tập trung vào một số người là xem
như vô hiệu hóa cả một phong trào đấu tranh?
Mấy tháng trước, khi các anh chị trong Mạng
Lưới Blogger Việt Nam phát động phong trào Chúng Tôi Muốn Biết, kêu gọi mọi
người tham gia thì Bụi thấy hết 99% tham gia... bàn thảo. Có vài bác còn lên
tiếng Chúng tôi biết hết cả rồi, không cần phải đòi để biết! Có thật các bác
biết không? Các bác biết gì đã xảy ra ở Thành Đô? Và ngay cả các bác biết thì
liệu tất cả dân Việt có biết không? Bụi biết chắc chắn là bản thân Bụi và bạn
bè Bụi không biết gì cả. Đó là chưa nói đến phong trào Chúng tôi Muốn biết chỉ
là một chiến thuật để kêu gọi mọi người lần đầu tiên tham gia vào việc vạch
trần tội bán nước của đảng cộng sản qua cách đặt câu hỏi, đặt vấn đề.
Trong tuần qua Khối 8406 kêu gọi biểu tình
trên mạng đòi xóa điều 4 hiến pháp. Tại sao các cô chú trong khối 8406 không
kêu gọi xuống đường biểu tình, cầm bảng và hô to khẩu hiệu chống và đòi xoá bỏ
điều 4?Vì theo Bụi hiểu và biết chắc rằng trong lúc này sẽ không có nhiều người
dám xuống đường để chống điều 4. Đó là thực tế tại Việt Nam. Bụi hiểu rằng để
một ngày nào đó có được chuyện đó thì cần làm chuyện nhỏ hơn, thí dụ như biểu
tình trên mạng. Cho dù chỉ như vậy nhưng không phải ai cũng tham gia, vì chỉ
cần lộ diện hình ảnh cũng là nỗi sợ của nhiều người.
Vậy mà Bụi vẫn đọc được những lời trên DLB như
tôi không tham gia vì tôi... khinh chuyện chỉ dám đưa hình lên mạng. Có bác còn
cho rằng các ông bà 8406, trong đó có Linh mục Phan Văn Lợi đáng kính, có nhà
văn Nguyễn Xuân Nghĩa vừa ở tù ra, là muốn xóa điều 4 HP để có đa nguyên nhằm
sau đó mưu đồ bắt tay chia ghế với cộng sản!!! Bụi tự nghĩ nếu khối 8406 phát
động một cuộc xuống đường, mang khẩu hiệu Xóa bỏ độc tài, tiêu diệt cộng sản,
mỗi người là một Đặng Ngọc Viết... liệu bác ấy sẽ có mặt nếu bác ở Việt Nam,
hay bác sẽ tham gia bằng một hình ảnh của bác với những khẩu hiệu đó như là một
sự đồng hành cùng người trong nước!? Hay là bác lại sẽ có những "góp ý vận
động" chống cộng kiểu khác mà bác cũng chẳng tham gia vào chính những gì
mà bác đề nghị.
Kính thưa ông, bà, các bác, cô chú, anh chị...
Các bác là những người hiểu rõ và căm ghét
cộng sản hơn ai hết, lên án Hồ Chí Minh, lãnh đạo đảng từ đầu đời đến cuối đời
và những người ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản mạnh mẽ nhất. Theo những gì Bụi
đọc được thì các bác là những người đang lo lắng hơn ai hết về việc nước ta sẽ
trở thành một tỉnh của Trung cộng. Nhưng các bác chưa bao giờ đứng cạnh Tạ
Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, Bùi Hằng,
Trần Thị Nga, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh... những người phụ nữ tay
yếu chân mềm, để cùng họ bày tỏ lòng yêu nước, tranh đấu cho tự do, dân chủ và
nhân quyền. Các bác chỉ đứng từ xa để cổ võ, khen ngợi lẫn phê bình, chê trách.
Đến lúc nào Bụi mới hân hạnh thấy được hình
ảnh các bác cầm biểu ngữ viết Tôi ghét đảng CSVN, Chúng tôi Muốn biết Hội nghị
Thành Đô, Xóa bỏ điều 4 Hiến Pháp...? Nếu các bác cho rằng chuyện chụp hình đưa
lên mạng là còn sợ hãi, còn hèn thì đến bao giờ Bụi mới được thấy các bác ở
đường phố Sài Gòn, Hà Nội với những biểu ngữ ấy. Và sẽ hạnh phúc, phấn khởi
biết bao khi ở đó có một số bác mặc áo vàng, giương cao cờ vàng ba sọc đỏ là
biểu tượng thiêng liêng của Tự do và hô lớn "đả đảo cộng sản bán nước hại
dân", "đảng cộng sản đi chết đi"... Ngày đó, Bụi nghĩ thôn
Danlambao sẽ không còn nhộn nhịp nữa vì các bác đang bận chuyện khác - chuyện
mà cô Bùi Hằng đã làm, chị Phương Uyên đã làm và những cô gái đáng tuổi con
cháu của các bác đang làm. Và đó là điều đáng mừng!!!
Bây giờ Bụi chỉ mong các bác đã phản hồi ủng
hộ lời kêu gọi của 8406 chụp một bức ảnh hưởng ứng lời kêu gọi của Khối. Bụi
nghĩ đó là chuyện nhỏ, trừ khi như có bác nói: làm vậy chẳng khác gì tự cho an
ninh cộng sản nó biết mình là ai. Bác đó nói cũng... bị đúng! Nhưng cũng may
mắn có nhiều người đã không làm theo ý đúng của bác chứ nếu không thì Việt Nam chỉ
thuần những con người cả đời không thấy mặt như bác chứ đời nào lại có những
Nghiên, Hằng, Uyên, Hạnh... và bao nhiều khác đang "dại dột" lộ diện
công khai để an ninh nó biết.
Muốn
Chống Ngoại Xâm Hãy Dẹp CSVN và Xây Dựng Lại Chính Nghĩa và Quyền lực Dân Tộc
Tình hình tại Đông Nam Á vẫn khẩn trương dưới áp
lực mỗi lúc mỗi táo bạo của CSTQ, trong khi CSVN vẫn lỳ lợm, ngoan
cố, thêm lạm quyền, tham nhũng bất trị, tiếp tục hèn với
giặc, ác với dân.
Chúng ta đã thấy rõ nạn ngoại xâm bởi Đế quốc Hán Cộng là
một thực trạng lịch sử, gần đây thêm sôi động bởi những hành vi hống hách của bá
quyền Bắc Kinh nhằm thôn tính Biển Đông và toàn bộ Khu Đông Nam Á, trong đó có
chư hầu ý thức hệ là CSVN. Nạn ngoại xâm bởi Đế Quốc Hán Cộng chỉ là hậu quả
thanh toán nợ nần quân bị chiến lược giữa những chế độ chuyên trị cướp đất,
cướp dân, giữa những tên đầu nậu quốc tế buôn bán súng đạn, ranh giới, đảo
rừng, và quyền thế đảng phiệt;
Nạn Đế quốc Hán Cộng, dù trầm trọng tới mấy, vẫn
chỉ là “hiện tượng” hay phản xạ tàn phá ngoài da cơ thể Tổ Quốc Việt Nam. Căn
bệnh thật tại nội tạng là CSVN, một thứ ung thư mà Dân Tộc chúng ta cần phải
loại trừ bằng đủ mọi cách, vừa điều trị vừa đề phòng. Nhà cầm quyền Hà
Nội vốn không có chính danh vì nhiều lần cướp đoạt chính quyền bằng bạo lực,
lừa lọc, phản bội minh ước đã cam kết và nhất là không hề có chính nghĩa vì
luôn luôn chủ mưu bán nước, hại dân bằng mọi thủ đoạn tiêu diệt, tù đày, cướp
bóc tàn ác, nên không có tư cách, khả năng và uy tín cần thiết để bảo vệ nền
độc lập căn bản cũa dân tộc và sự vẹn toàn lãnh thổ của tổ quốc;
Vậy chỉ còn cách
duy nhất là toàn dân Việt Nam, trong và ngoài nước, kết trí kết
lực đảm nhận trách nhiệm lịch sử Tổng Khởi Nghĩa giải thể chế độ CSVN, lỗi
thời, bất tài tham nhũng, bán nước hại dân; và lập tức khai sáng, tạo dựng lại Chính
Nghĩa Dân Tộc trên nền tảng Dân chủ Tự do Tiến Bộ thực sự của dân, bởi
dân, vì dân, trên căn bản [a] pháp trị hiến định đa nguyên, cân bằng; [b] quản
trị quốc gia kết sinh thế lực chính đáng và trách nhiệm công minh; [c] song
song với một hệ thống Xã Hội Dân Sự và Đảng Phái chân chính; [d] xuất phát từ
một dân tộc có nguồn gốc văn hoá đạo đức, có giáo dục nhân bản, có thực lực,
quyền lợi và trách nhiệm trong một xã hội cầu tiến, công bình, ôn hoà.
Vậy, muốn chống Ngoại xâm Hán Cộng trước
hết hãy giải thể CSVN và lập tức thay thế bằng một thể chế dân chủ tự
do, nhân bản để phục hồi chính nghĩa và quyền lực dân tộc.
I. Do đó, càng sớm
càng tốt, Việt Nam cần thiết lập ngay một Thể Chế Pháp trị, Hiến
định, Đa nguyên, Công Minh, Công bằng:
1. Hiến pháp mà Việt Nam cần lựa chọn phải xác định rõ thế lực kết sinh
của ba thành tố: chính quyền, xã hội, và người dân.
[a]
Trong khu vực chính quyền, hiến pháp bao gồm những nguyên tắc căn bản thiết lập
kiến trúc, thủ tục, quyền hành và trách nhiệm của một chính quyền đa nguyên, đa
nhiệm, có trọng trách bảo vệ an ninh xứ sở, phát triển đất nước thịnh vượng,
đồng thời bảo trọng quyền lợi, an sinh, phẩm giá của mọi người dân v.v.
[b]
Trong khu vực xã hội, hiến pháp bao gồm những “nguyên tắc tổ chức” cộng đồng,
hiệp hội, đảng phái; định hướng kinh tế tư hữu; giáo dục phổ thông, cấp tiến,
nhân bản; tín ngưỡng độc lập v.v.
[c]
Trong khu vực cá nhân của người dân, hiến pháp phải hạn chế mọi áp lực của
chính quyền và xã hội để “bảo đảm và thực thi” những quyền bẩm sinh[1] bất khả xâm
phạm, bất khả khước từ của người dân, mà quan trọng nhất, gồm có quyền sinh
sống [xứng đáng nhân bản, an ninh, hạnh phúc], quyền tự do [tư tưởng, sáng tạo,
ngôn luận, hội họp, tín ngưỡng, thờ phụng, khước từ] quyền tư hữu [vật
chất và tinh thần].
Như
vậy, với tư cách một khế ước xã hội,[2] Hiến pháp xác định
liên hệ thích hợp, thích đáng giữa cá nhân, xã hội và chính quyền. Cá
nhân hội nhập xã hội dân sự và xã hội chính trị trên căn bản thuận nhận song
phương [3] trong tinh thần
hỗ tương, bảo vệ lẫn nhau, với những quyền hành và trách nhiệm tương xứng.
Luật
lệ và trật tự chính trị không có tính cách tự nhiên, bất dịch, và chỉ có tính
cách khả chấp, khi có chính nghĩa, khi thuận hoà với ước vọng chung [4]của toàn dân có chủ
quyền tối hậu – gây áp lực công dân, thuận hay chống, trong việc thi hành, bổ
túc, điều chính, thay đổi, bãi bỏ một khế ước xã hội, một thể chế chính trị.
2. Nguyên tắc cai trị mà theo đó mọi
người dân, mọi tổ chức pháp thể,
tư cũng như công, kể cả Chính quyền, Nhà Nước đều phải tôn trọng, thi hành một
cách công minh, công bằng là nguyên tắc pháp trị [5], hay thượng tôn luật
pháp [không ai đứng trên pháp luật] v.v. phải được suy
diễn từ những quy định gốc sẵn có trong hiến pháp.
Mọi đạo luật, thủ tục
ứng dụng luật pháp, hay cả điều khoản trong hiến pháp nếu soạn thảo “ngoài phạm
vi”[6]hay ngược lại một
trong ba khu vực quyền hành và trách nhiệm quy định trong hiến pháp đều coi là
vi hiến và vô hiệu.
3. Trong trường hợp đặc biệt cần bổ túc, cập nhật,
điều chỉnh, sửa sai,hiến pháp có thể được tu chính, hoặc thay đổi toàn diện,
bằng những thủ tục trọng thể, kỹ lưỡng. Hiến Pháp mới cần đem trưng cầu dân ý
hay được soạn thảo bởi một quốc hội lập hiến, do dân cử.
II. Quản trị quốc
gia trên bình diện kết sinh thế lực chính đáng và trách nhiệm công minh
1. Quyền hành quản trị đất nước không nên tập trung
trong tay một cá nhân hay kiêm nhiệm bởi một đảng phiệt chuyên chính, mà cần
phân công, phân nhiệm tới thành phần dân cử, công chức, chuyên viên, cán sự đa
nguyên, đa dạng.
2. Dù là đại nghị hay tổng thống chế, căn bản vẫn
là nhà cầm quyền phải được dân bầu từ gốc.
Riêng, với thể chế
tổng thống, chính phủ trung ương, ở cấp lãnh đạo hay chuyên ngành, phải được
dân lựa chọn theo quyền đầu phiếu mở rộng và thủ tục bầu cử minh bạch. Chính
quyền trung ương thường được phân nhiệm thành ba ngành chuyên biệt: lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Trong tương lai, tại Việt Nam, có nên thêm ngành giám
sát/công tố để phanh phui và truy tố cấp thời mọi vi phạm, lạm quyền, sai quấy,
tham nhũng trong chính quyền và các khu vực giáo dục, quản trị, doanh nghiệp,
vụ lợi hay bất vụ lợi?
Trên
căn bản phân ngành độc lập, với quyền hạn và trách nhiệm đặc định, chuyên biệt,
tuy liên kết phục vụ quyền lợi chung của đất nước, dân tộc, nhưng vẫn ở thế
liên kiểm, nên chính phủ có cơ đồ duy trì mức độ cai trị quân bình, không lạm
quyền, không độc đoán, không suy thoái tập thể.
3. Thành phần công chức [7] hay công vụ [8], muốn hội nhập công
minh guồng máy quản trị đất nước, phải được tuyển chọn và tiến cử trên căn bản
chuyên cần, tài đức [9] — hơn là do bè
phái hay màu cờ sắc áo đảng phiệt[10] — để một mặt
tăng trưởng hiệu lực công vụ, mặt khác, giảm thiểu nạn độc tải, lạm quyền, tham
nhũng.
4. Thành phần công chức, đang thi hành công vụ, không được “làm
chính trị”, để giữ thái độ trung kiên phục vụ người dân, mà không bị áp lực
đảng phái chi phối. Muốn ứng cử, tham gia phụ giúp bầu cử, người công
chức phải tạm ngưng công vụ trong chính quyền hay nhiệm sở, để tránh tình trạng
xung đột quyền lợi công vụ và chính trị.[11]
5. Công chức, giáo chức, chuyên viên, cán sự, thuộc thành
phần chuyên cần, trọng yếu trong guồng máy hành chính, giáo dục, quản trị, công
cũng như tư, cần phải được đối đãi, tiến thưởng xứng đáng với nghiệp vụ giao
phó. Như thế sẽ giảm thiểu quốc nạn tham nhũng, làm ăn bất hợp pháp, chạy
chọt, phí phạm tài sản và nhân lực.
III. Tổ chức Xã Hội
Dân Sự: Nẩy Mầm Dân Chủ từ Hạ tầng Cơ sở
Trong
hệ thống dân chủ chân chính nhằm bảo vệ và phát huy quyền lợi chung của toàn
dân, Việt Nam cần thực thi nhiệm vụ xã hội dân sự đặt trọng tâm trên quan hệ hỗ
tương, hỗ trợ để thực hiện lợi ích chung, hữu hiệu, mở rộng.
Thế nào là Xã Hội Dân Sự [XHDS]?
Xã
Hội Dân Sự [XHDS][12] tự nguyện đoàn
ngũ hoá dưới hình thức các tổ chức bất vụ lợi,[13] độc lập, hoặc tổ chức phi
chính phủ,[14] để
hoạt động trong các lĩnh vực xã hội, kinh tế, từ thiện, giáo dục, tôn giáo,
nghề nghiệp, điều nghiên, văn học, nghệ thuật, các phong trào dân vận bảo trọng
nhân quyền v.v.
XHDS
phải được minh thị tôn trọng như một nhu cầu chính đáng của dân, do dân, vì
dân. Mọi hình thức tổ chức XHDS khác, “phản dân sự”, đều có tính cách trá
hình, lươn lẹo, vừa phản động ngược chiều, vừa vô hiệu, phí phạm nhân lực, tài
lực, vì không gây được hào khí chí nguyện độc lập, tự kiểm, tự duy.
1. Khu vực XHDS khác với khu vực cá nhân, gia đình, nhóm
phiệt khi những thành phần này hành động vì quyền lợi, mục tiêu riêng rẽ của cá
nhân, gia đình, bè nhóm, nhằm bảo vệ lợi ích thu hẹp của họ. Trái lại,
các tổ chức thuộc lĩnh vực XHDS hoạt động theo tiêu chuẩn “tập thể mở rộng” như
thành lập hội văn học, hiệp hội từ thiện, cơ sở bảo vệ nhân quyền.
Kể
từ những năm 1990, với sự hình thành của các Phong Trào Tân Xã Hội,[15] sinh hoạt XHDS
đã đột phát mạnh để trở thành khối thế lực quản trị thứ ba [16], giữa chính phủ và doanh nghiệp tư
bản [kinh tế thị trường].
Tại
các quốc gia mà mực độ tự do công dân còn quá thấp, với cơ cấu công quyền
chuyên chế còn lấn át quá mạnh, thì khía cạnh chính trị khó có thể tách ra khỏi
mục tiêu sinh hoạt của các tổ chức XHDS: [a] vừa giúp đỡ xây dựng xã hội thiếu
thốn về mặt vật chất, kinh tế, giáo dục, [b] vừa bênh vực xã hội lâm nạn, bị
ngược đãi tinh thần, mất tự do, mất phẩm giá con người, bị truất quyền công
dân, truất quyền sở hữu.
2. Khu vực XHDS khác với khu vực vụ tư lợi kinh tế
thị trường.[17]Trong khi các
doanh nhân, các pháp nhân sĩ nghiệp, công ty thương mại đều sinh hoạt mong lấy
lời vì đầu tư sáng kiến, vốn liếng, máy móc, tổng hợp thành “vốn tư bản”,[18] thì các hiệp hội từ thiện, hiệp
đoàn, các tổ chức khuyến học, bảo tồn văn hoá, bảo vệ nhân quyền v.v. lại là
những pháp nhân thiện nguyện, bất vụ lợi, sinh hoạt với mục đích cung cấp ích
lợi chung theo nhu cầu hơn là theo khả năng. Vốn liếng của XHDS là “vốn
xã hội”, [19] hay “vốn công
dân thiện chí” là những đóng góp tự nguyện về nhân lực và kiến thức của người
dân .
Mọi
sinh hoạt bất vụ lợi cũng cần phương tiện cụ thể, tiền bạc, cơ sở sinh hoạt.
Nhưng chỉ khác là những hạ tầng cơ sở tài lực và điều hành đó không làm lợi cho
thành viên các tổ chức hiệp hội, mà phải được phân minh, để riêng thành các
chương mục phục vụ tập thể cần cung phụng, theo tiêu chuẩn của nội quy của hiệp
hội và đường hướng chung của XHDS.
Có
ngân quỹ mới có dịch vụ cộng đồng, bảo vệ nhân phẩm, giúp đỡ từ thiện, cải tiến
môi sinh, nghiên cứu y tế công cộng, sáng tạo văn nghệ, phát huy giáo dục v.v.
Nhưng mọi thủ tục tài chính, thu và chi phải được thực hiện theo đúng thủ tục
minh bạch, đúng tiêu chuẩn, không lạm quyền tư lợi, không a tòng tham nhũng.
3. Khu vực XHDS khác với khu vực công quyền [chính quyền,
chính phủ, nhà nước],[20] vì XHDS tự nguyện xây dựng căn
bản công dân quyền trên các trụ lực hiến định như tự do tôn giáo, tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do sáng tạo, tự do phê phán công quyền
v.v. Rõ rệt, XHDS giữ thế đứng hiến định của cộng đồng, xã hội,
trong việc xây dựng & bảo trì nền tảng dân chủ.
Ngày
hôm nay, những ai có lương tri và lương tâm đều công nhận rằng XHDS, với “Vốn
Xã Hội” và đặc tính văn hoá tân xã hội, đã [a] một mặt tạo dựng sức mạnh liên
đới phát huy và bảo trọng nền dân chủ chân chính, [b] mặt khác tiếp tục tìm
phương thức giảm thiểu xung đột, va chạm, và các mâu thuẫn, đối kháng trong xã
hội.
Cái
ưu điểm của XHDS là sự nẩy mầm dân chủ từ hạ tầng cơ sở, từ ý dân, sáng kiến,
yêu sách, đòi hỏi, khuyến cáo của dân lên tới thượng tầng cơ sở của hệ thống
chính quyền có trách nhiệm đối với dân, đối với đất nước.
4. Khu vực XHDS chân chính
cũng khác với hiện tượng quái dị của các “tập đoàn
dân sự” [sic] lấy tên là “Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam” [MTTQVN] từ cấp thành phố,
tỉnh, tới cấp huyện, và các “Câu Lạc Bộ” đủ thứ [CLB, liên minh, liên kết với
MTTQVN], đều được thành lập bởi đảng viên cộng sản hoặc
chuẩn-đảng-viên-khăn-quàng-đỏ.
Những
cơ sở này tại Việt Nam ngày nay chỉ nên gọi một thuật ngữ mới là “Xã
Hội Đảng Sự” [XHĐS], có thể dịch ra tiếng Anh-Mỹ là “Nomenklatura Society” [NS], với những quyền lợi riêng rẽ,
ưu đãi, bất hợp pháp không khác mấy các “Xã Hội Đen” hoặc “Xã Hội Mafia-Đỏ”.
IV. Tiêu Chuẩn Tổ
Chức Đảng Phái Chính trị trong Thể Chế Dân Chủ Tự Do
Tuy
hiện tượng đảng phái chính trị đã có từ lâu, nhưng hệ thống pháp chế của đảng
phái mới được xác định gần đây.[21]
Tiêu
chuẩn tổ chức đảng phái chính trị đề cập ở đây chỉ có tính cách điển hình, căn
cứ vào các nguyên tắc khả chấp của các thể chế dân chủ tự do trên thế giới.
Vậy
đảng phái chính trị trong hệ thống dân chủ tự do có thể định nghĩa là [a] sự
hội họp tự do của các công dân [b] nhằm tham dự vào guồng máy chính quyền [c]
bằng cách đề cử ứng cử viên và [d] tham dự các cuộc tranh cử tự do liên hệ.
Một
cách rộng rãi hơn, đảng phái chính trị là địa bàn tập thể [a] thực hiện những
quyền hạn căn bản, hiến định, bất khả khước từ của người dân, [b] là nhịp cầu
liên kết thế lực giữa các ngành và các tổ chức trong chính quyền, và [c]
khả năng chính đáng gây áp lực chính quyền với tư cách đảng đối lập trong một
nền dân chủ đa nguyên, đa đảng.
Như vậy đảng phái chính trị được thành lập với
những nguyên tắc và quyền hạn sau đây:
1.
Quyền cá nhân kết hợp, hội họp một cách tự do, thuận hành, không bị cưỡng ép.
Đảng phái chính trị cũng phải được tự do thành lập, không bị trở ngại, quấy
rầy, không bị cấm đoán.
Quyền
hội họp còn có liên hệ phụ thuộc với quyền tự do ngôn luận, với tư cách cá nhân
hay tập thể. Khi đảng phái chính trị được bảo vệ, thì tiếng nói của đảng, của
thành viên đảng cũng phải được bảo vệ, không bị cấm đoán, hay hạn chế.
Vì
mục đích của đảng phái chính trị là chuẩn bị cho thành viên tranh cử, nên quyền
ứng cử và bầu cử của thành viên đảng cũng phải được bảo vệ tương xứng, không bị
cấm đoán, hay hạn chế.
2.
Chính quyền có bổn phận ban hành luật pháp và các thủ tục pháp định bảo vệ người
dân thi hành quyền tự do hội họp, lập đảng và những quyền liên hệ phụ thuộc của
họ, bằng cách cấm đoán, giải trừ mọi trở ngại can thiệp, sách nhiễu của lực
lượng công quyền hay các đảng phái đối nghịch, trên căn bản bảo toàn mọi sinh
hoạt hợp pháp của người dân.
3.
Về mặt pháp lý, mọi hình thức hạn chế quyền hội họp và những quyền liên hệ phụ
thuộc của người dân đòi hội nhập hay thành lập đảng phái chính trị phải được
minh định rõ ràng trong hiến pháp hay bằng luật pháp hiện hành, với lý do chính
đáng, không thiên vị, căn cứ vào nhu cầu bảo vệ nền dân chủ tự do.
4.
Mọi sự hạn chế quyền hội họp phải hội đủ tính cách cân xứng với sự phương hại
đích thực cho nền dân chủ tự do.
5.
Chính quyền không được cấm đoán cá nhân hay đảng phái hội họp trên căn bản kỳ
thị sắc tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, khuynh hướng chính trị, tư
tưởng, giai cấp xã hội, tư bản, khuynh hướng luyến ái v.v.
6.
Cá nhân hay tập thể phải được quyền gia nhập hay thành lập đảng phái chính trị
một cách công bình trước pháp luật, không bị kỳ thị, không được biệt đãi.
Những trường hợp tạm thời nâng đỡ các thành phần thiểu số bị thiệt thòi trong
quá khứ phải được coi là cần thiết, nên không có tính cách biệt đãi bất công.
7.
Tính cách Chính trị Đa nguyên phải được coi là cần thiết cho môi trường sinh
hoạt dân chủ tự do chân chính. Chính trị đa nguyên là phương thức cung
cấp cho người dân nhiều cơ hội so sánh để lựa chọn đúng đảng và đúng người chấp
chính theo ý muốn của họ.
8.
Đảng phái chính trị khi tham chính, dù trong ngành lập pháp, hành pháp hay tư
pháp, đều phải xác định lập trường trung trực, không thiên vị, thượng tôn luật
pháp, bảo trọng công lý, quyền lợi chung của dân tộc, của đất nước, đặt trên
quyền lợi và cương lĩnh của đảng phái.
9.
Đảng phái chính trị trong chế độ dân chủ tự do [a] không được sử dụng bạo lực
như phương tiện chính trị, [b] không được xúi giục bạo động, cũng như [c] không
được phá quấy, cản trở quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, phát biểu chính
trị của đảng phái đối lập.
Quyền
biểu tình chống đối không lấn quá mức đến độ cản trở, triệt hại quyền hội họp,
phát biểu của đối phương. Sử dụng quyền chính trị phải có tính cách song
phương, tương xứng, chứ không thể độc đoán, một chiều.
Đảng
phái chính trị ôn hoà cũng phải được đối xử tương xứng và được chính quyền bảo
vệ khi có trường hợp vi phạm, sai quấy bởi đối phương.
10.
Đảng phái chính trị khi vi phạm luật pháp hay lạm quyền đảng vụ phải được dành
quyền bào chữa, sửa sai, đền bù theo đúng thủ tục luật pháp quy định.
11.
Đảng phái chính trị cũng phải kê khai tình trạng tài chính liên quan tới sinh
hoạt đảng vụ, tuyên huấn, tranh cử, trong quyền hạn và trách nhiệm pháp định.
V. Thế
Lực Từ Nguồn Gốc Dân Tộc
Tất
cả những “thế lực” trên chỉ vẹn toàn sứ mạng hay thực thi đầy đủ quyền hành và
trách nhiệm nếu bắt nguồn từ một mội trường vững chắc, bắt nguồn từ một Dân Tộc tự
tạo, tự duy trên ba trọng lực: [1] văn hoá đạo đức nhân bản, [2] giáo dục cấp
tiến chân chính, [3] ý thức công dân và trách nhiệm nhân loại.
1. Về mặt văn hoá
và đạo đức nhân bản
Văn
hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
trong quá trình lịch sử. Đó là cũng là những mẫu mực mà con người mong
muốn, hay thừa nhận trong môi trường sinh sống.
Trong
khi người dân dưới trướng xã hội chủ nghĩa có khuynh hướng chạy theo những mẫu
mực giả tạo, thần thánh hoá, những bả vinh quang bịp bợm, những giá trị vật
chất, lợi lộc tức thời, ngắn hạn, phù phiềm, thì đã tới lúc cả dân tộc
phải tỉnh táo nhớ rằng văn hoá và truyền thống của người xưa để lại trong gia
đình, làng ấp chúng ta còn gồm những chân lý hay tri thức về cái thật và cái
đúng trong cách cư xử bao dung cuả con người Việt Nam tử tế, tốt, biết điều.
Đã
tới lúc chúng ta về lại với bản thể xã hội nhân bản, với cơ cấu gia đình và con
người có tâm thức, có đạo đức như chúng ta có trước đây. Đã tới lúc chúng
ta cần nghe ngóng kinh nghiệm máu mủ của các thế hệ trưởng thượng, những tri
thức thiết thực, những nhắn nhủ giáo huấn xuất phát từ mẫu mực và tình thương
gia đình. Nhân từ, nhân ái bắt nguồn từ những chân lý sâu sắc, ôn hoà.
Trong
khi văn hoá duy vật theo xã hội chủ nghĩa và lý thuyết cộng sản đặt trọng tâm
vào các mô hình mâu thuẫn xã hội, cốt để duy trì sự thống trị của nhóm
người này đối với nhóm người khác, qua những đợt thù hằn đấu tranh giai cấp,
thì đã tới lúc chúng ta xoá bỏ những chia rẽ văn hóa, những bất công nhóm
phiệt, những giá trị tạm bợ, màu cờ sắc áo, để tiến tới một mô hình văn hóa hợp
nhất cho mọi công dân trong nước, căn cứ vào những mẫu số chung, những quyền
lợi và trách nhiệm đối xứng, trong cách chia sẻ, đối đãi công bình, ôn hoà,
lương thiện, không mánh mung, tham lam, không lừa lọc, vị kỷ.
Xã
hội Việt Nam của 90 triệu dân không thể mãi mãi là một xã hội vô sản, bị tước
đoạt mọi quyền sở hữu, bị lợi dụng, lường gát một cách tập thể và trường kỳ.
Và chắc cũng không ai muốn sống trong một xã hội tài phiệt giả tạo gồm một
thiểu số đại gia bá đạo, sống trong lâu đài, vàng bạc phung phí trong khi toàn
dân sống cảnh điêu tàn, cực khổ. Cái xã hội mà 90 triệu dân muốn có là
một xã hội dân chủ tự do, công bằng, bình sản, đạo đức, thượng tôn luật pháp,
mà con người có phẩm giá của con người.
2. Về mặt giáo dục
cấp tiến chân chính
Giáo
dục là đầu tư nhân sự, mà xã hội Việt Nam trước đây đã khơi mào góp tay từ
truyền thống giáo huấn gia đình, từ những căn dặn chất phát, căn bản: “tiên học
lễ , hậu học văn” — trước hết là học phép tắc, lễ nghĩa, học làm người tử tế,
sau đó mới học chữ, trau dồi kiến thức.
Đó
là khởi đầu của nền giáo dục chân chính, với một chương trình học vân có căn
bản: học thật, giáo huấn tử tế, văn bằng thật, kiến thức thật. Giáo dục
cấp tiến còn là cách hội nhập cái tinh thông, tân tiến, tinh tế hầu cập nhật
với tiến bộ loài người, trên căn bản kỹ thuật tinh vi và kiến thức mở rộng,
toàn diện, toàn năng.
Nhưng
thông thái không có nghĩa là mưu mô xảo quyệt, biết đủ mọi cách để lừa lọc,
phát minh tai hoạ. Và cầu tiến không có nghĩa là phải ăn trên ngồi trốc,
vượt bỏ thiên hạ, là tự cao tự đắc.
Ngược
lại tri thức và tiến bộ đích thực phải biết đo lường và vượt thắng ngay chính
bản thân, để lúc nào cũng có thể học hỏi thêm, cập nhật và hài hoà với mình,
với tha nhân, và môi trường sinh sống.
Giáo
dục chân chính giúp chúng ta đi hết con đường của đạo làm người trung hậu, tự
duy, tự kiểm. Nó cũng là mẫu mực thực thi quyền hành và trách nhiệm làm
một công dân tốt, đầy đủ tư cách.
3. Về ý thức công
dân và trách nhiệm nhân loại
Khi
dân tộc Việt Nam chúng ta đã tái nhập một nền văn hoá có đạo đức của con người
lương thiện, công bằng, hài hoà; khi đa số con em chúng ta đã hấp thụ một nền
giáo dục cấp tiến chân chính nhân bản, thì tất cả chúng ta chỉ cần thêm
một bước nữa để có cái “vốn xã hội” vững vàng giữa những thế lực
hiến định đôi khi chống đối nhau, trong những khó khăn giai đoạn.
Ý
thức công dân ngày hôm nay cũng có lúc biết vượt ra khỏi ranh giới của đất nước
mình để chăm sóc, hỗ trợ, tranh đấu quyền lợi cho những dân tộc khác, cho
cả nhân loại không kỳ thị nguồn gốc, sắc tộc, tôn giáo, văn hoá, văn minh.
Vậy, tới giờ phút này, nếu dân tộc chúng ta chưa
đứng dậy tự vệ, đòi lại quyền sống và phẩm giá cao quý của chính mình thì
còn quy trách ai bây giờ?
Mẹ Việt Nam vẫn bỏ bê lũ con của Mẹ, vẫn để một lũ phản tặc gây
tội ác mà không hề áy náy, bực tức. Mẹ Việt Nam hằng ngày thấy gần 90
triệu con mình đang bị đày đoạ, cướp bóc, hủy hoại từ thể xác tới
tinh thần, mà vẫn vô cảm, không biết đứng dậy chống đỡ, bảo vệ hay sao?
Giờ quy trách không còn nữa. Phải sòng phẳng, phân minh với chính mình.
Tất cả chúng ta, nhất là giới trẻ, hãy
cam kết muốn làm người Việt Nam tử tế như trước khi bị CSVN xâm chiếm, đày
đoạ. Tất cả chúng ta không ai muốn sống chung với những kẻ
tội phạm, bán nước, hại dân.
Nhưng chúng ta sẵn sàng đón tiếp
những ai thật lòng quay về với Chính Nghĩa Dân Tộc. Trong số hơn 3 triệu đảng
viên CSVN chắc chắn quá bán còn trong sạch; không bị quyền lợi bất chính cám
dỗ; vẫn còn thành khẩn xót xa, lo lắng cho tiền đồ dân tộc.
Như vậy, sau khi dẹp xong tai ương CSVN
trong nước, toàn Dân mới có đủ quyền tự quyết; sẽ vững mạnh, tự
tin; sẽ đoàn kết ra tay đánh đuổi kẻ thù ngoại xâm và triệt tiêu mọi âm
mưu bá chủ của Hán cộng trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam.
LƯU NGUYỄN ĐẠT, PhD, LLB/JD, LMM
No comments:
Post a Comment
Thanks