Đại Học chăn Trâu




Thursday 9 July 2015

Còn Giặc Cờ Đõ VN đừng mơ tưởng .....Luật sư VN đi đầu trong cải cách tư pháp

 

Luật sư VN đi đầu trong cải cách tư pháp

Luật sư Ngô Ngọc Trai Gửi cho BBC từ Hà Nội
  • 4 tháng 7 2015

Nhiều quy định trong luật pháp Việt Nam còn bất hợp lý, gây trở ngại cho việc đảm bảo công lý, trong đó có quyền của luật sư, nghi phạm, bị can, bị cáo, theo tác giả.

Mới đây xảy ra sự việc Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư.

Lý do tòa đưa ra là việc mời luật sư do cha mẹ thực hiện thiếu tài liệu chứng minh sự đồng ý của người con đang bị giam.
Phải chăng Tòa đã không tuân luật?
Đây là kiểu cách cơ quan tố tụng gây khó khăn cho luật sư xảy ra cũng phổ biến.
Việc hỏi xem bị can có đồng ý luật sư do gia đình mời không, điều này có thực sự cần thiết? Bởi xét theo lẽ thường ai đang bị giam giữ mà chẳng mừng khi được gia đình quan tâm mời luật sư? Có lý nào lại từ chối cái người bảo vệ mình?
Sau khi bị phê phán qua nhiều vụ việc, đến năm 2012 Luật Luật sư sửa đổi đã quy định tại Điều 27 rằng việc yêu cầu luật sư bào chữa được thực hiện không chỉ bởi bị can mà còn được thực hiện bởi ‘người khác’.

‘Người khác’ ở đây có thể hiểu là người thân trong gia đình như cha mẹ vợ chồng anh chị em hoặc người thân khác như bạn bè đồng nghiệp.


Đây là một bước tiến tháo gỡ những chướng ngại cho nghề luật sư và cũng là gia tăng quyền cho công dân.
Luật đã quy định thế, nhưng cán bộ Tòa án nhân dân quận 1 ở TP Hồ Chí Minh xem ra đã không tuân thủ. Việc từ chối chấp nhận luật sư do cha mẹ mời cho con không chỉ sai luật mà còn không nhân văn.
Sau khi báo chí đưa tin, phía Tòa án đã sửa sai bằng cách tiếp nhận hồ sơ luật sư và bản thân Thẩm phán sẽ vào trại giam gặp bị can để hỏi xem có đồng ý luật sư hay không.

Còn nhiều chướng ngại

Lâu nay, giới luật sư vẫn bị các cơ quan nhà nước gây khó và nghề luật sư ở Việt Nam chưa phải là một nghề danh giá, hấp dẫn như nước ngoài.
Vị thế yếu kém của người luật sư có nguyên do từ những chế định pháp lý bất cập. Ví như trong Bộ luật tố tụng hình sự quy định khi cùng tham gia hỏi cung, luật sư chỉ được hỏi khi điều tra viên cho phép.
Và khi luật sư lên tiếng bênh vực cho bị can trước những câu hỏi mang tính mớm cung bức cung thì rất dễ bị quy chụp là gây cản trở khó khăn cho hoạt động điều tra và có thể bị xử lý.
Cũng có những văn bản pháp luật không tạo điều kiện cho nghề luật sư hoạt động.
Ví như Luật thanh tra không quy định cho phép đối tượng thanh tra được mời luật sư trong quá trình thanh tra, Luật tố cáo không cho phép người tố cáo được mời luật sư trong hoạt động tố cáo.
null
Tác giả, Luật sư Ngô Ngọc Trai làm việc tại một phiên tòa (hình do tác giả cung cấp).

Tại sao luật sư lại không được tham gia vào những hoạt động đầy tính pháp lý như vậy? Khi đó nhu cầu chính đáng được tư vấn pháp lý để thực hiện các công việc sao cho hợp pháp của công dân và doanh nghiệp bị bỏ đi đâu?
Trước kia thì không, nhưng nay Luật khiếu nại đã quy định cho phép người khiếu nại được mời luật sư tư vấn pháp lý và tham gia bảo vệ trong hoạt động khiếu nại.

Tố cáo hay khiếu nại cùng có bản chất các vấn đề pháp lý, sao khiếu nại thì cho luật sư tham gia, còn tố cáo thì không?
Điều đó cho thấy những chế định pháp lý tiến bộ trao quyền cho công dân còn ít ỏi và nhiều cơ quan ban ngành vẫn chưa thay đổi nhận thức tiêu cực về nghề luật sư và chưa nhận ra vai trò to lớn của người luật sư trong quản trị xã hội.
Nhiều người vẫn không thấy vấn đề phải quản trị đất nước bằng pháp luật, trong khi nghề luật sư sống và hoạt động hàng ngày cùng với các quy định pháp luật.
Khi người luật sư tham gia vào các hoạt động sẽ có tác dụng giúp tháo gỡ những mâu thuẫn tranh chấp bất đồng, và giám sát thúc ép buộc các cơ quan phải làm đúng luật, đó là công cụ giúp ích quản trị xã hội đầy hiệu quả.

Luật sư phải tự giúp mình

Còn nhiều chế định pháp lý lạc hậu mà xét ra thì bất lợi cho nghề luật sư, giới luật sư cần nhận ra và có phương hướng đấu tranh sửa đổi nhằm tự giúp cho nghề nghiệp của mình.
Ví như Bộ luật tố tụng hình sự hiện tại quy định cơ quan điều tra được quyền bắt giam giữ, trong khi cơ quan này vốn chịu trách nhiệm điều tra tội phạm. Vì cái quyền như thế và cái trách nhiệm như thế cho nên họ có xu hướng xem nhẹ quyền công dân.


Tình trạng cơ quan điều tra bắt giam giữ là rất phổ biến, và vai trò của người luật sư hoàn toàn mờ nhạt trong việc này.
Thực tế cho thấy, vấn đề bị bắt hay không là mối bận tâm lo lắng bậc nhất của người đang bị điều tra. Đối với nhiều người, việc sau này có bị kết tội hay không ít quan trọng hơn việc trước mắt có bị bắt hay không. Do vậy nếu luật sư chứng tỏ được vai trò hữu ích trong vấn đề quan trọng bậc nhất này của thân chủ, thì đó là điểm để giới luật sư cho thấy giá trị của mình và nhận được sự cậy nhờ của cộng đồng thân chủ.
Để gia tăng vai trò giá trị của mình trong việc bênh vực thân chủ trước việc có bị bắt hay không, giới luật sư cần lên tiếng thúc đẩy quy định không để cơ quan điều tra được quyền bắt giam giữ, mà chỉ tòa án mới được ra lệnh bắt giam giữ.
Cơ quan điều tra không được tự bắt, trong quá trình điều tra nếu thấy có nguy cơ xấu từ bị can, cần ngăn chặn thì gửi văn bản tới tòa đề nghị ra lệnh bắt. Khi tòa án đồng ý ra lệnh thì cơ quan điều tra thi hành lệnh bắt.
Đây là chế định pháp lý quan trọng mang trong nó quyền to lớn, nếu sửa đổi sẽ ảnh hưởng lớn rộng tới quyền hạn của các chủ thể tư pháp. Cùng là việc bắt ngăn chặn thôi, nhưng cơ quan nào được quyền ra lệnh là điểm khác biệt mà từ đó sẽ kéo theo sự thay đổi toàn bộ cục diện của nền tư pháp.
null
Công cuộc cải cách tư pháp của Việt Nam còn nhiều việc phải làm, nhưng vai trò của luật sư, các liên đoàn luật sư 'đi đầu' là quan trọng, theo tác giả.

Chúng ta hy vọng thói quen nghề nghiệp cân nhắc công tâm khách quan của giới tòa án sẽ giúp cho thân chủ có cơ hội được ở nhà thay vì vào xà lim. Từ đó giảm bớt đi tính nghiệt ngã của tố tụng hình sự và dân chủ hóa đời sống xã hội.
Cũng nên biết rằng pháp luật hình sự tiến bộ của các nước trên thế giới và ngay trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hợp Quốc đã được Việt Nam ký kết tham gia đều quy định quyền bắt giam giữ thuộc về tòa án.
Ở Việt Nam hiến pháp năm 2013 đã quy định Tòa án thực hiện quyền tư pháp, tức là Tòa án là cơ quan trọng tâm giữ quyền cao nhất trong hệ thống tư pháp gồm các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Cho nên nếu sửa đổi quy định trao quyền quyết định bắt chỉ cho tòa án sẽ vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa phù hợp với Hiến pháp mới sửa đổi. Và do đó, vấn đề tuy lớn đấy nhưng không phải là không có cơ sở để thực hiện.

Vai trò Liên đoàn luật sư

Giới luật sư hiện nay còn khan hiếm cơ hội hành nghề và để cải thiện, giới luật sư có thể gia tăng cơ hội nghề nghiệp cho mình bằng cách đấu tranh đưa vào quy định mọi vụ án hình sự mà bị can chịu khung hình phạt từ 7 năm tù trở lên thì phải có luật sư bào chữa.

Nếu bị can không mời luật sư thì phải có luật sư chỉ định. Điều này được thực hiện sẽ không chỉ ích lợi cho giới luật sư mà ích lợi cho toàn bộ cộng đồng xã hội, giúp tăng tỷ lệ án hình sự có luật sư bào chữa và giảm tránh oan sai.


Nhiều phận đời nghèo khó ngang trái éo le sẽ có cơ hội được luật sư bào chữa.
Qua đó cho thấy, vấn đề gia tăng vị thế vai trò của người luật sư cũng là tăng cường tôn trọng bênh vực các quyền công dân.
Nhưng để thực hiện những điều này thì phải tranh đấu với những người có quan điểm bác bỏ.
Và Liên đoàn luật sư Việt Nam - tổ chức của luật sư cả nước có vai trò quan trọng.

Liên đoàn luật sư cần tính cách để tìm kiếm gia tăng cơ hội nghề nghiệp cho luật sư thành viên và nâng cao vị thế của nghề nghiệp.
Nhưng liệu Liên đoàn luật sư có đủ mạnh mẽ nhiệt huyết tranh đấu cho các vấn đề của nghề không?
Có thực trạng là nhiều người giữ vị trí trong bộ máy của Liên đoàn vì đã thành danh nên cơ hội nghề nghiệp có thừa nên thiếu động lực, hoặc là được cơ cấu vào giữ ghế mà không do năng lực dẫn đến họ không nhiệt huyết trước các vấn đề.
Trong khi nhiều luật sư thành viên thì thờ ơ với tổ chức hoặc bận rộn với những phi vụ của mình mà theo đó công lý không những không được bênh vực mà còn bị hủy hoại.
null
Xã hội Việt Nam phát triển đi kèm nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có cải cách tư pháp, pháp luật ở Việt Nam phục vụ người dân, cộng đồng và các giới.

Cho nên trong công cuộc dài hơi tìm cách cải tạo thay đổi thực trạng, các luật sư phải thấy được nhu cầu làm lành mạnh chính tổ chức của mình.

Đi đầu cải cách tư pháp

Điều may mắn là khi giới luật sư tìm kiếm cơ hội, nâng cao vai trò vị thế của mình thì đó cũng chính là nội dung mục tiêu của chương trình cải cách tư pháp.
Các quyền hạn trong lĩnh vực tư pháp xét cho cùng cũng chỉ giới hạn ở một số lượng các quyền nhất định, nhưng lâu nay việc phân bổ thực hiện các quyền không hợp lý dẫn đến nền tư pháp còn xộc xệch.

Cải cách tư pháp là nhằm căn chỉnh phân bổ lại cho hợp lý việc thực hiện các quyền này và điều tất yếu là tăng quyền cho luật sư.
Giới luật sư có đầy đủ động lực, thấy được sự cần thiết và hưởng lợi từ những thành công của chủ trương cải cách tư pháp. Và so với các giới cán bộ tư pháp khác thì người luật sư có đủ ưu thế thuận lợi để đi đầu.
Ưu thế thuận lợi ở đây là sự tự do trong hành nghề dẫn đến sự tự chủ trong suy nghĩ việc làm.

Trong khi các giới cán bộ tư pháp như thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên họ làm việc theo những quy chế, nguyên tắc, trình tự, thủ tục có tính ổn vững, thói quen việc làm ít thay đổi nên không thuận cho những suy tư mới.


Cải cách tư pháp nhằm gia tăng và nâng cao quyền tư pháp trong tương quan với quyền lập pháp, hành pháp. Mặc dù có lợi cho chính mình song các cán bộ tư pháp đều có vẻ thụ động và trông chờ quyết định thay đổi đến từ bên ngoài. Vai trò có sáng kiến hành động của họ rất ít.

Ví như giới cán bộ tòa án, họ có quyền hạn to lớn là định đoạt mạng sống và số năm tù của một đời người. Hoặc họ có quyền quyết định xem bên nào được hay mất hàng trăm tỷ đồng.

Quyền hạn to lớn như thế cũng đòi hỏi tầm mức tri thức và phẩm hạnh tương xứng, như thế đúng ra họ xứng đáng được hưởng một mức lương cao.
Nhưng lâu nay không thấy giới thẩm phán lên tiếng đòi hỏi cho quyền hưởng lương cao, họ thụ động trông chờ và khi đó không chỉ thiệt thòi cho họ mà còn gây hại cho người khác.
Để có thêm thu nhập họ đã tận dụng quyền hạn to lớn của mình trong các vụ án, từ đó nảy sinh trình trạng vòi vĩnh gây khó dễ mà sự việc xảy ra tại Tòa án nhân dân Quận 1 nêu trên là một ví dụ.

Tóm lại, các giới cán bộ tư pháp chịu nhiều sự ràng buộc khiến họ không thể bứt phá ra khỏi những trói buộc nên không trông đợi ở họ là những người tiên phong trong việc thúc đẩy những cái mới.

Giới luật sư tuy còn nhiều vấn đề nội tại nhưng nắm giữ trong mình khả năng đóng góp to lớn trong chủ trương cải cách tư pháp và qua đó giúp dân chủ hóa đời sống xã hội.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một luật sư đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts