On Tuesday, March 15, 2016 1:38 PM, sac le <> wrote:
ĐÈN NÀO CAO CHO BẰNG ĐÈN CHÂU ĐỐC, GIÓ NÀO ĐỘC CHO BẰNG GIÓ GÒ CÔNG?
BS Lê Văn Sắc
Tuần vừa qua, tham dự một cuộc tập hát “trích đoạn” của bài Trường Ca của Phạm Duy “Con Đường Cái Quan” thấy có câu “Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc, Gió nào độc cho bằng gió Gò Công?”, tôi bèn thắc mắc là trong kho tàng văn chương và lịch sử của Miền Nam, chưa bao giờ thấy đề cập đến một ngọn đèn nào cao, trừ đèn hải đăng ở trên đỉnh núi của Vũng Tầu, chứ đừng nói gì đến Châu Đốc. Mà đèn Hải Đăng Vũng Tầu không phải do chính quyền Việt Nam thời xưa thiết lập mà do Chính Quyền Bảo Hộ Pháp dựng lên để chỉ dẫn cho các tầu giao thông ngoài biển. Châu Đốc giáp ranh Hà Tiên, lại ở trong nội địa, không ăn ra biển, do đó Châu Đốc không có hải đăng. Thế thì đèn cao của Châu Đốc là đèn nào?
Tra trong “kho tàng văn chương” miền Nam thì chỉ thấy vài câu ca dao có đề cập đến (Đèn Cao Châu Đốc) nhưng không biết rõ câu ca dao có từ bao giờ? Việt Nam chỉ sở hữu Châu Đốc từ năm 1757 do vua Chân Lạp (Campuchia hiện nay) là Nặc Nguyên nhường cho Chúa Nguyễn. Vậy đèn cao Châu Đốc, nếu có, là đèn có từ sau thời Pháp Thuộc hay ít ra cũng từ lúc dân Bắc Việt vào sinh sống tại Miền Nam.
Cũng theo lịch sử Việt Nam thì Nặc Nguyên đã luôn đàn áp, áp chế Nước Chiêm Thành (Cônman), lại thông đồng với Chúa Trịnh để đánh Chúa Nguyễn tại Miền Nam (thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát) nên Chúa Nguyễn không giúp Nặc Nguyên để chống lại một vua khác của Chân Lạp, nên Nặc Nguyên thua phải chạy sang Hà Tiên –tức là thua phải chạy sang phía đối nghịch là Việt Nam để lánh nạn, sau phải xin dâng Miền Thủy Chân Lạp (là miền ngập nước của nước Chân Lạp), mà đầu tiên là 2 phủ Tầm Bôn (Tân An) và Lôi Lạp (Gò Công) cho Chúa Nguyễn để cầu hòa nên Miền Thủy Chân Lạp thuộc về Việt Nam (1757, thời chúa Nguyễn Phúc Thuần) (mà ngày nay Campuchia muốn đòi đất lại một cách vô vọng)… và Cao Miên, Campuchia, Chân Lạp bị mất Châu Đốc là hậu quả của những chiến tranh do Chân Lạp (Campuchia) gây hấn, thua phải nhường lãnh thổ để cầu hòa [Lãnh thổ Châu Đốc nguyên là đất thuộc nước Chân Lạp, gọi là Tầm Phong Long (Kompong Long). Năm 1757, vua Chân Lạp nhường cho chúa Nguyễn, chúa Nguyễn giao cho Nguyễn Cư Trinh vào cai trị và thành lập đạo Châu Đốc cùng với đạo Tân Châu và đạo Đông Khẩu (Sa Đéc)].
Trong lịch sử không hề có một tài liệu nào nói Châu Đốc có Đèn Cao và Đèn Cao đó được dựng lên lúc nào và xử dụng để làm gì, chỉ thấy ca dao có nói phớt qua như vừa viết ở trên. Còn theo ông Huy Vũ, mới đây, trong cuốn Quê Hương Niềm Đau và Nỗi Nhớ, nơi Chương 18 đã nêu lên 3 nguồn giả thuyết của ông Hứa Hoành, ông Nguyễn Văn Hầu và “lịch sử” (?) kể chuyện ông Nguyễn Hữu Thoại (sau đổi Nguyễn Văn Thoại), một vị quan phụ trách đào sông Vĩnh Tế của Châu Đốc… và theo cả 3 tài liệu này chỉ nói đến các ngọn đuốc mà không nói đến Đèn Châu Đốc. Chắc chắn tổ tiên ta không “dốt” đến độ không phân biệt được đuốc với đèn… Trong cả 3 tài liệu đều nói đến đuốc, tức là những bó đuốc làm bằng cành cây khô, mà như vậy rất mau tàn, không thể kéo dài cả đêm, tức là “lính tráng hay dân phu cứ phải trèo lên ngọn cây làm trụ đèn” để thay đuốc hoài (mà hàng trăm ngọn là ít). Theo cô giáo Giang Hồng Anh là người từng nghe bà nội (ở Bạc Liêu) có ru các cháu bằng các câu ca dao nói đến Đèn Cao Châu Đốc và đã thấy một số đèn cao loại ấy thắp trên các đỉnh mấy trụ đèn chứ không phải là đuốc cột ngang trên đầu trụ đèn (bằng tre hay gỗ cành, gỗ vụn thời xa xưa). Trở lại thời Việt Nam bị bảo hộ bởi chính quyền Pháp, ở thành phố (như ở Hà Nội, Saigon…), người Pháp thường cho dựng những cột đèn mà đèn là những bình chứa dầu đốt liên tục cả đêm.
Mặt khác, người Việt Nam, trước khi bị Pháp đô hộ, đã biết dùng dầu đậu phọng, dầu thầu dầu và dầu trai (thông?) đốt ban đêm và kéo dài được cả đêm. Vậy nếu không phải đèn đường ở Châu Đốc do Pháp thiết dựng ở các vỉa hè đường phố thì cũng là các đèn dầu (đậu phọng, thầu dầu, thông) do quan quyền Việt Nam dùng đốt sáng một số nơi (chung quanh các dinh quan quyền) và vì các cột đèn chung quanh dinh trại này cao nên mới có chuyện Đèn Cao Châu Đốc. Nhưng vì cô giáo Giang Hồng Anh chưa bao giờ được đi qua Châu Đốc và chỉ ở Bạc Liêu nên chỉ thấy Đèn Cao Bạc Liêu mà thôi…
Tóm lại câu “Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc, Gió nào độc bằng gió Gò Công” chắc chắn không phải là chuyện liên can đến việc đào Kinh Vĩnh Tế và cũng chưa có một báo cáo nào (về văn chương, tài liệu hay y tế) cho biết gió Gò Công độc. Vùng độc là vùng có nhiều muỗi Anophele truyền bệnh sốt rét, mà người Việt mình thường lầm, cho rằng vùng nước độc, mà bệnh sốt rét là bệnh ngã nước (bịnh do ăn, uống, do nước truyền cho chứ không biết là do muỗi truyền. Hai miền nổi tiếng là “vùng nước độc” là vùng Thái Nguyên Thượng Du Bắc Việt và Vùng Năm Căn Cà Mâu vì có nhiều muỗi “đòn sóc” Anophene.
(Xin đọc thêm các tài liệu dưới: Bản đồ vùng Châu Đốc-Hà Tiên và các bài viết liên quan).
BS Lê Văn Sắc
1. Bản Đồ Nam Bộ Việt Nam
Năm sau Mạc Thiên Tứ dâng thư về nói rằng Nặc Nguyên xin dâng hai phủ Tầm Bôn (Tân An) và Lôi Lạp (Gò Công) để chuộc tội, và xin cho về nước. Chúa Nguyễn không muốn cho. Bấy giờ ông Nguyễn Cư Trinh dâng sớ bày tỏ cách khai thác nên dùng kế "tầm thực" nghĩa là nên lấy dần dần như con tầm ăn lá, thì mới chắc chắn được. Chúa Nguyễn nghe lời ấy bèn nhận hai phủ và cho Nặc Nguyên về Chân Lạp.[13]
Nặc Nguyên nước Chân Lạp trình bày rằng việc đánh cướp Côn Man là do tướng Chiêu Chùy ếch gây ra, nay xin hiến đất hai phủ Tầm Bồn, Lôi Lạp và nộp bù lễ cống còn thiếu về ba năm trước để chuộc tội. Mạc Thiên Tứ đem việc tâu lên. Chúa cùng các quan bàn, ra lệnh bắt Chiêu Chùy ếch đem nộp. Nặc Nguyên trả lời rằng ếch đã bị xử tử rồi. Khiến bắt vợ con. Nguyên lại kiếm cớ xin tha. Chúa biết là nói dối, không y lời xin.
Nguyễn Cư Trinh kíp tâu rằng : “Từ xưa việc dụng binh chẳng qua là để trừ diệt bọn đầu sỏ và mở mang thêm đất đai. Nặc Nguyên nay đã biết ăn năn xin hàng nộp đất, nếu truy mãi lời nói dối ấy thì nó tất chạy trốn. Nhưng từ đồn dinh Gia Định đến La Bích, đường sá xa xôi, nghìn rừng muôn suối, không tiện đuổi đến cùng. Muốn mở mang đất đai cũng nên lấy hai phủ này trước để củng cố mặt sau của hai dinh. Nếu bỏ gần cầu xa, e rằng hình thế cách trở, binh dân không liên tiếp, lấy được tuy dễ, mà giữ thực là khó. Khi xưa mở mang phủ Gia Định tất phải trước mở đất Hưng Phước, rồi đến đất Đồng Nai, khiến cho quân dân đông đủ, rồi sau mới mở đến Sài Gòn. Đó là cái kế tằm ăn dần.
Nay đất cũ từ Hưng Phước đến Sài Gòn chỉ hai ngày đường, dân cư còn chưa yên ổn, quân giữ cũng chưa đủ nữa là. Huống từ Sài Gòn đến Lâm Bôn, xa sáu ngày đường, địa thế rộng rãi, dân số đến vạn người, quân chính quy đóng giữ thực sợ chẳng đủ. Thần xem người Côn Man giỏi nghề bộ chiến, người Chân Lạp cũng đã sợ lắm. Nếu cho họ đất ấy khiến họ chống giữ, “lấy người Man đánh người Man”, cũng là đắc sách. Vậy xin cho Chân Lạp chuộc tội, lấy đất hai phủ ấy, ủy cho thần xem xét hình thế, đặt lũy đóng quân, chia cấp ruộng đất cho quân và dân, vạch rõ địa giới, cho lệ vào châu Đinh Viễn, để thu lấy toàn khu”.
Sau khi vua Gia Long lên ngôi, năm 1805 niên hiệu Gia Long thứ 3, đã đặt lại địa giới hành chính Châu Đốc thuộc trấn Hà Tiên, Châu Đốc lúc này gọi là Châu Đốc Tân Cương. Năm 1808, Châu Đốc thuộc huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh, thuộc Gia Định thành. Năm 1815, triều Nguyễn cho xây thành Châu Đốc. Đến1825, Châu Đốc tách riêng thành Châu Đốc trấn.
Năm 1832 niên hiệu Minh Mạng 13, vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh, phủ Gia Định chia thành Nam Kỳ lục tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, Hà Tiên và An Giang. Trấn Châu Đốc đổi thành tỉnh An Giang. Thành Châu Đốc, vùng đất mà nay là thành phố Châu Đốc, là tổng Châu Phú thuộc huyện Tây Xuyên và trở thành tỉnh lỵ của tỉnh An Giang nhà Nguyễn (thành Châu Đốc khi đó nằm ở khoảng giữa của huyện Tây Xuyên, huyện này gồm cả phần đất nay thuộc đông nam tỉnh Takeo Campuchia). Đồng thời Minh Mạng cho đặt chức tổng đốc An Hà, lỵ sở tại thành Châu Đốc, cai quản 2 tỉnh An Giang và Hà Tiên (gồm phần lớn đồng bằng sông Cửu Long ngày nay)[6].
Để xứng đáng là tỉnh lỵ của một trong sáu tỉnh Nam Kỳ (tỉnh An Giang thời đó bao gồm các phần đất mà nay là các tỉnh thành An Giang, Cần Thơ,Hậu Giang, Sóc Trăng, một phần của các tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu của Việt Nam, và một phần của tỉnh Takeo Campuchia), năm 1831 niên hiệu Minh Mạng 12[7], vua Minh Mạng cho triệt phá thành (đồn) Châu Đốc cũ (1815), xây dựng thành Châu Đốc mới theo hình bát quái, ở phía đông đồn Châu Đốc cũ. Theo Nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ Lục tỉnh 1836 của Nguyễn Đình Đầu, tổng Châu Phú khoảng những năm 1836-1839 có các thôn làng sau: Vĩnh Tế Sơn, Vĩnh Ngươi, Vĩnh Phước, Vĩnh Hội, Vĩnh Khánh, Nhơn Hội, Nhơn Hòa, Long Thạnh, Bình Thạnh, An Thạnh, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thành, An Nông, Hưng An, Khánh An, Phú Cường, Vĩnh Bảo, Vĩnh Thọ, Vĩnh Thông, Vĩnh Lạc, Vĩnh Điều, Vĩnh Trung, Vĩnh Trường, Thới Hưng, Thân Nhơn Lý,...
Mạc Cửu, born Mò Jǐu (鄚玖; 1655–1736) was a Chinese adventurer who played a role in relations between Cambodia and the Nguyen court.[1]
He was born in Leizhou, Guangdong. Sometime between 1687 and 1695,[2] the Cambodian king sponsored him to migrate to Banteay Meas, where he at first served as chief of a small Chinese community, with the Khmer title Okna.[3] By 1700, he had established an independent[citation needed] kingdom at Hà Tiên, known variously as Gangkouguo (港口國), Bendiguo, or Hexian Zhen inChinese, and Cancao, Peam, or Pontomeas by Europeans.[4] The town of Hà Tiên was originally known under the Khmer ព឵ម name of Piem or Peam(also Pie, Pam, Bam), the Khmer for "port", "harbour" or "river mouth".
Mạc Cửu later switched allegiance to the Nguyen.[5] He sent a tribute mission to the Nguyen court in 1708, and in return received the title of Tong Binh of Hà Tiên.[6] He died in 1735.[7]
ĐÈN NÀO CAO CHO BẰNG ĐÈN CHÂU ĐỐC ?
(Chương 18 của cuốn “Quê Hương Niềm Đau và Nỗi Nhớ”) Tác Giả: Huy Vũ Trong thời gian trên dưới mười năm sống và làm việc tại thị xã Châu Đốc, không biết bao nhiêu lần tôi đã được nghe nhắc đến câu ca dao:
Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc Gió nào độc cho bằng gió Gò Công. Hay: Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc Đất nào dốc cho bằng đất Nam Vang.
