Sổ
Tay Ký Thiệt kỳ 138
Từ
vụ “đạo văn của thế kỷ”
tới chuyện “đảo chánh trong
Thông Luận”
Sổ
Tay Ký Thiệt kỳ trước đã đăng bài “Tổ Quốc Ăn Năn, vụ đạo văn của thế-kỷ?” về
chuyện ông Nguyễn Gia Thưởng cáo buộc ông Nguyễn Gia Kiểng đã “mượn toàn bộ ý
tưởng trong cuốn Le Mal Francais của Alain Peyrefitte để xào nấu lại thành cuốn
Tổ Quốc Ăn Năn”.
Nay chúng tôi được biết
thêm bài của ông Nguyễn Gia Thưởng được đăng lần đầu ngay trên trang mạng của
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (http://www.ethongluan,org/)
ngày 4 tháng 2.2017, và trên trang mạng này đã giới thiệu ông Nguyễn Gia Thưởng
là thành viên của Ban Biên Tập mà trong đó lại không có tên Nguyễn Gia Kiểng, nguyên văn như dưới đây:
Ban
Biên Tập của Thông Luận xin kính chào quý bạn.
Anh em chúng tôi hân
hạnh giới thiệu thành phần của Ban Biên Tập:
Chủ nhiệm : Hoàng An
Việt
Chủ bút : Trọng Khiêm
Trách nhiệm kỹ thuật :
Nguyễn Gia Thưởng
Biên tập viên: - Hoàng
An Việt
- Nguyễn Hoàng Mơ
- Huỳnh Tâm
- Dương Thành Tân
- Nguyễn Hòa Bình
Chuyện gì đã xảy ra
trong nội bộ Thông Luận và Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên? Và trong lúc ông Nguyễn
Gia Kiểng im hơi lặng tiếng thì ngày 20 tháng 2.2017, trang mạng Thông Luận (thongluan-rdp.org) đăng bài
"Một suy nghĩ khác về "Cú Lừa Thế Kỷ" của ông Nguyễn Gia
Thưởng" mà
tác giả ký tên là Sơn
Dương, ở Úc.
Bài của Sơn Dương có đề
cập và giải thích chuyện xuất hiện trên 2 trang mạng cùng của Tập Hợp Dân Chủ
Đa Nguyên (Thông Luận) như sau: "Ông Nguyễn Gia Thưởng là người chủ
động và chủ chốt trong nhóm ly khai đã ăn cắp cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân
Chủ Đa Nguyên là ethongluanorg."
Bài của ông Sơn Dương được mở đầu như sau:
Bài viết ký ngày "Đầu năm Đinh Dậu
2017" có tựa đề: "Tổ Quốc Ăn Năn : một lừa đảo thế kỷ" được ông
Nguyễn Gia Thưởng đăng trên trang mạng đã ăn cắp được của Tập Hợp Dân Chủ Đa
Nguyên đưa ra 12 thí dụ tiêu biểu để khẳng định "Tổ Quốc Ăn Năn chính là bản sao của quyển
Le Mal Français. Một bản sao như một cặp song sinh: anh là người Pháp, em là người Việt!".
Nguyễn Gia Kiểng và Tổ Quốc Ăn Năn
Lời Tòa Soạn của trang mạng này tri hô:"Đọc xong Le Mal Français của Alain Peyrefitte, độc giả sẽ thấy Tổ Quốc Ăn Năn chính là
bản sao của quyển Le Mal Français. Một bản sao như một cặp song sinh: anh là
người Pháp, em là người Việt!
Đây là một bằng chứng tố cáo một vi phạm đạo đức, vi phạm luân lý
và lương tâm của người cầm bút. Tác giả Tổ Quốc ăn Năn đã mượn toàn bộ ý tưởng
của quyển Le Mal Français của Alain Peyrefitte và đem xào nấu vào trong tiếng
Việt. Ông đã đánh cắp hầu hết ý tưởng và câu văn trong cuốn sách này. Và ngay
cả cách bố cục và lối hành văn cũng được tác giả nhập tâm một cách kỹ lưỡng và
sao chép không hề ngần ngại, không hề ngượng ngùng. Nói tóm lại, ông đã phạm
tội đạo văn !".
Đọc Lời Tòa Soạn của ban biên tập dù không ai
không khỏi nghi ngờ ông Thưởng cũng là người viết Lời Tòa Soạn, người đọc cảm
thấy đây là một ban biên tập bất thường. Tác phẩm Tổ Quốc Ăn Năn của ông Nguyễn Gia Kiểng
trưng dẫn một khối tài liệu khổng lồ, được viết bằng một mạch luận mạnh mẽ chưa
từng có của của một con người độc lập, triệt để đánh giá lại toàn bộ lịch sử
nước nhà, văn hóa, tâm lý, các giá trị xã hội hằng tôn thờ, các phong tục, tập
quán, đạo đức, triết lý, kinh tế… tức mọi mặt của đời sống dân tộc, quốc gia
vốn đã góp phần làm nên một đất nước Việt Nam thất bại như ngày hôm nay nhưng
được ông Thưởng trưng ra chỉ 12 bằng nhưng không có chứng để quy chụp, vu
khống, xúc phạm, đánh phá uy tín tác giả Nguyễn Gia Kiểng.
Mọi bằng chứng của ông Thưởng sẽ hụt hẫng nếu
bạn đọc gạt bỏ tiền đề đã được khẳng định trước của ông Thưởng rằng cuốn "Tổ Quốc Ăn Năn là bản sao của cuốn Le Mal
Francais của ông Alain Peyrefitte" và chỉ được dùng cuốn Le Mal Francais để tham khảo. Nếu có nhiều
tác phẩm khác của vô số tác giả khác cũng nói về 85 đề tài nóng bỏng và khẩn
cấp về con người và đất nước hôm nay cả bằng Việt ngữ, Pháp ngữ và Anh ngữ,
Nhật ngữ… được nêu lên trong Tổ Quốc Ăn Năn thì là vấn đề khác không nên xét đến !
Bài viết xin này tập trung vào 12 bằng chứng ông Thưởng cho là
"đạo văn" mà ông cho là đã vi phạm đến đạo đức, luân lý và lương tâm người
cầm bút của thế kỷ này.
"Đạo văn" (plagiarism) là hiện tượng xảy ra trong các trường
đại học khi sinh viên hết ý, không có ý, không đọc tài liệu, lười biếng đã sao
chép (thường là copy, cut), sửa đổi đôi chút các ý tưởng, câu cú từ những nguồn
tham khảo không được ghi rõ xuất xứ rồi paste (in vào) bài nghị luận hay tranh
luận của mình. Tất cả các trường đại học đều có răn đe các sinh viên về nạn
"đạo văn", dù "đạo văn" không chỉ xảy ra ở các trường đại
học.
Trường đại học Oxford (Anh Quốc) định nghĩa đạo văn ngắn gọn : Đạo văn là lấy công trình [tác phẩm] hay
ý tưởng của người khác, bất chấp có sự đồng ý hay không đồng ý của họ hay không
đưa vào làm công trình riêng của mình mà không ghi nhận đầy đủ nguồn xuất xứ
[Plagiarism
is presenting someone else"s work or ideas as your own, with or without
their consent, by incorporating it into your work without full acknowledgement
(web Oxford University/academic matters)].
Trường
Oxford đưa ra một 7 thí dụ để sinh viên hiểu thế nào là đạo văn. Bạn đọc có thể
vào web đã nêu trên nếu muốn tìm hiểu, nhưng vì giới hạn của bài viết này không
thể trích lại được vì quá dài. Người viết chỉ xin ghi nhận điều quan trọng nhất
trong trường thi là cần phải ghi nguồn xuất xứ khi sử dụng tài liệu của người
khác.
Trường
thi là thế, trong trường đời cũng có lắm những trường hợp đạo văn ly kỳ mà thời
sự tiêu biểu nhất là trường hợp bà đương kim đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melanie
Trump đã bị tố giác "đạo văn" một đoạn của bà nguyên Đệ nhất phu nhân
Hoa Kỳ, bà Michelle Obama, được phát biểu trên cùng một sân khấu chính trị, chỉ
khác thời gian, là Đại hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc Hoa Kỳ.
Ngày 18/7/2016, bà Melanie Trump đọc diễn văn vận động cho chồng
là ông Donald Trump nhân ngày Đại Hội đảng Cộng Hòa Toàn quốc tại
Cleveland, Ohio.
Trong một đoạn bà Trump nói:"My parents impressed on me
the values that you work hard for what you want in life; that your word is your
bond and you do what you say and keep your promise; that you treat people with respect".
Tạm dịch: Phụ thân của tôi đã khắc ghi trong tôi những giá trị
rằng bạn phải làm việc hết sức cho những gì bạn muốn trong cuộc đời; rằng lời
nói của bạn là sự cam kết và bạn làm những gì bạn nói và giữ lời hứa; rằng bạn
phải kính trọng mọi người".
So với một đoạn trong bài phát biểu của bà Michelle Obama cũng
nhân ngày Đại hội Đảng Cộng Hòa Toàn quốc năm 2008:
"And Barack and I were raised with so many of the same
values: that you work hard for what you want in life; that your word is your
bond and you do what you say you're going to do; that you treat people with
dignity and respect, even if you don't know them, and even if you don't agree
with them".
Bạn đọc có thể chấm điểm bà Trump có đạo văn bà Obama hay không
dựa trên định nghĩa của trường Oxford nhưng phe bà Trump và ông Trump phản đối
tố giác bà Trump đã đạo văn vì bà Trump chỉ sử dụng từ ngữ thông dụng (common
words) chứ không có ý đạo văn bà Obama.
Cũng cần lưu ý ở đây cả hai nhân vật trên cùng sử dụng Anh ngữ, sự
đạo văn dễ nhận ra giữa các từ ngữ, câu cú, ý tưởng hai đoạn của hai bài nói
chuyện. Khác biệt ngôn ngữ chắc chắn sẽ gây tranh cãi hơn vì còn phải dựa vào
tính chuyên môn của người phiên dịch. Yếu tố "đệ tam nhân" làm cho sự
trung thực của bài đọc, bài viết phải được xem xét lại vì có nhiều trường hợp như
người ta nói "dịch là giết" Đặc biệt là khi người dịch có ý gian xảo
chọn lựa, thêm thắt các từ ngữ sao cho ăn nhập với kết luận chủ ý của người dịch.
Xét đến 12 bằng chứng do ông Nguyễn Gia Thưởng đưa ra, tính trung
thực của các bằng cớ đã có vấn đề lớn vì ông Nguyễn Gia Thưởng đã để lộ ra xúc
cảm cá nhân vượt quá tính chuyên môn của người phiên dịch. Nhưng ta hãy tạm
chấp nhận các phần "tạm dịch" của ông Nguyễn Gia Thưởng và tạm nhận
trên cõi đời này chỉ có hai cuốn Le Mal Francais và Tổ Quốc Ăn Năn
viết về các vấn đề Việt Nam tương tự. Sự tạm nhận rất là miễn cưỡng vì giữa
"Người Pháp xấu xí" thì có ăn nhập gì đến "Tổ Quốc Ăn Năn"
nhưng nếu không có sự tạm nhận miễn cưỡng này, các bằng chứng ông Thưởng đều
không đáng suy nghĩ. (ngưng trích)
Sau khi dẫn những cái khác nhau giữa Le Mal Francais và Tổ Quốc Ăn
Năn qua 12 thí dụ, ông Sơn Dương kết luận bài biện hộ cho ông Nguyễn Gia Kiểng:
Hai mục đích của hai tác giả trong hai cuốn sách này đề ra trong
phần này khác nhau thì sao lại là đạo văn cho được?
Đúc kết :
Qua 12 bằng chứng của ông Nguyễn Gia Thưởng như được phân tích,
cho thấy não trạng của một người đã khẳng định trước một kết luận sẽ tìm mọi
cách để bênh vực lý lẽ của mình bằng mọi phương tiện kể cả bất lương. Nó chỉ là
kết quả của một nhận định sơ sài, hồ đồ thiếu hẳn sự thận trọng của một người
quan sát bình thường.
Tính bất lương của ông Nguyễn Gia Thưởng được thể hiện trơ trẽn
táo tợn trong phần kết luận của ông :
"Để bước sang một năm mới trong tinh thần lương thiện và lành
mạnh, lật sang một trang sử mới trong việc xây dựng tổ chức, tạo nấc thang cho
tiến trình dân chủ hóa đất nước, chúng tôi mời tác giả Tổ Quốc Ăn Năn hoàn trả
cho ông Alain Peyrefitte những gì của ông Alain Peyrefitte".
Ông Thưởng kêu gọi sự lương thiện "hoàn trả cho ông Alain
Peyrefitte những gì của ông Peyrefitte" trong tiếng cổ vũ hoan hô nhao nhao
đòi "giải trình, giải trình" của những người đồng chí của ông Thưởng
khiến người ta không khỏi liên tưởng đến hoạt cảnh bọn côn đồ bắt Vương ông và
Vương quan trong truyện Kiều của Nguyễn Du:
Người nách thước, kẻ tay
dao,
Đầu trâu mặt ngựa, ào ào
như sôi.
Ông Nguyễn Gia Thưởng là người chủ động và
chủ chốt trong nhóm ly khai đã ăn cắp cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa
Nguyên là ethongluan.org. Ông Thưởng dựa trên web ăn cắp để đăng bài vu cáo ông
Nguyễn Gia Kiểng mà không có sự lương thiện để hoàn trả lại cho Tập Hợp Dân Chủ
Đa Nguyên những gì của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Nhưng ông Thưởng lại muối mặt nhân danh sự lương
thiện để kêu gọi ông Kiểng trả lại cho ông Peyrefitte những gì… của ông Kiểng !
Victor Hugo trong tác phẩm kinh điển "Những Kẻ Khốn Cùng"
kể chuyện một tên ăn cắp nhưng quyết hoàn lương, sống làm người tử tế trong
quảng đời còn lại. Ông Nguyễn Gia Thưởng xem ra đang viết một câu chuyện trái
ngược. Từ làm một người tử tế trong 30 năm, nay bắt đầu cuộc đời của một tên ăn
cắp!
Mười hai bằng chứng khẳng định tác phẩm Tổ Quốc Ăn Năn của
ông Nguyễn Gia Kiểng là bản sao của Le Mal Francais của Alain Peyrefitte
chỉ nói thêm ngoài hành vi ăn cắp trộm đạo, ông Thưởng còn phạm tội vẽ bậy phá
phách trên các tường thành công cộng (graffiti vandalism). (hết trích)
Đâu là sự thật trong vụ “đạo văn” này và chuyện gì đã thật sự xảy
ra trong vụ “vỡ làm hai” của … Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên chưa được sáng tỏ vì
ông Nguyễn Gia Kiểng, người bị cáo buộc và sáng lập Tập Hợp Dân Chủ Đa
Nguyên, vẫn còn im hơi lặng tiếng.
Ký Thiệt
Bìa "Tổ Quốc Ăn
Năn" và ông Nguyễn Gia Kiểng
(trích từ bài của Sơn
Dương)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks