Đại Học chăn Trâu




Wednesday 18 October 2017

SÀI-GÒN: HÒN NGỌC VIỄN-ĐÔNG


SÀI-GÒN:
HÒN NGỌC VIỄN-ĐÔNG
 
I
Tài-liệu nước ngoài
 
        I.1Trong tác-phẩm “Hanoi and Ho Chi Minh City: The Long Struggle of Two Cities” (Hà-Nội và “Thành-Phố HCM”: cuộc gắng sức lâu dài của Hai Thành Phố ấy), độc-giả đọc thấy ở trang 304:
 
Nguồn:
   
 
        Saigon được dùng làm trung-tâm hành-chánh của Nam-Kỳ (vào năm 1862).  Do đó mới bắt đầu việc biến-cải cái phố chợ này thành thủ-phủ của thuộc-địa Đông-Dương, một thủ-đô thường được nhắc đến như là “Hòn Ngọc Viễn Đông”….
I.2/ Trong tác-phẩm “Les Noms de la ville depuis trois siècles” (Các tên-gọi của Thành-Phố Sài-Gòn từ 3 thế-kỉ nay), ở trang 43 tác-giả viết:
Nguồn:
 
 
            Trong số các tên-gọi dành cho Thành-Phố Sài-Gòn, cái tên-gọi làm cho nó hãnh-diện nhất là từ-ngữ xác-định phẩm-chất được dùng trong thời-kì thuộc-địa: “Hòn Ngọc Viễn-Đông”.  Sau đó thì có các tên-gọi khác kém phần thơ-mộng hơn.
 
I.3/ Trong tập tài-liệu nhan đề “Đông Dương” của Phủ Tổng-Ủy Pháp tại Đông Dương (trang 114) phổ-biến tại Cuộc Triển-Lãm Thuộc-Địa tại Marseille năm 1906, có đoạn:
Nguồn:
      
 
        Saigon, thủ-phủ của Nam-Kì, xây quanh vị-trí phòng-thủ của người An-Nam mà quân PhápTây-Ban-Nha tấn-chiếm năm 1859, sau thời-gian tái-thiết đã trở thành “Hòn Ngọc Viễn-Đông” và là “thủ-đô lịch-sử của Đông-Dương” (thuộc Pháp).
 
        I.4/ Trong tác-phẩm “Les Chemins vers la Ville” (Những Con Đường dẫn đến Thành-Phố (Saigon)”, ở trang 114 có đoạn:
Nguồn:
 
 
        Nên nhớ là việc đánh chiếm thuộc-địa đã bắt đầu tại Saigon hơn một phần tư thế-kỉ trước khi bắt đầu tại Hà-Nội (năm 1888). Thành-phố (Saigon) hồi đó được xem là “Hòn Ngọc Viễn-Đông”, một kiểu mặt kính nhà hàng của nền thuộc-địa Pháp… cho đến năm 1902 thì Phủ Toàn-Quyền dời ra Hà-Nội.
 
        I.5/ Trong tác-phẩm “De Saigon à Ho Chi Minh Ville, Une Métropole entre Utopies et Compromis” (Từ Saigon đến 
Thành-Phố Hồ Chí Minh”, một thủ-đô ở giữa Không-TưởngThỏa-Hiệp) của Daniel Weissberg Thái Thị Ngọc Du, ở trang 41 các tác-giả viết:
Nguồn:
 
 
        “Hòn Ngọc Viễn-Đông”, “thành-phố thiên-đường”, đồng-thời với “da trắng, tây-lai và da đỏ”, là nơi pha-chế/thí-nghiệm của nền “vi-mô dân-chủ thuộc-địa” giữa các năm 19251945 (Pháp bị Nhật đảo-chánh)….    
 
II
Tài-Liệu tiếng Việt
 
        II.1/ Trong tác-phẩm “Phong Thủy Việt Nam” của Hoàng Long Hải, độc-giả đọc thấy:
“Bởi phía Bắc Đông Dương là “Lục địa Trung Hoa”, phía Tây là “Lục địa Ấn Độ”, nên có khi người ta gọi Đông Dương là Bán Đảo (Bán Đảo Đông Dương). Ngày nay, danh từ ấy ít được dùng tới. Thời Pháp thuộc, có khi người ta gọi Đông DươngViễn Đông” (Far East), SaigonHòn Ngọc Viễn Đông”. Ngày nay, người ta gọi chung vùng nầy là “Đông Nam Á.”
 
II.2/ Trong bài-viết “Đặng Thế Phong: Tài hoa bạc mệnh” đăng trên diễn-đàn Văn Thơ Lạc Việt và nhiều diễn-đàn liên-mạng, tác-giả Lê Hoàng Long đã viết:
“Mùa xuân năm 1941, cô Tuyết cùng (Đặng Thế) Phong từ Nam Định lên Hà Nội để tiễn chân và tạm biệt Đặng Thế Phong vào Sài Gòn (rồi đi Nam Vang). Ở kinh đô xứ Chùa Tháp, ở Hòn Ngọc Viễn Đông một thời gian thấy cuộc sống cũng không được thoải mái như ý mong muốn, Đặng Thế Phong trở về Hà Nội…”
Ông chết ở vùng ngoại ô thành phố Hà Nội ở tuổi 24 vào năm 1942 (dưới thời Pháp-thuộc).
 
II.3/ Theo Từ-Điển Bách-Khoa mở Wikipedia, thì:
        “Thuật ngữ Hòn ngọc Viễn Đông (tiếng Pháp: la perle de l'Extrême-Orient) là một mỹ danh được thực dân Pháp dùng để chỉ thành phố Sài Gòn, thủ đô của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp thời kỳ đầu thế kỷ 20 (Viễn Đông ở đây là chỉ 3 nước thuộc địa ở cực Đông của Pháp, gồm Việt Nam, Lào và Campuchia).
Đầu thế-kỉ 20 là từ 1900 đến 1950 (dưới thời Pháp-thuộc).
 
        II.4/ Bài-viết “Lý Giải Mỹ Danh Hòn Ngọc Viễn Đông” đăng trên mạng ảo vnexpress có đoạn:
        “Sự cạnh tranh của Anh, Pháp trong việc “khai hóa” các nước thuộc địa. Từ những năm 1895, Pháp tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng ở thuộc địa nhằm phát triển kinh tế. Họ đặt tham vọng vượt mặt nước Anh tại SingaporeHongKong.
        Danh xưng “Hòn Ngọc Viễn Đông” (La perle de l’Extrême Orient) xuất hiện để chỉ cho Sài Gòn. Đây được xem là thủ phủ của Đông Dương về kinh tế, giải trí để cạnh tranh với Singapore của người Anh.”
 
        II.5/ Kiến-Trúc-Sư Nguyễn Hữu Thái trên mạng ảo tuoitre.vn đã viết:
        “Mong muốn tạo lập một đế chế thuộc Pháp tại Đông Nam châu Á, đã phần nào tạo động lực ganh đua với đế quốc Anh. Đông Dương thuộc Pháp được dự kiến sẽ cạnh tranh với Ấn Độ thuộc Anh.
        “Pháp tạo ra ‘Hòn ngọc Viễn Đông’ để đối ứng với Ấn Độ Anh “tấn phong” là “viên châu báu trên vương miện.”
 
III
Kết-Luận
 
        III.1/ Hòn Ngọc Viễn Đông” là danh-xưng của Thành-Phố Sài-Gòn dưới thời Pháp-thuộc (trước 1945).
 
        III.2/ Người PhápÂu-Tây xa-cách Sài-Gòn (và Việt-Nam, Đông-Dương) nên mới sử-dụng chữ “viễn” là “xa”.  Người Việt-Nam Á-Đông là ở ngay trên đất/nhà của mình mà gọi Sài-Gòn là “Hòn Ngọc Viễn-Đông” (thấy “sang” bắt quàng làm họ) thì là mất gốc, tự mình tách lìa quê cha đất tổ ra khỏi đời sống vật-chất lẫn tinh-thần của mình.
 
        III.3/ Nếu có nhân-vật, lực-lượng nào muốn làm cho Sài-Gòn sáng chói như một “Hòn Ngọc” thì “Hòn Ngọc” đó phải là “Hòn Ngọc Á-Châu” hay là “Hòn Ngọc Á-Đông”; như thế mới có í-nghĩa, chính-danh và giá-trị.
 
                                                                          LÊ XUÂN NHUẬN





__._,_.___

Posted by: Nhuan Xuan Le 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts