Thủ tướng Lý Hiển Long vẫn muốn
TPP không có Mỹ?
- 1
tháng 3 2017
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói với BBC rằng căng thẳng Mỹ -
Trung trong khu vực là "lo ngại thật sự".
Ông Lý Hiển Long có cuộc trả lời phỏng vấn dài với chương trình
HARDtalk của BBC tại Singapore.
Xin giới thiệu một số phần chính trong cuộc phỏng vấn:
BBC:Vào thời điểm căng thẳng gia tăng trong vùng,
còn ông Donald Trump nói về chính sách "Nước Mỹ trước hết", chúng ta
đã nói về khía cạnh bảo hộ rồi, tình hình đang rất khó cho Singapore?
Nếu quan hệ Mỹ - Trung Quốc trở nên thật khó khăn, vị thế của chúng
tôi cũng khó hơn vì khi đó chúng tôi sẽ bị buộc phải chọn lựa giữa làm bạn với
Mỹ hay Trung Quốc.
BBC:Đó là lo ngại thật sự cho ông?
Lo ngại thật sự. Hiện nay chúng tôi là bạn của cả hai. Có vấn đề
chứ, nhưng nói chung chúng tôi là bạn của cả hai, và quan hệ thì tốt.
BBC: Ông có tin rằng quan hệ giữa Bắc Kinh và
Washington có nguy cơ xấu đi nữa?
Theo tôi, mối quan hệ luôn đòi hỏi sự quan tâm lâu dài của cả hai
phía. Tôi chắc chắn Trung Quốc làm như vậy, và tôi hy vọng Mỹ cũng quan tâm như
thế vì ở phía Mỹ, họ có nhiều vấn đề khác phải lo. Châu Âu, Trung Đông, Ukraine,
châu Mỹ Latin. Nếu anh không tập trung cho quan hệ này, cho cả khía cạnh hai
bên cùng thắng và cả những lĩnh vực cạnh tranh, thì quan hệ có thể xấu đi.
Về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
BBC:Một số nước như Úc, New Zealand nói rằng họ
không loại trừ "TPP trừ một", tức là vắng Mỹ. Nhật thì nói không. Còn
Singapore?
Nếu có đồng thuận, và 11 nước - thay vì 12 - nói "hãy ký
kết mà không có Mỹ", Singapore sẽ làm.
Tôi không biết nó có xảy ra không vì Nhật Bản đã phải có những
nhượng bộ đau đớn để Mỹ cũng nhượng bộ. Nếu bây giờ lại có hiệp định mà Nhật
phải nhượng bộ nhưng không có Mỹ, thì cân bằng chính trị và kinh tế đã đổi rồi.
Tôi không loại trừ nhưng rất khó đạt được.
Anh ra khỏi EU (Brexit)
BBC:Khi ông quan sát Vương quốc Anh như một nơi để
kinh doanh, là đối tác đầu tư, thương mại, theo ông, Brexit đã làm Anh mạnh lên
hay yếu đi?
Chúng tôi không bỏ phiếu. Theo chúng tôi, Brexit làm EU yếu đi.
Chúng tôi cũng không chắc là nó giúp Anh mạnh hơn. Bạn có thể vẫn sống, sẽ
không đói khi ở ngoài EU, nhưng đó là thị trường khổng lồ ngay bên cạnh bạn. Bạn
vẫn phải làm ăn với họ, và nếu không có ảnh hưởng, có lẽ bạn sẽ không thể làm
tăng ảnh hưởng của mình trên thế giới.
Thương mại và nhân quyền
BBC:Tim Farron, thủ lĩnh đảng Dân chủ Tự do tại Anh
nói rằng "nếu có thỏa thuận thương mại với Singapore, bà Thủ tướng Theresa
May phải nêu vấn đề tự do ngôn luận, báo chí khi đàm phán." Ông phản ứng
thế nào?
Bạn không có kiềm chế khi hỏi tôi câu hỏi nhỉ.
BBC:Không, nhưng đó không quan trọng phải không ạ.
Quan trọng là ông có sẵn lòng bảo đảm cho báo chí nội địa? Ông có sẵn lòng nói
về tự do lớn hơn cho báo chí tại nước này?
Tôi đâu có bảo các bạn là báo chí các bạn nên làm gì, tại sao các
bạn nghĩ nên bảo tôi cách quản trị đất nước?
Chúng tôi hoàn toàn cởi mở, có hệ thống internet thuộc hàng nhanh
nhất thế giới. Chúng tôi không có tường lửa, muốn vào trang nào thì vào. Thế
hạn chế là gì?
BBC:Vậy nếu chính phủ Anh liên kết hiệp định thương
mại với bảo đảm nhân quyền, tự do báo chí, quyền lao động, quyền biểu tình ở
nước này, ông sẽ…?
Tôi sẽ chờ đọc văn bản đã. Xem người Mỹ nào. Họ cũng không thiếu
tinh thần lên giọng về đạo đức. Họ cổ vũ dân chủ, tự do ngôn luận, quyền phụ
nữ, quyền của người đồng tính, thậm chí là người chuyển giới. Nhưng họ đâu có
áp dụng nó khắp thế giới với các đồng minh đâu. Họ chỉ làm khi chi phí thấp thôi,
khi đó họ sẽ cao giọng.
BBC:Ông không nghĩ là Anh sẽ…
Bạn xem một số nhà sản xuất dầu hỏa quan trọng nhất thế giới, họ
có tuân thủ không? Họ có bị sức ép không?
Người ta vẫn phải làm ăn. Thế giới thật đa dạng, không có ai độc
quyền về đạo đức hay trí khôn.
Nếu chúng ta không chấp nhận điều này, không cùng phát triển, hợp
tác, chấp nhận khác biệt. Các khác biệt về giá trị, quan niệm, khác biệt trong
cả cách ta đặt ra mục tiêu cuộc đời. Nếu không thế thì khó lắm.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks