Ông Nguyễn Trường Tô đuoc Vua Tự Đức cử sang Pháp . Sau khi quan sát các tiến bộ khoa học , phát triển kinh tế, quân đội của nước văn minh nhất Âu Châu thời bấy giờ , ông về nước và viết bản điều trần gồm bảy điểm dâng lên vua Tự Đức , đề nghị vua phải cho thi hành ngay để canh tân đất nước .-- tránh cho đất nước khỏi sự đô hộ của Thực Dân Pháp sau này.
NẾU VUA TỰ ĐỨC NGHE THEO NGUYỄN
TRƯỜNG TỘ THÌ VIỆT NAM NGÀY NAY VƯỢT XA NHẬT BẢN
"chuong ngoc van
dam wrote:
Trường hợp Nguyễn Trường Tộ khá đặc biệt vì ông không phải là một khoa bảng ...nhưng, chúng ta có thể nói đó là một người có kiến thức đúng nghĩa.
«Ông thông minh, học giỏi, nên được truyền tụng là "Trạng Tộ". Thế nhưng, ông không đỗ đạt gì, có thể vì ông là người Công giáo nên không được đi thi, hoặc là ông không muốn đi theo con đường khoa cử» (1)
Ông không là Tiến sĩ, nhưng tầm nhìn của ông rất xa khi nhận thức được bối cảnh và khuynh hướng vận động chung của thế giới thời bấy giờ, Nguyễn Trường Tộ có những nhận định:
«Ngày nay các nước phương Tây đã bao chiếm suốt từ Tây Nam cho đến Đông Bắc, toàn lãnh thổ châu Phi cho tới Thiên Phương, Thiên Trúc, Miến Điện, Xiêm La, Tô Môn Đáp Lạp, Trảo Oa, Lữ Tống, Cao Ly, Nhật Bản, Trung Quốc và các đảo ở ngoài biển, kể cả Tây châu, không đâu là không bị chẹn họng bám lưng. Nước Nga thì từ Tây Bắc đến Đông Nam gồm tất cả các nước Đại Uyển, Cốt Lợi Cán, Mông Cổ và các xứ ở Bắc Mãn Châu, không đâu là không chiếm đất và nô dịch dân những nơi đó. Ở trên lục địa, tất cả những chỗ nào có xe thuyền đi đến, con người đi qua, mặt trời, mặt trăng soi chiếu, sương mù thấm đọng thì người Âu đều đặt chân đến, như tằm ăn cá nuốt, ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa; ai hòa với họ thì được yên, ai cự lại thì dùng binh lực giao tranh; trong thiên hạ không ai dám kháng cự lại họ. Song tất cả đều không được phúc đáp. Đầu năm 1864, ông lại gửi cho đại thần Trần Tiễn Thành một bản điều trần nữa (hiện thất lạc) để thuyết phục Triều đình Huế nên tạm hòa với Pháp và mở rộng bang giao» (2).
Được thế, nhờ ông biết tiếng Pháp. Trong bài "Trần tình" (viết xong ngày 7 tháng 5 năm 1863), Nguyễn Trường Tộ phân trần rằng: lúc bắt đầu khởi hấn (đầu năm 1859, tức lúc quân Pháp chuẩn bị tấn côngthành Gia Định), quân Pháp có mời ông cộng tác, nhưng ông một mực từ chối. Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ (tháng 2 năm 1861), ông thấy rằng phải tạm hòa theo đề nghị của Pháp, để dưỡng quân và củng cố lực lượng. Chính vì thế mà Nguyễn Trường Tộ đã nhận làm từ dịch cho Pháp để mong góp phần vào việc hòa đàm.
"Sau khi thôi việc, Nguyễn Trường Tộ đã dồn hết tâm trí vào việc thảo kế hoạch giúp nước. Nhờ sự hiểu biết sâu rộng về các phương diệnchính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật... đến đầu tháng 5 năm 1863, thì ông đã thảo xong 3 bản điều trần gửi lên Triều đình Huế là: "Tế cấp luận", "Giáo môn luận" và "Thiên hạ phân hợp đại thế luận"(3)
NẾU VUA TỰ ĐỨC NGHE THEO NGUYỄN TRƯỜNG TỘ THÌ
VIỆT NAM NGÀY NAY VƯỢT XA NHẬT BẢN
Nguyễn Trường Tộ đã gửi liên tiếp ba bản điều trần cho đại thần Trần Tiễn Thành, và hai bản điều trần cho đại thần Phạm Phú Thứ, để nhờ đưa các vấn đề quan trọng lên vua và Triều đình. Hai văn bản gửi cho ông Thứ, vì chưa tìm thấy nên không rõ nội dung. Còn ba văn bản gởi cho ông Thành, thì có thể là các bài: "Góp ý về việc mua và đóng thuyền máy" (cuối 1864), "Góp ý về việc đào tạo người điều khiển và sửa chữa thuyền máy" (tháng 2, 1865) và
"Khai hoang từ" (tháng 2, 1866) (4)
Cũng trong thời gian trên, tại nước Nhật đã có sự thay đổi rộng lớn thời Minh Trị Thiên Hoàng (3 tháng 11 năm 1852 – 30 tháng 7 năm 1912).
Từ sự thay đổi trong thời gian đó, Nhật Bản đã dần dần trở thành một cường quốc ở Châu Á. Cũng chính từ sự canh tân đất nước như thế, dù bại trận sau thế chiến thứ hai, ngày nay Nhật vẫn là một trong những cường quốc trên thế giới, ít ra về mặt kinh tế.
Thật ra, tuy sự canh tân được mang tên ông vua Nhật bản, nhưng bối cảnh lịch sử và sự đóng góp của giới quan lại (nhất là của giới trí thức) trước thời Minh Trị, có phần đóng góp quan trọng hơn. Năm 1854, Matthew C. Perry lại mang một hạm đội 9 chiếc tàu chiến, bắt chính quyền Mạc phủ ký một hiệp định buôn bán bất bình đẳng, nhưng chế độ Mạc Phủ trước đó 200 năm, tuy bài ngoại, nhưng vẫn còn giao thương với một số các nước Tây Phương; đặc biệt là Hòa Lan.
Tình trạng Việt Nam lại trái ngược như thế. Việc cấm đạo Thiên chúa khá gắt gao và tuy cũng biết đến các nước Tây Phương khác, nhưng chính sách bế quan tỏa cảng gay gắt hơn nhiều. Đã thế, những đóng góp canh tân, chẳng hạn như trường hợp của Nguyễn Trường Tộ, không được sự quan tâm của triều đình.
«Nhưng sau khi đệ trình lên cách giải quyết, thì không được thi hành nên ông có lẽ chán nản, và xin về Nghệ An (ngày 10 tháng 4 năm 1866) [20]. Trong bức thư gửi Trần Tiễn Thành (viết từ Nghệ An đề ngày 15 tháng 6 năm 1866), thì tâm trạng của ông lúc bấy giờ khá u uất. Một phần vì ông nóng lòng việc canh tân đất nước, một phần vì thấy vua và một số quan lại bảo thủ hãy còn nghi kỵ mình» (5)
Tuy nhiên, công cuộc vận động của ông vẫn được duy trì một cách nhẫn nại, cho đến năm 1871. Ông mất đột ngột vào năm mới 41 tuổi.
Cũng trong thời gian trên, tại nước Nhật đã có sự thay đổi rộng lớn thời Minh Trị Thiên Hoàng (3 tháng 11 năm 1852 – 30 tháng 7 năm 1912).
Từ sự thay đổi trong thời gian đó, Nhật Bản đã dần dần trở thành một cường quốc ở Châu Á. Cũng chính từ sự canh tân đất nước như thế, dù bại trận sau thế chiến thứ hai, ngày nay Nhật vẫn là một trong những cường quốc trên thế giới, ít ra về mặt kinh tế.
Thật ra, tuy sự canh tân được mang tên ông vua Nhật bản, nhưng bối cảnh lịch sử và sự đóng góp của giới quan lại (nhất là của giới trí thức) trước thời Minh Trị, có phần đóng góp quan trọng hơn. Năm 1854, Matthew C. Perry lại mang một hạm đội 9 chiếc tàu chiến, bắt chính quyền Mạc phủ ký một hiệp định buôn bán bất bình đẳng, nhưng chế độ Mạc Phủ trước đó 200 năm, tuy bài ngoại, nhưng vẫn còn giao thương với một số các nước Tây Phương; đặc biệt là Hòa Lan.
Tình trạng Việt Nam lại trái ngược như thế. Việc cấm đạo Thiên chúa khá gắt gao và tuy cũng biết đến các nước Tây Phương khác, nhưng chính sách bế quan tỏa cảng gay gắt hơn nhiều. Đã thế, những đóng góp canh tân, chẳng hạn như trường hợp của Nguyễn Trường Tộ, không được sự quan tâm của triều đình.
«Nhưng sau khi đệ trình lên cách giải quyết, thì không được thi hành nên ông có lẽ chán nản, và xin về Nghệ An (ngày 10 tháng 4 năm 1866) [20]. Trong bức thư gửi Trần Tiễn Thành (viết từ Nghệ An đề ngày 15 tháng 6 năm 1866), thì tâm trạng của ông lúc bấy giờ khá u uất. Một phần vì ông nóng lòng việc canh tân đất nước, một phần vì thấy vua và một số quan lại bảo thủ hãy còn nghi kỵ mình» (5)
Tuy nhiên, công cuộc vận động của ông vẫn được duy trì một cách nhẫn nại, cho đến năm 1871. Ông mất đột ngột vào năm mới 41 tuổi.
Hòa ước Giáp Thân 1884 hay còn có tên là Hòa ước Patenôtre (Pa-tơ-nốt), là hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 tại kinh đô Huế. Điều 19. Các điều ước quốc tế hiện nay sẽ thay thế các điều ước được ký kết ngày 15 tháng 3, ngày 31 tháng 8 và 23 tháng
11 năm 1874.(6). Với Hòa ước này, Việt Nam càng lúc càng chịu sự đô hộ nặng nề hơn của Pháp.
Một trí thức vì căm phẫn với triều đình, tìm cách chống lại nhà vua đến nỗi bị xử chết (Cao Bá Quát) đến một trí thức (dù không bằng cấp cao) nhưng quan tâm đến vận mệnh của đất nước nên đã tìm đủ cách để triều đình làm một cuộc thay đổi, cho kịp đà phát triển ...mỗi người một cách thế; nhưng nói cho cùng, đó mới chính là thái độ rất đáng được kính trọng của kẻ sĩ. Còn những Tiến sĩ "Nổ" thời buổi ngày nay, không biết có xứng danh là một kẻ sĩ, hiểu theo cách như hai trường hợp được kể đến như thế không?!...
Đặng Quang Chính
__._,_.___