VÌ SAO HOÀNG TÙNG KHINH BỈ VÕ NGUYÊN GIÁP
BÙI ANH TRINH
Hồi ký “Đèn Cù” của Trần Đĩnh :
Xong Nghị quyết 9 ( 1963 )
, tôi được nghe truyền đạt rằng từ nay Cụ Hồ thôi họp Bộ chính trị – vì “sức
khoẻ” – còn Võ Nguyên Giáp, Lê Liêm thì ngồi chơi xơi nước và học nhạc lý cùng
piano. Đảng ra tay trấn áp rất nhanh. Nghe nói lục soát cả chỗ làm việc ( trang
266 ).
Sáng ấy, báo Nhân Dân đăng bài kỷ niệm thành lập
quân đội, có bức ảnh đơn vị Giải phóng quân đầu tiên với Giáp đội mũ phớt. Họp
toàn cơ quan, Hoàng Tùng giơ bức ảnh lên nói với tất cả hội trường: “Lại còn đi
bê cái mũ phở này lên làm gì nữa đây?” Giọng đầy miệt thị ( trang 268 ).
Vào năm 1963, báo chí Hà Nội vẫn đang còn ngây
ngất trước hào quang của người hùng Điện Biên Phủ thì ông Tổng biên tập
báo Nhân Dân Hoàng Tùng lại công khai sổ toẹt vào uy danh của Võ đại tướng.
Sở dĩ HT mạnh dạn làm điều đó bởi vì ông là người biết rõ hơn ai hết về công
lao của VNG tại Điện Biên Phủ. Chính ông đã đại diện cho Trung ương Đảng
đến tận Điện Biên Phủ để nghe Võ Nguyên Giáp tự kiểm điểm sau thất bại trong
cuộc tổng tấn công vào Điện Biên Phủ vào đầu tháng 4 năm 1954.
Rồi sau khi Pháp đầu hàng tại ĐBP, HCM muốn
thưởng công lớn cho VNG để vẽ thêm hoa cho chiến thắng nhưng Hoàng Tùng, là
Phó trưởng ban tổ chức của Trung ương Đảng, đã thẳng tay bác bỏ mọi tưởng
thưởng dành cho cá nhân Võ Nguyên Giáp với lý do không xử tội VNG là may.
Tài liệu liên quan : Trích sách “Bối Cảnh Lịch Sử Chính Trị
Việt Nam” của Bùi Anh Trinh :
Năm 1954, ngày 6-4, tại mặt trận Biên Phủ, Tướng Giáp cho lệnh tạm ngưng
chiến đấu, đại bộ phận rút ra ngoài, để lại một bộ phận nhỏ trấn giữ các vị trí
đã chiếm được. Các đơn vị trưởng về sở chỉ huy tham dự sơ kết đợt 2 chiến
dịch. ( Võ Nguyên Giáp; Điện Biên Phủ, Điểm Hẹn Lịch Sử, trang
277).
Tướng Giáp kể lại tâm trạng của các vị chỉ huy
trưởng các đơn vị: “Văn
phòng tổ chức bữa cơm với một số đồ hộp chiến lợi phẩm các đơn vị vừa gởi tặng.
Mấy đồng chí cán bộ đều bở ngỡ trước quang cảnh này, vì họ tưởng bị Bộ chỉ huy
chiến dịch gọi lên để thi hành kỷ luật do không hoàn thành nhiệm vụ” (trang
280).
Như vậy là kế hoạch tấn công đợt 2 không hoàn
thành. Hay nói chính xác hơn là Tướng Giáp đã thất bại trong đợt tổng tấn
công chiếm Điện Biên Phủ.
Kiểm điểm trận tổng tấn công
Tài liệu của phía Trung Quốc cho thấy kết quả
thất bại của trận tổng tấn công: “Chỉ
huy “quả đoán” của Võ Nguyên Giáp lần này không ngờ bị vấp váp. Vi Quốc Thanh
lựa lời an ủi đồng chí, nêu ra kiến nghị tạm ngừng tiến công chuyển sang tổng kết
chỉnh đốn. Võ Nguyên Giáp tiếp nhận kiến nghị này ( Hồi ký của Tướng Vương Chấn
Hoa, thư ký riêng của Tướng Vi Quốc Thanh ). ( Từ “quả đoán” có nghĩa là
thiếu quyết đoán, trái nghĩa với “võ đoán” ).
