Đại Học chăn Trâu




Tuesday 31 October 2017

Nguyên Ủy và Nguyên Do

 




 

Nguyên Ủy và Nguyên Do

Trần Trung Chính
Trong những ngày tháng gần đây 2 sự kiện diễn biến tại bán đảo Triều Tiên đã làm khuấy động tình hình chính trị trên toàn thế giới và sự kiện chiếu phim VIETNAM WAR trên đài truyền hình PBS đã làm khuấy động Cộng Đồng VN Tỵ Nạn Cộng Sản và một số ít người HK có dính líu đến chiến tranh Vietnam (Ghi chú: người viết không đề cập đến người Việt trong nước vì phim này không được công chiếu tại VN nên dân chúng không biết những gì đã được đưa lên màn ảnh, cho nên  không thể có ý kiến khen chê hay bình luận gì cả).
Tôi cũng đọc khá nhiều ý kiến bình luận về tình hình tại bán đảo Triều Tiên cũng như ý kiến về phim VIETNAM WAR,  nhận xét chung của người viết là hơn 95% tác giả các bài viết đề cập đến “nguyên do” của hiện tại mà chẳng có ai đề cập đến “nguyên ủy “của sự kiện hiện nay (nguyên ủy của sự kiện đã có từ 70 năm trước), cho nên các độc giả nếu thiếu sót về tình hình thế giới, thiếu kiến thức sử địa  cũng như khiếm khuyết về chính trị… sẽ bị đám truyền thông thổ tả chuyên cung cấp tin giả  (hay tin lệch lạc) hướng dẫn quần chúng đến những chỗ chống chính quyền HK  hiện nay (trong quá khứ trước 1975, cũng có rất nhiều phần tử sống trong đất nước VNCH lại ra sức theo phò trợ bọn VC, các phần tử này được gán cho danh xưng “Ăn cơm Quốc Gia , thờ ma Cộng Sản”) hay làm lợi cho bọn tả khuynh  thiên Cộng, như nhóm Liberals trong Đảng Dân Chủ của Hoa Kỳ!
Ghi chú của người viết:
Cũng có thể xem “nguyên do” như là “micro-history” của chiến tranh Việt Nam. Và  “nguyên ủy” như là “macro-history” của chiến tranh Việt Nam. Cũng vì các bình luận gia chính trị trên các phương tiện truyền thông, các tác giả biên soạn hồi ký chiến tranh cũng các nhà biên soạn kịch bản cho các films truyện đều chỉ dựa trên “nguyên do” cho nên các diễn biến của chiến tranh Việt Nam từ 1945 đến 1975 đã trở nên hỗn độn và mâu thuẫn nhau một cách khó hiểu. Người viết cố gắng trình bày thêm những “nguyên ủy”  của cuộc chiến để quý vị độc giả “cảm thông” cho những điều không thể nói, không thể giải bày của các vị lãnh đạo VNCH cho dân chúng Việt Nam bình thường như chúng ta trong khoảng thời gian gần tàn cuộc chiến. Nhất là những người Việt tỵ nạn Cộng Sản vẫn còn nhiều uất hận và ấm ức cho sự sụp đổ của VNCH.
Tôi đoan chắc là nhiều độc giả không phân biệt thế nào là  NGUYÊN ỦY, cũng như  thế nào là NGUYÊN DO cho nên tâm tư suy nghĩ trở nên “lùng bùng”, lúc nào cũng phải mở TV nghe các XNV hướng dẫn dư luận quần chúng “chỉ bảo” phương cách chống lại chính phủ đương nhiệm (dù rằng sự chống đối chính phủ đương nhiệm  xuất  xứ từ những lý do rất là vớ vẩn và ngô nghê).
Theo từ điển, NGUYÊN ỦY =  (danh từ) nguồn gốc của sự việc . Trong khi đó NGUYÊN DO = (danh từ) nguyên nhân sâu xa và NGUYÊN NHÂN = (danh từ) hiện tượng làm nảy sinh ra hiện tượng khác, trong liên hệ với hiện tượng khác đó.
“Nguyên Ủy” của Thế Chiến II bắt đầu từ Âu Châu là 2 quốc gia phát triển kỹ nghệ GERMANY và ITALIA không có thuộc địa để cung ứng nguyên vật liệu và nhiên liệu. (Ở Á Châu cũng vậy, Nhật Bản cũng gây chiến vì cũng không có thuộc địa cung ứng nguyên liệu  và nhiên liệu cho kỹ nghệ phát triển). Cho nên trong các hội nghị quốc tế tại Teheran, Yalta và Cairo do các đại cường nhóm họp  (Hoa Kỳ, Liên Sô, Anh Quốc  và Trung Hoa Dân Quốc), Hoa Kỳ do Tổng Thống Roosevelt đề xướng là sau khi Thế Chiến II chấm dứt, các đế quốc phải trao trả độc lập cho các thuộc địa.
Sau Thế Chiến II, chính quyền Vichy của Thống Chế Pétain sụp đổ và cá nhân ông bị kết án TỘI PHẢN QUỐC, Tướng Charles de Gaulle – lãnh đạo Phong Trào Pháp Tự Do tạm nắm quyền, trong cảm tình riêng với Thủ Tướng Churchill, ông đã xin cho đoàn quân viễn chinh của Pháp do Tướng Leclerc cầm đầu theo chân 5,000 quân Anh –    Ấn do Tướng Gracey cầm đầu vào Sài Gòn để  giải giới quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 xuống Mũi Cà Mau. Sau khi giải giới xong, quân Anh-Ấn xuống tàu thủy trở về nước, còn quân đội Pháp ở lại.
Thủ Tướng Churchill quên lời hứa trao trả độc lập cho các thuộc địa hay sao?  Không đúng vì 2 năm sau, vào năm 1947 chính phủ Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ. Như vậy NGUYÊN ỦY của sự việc  quân viễn chinh Pháp trở lại Động Dương vì cả 2 chính phủ Anh – Pháp biết rõ HCM là tay sai của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản nên cố tình dùng quân đội viễn chinh Pháp để ngăn trở sự bành trướng của Nhà Nước Việt Nam Cộng Sản (phía VC hay dùng nhóm từ này, còn phía VNCH thì dùng là Quốc Gia Cộng Sản).
Ghi chú của người viết:
Các nhà nghiên cứu Sử của VNCH  và của Việt Cộng không để  ý và không giải thích nổi tại sao diện tích của Tây Đức lớn gấp 3  Đông Đức – dĩ nhiên dân số cũng lớn gấp 3 (60 triệu so với 17 triệu). Thành phố Berlin nằm gọn lỏn trong địa giới của Đông Đức mà lại chia làm 4 với 3 phần nằm phía Tây Bá Linh vẫn còn hiện diện của quân đội Hoa Kỳ, quân đội Anh và quân đội Pháp trấn giữ cho đến ngày thống nhất. Từ Tây Đức vẫn có xa lộ dẫn vào Tây Bá Linh mà quân Liên Sô và Đông Đức không dám ngăn chận(Trong thực tế, vào năm 1948, Stalin đã bao vây và phong tỏa Tây Berlin rồi, nhưng Tổng Thống Truman ra lệnh cho Không Quân Hoa Kỳ mở cầu không vận tiếp tế nhu yếu phẩm cho dân chúng và chính quyền  của thành phố này. Về sau, thấy cuộc phong tỏa bằng đường bộ không có kết quả gì, Stalin ra lệnh bãi bỏ cuộc phong tỏa: người viết không nhớ được vào thời điểm nào của năm 1948).
NGUYÊN ỦY của sự việc là: trước khi tự sát, Hitler đã ra lệnh cho quân lực Đức Quốc Xã cũng như các sư đoàn SS thiện chiến bỏ mặc mặt trận phía Tây cho liên quân Hoa Kỳ – Anh – Pháp chiếm giữ, quay qua phía Đông ác chiến để cản trở Hồng Quân Liên Sô. Do đó Stalin dù quân số áp đảo (sử dụng 2 “phương diện quân”- mỗi “phương diện quân” do một Nguyên Soái cầm đầu với quân số suýt soát 1 triệu) vẫn không làm sao chiếm được nhiều diện tích như mong muốn. Riêng thành phố Berlin, xa lộ dẫn vào thành phố này được bỏ ngõ để chiến xa và quân xa của quân đội Hoa Kỳ , Anh và Pháp chạy thẳng vào thành phố chiếm giữ các nơi trọng yếu. Quân đội Đức Quốc Xã đã lập được hàng rào thép không cho Hồng Quân Liên Sô cắt đứt bất cứ đoạn đường nào cả. Theo sự thỏa thuận trong hội nghị Postdam, liên quân Đồng Minh và Hồng Quân Liên Sô sẽ ngưng tiếng súng khi các đơn vị bắt tay được với nhau. Dĩ nhiên quân đội Đức Quốc Xã bị quân Đồng Minh bắt làm tù binh cũng đông gấp bội.
Trở lại cuộc chiến Triều Tiên 1950 -1953, người viết cũng không thấy nhà nghiên cứu nào đặt câu hỏi là Hoa Kỳ được lợi gì khi tham chiến đối đầu với cả triệu quân Trung Cộng? Người viết không lập lại những điều người ta đã mô tả những  NGUYÊN DO và NGUYÊN NHÂN của  cuộc chiến Triều Tiên. Lại càng không thấy các học giả người Đại Hàn đặt danh xưng cuộc chiến này là “Cuộc nội chiến giữa 2 miền Nam – Bắc Triều Tiên”: chỉ thấy phe Bắc Triều Tiên tuyên truyền la toáng lên rằng “Đế Quốc Mỹ xâm lược Triều Tiên” mà thôi. Vậy đâu là sự thật?
https://i1.wp.com/uploads.knightlab.com/storymapjs/90ca55116c0ed0848e1edce9e2b1d899/korean-war/_images/title.jpg?ssl=1
Trước  tháng 8/1945, Hàn Quốc là thuộc địa của Nhật Bản (từ 1910), cho nên  hội nghị Postdam quy định giải giới quân đội Nhật tại Hàn Quốc là quân đội Hoa Kỳ. Một triệu quân Quan Đông của Nhật đóng tại Mãn Châu (lãnh địa của Trung Hoa) sẽ bị giải giới bởi quân đội của Trung Hoa Dân Quốc. 3 ngày trước khi Nhật Bản ký thỏa ước đầu hàng trên chiến hạm Missouri, Liên Sô đơn phương tuyên chiến với Nhật và tự động giải giới 01 triệu quân Quan Đông.  Số quân trang quân dụng của đạo quân Quan Đông được Stalin trao lại cho quân của Mao. Với số trang bị khổng lồ này, Mao Trạch Đông đã đánh bại Tưởng Giới Thạch vào năm 1949: Tưởng Giới Thạch phải chạy ra Đài Loan. Tuy Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chưa được công nhận, nhưng chiến tranh đã bắt đầu. Cùng một thời điểm, Mao Trạch Đông mở 2 mặt trận:
Mặt trận thứ nhất tại bán đảo Triều Tiên: năm 1950, Mao sử dụng 250,000 quân Trung Cộng đặt dưới quyền chỉ huy của Kim Nhật Thành “giải phóng” Triều Tiên, đuổi chính phủ và quân đội của Lý Thừa Vãn chạy xuống tận cùng Nam Hàn chỉ còn 10 km nữa là ra biển. Tướng Mac Arthur chỉ huy 280,000 quân Liên Hiệp Quốc đổ bộ hải cảng Inchon đánh tan đạo quân xâm lược của Kim Nhật Thành và tiến quân tới tận sông Áp Lục (ranh giới thiên nhiên giữa Trung Hoa và Hàn Quốc): quân đội Hoa Kỳ có 250,000 quân nhân trong đạo quân 280,000 người của Liên Hiệp Quốc.  Sợ bị thua, Mao Trạch Đông xua 01 “triệu chí nguyện quân Trung Hoa” dưới sự chỉ huy của Nguyên Soái Bành Đức Hoài sang tiếp viện, nhưng chỉ tới được vĩ tuyến 38 thì bị khựng lại bởi hỏa lực hùng hậu của quân lực Hoa Kỳ. Tới 1953, 2 phe tham chiến ký thỏa thuận ngưng chiến lại làng Bàn Môn Điếm, địa danh này nằm sát ngay cạnh ranh giới tạm của 2 miền Nam – Bắc.
Sở dĩ chỉ có “thỏa thuận ngưng  chiến” mà không có ký kết  thỏa ước hay hiệp định gì cả vì:  Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai tin rằng “thỏa ước” hay “hiệp định” sẽ quy định thống nhất 2 miền bằng bầu cử thì Bắc Hàn chắc chắn sẽ… thua! Xin nói rõ đây là luận điệu của phe Cộng Sản đưa ra để che giấu một sự thực bất lợi cho chúng, đó là:  chính phủ Hoa Kỳ do ngoại trưởng Dulles đứng đầu đã không công nhận Trung Cộng và Bắc Hàn là “thực thể quốc gia” nên không thể có thỏa ước hay hiệp định cấp chính phủ ký kết, thay vào đó là các  “tư lệnh chiến trường” của các bên tham chiến ký vào bản “thỏa thuận ngưng chiến” (Hoa Kỳ một lần nữa minh định lập trường này tại Hội Nghị Geneve 1954: Ngoại Trưởng Dulles đến phòng hội sau các ngoại trưởng các quốc gia khác, khi bước vào phòng hội nghị, Chu Ân Lai – Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng của Trung Cộng tươi cười đón chào và giơ tay muốn shake hand với Ngoại Trưởng Dulles ở bên ngoài cổng của phòng họp, nhưng ông Ngoại  Trưởng Dulles  ngó lơ rồi bước vào phòng họp, bắt tay và nói chuyện với Ngoại Trưởng Molotov của Liên Sô.  Chu Ân Lai ôm mối hận vì bị làm nhục, phải đợi tới năm 1972 , khi Tổng Thống Nixon thăm Bắc Kinh, Chu Ân Lai mới nhắc chuyện này với Tổng Thống Nixon thì Ngoại Trưởng Dulles đã qua đời từ lâu).
Mặt trận thứ hai tại Việt Nam: vì Việt Nam vẫn còn là thuộc địa của Pháp với sự hiện diện của hơn 100,000 quân viễn chinh nên quân Trung Cộng không thể tự tiện kéo quân tràn qua biên giới Hoa – Việt để làm ẩu như Kim Nhật Thành đã làm hồi năm 1950. Thay vào đó, các tướng của Trung Cộng chỉ núp dưới danh nghĩa “cố vấn” chỉ huy liên quân VM-TC đã làm các tướng lãnh của Pháp tại mặt trận biên giới Hoa – Việt chới với trong “Chiến Dịch Biên Giới 1950”. Chính phủ Pháp cử Thống Tướng De Lattre De Tassigny sang Đông Dương làm Tư Lệnh và tăng số quân lên tới 220,000 người. Thống Tướng De Lattre De Tassigny đã đẩy lùi liên quân VM-TC sang bên kia biên giới Hoa – Việt, nhưng ông cũng thừa hiểu là nước Pháp không đủ tài lực để theo đuổi cuộc chiến chống quân TC, cho nên đích thân ông sang Hoa Kỳ cầu viện người bạn cũ là Đại Tướng Eisenhower  vừa mới đắc cử chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ  vào tháng 11/1952.
https://i1.wp.com/4.bp.blogspot.com/-ofv3lcGK-oM/VCrwWUumCDI/AAAAAAAAGG4/miySChkAc3o/s1600/De%2BLattre%2B001.jpg?resize=354%2C482
Thống Tướng De Lattre De Tassigny
Nhận xét riêng của người viết về vấn đề  nước Pháp chiếm lại thuộc địa Đông Dương:
Tướng Charles  De Gaulle không thể đề cập vấn đề tái chiếm thuộc địa Đông Dương với Thủ Tướng Churchill  khi vận động sự đồng ý chấp thuận cho phép đạo quân viễn chinh của Tướng Leclerc  theo chân 5,000 quân Anh – Ấn của Tướng Gracey vào Sài Gòn giải giới quân đội Nhật Bản. Lý do chính được Thủ Tướng Churchill chấp thuận  vì Hồ Chí Minh đã cướp được chính quyền để thiết lập Nhà Nước Cộng Sản đầu tiên tại Á Châu, quân đội Anh không thể làm công việc ngăn trở Hồ Chí Minh thiết lập Nhà Nước Cộng Sản được, chỉ có quân đội viễn chinh Pháp mới làm được. Vả lại, chính quyền của Hồ Chí Minh không được nước nào công nhận hết cả cho nên trong nhận định của Tướng De Gaulle và Thủ Tướng Churchill coi Việt Minh chỉ là đám giặc cướp cần phải bị loại bỏ (mà Việt Minh chính là bọn giặc cướp thật sự) . Cần bị loại bỏ vì Nhà Nước Cộng Sản VN sẽ làm cho các thuộc địa của Anh lâm nguy như Malaysia, Thailand – tuy có vua nhưng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của đế quốc Anh, Miến Điện, Ấn Độ…Sự cho phép quân đội Pháp theo chân quân Anh-Ấn vào Sài Gòn hồi 1945 của Thủ Tướng Churchill là câu chuyện đôi bên Anh – Pháp đều có lợi.
Những ẩn khúc của cuộc chiến VN cần được làm sáng tỏ với những “nguyên ủy” của mỗi ẩn khúc:
  1. Tại sao chính phủ Pháp không sớm trao trả độc lập cho Việt Nam mà phải đợi đến kết quả của căn cứ Điện Biên Phủ sụp đổ mới chịu rời bỏ VN?
  2. Tại sao chính phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm không chịu ký vào bản thỏa ước của Hiệp Định Genève 1954?
  3. Tại sao chính phủ Mỹ tích cực yểm trợ cho chính phủ Tổng Thống Ngô Đình Diệm từ 1954 đến 1960 để rồi sau đó đến 1963 lại quyết tâm đánh đổ nền đệ nhất Cộng Hòa?
  4. Sau tháng 11/1963, Hoa Kỳ lại để các tướng lãnh “bát nháo” tranh quyền đoạt chức qua các hình thức “chỉnh lý” , “biểu dương lực lượng”… khiến tình hình chiến sự leo thang mà phần thất lợi nghiêng về phía VNCH.
  5. Sau khi đổ hơn ½ triệu quân nhân vào chiến trường VN, tướng Westmoreland được lệnh “chiến đấu không được thắng VC”. Ý nghĩa đích thực của lệnh này ra sao?
  6. Hiệp Định Paris 1973 không quy định quân ngoại nhập BV phải rút về Bắc mà chỉ quy định quân đội HK rút ra khỏi miền Nam VN, đó là một bất lợi rất lớn cho VNCH mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đành phải ký (trong khi Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ở vào vị thế yếu hơn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nhiều mà Thủ Tướng Ngô Đình Diệm không chịu ký vào Hiệp Định Geneve 1954).
  7. Tại sao Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phải ra lệnh “rút quân” trong khi quân lực VNCH chưa thua tại bất cứ nơi nào trên các vùng chiến thuật, mặc dù ông biết quyết định “rút quân” của ông bị rất nhiều người lên án?
  8. Sau 30 tháng 4 /1975, ngay chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và các vị tướng lãnh có trách nhiệm không giải bày những nguyên ủy của sự đổ vỡ của VNCH: các vị đã im lặng hoàn toàn và đem những bí ẩn của lịch sử xuống tuyền đài như Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Thống Trần Văn Hương, Tổng Thống Dương Văn Minh, Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng …(người còn sống năm nay đã 92 tuổi là Đại Tướng Trần Thiện Khiêm thì chưa bao giờ lên tiếng và người viết dự đoán Đại Tướng Trần Thiện Khiêm cũng sẽ không lên tiếng như các vị đã khuất đã không lên tiếng).
Để góp phần soi sáng lịch sử, cá nhân người viết sẽ nêu ra các NGUYÊN ỦY của 8 ẩn khúc nhưng cũng thừa biết sẽ có nhiều độc giả lên tiếng phản bác hay nghi ngờ người viết có ý định “bóp méo” hoặc “sửa đổi” lịch sử. Theo ý kiến của người viết, các NGUYÊN ỦY của những ấn khúc này cũng chỉ là yếu tố lịch sử: cho nên đã là yếu tố lịch sử (facts) thì không thể “bóp méo” hay “sửa đổi” gì được.
Related image
Trước khi diễn giải 8 ẩn khúc, xin nhắc qua môn học có tên là OPERATIONS  RESEARCHES mà người viết được  học từ Kỹ Sư Nguyễn Trọng Hiền – thời điểm 1972 – 1973 Giáo Sư Thỉnh Giảng Nguyễn Trọng Hiền dạy tại Ban Cao Học của phân khoa Chính Trị Kinh Doanh – thuộc Viện Đại Học Dalat. Giáo Sư Nguyễn Trọng Hiền dịch ra Việt Ngữ  là Môn NGHIÊN CỨU TÁC VỤ, môn học này phát sinh từ Anh Quốc và Hải Quân Hoàng Gia Anh sử dụng môn học này vào những năm đầu của thập niên 1940 trong khi giao chiến với  Hải Quân và Quân Lực Đức Quốc Xã. Trong bộ môn này có 01 chương có tên là THEORY OF GAMES   (Giáo Sư Hiền dịch ra Việt Ngữ là LÝ THUYẾT CẠNH TRANH), trong đó có 2 quan niệm là:
*MAXIMIN tạm dịch là “tối đa hóa những thắng lợi nhỏ”
*MINIMAX tạm dịch là “tối thiểu hóa những thiệt hại lớn”
Chiến tranh là những  games mà các phe lâm chiến sẽ phải áp dụng, do đó người viết tin rằng chỉ cần hiểu sơ các quan niệm trên thì quý độc giả sẽ thấu đáo ngay những phương cách hành xử mà các nguyên thủ của các “đại cường” đã áp dụng:  bên thắng cuộc sẽ là bên thủ đắc được những lợi vật chất nhỏ mà ít thiệt hại nhân mạng nhất.  Bên thua cuộc sẽ là bên đạt được những lợi ích vật chất lớn nhưng tổn thất quá nặng nề về nhân sự để rồi không còn “nhân tài” hầu xây dựng tái thiết đất nước hoang tàn sau chiến tranh. (Bọn trẻ con 15 – 16 tuổi chỉ biết cầm súng giết đối phương thì giỏi, ngoài ra chỉ biết ăn chứ không thể làm bất cứ cái gì khác).
“ Nguyên Ủy “ của ẩn khúc thứ nhất: trước khi phe Trục sụp đổ, các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ , Anh và Pháp như Tổng Thống Roosevelt (sau này tiếp nối là Tổng Thống Truman), Thủ Tướng Churchill và Tướng De Gaulle đều đã tiên liệu là đấu trường sắp tới tại Âu Châu là cả 3 nước phải đối đầu với Liên Sô do Stalin lãnh đạo. Dấu hiệu rõ ràng nhất ai cũng thấy là cả 3 nước (Hoa Kỳ, Anh và Pháp) chỉ cho các quân nhân bị động viên hồi Thế Chiến 2 giải ngũ mà thôi. Các quân nhân hiện dịch vẫn còn tại ngũ và vẫn trú đóng tại Tây Đức để “sẵn sàng tác chiến”.
Luận điệu “thực dân Pháp tái chiếm thuộc địa Đông Dương” là do HCM và bọn đàn em tung ra nhằm lôi kéo những người yêu nước muốn cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập. Mục đích chính của sự hiện diện của các lực lượng quân sự của Pháp tại VN là ngăn cản sự hình thành “một nhà nước Cộng Sản”. Thủ Tướng Trần Trọng Kim, một học giả uyên bác và cũng là một chính trị gia hiền lành đã nhận xét về HCM (trong quyển MỘT CƠN GIÓ BỤI do nhà xuất bản Tân Việt in hồi 1952) là con người tàn bạo và rất có hại cho đất nước VN. Thủ Tướng Trần Trọng Kim mà còn biết rõ như vậy thì các cơ quan tình báo của Pháp, của Anh đương nhiên phải biết và như đoạn trên người viết đã đề cập: chính quyền Pháp – Anh phải tìm cách “tối thiểu hóa các thắng lợi to lớn “ của Cộng Sản Việt Nam.
Ghi chú của người viết:
Chính vì không thể che lấp được sự thật của lịch sử nên bọn cầm quyền CSVN đã không cho quyển sách MỘT CƠN GIÓ BỤI của Thủ Tướng Trần Trọng Kim tái xuất bản vào tháng 9/2017 vừa qua. Dù vậy ấn bản của nhà xuất bản TÂN VIỆT ấn hành hồi 1952 vẫn được  dân chúng VNCH biết đến và ngay tại hải ngoại, một vài người còn lưu giữ quyển sách này đã chuyển lên internet dưới dạng pdf. Cách nay 2 năm, các nhà nghiên cứu Hán Nôm tại Hà Nội, trong khi đọc lại các sách vở của ông Hoàng Xuân Hãn – nguyên bộ trưởng Bộ Giáo Dục trong chính phủ của Thủ Tướng Trần Trọng Kim, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một lá thư viết tay của Thủ Tướng Trần Trọng Kim viết riêng cho ông Hoàng Xuân Hãn mà ông đã bỏ quên trong quyển sách nằm trong tủ sách của gia đình, nội dung  còn nặng nề và bất lợi cho HCM nhiều hơn những gì đã mô tả trong quyển MỘT CƠN GIÓ BỤI. Xin cảm ơn INTERNET vì nhờ công cụ này những bí mật lịch sử đã được công bố mà những nhà cầm quyền độc tài xấu xa như bọn VC không thể che giấu, bưng bít và tiêu hủy được.
https://i2.wp.com/chandungcuocsong.net/wp-content/uploads/Mot-con-gio-bui-bi-thu-hoi-1.jpg
Sau  khi Mao Trạch Đông chiếm được Trung Hoa Lục Địa , có một liên minh quân sự to lớn của Hoa Kỳ và Pháp hình thành (nhưng quá ít người để ý và cũng vì liên minh này không có văn bản công khai công bố) để cùng nhau cản bước xâm lược của Trung Cộng tại 2 chiến trường Triều Tiên và chiến trường Việt Nam.
Nước Pháp dù nhỏ hơn và không giàu có như Hoa Kỳ, nhưng đã thể hiện sự quyết tâm ngăn chận Cộng Sản bằng cách Quốc Hội Pháp thông qua ngân sách tài chánh để nuôi 220,000 quân sĩ theo sự đòi hỏi của Thống Tướng De Lattre De Tassigni. Chính sự quyết tâm chiến đấu chống sự bành trướng của Đế Quốc Cộng Sản của Hoa Kỳ và Pháp đã khiến cho Stalin chùn bước không dám “chiếm đoạt” Tây Âu bằng một cuộc xâm lăng quân sự.
Chính phủ Pháp không dám trao trả độc lập cho Việt Nam vì nói thẳng ra là phe Quốc Gia quá yếu (mặc dù trao trả cho VN độc lập thì quân đội Pháp dễ rút chân ra khỏi vũng lầy của cuộc chiến): yếu đến nỗi nếu phe Quốc Gia được Pháp trao trả độc lập thì chỉ có 3 x 7 = 21 ngày là HCM và đàn em VC sẽ nuốt chửng toàn thể VN.
“Nguyên ủy “ của ẩn khúc thứ nhì: Thủ Tướng Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu rút kinh nghiệm của Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông không ký kết bất kỳ hòa ước hay thỏa ước nào mà chỉ ký “hiệp định ngưng chiến Bàn Môn Điếm”.
Vì không ký vào bản Hiệp Định Geneve 1954 nên chính quyền VNCH không có trách nhiệm pháp lý nào bị bắt buộc phải thi hành những khoản phụ thuộc của Hiệp Định. Nếu ký tên vào bản Hiệp Định Geneve 1954 , chính phủ VNCH sẽ bị trói tay trong khi VNDCCH thì luôn luôn vi phạm bằng cả hình thức công khai và lén lút để thủ đắc những ý định và mưu đồ xấu xa (thí dụ như: vào năm 1956, Tổng Thống Ngô Đình Diệm thách thức HCM là phải tổ chức bầu cử hiệp thương thống nhất đất nước trên cả 2 miền Nam – Bắc VN, HCM cứ khăng khăng là chỉ có miền Nam mới phải “bỏ phiếu”,  thực tế là HCM không dám cho nhân dân miền Bắc “bỏ phiếu” vì qua chiến dịch “Cải Cách Ruộng Đất” vào năm 1953, cũng như Phong Trào Trăm Hoa Đua Nở từ 1956 đến 1958, HCM và chính quyền CSVN làm rất nhiều người oán ghét).
“Nguyên Ủy”  của ẩn khúc thứ ba: sau khi Thống Tướng De Lattre De Tassigni trở lại Đông Dương, chính phủ Hoa Kỳ cử Đại Tá Lansdale sang Việt Nam để chuẩn bị nhân sự dọn đường cho sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam.  Giới chức cao cấp nhất của chính phủ Hoa Kỳ viếng thăm VN vào năm 1953 là Phó Tổng Thống Richard Nixon. Chỉ riêng việc Đại Tá Lansdale chỉ tiếp xúc với các nhân sĩ và các phe phái vũ trang tại miền Nam VN không thôi (như Cao Đài , Hòa Hảo…)  và không có bất cứ tiếp xúc với các đảng phái chính trị tại miền Bắc như Đại Việt Quốc Dân Đảng, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Duy Dân Quốc Dân Đảng… đủ minh chứng là Hoa Kỳ sẽ bỏ miền Bắc rơi vào tay Cộng Sản, và dồn công sức giữ miền Nam để ngăn chận sự bành trướng của Đế Quốc Cộng Sản.  Đó là chưa kể rằng, biên giới Hoa Việt là nơi an toàn khu cho liên quân VC – Trung Cộng. Và cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội (do người Pháp gầy dựng, đã bị HCM và VC nghe theo lời chỉ đạo của các cố vấn Tàu Cộng , phá nát trong cái chiến dịch gọi là “tiêu thổ kháng chiến” ).
Công việc chuẩn bị này của chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện trước khi ông Ngô Đình Diệm lên làm Thủ Tướng chính phủ (Ông Ngô Đình Diệm chấp chánh làm Thủ Tướng vào ngày 7 tháng 7 năm 1954) cũng có nghĩa là giải pháp chia cắt Việt Nam là điều Hoa Kỳ đã dự trù trước chứ không phải là sau khi căn cứ Điện Biên Phủ thất thủ, Hoa Kỳ mới thay thế nước Pháp để can thiệp vào Việt Nam.
Hoa Kỳ thừa biết HCM và chính quyền Cộng Sản không đủ sức tấn công tiếp tục vào quân đội Pháp để chiếm toàn cõi VN, nên họ phải cần tĩnh dưỡng và chỉnh đốn hàng ngũ tại phần đất miền Bắc: HCM cũng chủ quan khi nhận thấy rằng với tình hình hình chính trị nát bét tại miền Nam, ông Ngô Đình Diệm sẽ khó lòng bình định được miền Nam và đợi đến năm 1956, HCM sẽ thống nhất VN qua giải pháp “hiệp thương”.
Nhưng trong vòng 2 năm, chính phủ Ngô Đình Diệm đã quét sạch rác rưởi chính trị (do người Pháp để lại) để ổn định tình hình và bắt đầu xây dựng kinh tế cũng như xây dựng  nền tảng chính trị dân chủ cho VNCH, cho nên ước vọng của HCM không thành vì chính phủ Ngô Đình Diệm từ chối thực thi “giải pháp hiệp thươn g thống nhất đất nước” mà HCM và chính phủ VNDCCH không có cơ sở pháp lý để kiện cáo tại tòa án trọng tài quốc tế La Haye (ngoại trừ việc la ó tuyên truyền bằng mồm là chính phủ Ngô Đình Diệm vi phạm Hiệp Định Genève 1954 ). Đây là giai đoạn mà Hoa Kỳ tích cực ủng hộ cá nhân và chính phủ Ngô Đình Diệm.
Thấy không thống nhất đất nước bằng giải pháp chính trị ôn hòa, HCM liền quay sang giải pháp tiến chiếm miền Nam bằng giải pháp quân sự (dĩ nhiên có sự tán trợ và chỉ đạo từ phía Trung Cộng): tháng 12/1959 HCM thành lập cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ngay tại Hà Nội rồi tô sơn vẽ mặt cho tổ chức này bằng những luận điệu xảo trá như là: MTGPMN là tổ chức do nhân dân miền Nam tự động đứng lên chống lại chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm.
https://i2.wp.com/baotanglichsu.vn/Uploaded/image/data%20Hung/thang%2012%20nam%202015/20%20thang%2012%20mat%20tran%20dan%20toc%20giai%20phong%20mien%20nam%20duoc%20thanh%20lap/2.jpg?resize=589%2C364
HCM ra lệnh thành lập Đoàn 66 và âm thầm chuyển quân qua Lào để mở rộng hệ thống xa lộ Trường Sơn hầu chuyển vận quân đội xâm lăng miền Nam nhưng vẫn gọi “đường mòn HCM” để đánh lừa thiên hạ. Chính phủ Lào quá yếu để cản ngăn HCM và quân BV, thêm vào đó, CSBV yểm trợ cho Pathet Lào quấy phá mạnh để áp lực chính phủ Lào thành lập “chính phủ liên hiệp” với ý đồ đưa quân đội qua Lào dưới  bình phong của Pathet Lào cho phép.
Hoa Kỳ không thể đem quân đội vào Bắc Việt để đánh tan quân lực của CSBV (như Đại Tướng Mc Arthur đánh tan quân đội của Kim Nhật Thành tại Triều Tiên hồi 1950) cho nên các nhà chiến lược quân sự của HK đưa ra giải pháp là tiêu diệt tiềm năng chiến tranh của BV ngay tại lãnh địa của  Việt Nam Cộng Hòa. HK cũng thừa biết là HCM và Võ Nguyên Giáp rất e ngại ông Ngô Đình Diệm có khả năng hóa giải kế hoạch xâm lăng VNCH của họ qua các sự kiện chính phủ Ngô Đình Diệm đã phát động chiến dịch Tố Cộng và thành lập Quốc Sách Ấp Chiến Lược.  Đây là những công việc của chính phủ Ngô Đình Diệm đối phó với chiến tranh du kích của HCM và CSBV.
Nhưng  khi thành lập MTGPMN và xây dựng hệ thống xa lộ Trường Sơn, HCM và CSBV đương nhiên từ bỏ chiến tranh du kích mà chuyển qua chiến tranh xâm lược với trạng thái vận động chiến. Đó là lý do, ngay trước khi Tổng Thống Kennedy nắm quyền (27/01/1961) Hoa Kỳ đã từng đề nghị đưa quân đội vào tham chiến tại VN. Muốn dụ BV đem quân ồ ạt vào miền Nam, chính phủ Hoa Kỳ đã làm 2 việc là lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm và phá bỏ chương trình Ấp Chiến Lược. Thực sự mà nói, chính phủ HK đã nhắn nhiều messages ngỏ ý đưa Tổng Thống Ngô Đình Diệm ra đi qua các sự việc: hậu thuẫn ngầm và nửa vời cho cuộc chính biến ngày 11 tháng 11 năm 1960 + cuộc oanh tạc Dinh Độc Lập của 2 phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử hồi 1962 + HK cũng tạo dựng cuộc khủng hoảng  (giả tạo) Phật Giáo khởi đầu với “sự tự thiêu” của nhà sư Thích Quảng Đức . Tổng Thống Ngô Đình Diệm kiên quyết chống lại những ý định của chính phủ HK, cho nên  chính phủ HK phải tổ chức cuộc đảo chánh:  cuộc đảo chánh chính phủ Ngô Đình Diệm do Đại Sứ Henry Cabot Lodge thực hiện. Ông này đến VN ngày 21/8/1963 (sau ngày chính phủ Ngô Đình Diệm tống tấn công các chùa chiền tại Sài Gòn). Mãi hơn 2 tháng sau, cuộc đảo chánh mới thành công vào ngày 1 tháng 11 năm 1963.
Cho đến buổi sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963, chính Đại Sứ Cabot Lodge còn nói: “…Nếu Tổng Thống muốn ra đi, xin hãy gọi cho tôi. Những việc khác, xin đừng gọi …” . Tổng Thống Diệm gọi vào Bộ Tổng Tham Mưu mà không gọi cho Đại Sứ Lodge, tức là phương án B (thường được gọi là option) tự động thi hành. Do đó người viết không thắc mắc đến vấn đề “Ai là người ra lệnh giết 2 anh em ông NĐD và ông NĐN”.
“Nguyên Ủy” của ẩn khúc thứ tư: từ tháng 8/1963 đến cuối năm 1966, ba nhân vật đứng đầu Tòa Đại Sứ HK tại Sài Gòn là Đại Sứ Cabot Lodge, Đại Sứ Maxwell Taylor và ông Lucien Conein – trùm tình báo Ông Cabot Lodge là chuyên gia “đảo chánh” , ông đã thực hiện một số vụ đảo chánh tại Nam Mỹ và Á Châu, ông là ứng cử viên Phó Tổng Thống của liên danh Nixon – Cabot Lodge đối đầu với liên danh Kennedy – Johnson hồi 1960. Hồi khủng hoảng Cuba 1962, ông Cabot Lodge là đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc. Ông Maxwell Taylor là Thống Tướng (5 sao) giải ngũ, nguyên là Chủ Tịch Ủy Ban Tham Mưu Hỗn Hợp của Hoa Kỳ dưới thời Tổng Thống Kennedy, thời đệ nhị thế chiến Tướng Maxwell Taylor là tư lệnh sư đoàn Nhảy Dù 101, đã nhảy dù vào đất Pháp khi chiến dịch Normandie khởi đầu. Ông Lucien Conein nguyên là Trung Tá Tình Báo trong quân đội Hoa Kỳ, ông Conein gốc người Pháp năm 1944 ông nhảy dù xuống đất Pháp trước khi quân Đồng Minh đổ bộ vào Normandie. Cả 3 nhân vật vừa nêu đều dùng tiếng Pháp để trao đổi với các tướng lãnh của VNCH mà không cần thông dịch viên!
Tòa Đại Sứ HK tại Sài Gòn đã xúi bẫy, mua chuộc và dụ dỗ các tướng lãnh của VNCH tranh giành quyền lực, hạ bệ lẫn nhau, lơ là công việc chống lại quân BV ngoài biên thùy, khiến quân lực VNCH bị tổn thất thương vong lên rất cao tại các chiến trường Toumorong , Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giả, Ben  Het, Ba Gia, Thạch Trụ…Hoa Kỳ đã tạo dư luận khiến dân chúng VN hoang mang khiếp sợ quân đội VC sẽ tiến chiếm VNCH: dĩ nhiên dư luận quần chúng mong muốn là quân đội HK phải can thiệp vào VNCH để cân bằng thế lực quân sự.
“Nguyên Ủy” của ẩn khúc thứ năm: đại đa số các chính trị gia và dư luận quần chúng Việt Nam đồng tình muốn quân đội HK đổ bộ vào VN, qua thư mời của Thủ Tướng Phan Huy Quát, quân đội Hoa Kỳ đầu tiên đổ bộ vào bãi biển Chu Lai (thuộc tỉnh Quảng Tín) rồi lan rộng qua các quân khu 2, quân khu 3, quân khu 4…Trong trí nhớ của người viết, chỉ riêng quân đội Hoa Kỳ con số đã lên tới 550,000 người, Tổng Thống Park Chung Hi của Đại Hàn gửi 50,000 quân qua VN với 2 sư đoàn bộ binh là Sư Đoàn Bạch Mã và Sư Đoàn Mãnh Hổ, 01 lữ đoàn TQLC có tên là Lữ Đoàn Thanh Long và 01 sư đoàn Công Binh (đa số trấn đóng tại tỉnh Bình Định , Phú Yên, Phú Bổn và một phần của tỉnh Khánh Hòa).
Australia và New Zealand gửi 5,000 quân chiến đấu, đóng tại tỉnh Phước Tuy.
Thailand gửi nguyên 01 sư đoàn bộ binh có tên là King Cobra (Mãng Xà Vương) trấn đóng tại một phần của tỉnh Biên Hòa, gần căn cứ Long Bình. Philippines gửi 2,000 quân nhân không chiến đấu mà chỉ giúp làm công tác Dân Sự Vụ tại tỉnh Tây Ninh.
Trong 3 năm 1965 -1968, Tổng Thống Johnson trực tiếp chỉ đạo chiến lược của cuộc chiến qua học thuyết CHIẾN TRANH LEO THANG và Đại Tướng Westmoreland – Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam mở những cuộc hành quân lớn với chủ trương LÙNG và DIỆT (vào năm 1992, khi đi thăm các cựu quân nhân nhân VNCH ở miền Nam California, Đại Tướng Westmoreland thổ lộ là ông chỉ huy hơn ½ triêu quân với tiêu lệnh không được thắng VC) .
Phải chăng đây là “điều nghịch lý” của Tổng Thống Johnson và ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Mac Namara thời kỳ 1964 – 1968?
Người viết cho rằng 2 điều vừa nêu không “nghịch lý”, trái lại “thuận lý “ nữa là khác.
Chiến Tranh Leo Thang là phương cách dẫn dụ HCM và Võ Nguyên Giáp kéo “đại quân”  vào miền Nam (để rồi bị hỏa lực khủng khiếp của Không Quân, Pháo Binh và bộ binh Hoa Kỳ tiêu diệt): Tổng Thống Johnson và ông Mac Namara tạo cho HCM và Võ Nguyên Giáp cái cảm tưởng là “cứ cố gắng thêm một chút nữa “thì sẽ chiến thắng”. Khi đại quân đã vào Nam  rồi thì không thể rút về Bắc được, nếu Đại Tướng Westmoreland “trù dập” vài trận đầu khiến quân BV bị tổn thất nặng phải rút về Bắc, thì chỉ giết được số lượng nhỏ, không thể giết được tới 3 triệu tinh binh – như sau này chúng ta được biết.   Thí dụ minh họa:  trong cuộc hội thảo về 50 năm chiến tranh VN tại Texas, một số học giả nhóm liberals hô hoán lên rằng “hàng rào điện tử Mac Namara” hoàn toàn thất bại vì không ngăn được quân BV xâm nhập vào Nam.
Lý luận này nghe rất ngô nghê và vô lý vì hàng rào điện tử chỉ là những con chip ghi nhận số lượng người đi qua nó. Hàng rào điện tử không phải là vũ khi bắn chận những kẻ xâm nhập, mà dữ kiện thu thập đều được truyền về Trung Tâm Dữ Liệu, rồi được một nhóm chuyên viên Khai Thác Dữ Kiện  trình lên Bộ Tham Mưu  chỉ huy quyết định hành xử. Người viết cho rằng, quân lực Hoa Kỳ đã không công bố Trung Tâm Dữ Liệu và tài liệu Khai Thác Dữ Liệu, chỉ cốt tránh dư luận lên án là đã tàn sát tới 3 triệu tinh binh miền Bắc, đây là vấn đề nhân đạo, không phải là vấn đề thuần túy quân sự.
Đa số những cuộc dội bom bằng pháo đài bay B – 52 dọc theo  “đường mòn HCM” và những cuộc hành quân để đón đầu tiêu diệt những đại đơn vị của quân BV đều căn cứ vào những dữ liệu thu thập từ hàng rào điện tử. Các toán biệt kích hay trinh sát làm công việc “kiểm chứng” sau khi oanh tạc hay sau khi oanh kích. Người viết cũng đoan chắc là các học giả hay các tác giả phê phán về chiến tranh VN chưa có ai được đọc các tài liệu của các dữ liệu thu thập từ hàng rào điện tử.
Động từ chiến thắng có nhiều nghĩa, có thể là đánh đuổi được địch quân ra khỏi vùng đất của họ hay đuổi đối phương ra khỏi vùng họ tạm chiếm của ta, thí dụ TQLC của VNCH đã chiến thắng CQBV tại chiến trường Quảng Trị vào tháng 9/1972, cũng có thể là bắt được nhiều tù binh và các chiến cụ, và cũng có thể là quân lực của đối phương bị tiêu diệt khoảng 50% đến 70%, thí dụ: trong chiến tranh Triều Tiên năm 1950 – 1953, quân Trung Cộng tham chiến hơn 01 triệu quân mà bị hạ sát hơn 400,000 người khiến phải ký hiệp định ngưng bắn Bàn Môn Điếm.
https://i2.wp.com/navygermany.gerussa.com/main/van%20nghe/baivo/image/image_baivo/hinh%20linh%20My_VN/HinhNho/VNCH2.jpg
Quân Đội HK chiến đấu tại VNCH coi như là “đất nhà”,  đuổi được Cộng Quân ra khỏi “đất nhà” thì chúng lại sang ẩn náu tại 2 nước láng giềng. “Chiến đấu không được phép thắng” cũng đồng nghĩa là quân đội Hoa Kỳ phải cần tiêu diệt càng nhiều càng tốt nguồn cung cấp nhân lực cho cuộc chiến, Hoa Kỳ tính đến việc lui quân đem binh đội Hoa Kỳ trở về nước  bắt đầu từ Tết Mậu Thân 1968 kéo dài tới 27 tháng Giêng năm 1973 thì hoàn tất, vì theo dữ kiện thu thập, số lượng tinh binh của CSBV đã bị tiêu diệt rất lớn, số còn lại không đủ để tiến chiếm các vùng khác của ĐNA (hàng rào điện tử ghi nhận số binh sĩ đi vào Nam mà không ghi nhận bất cứ số quân nhân trở về Bắc, có nghĩa là số quân đi trước đều đã tử trận).
“Nguyên Ủy” của ẩn khúc thứ sáu: khác với các chế độ độc tài chuyên chế, lãnh tụ của chế độ độc tài cai trị cho đến chết (Chủ Tich Muôn Năm), các Tổng Thống Hoa Kỳ chỉ được cầm quyền tối đa 2 nhiệm kỳ (tương đương 8 năm). Chiến tranh VN bắt đầu từ Tổng Thống Kennedy (1961), mặc dù Phó Tổng Thống Johnson kế nhiệm Tông Thống Kennedy bị ám sát chết, Tổng Thống Johnson nắm quyền từ cuối tháng 11/1963 nhưng vẫn được coi là  ông đã qua 01 nhiệm kỳ. Do đó ông có kế hoạch chấm dứt chiến tranh VN vào cuối năm 1968, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã phá vỡ kế hoạch của ông bằng cách không bước vào Hòa Đàm tại Paris khiến cho “con gà” của Đảng Dân Chủ là UCV Humphrey thua phiếu UCV Nixon. Vấn đề “rút quân” là vấn đề dĩ nhiên và mang tính cách tất yếu.
Tổng Thống Nixon chú trọng vào chủ điểm “rút quân như thế nào” đúng với những lời ông phát biểu trong thời kỳ tranh cử: …”mọi người dân HK đừng thắc mắc là chúng ta can thiệp  vào VN như thế nào, mà hiện nay chúng ta phải quan tâm tìm kiếm phương cách rút ra khỏi VN như thế nào?”. (Trích từ những bài diễn văn tranh cử, về sau được trích đoạn trong quyển NO MORE VIETNAM của Richard Nixon) . Sau khi lên nhậm chức vào tháng giêng /1969, Tổng Thống Nixon bay đến Sài Gòn vào tháng 7/1969 và hội kiến với Tổng Thống Nguyễn Văn THiệu tại Dinh Độc Lập.
Cuộc thăm viếng này dĩ nhiên không phải là cuộc thăm viếng hỏi thăm sức khỏe thông thường, bỏ qua những tuyên bố có tính cách ngoại giao mà báo chí cũng như các đài truyền hình đã đăng tải, chủ điểm  mà 2 vị Tổng Thống bàn bạc với nhau phải là vấn đề “rút quân”. Ngay từ tháng 9/1972, bản sơ thảo của Hiệp Định Paris 1973 đã được hé lộ, và sau 12 ngày đêm oanh tạc BV, để bản Hiệp Định Paris 1973 có hiệu lực vào ngày 27 tháng giêng 1973.  Đây cũng chính là ngày Tổng Thống Nixon  nhậm chức vào nhiệm kỳ thứ hai:  ông đã làm tròn lời hứa với các công dân Hoa Kỳ là ông chấm dứt chiến tranh VN trong nhiệm kỳ đầu. Mặc dầu biết có nhiều thua thiệt cho VNCH, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phải ký vào bản Hiệp Định Paris 1973 vì chính phủ HK đưa ra chỉ dấu (mà nhiều người Việt Nam cho rằng đây là hăm dọa) là nếu VNCH không ký, thì chính phủ HK sẽ đơn phương ký thỏa thuận với BV.
VNCH là một quốc gia nhược tiểu, chúng ta không thể đòi hỏi gì hơn những gì mà HK có thể có khả năng đáp ứng (chúng ta không thế đòi hỏi chính phủ HK phải đáp ứng thỏa mãn mọi yêu cầu của chúng ta), những người chê trách Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là kém cỏi trong công việc lãnh đạo lèo lái VNCH trong giai đoạn khó khăn này thì một là những kẻ dốt nát, hai là những kẻ ăn phải bả của VC , ba là chính VC sống trong vùng QG!
Hoa Kỳ đang trong giai đoạn triệt thoái khỏi VN nên chữ ký của đại diện VNCH trong bản Hiệp Định Paris 1973 mang tích chất “có còn hơn không”, khác với chính phủ Ngô Đình Diệm không chịu ký vào bản Hiệp Định Genève 1954 vì biết chắc Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào VN (nếu ký thì lại làm trở ngại cho việc can thiệp).
 “Nguyên Ủy” của ẩn khuất thứ bảy:  tháng 6/1973, Quốc Hội Hoa Kỳ (do Đảng Dân Chủ chiếm đa số) đã thông qua đạo luật cấm viện trợ cho VNCH: tài khóa 1974 chỉ viện trợ 50% nhu cầu, tài khóa 1975 hoàn toàn cắt đứt 100%. Bọn truyền thông thổ tả và các lãnh tụ Đảng Dân Chủ cho rằng VNCH kém may mắn vì Tổng Thống Nixon phải từ chức vào tháng 9/1974 vì vụ Watergate. Thực tế là nếu Tổng Thống Nixon còn tại chức thì ông cũng không có ngân khoản chi trả cho chiến phí trong điều khoản  “một đổi một” của Hiệp Định Paris 1973 quy định.
Khi Cộng quân tấn công vào Phước Long, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên – Tham Mưu Phó Tiếp Vận của Bộ Tổng Tham Mưu cho hay, nếu chiến đấu  quân lực VNCH chỉ đủ đạn dược cho đến tháng 6/1975. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chọn giải pháp lui quân không giải cứu Phước Long (khiến Trung Tướng Dư Quốc Đống – Tư Lệnh Quân Đoàn 3 bất mãn).  Sau đó, vào tháng 3/1975 Tổng Thiệu cũng ra lệnh cho Thiếu Tướng Nguyễn Văn Phú rút bỏ  Pleiku lui về Nha Trang, rồi Tổng Thống Thiệu cũng ra lệnh cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng rút bỏ Quân Đoàn I lui về Cam Ranh rồi về Bình Tuy và Phước Tuy.
https://i0.wp.com/hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1397664356.png?ssl=1
Di tản 1975
Xin lập lại là Tổng Thống Thiệu đã chọn giải pháp MINIMAX – tối thiểu hóa các thiệt hại to lớn, vì ông không thể:
  1. Ra lệnh cho các vị tư lệnh và anh em binh sĩ tử thủ khi mà úng sống đạn dược chỉ đủ tới tháng 6/1975. Hết đạn dược thì bọn VC sẽ tàn sát hết.
  2. Tổng Thống Thiệu cũng không thể ra lệnh cho các vị tư lệnh và toàn thể binh sĩ VNCH đầu hàng quân CSBV “để được sống nhục”.
Giải pháp lui quân sẽ có những hậu quả tổn thất ít nhất về sinh mạng, giải pháp này cũng giữ lại được “sinh khí dân tộc” qua hình thúc người Việt tản mác khắp nơi trên thế giới.
“Nguyên Ủy” của ẩn khúc thứ tám: chiến tranh VN chỉ là một phần nổi cộm của chiến tranh lạnh giữa khối Cộng Sản (do Liên Sô và Trung Cộng đứng đầu) và khối Tự Do (do Hoa Kỳ – Anh Quốc đứng đầu). Tất cả những vị lãnh đạo của VNCH đều biết chúng ta chỉ là những diễn viên cho những màn tuồng của những đạo diễn (là những bộ óc trong khối think-tanks và các lãnh tụ của những đại cường). Trong khi những lãnh tụ của CSBV lại mang ảo tưởng họ là những thế lực chi phối vận mệnh của thế giới (như Kim Yong Un của Bắc Triều Tiên hiện nay. Chính vì vậy mà họ đã sử dụng toàn thể vốn quý của đất nước và dân tộc để chứng minh học thuyết Cộng Sản là tuyệt đối đúng. Họ đã play games với Hoa Kỳ, nhưng họ không biết rằng Hoa Kỳ là bậc thầy của những games đấu trí, cho đến khi các lãnh tụ VC thấy Liên Sô và đế quốc Cộng Sản sụp đổ thì cuống cuồng vơ víu vào Trung Cộng. Hệ quả theo đuôi Trung Cộng thì sẽ ra sao, thiết nghĩ quý độc giả dư sức biết, người viết không cần phải bàn luận thêm.
Căn cứ vào những điều hiểu biết của người viết đã trình bày ở phần trên, người viết lượng giá trình độ hiểu biết về lịch sử thế giới và lịch cử chiến tranh VN của 2 tác giả bộ film Vietnam War chỉ ở trình độ lớp 10, nhất là chúng ta phải hiểu rằng các lãnh tụ của các đại cường không bao giờ công bố những NGUYÊN ỦY CỦA CÁC BIỆN PHÁP CHÍNH TRỊ MÀ HỌ SẼ ÁP DỤNG.
Đại Úy Nguyễn Như Quỳnh – sĩ quan CTCT của Trung Tâm Huấn Luyện Đống Đa, khi tham dự khóa Trung Cấp Chiến Tranh Chính Trị vào năm 1974 có kể chuyện như sau: vào ngày cuối khóa, Đại Tá Nguyễn Quốc  Quỳnh – Chỉ Huy Trưởng Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị đến chủ tọa Lễ Tốt Nghiệp đồng thời giải đáp những thắc mắc và nguyện vọng của các khóa sinh. Một đại úy khóa sinh nêu thắc mắc là có một giảng viên thỉnh giảng nêu những vấn đề không phù hợp với đường lối và chủ trương của chính phủ. Vị đại úy này đề nghị lần sau, Trường Đại Học Chiến Tranh Chiến Trị không nên mời vị giảng viên này nữa. Đại Tá Nguyễn Quốc Quỳnh trả lời như sau: “Các anh đang theo dự khóa học tại Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị, các anh phải vận dụng kiến thức Đại Học để xem xét và luận việc trước khi làm quyết định cho chính mình. Các anh không phải là học sinh tiểu học, nên không phải cái gì người thầy nói thì cũng phải nghe lời.”
Cuốn film Vietnam War do những người có trình độ lớp 10 về lịch sử thế giới thực hiện thì không đáng là khuôn mẫu để người xem tin theo, nhất là những khán  giả Việt Nam vừa có kinh nghiệm và kiến thức Đại Học thực tiễn với bọn VC ma đầu, cũng như bọn “phản chiến” giả hiệu.
https://i2.wp.com/i.imgur.com/SFgTvdz.jpg?resize=381%2C557&ssl=1
Thi hào Nguyễn Du đã viết:  “CHỮ TÂM KIA MỚI BẰNG BA CHỮ TÀI”.
Bọn lãnh tụ của VC và đám đảng viên Đảng Cộng Sản vỗ ngực tự hào là “Bên Thắng Cuộc”, hãy thành tâm kiểm điểm là mình thực sự có TÀI hay không? Đã thế TÂM lại xấu xa ma đầu chuyên đi lường gạt người khác thì tư cách gì để kêu gọi ĐOÀN KẾT DÂN TỘC và HÒA HỢP HÒA GIẢI?
San José ngày 8 tháng 10 năm 2017
Trần Trung Chính


__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

No comments:

Post a Comment

Thanks

Featured post

Lisa Pham Vấn Đáp official 8/6/2023

Popular Posts

Popular Posts