Nên có đôi lúc tôi tự hỏi là, do những sự kiện hay sự cố nào mà lại có sự tích: “ĐÈN NÀO CAO CHO BẰNG ĐÈN CHÂU ĐỐC”. Đi tìm lời giải thích cho sự tích này, tôi thấy được một vài lời giải thích sau đây:
1/ Nhà văn Hứa Hoành, trong bài báo nói về “Năm Thìn Bão Lụt (1904)” đăng trong “Giai Phẩm Xuân Canh Thìn 2000” viết: “Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc, kể lại sự tích đào kinh Vĩnh Tế. Đây là con kinh dài nhất Nam Kỳ, non 100 kilô mét, nối từ Châu Đốc tới Giang Thành Hà Tiên. Kinh khởi công năm 1819 (cuối đời Gia Long) đến 1820 ngưng lại (vì Gia Long băng hà). Vua Minh Mạng nối ngôi, kế tục công trình từ năm 1822 tới năm 1824 hoàn thành. Trong việc đào kinh phải sử dụng tất cả khoảng 80.000 dân phu với dụng cụ thô sơ là cuốc xẻng. Miền nam nóng gay gắt, ban ngày đào kinh cực nhọc nên phải đào ban đêm. Muốn con kinh được ngay thẳng, phải cắm những cây sào làm mốc (tiêu điểm) trên ngọn có cây đuốc, để nhắm hướng mà đào. Từ đó có sự tích: Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc.”
2/ Học giả Nguyễn Văn Hầu, trong cuốn “Thoại Ngọc Hầu Với Những Công Trình Khai Phá Miền Nam (trang 192)” viết: “Để cho con kinh được ngay, người ta đợi lúc ban đêm, rẽ sậy rạch hoang, đốt đuốc trên đầu những cây sào cao rồi nhắm hướng theo đường thẳng mà cặm. Muốn điều khiển những cây sào lửa ấy cho ngay hàng, người ta cầm một cây rọi to, đứng trên cao phất qua phất lại ra hiệu cho người cầm sào tìm đúng vị trí.”
3/ Sử liệu cũng chỉ đề cập đơn sơ rằng: “Để cho đường kinh được thẳng, Nguyễn Văn Thọai cho đốt đuốc trên đầu những cây sào dài, về ban đêm những cây sào lửa ấy là những cọc tiêu để nhắm đường kinh cho ngay thẳng.
Qua ba lời giải thích trên đây, ta thấy mỗi lời giải thích theo một hướng khác nhau. Theo ông Hưá Hoành thì đó là những bó đuốc trên đầu những cây sào cao để cho dân phu đào kinh vào ban đêm nhắm hướng đào cho thẳng. Theo cụ Hầu thì đó là những bó đuốc trên đầu những cây sào cao để giúp cho những người có nhiệm vụ cắm những cây sào nọc trong đêm tối, nhắm hướng đệ cặm chúng theo một đường thẳng.
Theo sử liệu thì những “cây sào lửa” vào ban đêm là những “cọc tiêu” để nhắm đường kinh cho ngay thẳng. Tóm lại ta có thể có một kết luận chung rằng: Trong thời gian đào kinh Vĩnh Tế từ năm 1819 đến 1824, trên vùng trời Châu Đốc vào ban đêm có những ngọn đèn hay ngọn đuốc rất cao mà người ta có thể nhìn thấy từ xa, song những ngọn đuốc cao ấy là ngọn đuốc nào, và được dùng làm gì trong thời gian đào kinh, thì những lời giải thích xem ra đều mập mờ khó hiểu. Để tìm hiểu về những ngọn đèn cao này là những ngọn đèn nào, và chúng đóng vai trò gì trong việc đào kinh, ta thử phân tích những lời giải thích này.
A/ Theo ông Hứa Hoành thì những bó đuốc này được dùng vào việc nhắn hướng đào vào ban đêm cho kinh được ngay thẳng. Thọat nghe, ta thấy cũng có lý. Nhưng suy nghĩ kỹ, lại thấy không ổn, bởi các lẽ sau đây:
- Kinh Vĩnh tế ngay vào lúc đào, theo một tài liệu bằng Hán Văn của Trịnh Hoài Đức có kích thước là “hoành thập ngũ tầm, thâm lục xích”. Đổi tầm và xích ra thước Tây hay mét, thì kinh có chiều rộng là 30m và sâu là 2,4m.
Trong việc đào kinh, để tránh đất ở hai bên bờ kinh không bị lở hay truồi trong tương lai, người ta phải đào thế nào, cho thành kinh có một độ dốc nào đó. Muốn có độ dốc này, thì bề ngang của đáy kinh thường phải nhỏ hơn bề ngang của mặt kinh. Như vậy, nếu chiều rộng mặt kinh là 30m, thì chiều rộng của đáy kinh ít nhất cũng phải là 28m. Căn cứ vào kích thước này, thì cứ mỗi mét đào tới, dân phu phải đào, cuốc, xúc mang đi một khối đất là: (30m+28m)/2 x 2,4m x 1m = 69,6 m3
- Khi đào kinh bằng nhân lực, người ta không thể tập trung quá đông người vào một đoạn kinh ngắn nào đó, vì làm như thế năng xuất lao động sẽ giảm và tai nạn lao động sẽ tăng lên, nên dân phu đào kinh được chia thành từng toán, trải dài theo kinh. Mỗi mét đào tới dân phu phải mang một khối đất gần 70 mét khối, ra khỏi lòng kinh để đắp hai con lộ chạy dọc theo hai bờ kinh nưã. như một bài vè đã ghi lại từ thời ấy:
“Chia ba người một thước
Đào sâu xuống nước
Hai thước sáu ba
Bề ngang đào qua
Là sáu thước chẵn
Việc mần mệt nặng
Kẻ cuốc người rinh
Chừa hai bên kinh
Đắp hai con lộ…”
- Như thế mỗi toán nhỏ này dù chỉ đào một phần chiều sâu và một phần chiều ngang thôi, thì mỗi đêm cũng chỉ có thể “tiến” về phía trước được một đoạn dài khoảng 4 hay 5 mét là cùng. Với tốc độ đi tới, chậm hơn sên bò nữa, liệu có cần phải có những bó đuốc thật cao để nhắm hướng không? Chắc chắn là không rồi.
B/ Theo cụ Hầu, thì những bó đuốc cao này là những cây sào lửa dùng để cắm nọc trong việc đào kinh, và sở dĩ người ta phải cặm những cây nọc vào ban đêm, không phải là để tránh nắng gay gắt, mà là vì vùng đào kinh quá rậm rạp, khiến việc điều chỉnh để cắm những cây mốc hay cây nọc theo một đường thẳng vào lúc ban ngày gặp khó khăn. Do đó, nhóm người có nhiệm vụ cắm những cây mốc này phải đợi vào lúc đêm tối “đốt đuốc trên đầu những cây sào cao, rồi nhắm hướng theo đường thẳng mà cặm”. Lời giải thích của cụ Hầu nghe thoáng qua cũng hợp lý lắm, song nghĩ kỹ lại thấy lấn cấn.
Trước khi đào một con kinh, ngày xưa cũng ngày nay, người ta thường phải cắm hai hàng cọc mốc, để xác định rõ hai mép của con kinh phải đào. Lấy một đoạn kinh nào đó để khảo sát ta thấy, hai hàng cọc này thường song song với nhau và phần đất ở giữa là chiều rộng của mặt kinh phải đào. Những cây cọc được dùng làm cây mốc, trong trường hợp vùng đào kinh không quá rậm rạp, thường là những đoạn cây nhỏ, bằng gỗ hay bằng tre nhưng phải thẳng cho dễ nhắm hướng. Sau khi đã cắm hay đóng sâu xuống mặt đất để gió bão hay súc vật không làm chúng nghiêng ngả, phần còn lại trên mặt đất của cây mốc vẫn còn đủ cao để người đào kinh có thể nhận ra được dễ dàng.
Dĩ nhiên, trước khi đóng những cây mốc sâu và chắc xuống mặt đất, người ta phải ngắm nghía và điều chỉnh thế nào để thân những cây mốc ấy chẳng những phải thẳng đứng và còn phải thẳng hàng với nhau nữa. Điều này còn có nghiã là những cây nọc này cùng nằm trong một mặt phẳng thẳng đứng duy nhất. Trong hình học không gian, cứ hai đường thẳng song song xác định một mặt phẳng, và bất kỳ một đường thứ 3 nào song song và thẳng hàng với hai đường thẳng có trước này sẽ phải cùng nằm trong mặt phẳng ấy. Như vậy, mỗi hàng cọc mốc trong một đọan kinh nào đó còn là một mặt phẳng duy nhất trực giao với mặt đất, và giao tuyến của mặt phẳng này với mặt đất chính là một trong hai đường mép của con kinh mà người ta muốn đào.
Những cây cọc dùng làm cây mốc trong việc đào kinh ngày nay thường chỉ dài hay cao từ 0,5 đến 1 mét. Còn những cây cọc dùng làm cây mốc ở kinh Vĩnh Tế ngày xưa, theo cụ Hầu, là những cây sào rất dài từ 4 đến 5 mét hay hơn nưã. Vì phải cắm vào ban đêm trong một vùng đất có nhiều cây cối rậm rạp, nên người xưa còn phải cột thêm vào đầu cây sào dài ấy một bó đuốc đang cháy nữa cho dễ thấy và dễ ngắm, trong việc điều chỉnh chúng thẳng góc với mặt đất và thẳng hàng với nhau.
Với cung cách cắm những cây mốc lửa để xác định mép kinh, như cụ Hầu dẫn giải, liệu các cụ ta ngày xưa có thể cắm được những cây sào lửa rất cao ấy vừa thẳng đứng với mặt đất lại vừa thẳng hàng với nhau một cách vững chắc không? Câu trả lời dường như là rất khó hay không thể làm được, vì các lẽ sau đây:
1. Để cắm những cây mốc được thẳng hàng, ngày xưa cũng như ngày nay, thì trước hết người ta phải cắm hai cây mốc chuẩn, tạm gọi chúng là M1 và M2, cùng thẳng góc với mặt đất, và cùng nằm trên đường mép kinh của con kinh và cách nhau một khoảng cách vừa phải. Về phương diện lý thuyết, M1 và M2, xác định một mặt phẳng cố định P nữa.
Sau đó, người ta dùng M1 và M2 làm chuẩn để ngắm nghía và điều chỉnh cắm cây mốc M3. Dĩ nhiên, trong khi điều chỉnh, người ta phải làm thế nào cho M3 vừa song song vừa thẳng hàng với M2 và M1. Nói khác đi là M3 cũng nằm trong mặt phẳng cố định P đã được xác định bởi M1 và M2. Khi cắm nọc dọc theo đường mép kinh, có nghĩa là phải dần dần tiến về phía trước, nên người ta có thể quên M1, và dùng M2 và M3 làm chuẩn để cặm M4. Tiếp tục như thế để cặm M5, M6 cho tới cây mốc chót Mx cho một đoạn kinh nào đó.
2. Trên đây là trường hợp thông thường, cắm nọc vào ban ngày ban mặt, và trong vùng quang đãng hay tương đối quang đãng. Nhưng ở kinh Vĩnh Tế, theo cụ Hầu, người ta lại cắm những cây mốc trong một vùng cây cối um tùm rậm rạp, nên không thể ngắm nghía trực tiếp từ thân cây mốc M1 và M2, để cắm cây mốc M3 được, mà lại phải dùng những cây mốc làm bằng những cây sào dài và trên đầu cây sào ấy lại còn cột thêm một bó đuốc lớn nữa, để có thể ngắm nghía trong đêm tối qua tâm bó đuốc chứ không qua thân cây sào dài.
Nói thế có nghĩa là mặt phẳng cố định P trong trường hợp này được xác định bằng điểm, chứ không phải bằng hai đường thẳng song song M1 và M2 nữa, vì khi ngắn nghía để điều chỉnh cắm M3 người ta đâu có nhìn thấy thân cây sào, mà chỉ thấy những đốm lửa trên đầu cây sào thôi. Trong hình học không gian người ta cần tới ba điểm không thẳng hàng để xác định một mặt phẳng.
Như vậy khi cắm những cây mốc vào ban đêm, người ta cần tới ba ngọn đuốc chuẩn để xác định mặt phẳng chuẩn P. Mặt phẳng này chẳng những phải thẳng góc với mặt đất mà còn phải chứa thân (dù không nhìn thấy được) của cả ba cây đuốc được dùng làm những cây mốc chuẩn nữa.
Nói một cách khác là lúc đầu người ta dùng tâm của những bó đuốc trên đầu những cây sào M1, M2 và M3 để xác định mặt phẳng thẳng đứng cố định P, rồi điều chỉnh tâm của bó đuốc trên đầu cây sào M4 lọt vào mặt phẳng này để cắm M4. Rồi sau đó tiếp tục dùng tâm của M2, M3, M4 để cặm M5.. ..
Có một điều khá quan trọng cần phải nói rõ hơn là, ở đây cặm những cây nọc dài 4 hay 5 mét trên đầu lại còn cột thêm một bó đuốc nữa nên không thể dùng búa đóng thẳng xuống đất, mà phải đào sâu trôn chặt, vừa tốn công, vừa mất thì giờ, và cũng không dễ dàng gì trong việc điều chỉnh M4 cùng song song và thẳng hàng với M3, M2, và M1 khi không hề nhìn thấy thân hình của chúng mà chỉ thấy ngọn đuốc trên đầu chúng mà thôi.
Như vậy, muốn cho thân những cây sào mốc và tâm của những đốm lửa trên đầu chúng, vào lúc cho lệnh cặm cây mốc thứ tư, cùng nằm trong một mặt phẳng thẳng đứng duy nhất, cần phải hội đủ các điều kiện sau đây:
1- Bản thân những cây sào mốc dài này phải rất thẳng, có nghĩa là 3 điểm, gốc – giữa – ngọn, phải luôn luôn thẳng hàng hay cùng nằm trên một đường thẳng.
2- Tâm của bó đuốc cột trên đầu cây sào mốc phải luôn luôn nằm trong đường thẳng của mỗi cây sào, có nghĩa lã 4 điểm thẳng hàng. 3- Trong lúc điều chỉnh cho tâm của bó đuốc cuả cây mốc thứ tư nằm trong mặt phẳng P thì thân và tâm của cả bốn cây sào mốc (tuy không nhìn thấy) phải cùng vẫn ở vị thế thẳng góc với mặt đất và thẳng hàng với nhau.
Vào thời gian đào kinh Vĩnh tế, nghĩa là vào khoảng gần 200 năm trước đây, dường như tất cả 3 điều kiện trên đây rất khó thực hiện, vì:
- Những cây cọc dùng làm cây sào mốc khi đào kinh Vĩnh Tế chắc chắn không phải là những thanh thép dài và cứng, và cũng không phải là những thanh cây (gỗ) dài được cưa cắt thẳng thắn. Nếu là thanh cây dài mà thân nhỏ, thì khi dựng đứng giữa trời sẽ không còn ngay thẳng được nữa, và nếu dài mà thân lớn để khi dựng lên mà vẫn còn đủ cứng đứng ở vị thế thẳng đứng, thì lại quá nặng nề rất khó di chuyển và cũng không thể có nhiều được.
Những cây sào mốc cao mà cụ Hầu đề cập là những cây sào bằng tre thẳng và thân không lớn lắm. Song những cây tre như thế, dù là vào rừng tre đi nữa, cũng không phải là dễ kiếm. Do đó, có lẽ người ta phải lựa những cây tre tương đối thẳng, đem hơ lửa, rồi uốn nắn cho thật thẳng để dùng làm cây sào mốc. Một cây mốc cao làm bằng thân một cây tre dài, tất nhiên có phần gốc to và cứng, phần ngọn nhỏ và mềm, nên khi dựng đứng chơi vơi giữa trời một mình nó thôi, liệu còn là một cây sào thẳng đứng nưã không?
- Thân một cây tre được dùng làm cây sào mốc, cho dù khi dựng đứng lên vẫn thẳng như thường. Nhưng bây giờ người ta lại cột thêm vào ngọn của nó, không phải là một cọng nhang, mà là một bó đuốc. Như vậy liệu 4 điểm (gốc, giưã, ngọn, và tâm bó đuốc nó vẫn còn thẳng nữa không ? Nói khác đi là trong trường hợp này, tâm đốm lửa của bó đuốc cột trên ngọn cây sào, không chắc còn nằm trên đường thẳng của cây sào nữa.
- Trong kỹ thuật đốt đuốc, một cây đuốc ở vị thế thẳng góc với mặt đất không thể cháy lâu dài được. Thật vậy, những ai đã từng đốt đuốc đi trong đêm tối chắc biết rõ điều này. Một bó đuốc khô bằng sậy hay bằng nứa đang cháy sáng ở vị thế nằm ngang song song với mặt đất, ngọn lửa bén vào thân cây đuốc cháy một cách dễ dàng. Nếu giữ điểm gốc cố định và cho điểm ngọn di động. Càng xuống thấp bao nhiêu, thì ngọn lửa càng bén nhanh vào thân cây đuốc bấy nhiêu. Càng lên cao bao nhiêu, thì ngọn lửa bén vào thân cây đuốc càng chậm bấy nhiêu. Khi ngọn lửa lên tới vị trí cao nhất, nghĩa là thân cây đuốc thẳng góc với mặt đất, thì dường như ngọn lửa bén vào thân cây đuốc một cách rất khó khăn, nên chỉ ít phút sau ngọn đuốc không còn cháy sáng được nữa. Khi những cây sào lửa ở vị thế thẳng đứng không thể cháy sáng lâu hơn 9 hay 10 phút, thì làm sao người ta có đủ thì giờ vừa giữ cho những cây sào lửa luôn luôn thẳng góc với mặt đất, lại vừa phải đào sâu trôn chặt nữa giửa một vùng cây cối um tum và rậm rạp vào ban đêm được. Giả dụ cả ba điều kiện kể trên được thỏa mãn, và việc cắm những cây mốc được thực hiện y chang như cụ Hầu diễn tả, thì thời gian đốt đuốc để làm công việc này cũng không đủ dài để tạo nên sự tích “đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc”. Thật vậy, cắm những cây mốc là công việc đi tới và chỉ cần làm một lần là đủ. Dù là trong một vùng rậm rạp, toán cắm nọc trong một đêm cũng có thể đi tới được ba, bốn cây số. Như vậy chỉ cần tối đa là 30 đêm, người ta có thể hòan tất được một chiều dài non 100 cây số.
Ba mươi (30) chia cho thời gian 4 năm đào kinh, như vậy mỗi năm trung bình chưa quá 10 đêm đốt đuốc để đi cắm nọc, thì làm sao người dân trong và quanh vùng nhận ra được hiện tượng “đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc”. Tóm lại, dưa vào thực tế và căn bản toán học lời giải thích cuả cụ Hầu dường như khó có thể chấp nhận được.
C/ Theo sử liệu thì để cho đường kinh được thẳng, Nguyễn Văn Thọai cho đốt đuốc trên đầu những cây sào dài, về ban đêm những cây sào lửa ấy là những “cọc tiêu” để nhắm “đường kinh” cho ngay thẳng. Nói một cách chung chung và tổng quát như thế nên rất khó hiểu. Song suy nghĩ kỹ ta mới thấy lời giải thích này là thích hợp hơn cả.
Qua sử liệu người ta được biết, trước khi tiến hành đào kinh Vĩnh Tế, nhà Nguyễn đã cho điều nghiên rất kỹ lưỡng. Công việc này đã được thực hiện làm nhiều giai đọan. Khởi đầu bằng việc phát cỏ vào năm 1918 dọc theo con kinh.
Rồi tiếp đến là việc cử một toán chuyên viên tiền phong, gồm mười chiếc ghe đi sâu vào vùng dự trù đào kinh để phác họa những đường nét cơ bản của con kinh, cùng khảo sát kỹ lưỡng về hiện trạng cây cối, mực độ thủy chiều, tính chất đất đai và thế đất cao thấp, v.v.. cho từng đoạn và được ghi chép đầy đủ.
Như vậy, ta có thể tin rằng đoàn khảo sát ít nhất cũng đã họach định rõ ràng trên bản đồ cũng như ngoài địa thế tất cả những điểm quan trọng mà con kinh phải đi qua. Nói một cách khác là đã xác định rõ ràng những đoạn kinh thẳng nối tiếp nhau, tạo thành “đường kinh” hay “đường tâm kinh”, như khởi đầu từ điểm A chạy thẳng đến điểm B, rồi đổi hướng chạy thẳng tới điểm C, và sau đó lại đổi hướng chạy thẳng tới điểm D, v.v.., và cuối cùng ngừng lại tại điểm X. Những điểm này tất nhiên chẳng những được ghi lại trên bản đồ, mà còn được đánh dấu ngoài địa thế bằng những “cọc tiêu” vừa cao, vưà to, và chắc chắn nưã.
Kinh Vĩnh Tế tuy dài nhưng những điểm mà kinh đổi hướng hay đổi chiều lại rất ít, nên những cây cọc tiêu chính này thường rất xa nhau. Vào ban ngày, từ một cọc tiêu nào đó người ta rất khó thấy hay không thể thấy được cây cọc tiêu kế tiếp, nên vào ban đêm phải đốt lưả trên đầu những cây cột tiêu này cho dễ nhận ra. Khi một toán dân công hay dân quân được đưa tới để đào một đoạn kinh nào đó, người ta chỉ việc ngắm hai cây “cọc tiêu” gần nhau nhất là tìm ra được đường kinh hay đường tâm kinh. Sau đó dựa vào đường này và chiều rộng của lòng kinh để xác định hai đường thẳng song tượng trưng cho hai mép cuả đoạn kinh muốn đào.
Sử liệu cũng ghi nhận dân phu đào kinh Vĩnh Tế thường lên tới nhiều ngàn người cùng một lúc. Như vậy người ta không thể tập trung dân phu vào một hay hai địa điểm mà phải phân bố ra nhiều điểm trong một đoạn hay trong nhiều đoạn kinh khác nhau. Tại điểm đứng của mỗi cọc tiêu, Bộ Chỉ Huy đào kinh cắt cử, một hay hai người có bổn phận, cứ đêm đêm đốt lửa trên đầu các cây cọc tiêu đứng ở đầu, ở cuối hay ở trong mỗi đoạn thẳng cuả kinh. Các toán đo đạc trong mỗi đoạn thẳng cuả kinh chỉ cần dưạ vào các đốm trên đầu các cọc tiêu này tìm ra đường tâm kinh, rồi căn cứ vào đường này để xác định đường mép kinh của đoạn kinh phải đào.
Khi làm công việc này, các toán chuyên viên chỉ cần cho một người đứng trên một chòi cao bên ngoài hai cọc tiêu chính, dựa vào hai đốm lửa cố định trên đầu hai cọc tiêu chính, rồi dùng bó đuốc nhỏ trên tay phất qua phất lại, như cụ Hầu mô tả, để điều chỉnh lần lượt từng cọc tiêu phụ cũng là những cây sào cao, nhưng không cần cao bằng hai cọc tiêu chính, với bó đuốc trên đầu, sao cho đốm lửa thứ ba này cùng nằm trong mặt phẳng xác định bởi hai cây mốc chính là cho lệnh cắm cây mốc phụ này.
Tóm lại, hàng chục đốm sáng trải dài và vượt lên khỏi đường chân trời, mà đêm đêm người ta thấy xuất hiện ở vùng Châu Đốc, trong suốt thời gian đào kinh Vĩnh Tế, không phải là những bó đuốc trên đầu những cây sào cao, dùng cho dân phu ngắm nghía để đao kinh được ngay thẳng; cũng không phải là những bó đuốc trên đầu những cây sào cao dùng trong việc nhắm hướng để cắm những cây mốc cho ngay thẳng vào ban đêm trong vùng rậm rạp, mà là những đốm lửa trên đầu những cây “cọc tiêu chính” được dựng lên tại đầu, cuối, hay ở trong mỗi đoạn thẳng cuả kinh, và được dùng để tìm “đường kinh” hay “đường tâm kinh” trước khi cắm những cây nọc xác định hai đường mép kinh cuả đọan kinh sắp đào.
Chính những đốm sáng trên đầu những cây cọc tiêu này đã tạo nên sự tích “Đèn Nào Cao Cho Bằng Đèn Châu Đốc”.
__._,_.___
Posted by: sacvan le