Và hồi ký của Đại tá Langlais, chỉ huy trưởng
phòng thủ Khu trung tâm: “Nếu
Điện Biên phủ đã không bị mất đêm đó (Đêm 30-3) là do kẻ thù bị bất ngờ vì
giành được những mục tiêu chỉ định quá nhanh chóng nên không đủ khả năng khai
thác những thắng lợi ban đầu”.
Cho tới khi viết hồi ký Langlais cũng không biết
được bên trong nội bộ của Tướng Giáp: Các chuyên gia quân sự Trung Quốc
đã soạn ra cách đánh theo chiến thuật “nhất điểm lưỡng diện” của binh thư
Trung Quốc.
Lưỡng diện là: Đại đoàn 312 đánh
vòng cung Đông Bắc, và Đại đoàn 316 đánh vòng cung Chính Đông. Sau khi
quân Pháp dồn hết lực lượng để đối phó với hai “diện” ở phía Đông thì “điểm” là
Đại đoàn 308, có tăng cường Trung đoàn 176/316, sẽ đột phá từ phía Tây mà đánh
vào Bộ chỉ huy của Decastries.
Lực lượng tấn công chính của Đại đoàn 308 là 3
trung đoàn 36, 88, và 176/316. Còn lại Trung đoàn 102 do Hùng Sinh chỉ
huy làm lực lượng trừ bị. Trong khi đó Trung đoàn 141/312 của Lê
Thùy sẽ tấn công Hugette 6 để tiến dọc theo phi đạo đánh vào Khu trung tâm, hỗ
trợ song song cho mũi tấn công chính.
Trận tổng tấn công khởi sự từ lúc 6 giờ 15
chiều. Đến 8 giờ tối, mặc dầu Trung đoàn của Nguyễn Hữu An chưa chiếm
được Eliance2 nhưng vì các cánh quân khác đã khác đã thanh toán xong mục tiêu
đúng như dự định cho nên Tướng Giáp phấn khởi ra lệnh cho 308 tấn công.
Không ngờ 308 bị dội lại bởi 4 họng súng 105 ly
bắn trực xạ, cả Trung đoàn 176 bị tiêu diệt. Tướng Giáp vội vàng sửa chữa
bằng cách ra lệnh cho 308 lùi lại phía sau để bảo tồn lực lượng cũng như bảo
đảm bí mật của kế hoạch, đồng thời rút Trung đoàn trừ bị của Hùng Sinh băng
đồng qua phía Đông để đánh Eliance2. Nhưng không ngờ cả Trung đoàn thiện
chiến 2.500 người của Hùng Sinh chỉ còn 50 người mà vẫn không nhổ được cái gai
Eliance2 thì ông chỉ còn có nước hô quân rút lui để bàn với các cố vấn tìm cách
khác.
Tướng Giáp và Tướng Vi Quốc Thanh đã gặp phải
khúc xương. Đạn dược và thực phẩm dự trù cho chiến dịch đã gần cạn, các
chuyên gia Trung Quốc chỉ dự toán đạn dược cho một đợt tổng tấn công khoảng tối
đa là một tuần lễ cho nên đạn pháo đã được trút xả láng.
Theo như cung khai của các tù binh CSVN bị bắt
tại trận Huguette6 và trận Eliance1 thì tinh thần bộ đội CSVN bắt đầu rung
chuyển sau khi bị chết và bị thương quá nhiều. Con số chết lên tới 6.000
người và bị thương là 17.000 người. Số người bị thương đã khiến phải gởi trả
lại hậu phương 30.000 dân công vận chuyển thương binh .
Hồi ký của Tướng Giáp : “Về phía ta, cũng không ít
khó khăn. Phải nhanh chóng bổ sung quân số, đạn dược hao hụt khá nhiều
qua đợt chiến đấu vừa rồi. Lương thực cho bộ đội mỗi ngày một ngặt nghèo…
Phải đánh địch bằng cách nào với những chiến sĩ đã qua 5 tháng trời liên tục
hành quân… Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ tiếp tục làm gì? Quyết tâm của ta
là tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, dù cuộc chiến đấu phải
kéo dài…” (trang 285 và 286)
Năm 1954, ngày 8-4, sau hội nghị sơ kết trận đánh, Tướng Giáp đánh điện
xin Quân ủy Trung ương và Bộ Chính Trị gửi
thêm cho 25.000 tân binh để thay thế số bị chết và bị thương.
Cũng trong ngày này Cố vấn Vi Quốc Thanh gửi điện văn cho Bành Đức hoài
xin Trung Quốc gửi cho 1 trung đoàn pháo binh và 67 súng đại bác phòng không 37
ly.
( Tài liệu của tình báo Pháp, nhờ giải mật được
những bức điện của Tướng Giáp và tướng Vi Quốc Thanh; do Berna Fall sưu
tầm và đăng trong tác phẩm “Hell in A Very Small Place: The Siege of Dien Bien
Phu, trang 223. Tài liệu này đã được xác nhận lại với hồ sơ của quân đội
Trung Quốc do Quang Zhai sưu tầm và công bố trong tác phẩm “China and The
Vietnam Wars”, 1950-1975).
Nhận được báo cáo sơ kết của Tướng Giáp, Bộ chính trị cử Hoàng Tùng, Phó
trưởng ban tồ chức Trung ương Đảng, đến Điện Biên Phủ để bàn xem nên tiếp tục
đánh hay rút về vì mùa mưa sắp tới.
Quân Pháp ăn mừng chiến thắng
Năm 1954, ngày 16-4. Sau 1 tuần lễ ghi nhận sự lắng dịu của chiến
trường, Tướng Navare quyết định thăng thưởng Đại tá De Castries lên Thiếu
tướng; Trung tá Lalande, chỉ huy trưởng căn cứ Isabelle, lên Đại tá;
Trung Tá Langlais, Liên đoàn trưởng Liên đoàn 1 nhảy dù và chỉ huy trưởng khu
trung tâm Cứ điểm, lên Đại tá; Thiếu tá Bigeard, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6
nhảy dù và cũng là chỉ huy trưởng Lực lượng xung kích Cứ điểm, lên Trung tá. Và
thăng thưởng một số các sĩ quan, binh sĩ có công, trong đó Trung úy Phạm Văn
Phú được lên Đại úy nhờ trận tái chiếm Eliance 1.
Chú giải : Cũng trong ngày 16-4, Tướng Giáp và Tướng Vi Quốc Thanh họp với Hoàng Tùng,
phái viên của Bộ Chính trị ĐCSVN. Tin chiến thắng của De Castries đã buộc
Vi Quốc Thanh và Võ Nguyên Giáp phải hạ quyết tâm đánh đợt thứ ba, các ông chỉ
còn có nước tiến tới, đánh xả láng chết bỏ; chứ không thể nào rút lui được nữa.
Tâm trạng của Vi Quốc Thanh được thư ký riêng
của ông là Vương Chấn Hoa ghi lại: “Vi
Quốc Thanh đã bình tĩnh suy nghĩ và phân tích khách quan cho rằng, quân đội
CSVN tuy gặp rất nhiều khó khăn, nhưng quân Pháp càng khó khăn hơn, hơn nữa…
Đồng chí nói với các cố vấn : “Hiện tại toàn thế giới đều nhìn về Điện Biên
Phủ, chúng
ta không có đường lui.
Chỉ có hạ quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch.
Tạm thời chưa đánh được, mùa mưa đến nước dìm
chết chúng. Nước không dìm chết, thì khốn khó lâu ngày, chúng cũng chết.
Không lấy được Điện Biên Phủ quyết không lui quân. Các đồng chí phải
chuẩn bị tư tưởng này”. Vi Quốc Thanh trao đổi chân tình với Võ Nguyên
Giáp, trình bày tỉ mỉ ý nghĩ trên đây của mình để thống nhất nhận thức, kiên
định lòng tin ( Bản dịch của Dương Danh Di ).
Trong buổi kiểm điểm Hoàng Tùng chứng kiến các
cố vấn TQ vạch ra những sai lầm tệ hại của VNG, và ông cũng chứng kiến VNG trút
hết mọi tội lỗi cho thuộc cấp của mình bằng những mánh khóe gian xảo. Sau
đó Hoàng Tùng trở về mang theo thư đề nghị của Võ Nguyên Giáp về việc tiếp tục
đánh chiếm cho bằng được Điện Biên Phủ
*( Đề nghị này là tuân theo quyết định của Vi
Quốc Thanh chứ không phải là sáng kiến riêng của VNG. Hay nói một cách
khác, chiến thắng ĐBP là nhờ quyết định đánh “chêt bỏ” của Vi Quốc Thanh với 25
ngàn quân khác của CSVN. Hoàng Tùng thấy rõ là sau này có thắng hay không
là do quyết định ngày hôm nay của Vi Quốc Thanh. Còn VNG coi như đã buông
tay chịu thua ngay từ lúc này. Ông vừa mới nướng xong 23 ngàn nhân mạng,
ông không thể nướng thêm 25 ngàn nhân mạng khác. Nói thẳng ra là ông
không còn chỉ huy được nữa ).
CSVN quyết tâm đánh trận thứ 3.
Năm 1954, ngày 19-4, Trường Chinh họp Bộ chính trị sau khi Hoàng Tùng đem
những tin tức từ Điện Biên Phủ trở về. Lúc này Hồ Chí Minh và Phạm Văn
Đồng đang còn ở tại Bắc Kinh, Nguyễn Chí Thanh đi Liên khu 4, Văn Tiến Dũng đi
Liên khu 3. Bộ chính trị chỉ còn Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt và Lê Văn
Lương.
Sau đó Trường Chinh và Nguyễn Chí Thanh lo việc
gởi gấp 25.000 tân binh để bổ sung quân số cho Điện Biên Phủ, huy động dân công
ở Ninh Bình vận chuyển cấp thời 600 tấn lương thực. Và Thanh Hóa vét cả lúa
giống để cung cấp cho mặt trận 11.000 tấn lương thực. Về phần Vi Quốc Thanh báo
cáo tình hình cho Mao Trạch Đông và xin thêm viện trợ để đánh một đợt nữa.
Đặc biệt là xin thêm 7.000 viên đạn 105 ly.
Cần ghi nhớ là 11.000 tấn lương thực của Thanh
Hóa là lúa giống làm mùa của dân chúng. Trước đó lương thực của trận ĐBP ( Nuôi
ăn cho 33 ngàn quân và 50 ngàn dân công ) là do Mao Trạch Đông chở từ TQ sang,
huy động từ 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Giờ đây ông ta cũng
không còn gạo để cung cấp cho ĐBP cho nên Trường Chinh bắt dân Thanh Hóa phải
nộp lúa giống. ( Chính vì việc này mà năm 1955 dân Thanh Hóa bị chết đói,
Krusheve phải mua 150 ngàn tấn gạo của Miến Điện chở sang cứu đói ).
Chứng kiến tận mắt tại ĐBP, Hoàng Tùng biết rõ
23 ngàn binh sĩ thương vong và nhân dân chết đói đều là do tài cầm quân “trời
ơi đất hỡi” của Võ Nguyên Giáp. Vì vậy mà sau trận Điện Biên Phủ, với
cương vị Phó trưởng ban tổ chức Trung ương Đảng ông cương quyết bác bỏ mọi đề
nghị thăng thưởng cho VNG.
Rồi sau đó ông về làm Tổng Biên tập báo Nhân
Dân, với cương vị này ông phải nén lòng nín nhịn trước hình ảnh VNG ưỡn
ngực huênh hoang với toàn thế giới mà không hề áy náy về hằng vạn cái chết oan
uổng, phi lý của lính CSVN tại Điện Biên Phủ.
Chính vì sự nín nhịn lâu ngày đã khiến Hoàng
Tùng bùng nổ thái độ miệt thị sau khi VNG bị tước quyền lực. Phải nói
Hoàng Tùng là người đi đầu trong việc lật mặt VNG, trả sự thật lại cho lịch sử.
Ông ta là người duy nhất đại diện cho Trung ương có mặt tại Điện Biên Phủ nhưng
không hề ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ mặc dầu ông ta là Tổng biên tập của
tờ báo Nhân Dân, là cái loa tuyên truyền bịp bợm mạnh nhất của Hà Nội.
Nhờ lời chứng của Hoàng Tùng mà Lê Duẩn triệt
VNG một cách dễ dàng vào năm 1960. Hồi ký Đèn Cù của Trần Đĩnh ( trang
267 ) cho thấy đối với Hoàng Tùng không bao giờ có “Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.
Hay trong hồi ký của Hoàng Tùng cũng vậy, trước sau chỉ có “ông Giáp” chứ không
hề có “Tướng Giáp”.
Cũng trong hồi ký đó, Hoàng Tùng xác nhận
người chỉ huy trận chiến thắng Cao Bắc Lạng năm 1950 là Đại tướng Trần Canh của
TQ chứ không phải Võ Nguyên Giáp. Vì vậy mà VNG cho ra mắt hồi ký “Đường
tới Điện Biên Phủ” để chứng minh ông ta là người chỉ huy trận Cao Bắc Lạng.
Tuy nhiên ông càng chứng minh thì càng lòi ra Trần Canh chính là người chỉ huy
trận đó.
Như vậy suốt đời binh nghiệp của VNG không có
thắng trận nào cả.
BÙI ANH TRINH
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks