Show original message
Nghệ thuật giáo dục Nhật Bản: ‘Tại sao tôi không bao giờ thấy một đứa trẻ
Nhật bị mắng ở nơi công cộng?’
Hầu như những bậc làm cha làm mẹ nào cũng sẽ
phải đối diện với một vấn đề phiền hà và gây căng thẳng. Đó là các bé thường
rất hiếu động và không chịu ngồi yên một chỗ khi ra ngoài chơi. Tuy nhiên, nếu
bắt gặp cảnh gia đình người Nhật Bản dù có đến hai, ba đứa trẻ đi cùng cũng
không thấy bố mẹ phải bận rộn nhắc nhở gì nhiều, bạn sẽ ước gì được ở vào hoàn
cảnh của họ.
Gia đình người Nhật rèn giũa cho những đứa trẻ
của họ như thế nào? Và làm thế nào để họ hình thành được tác phong tốt cho
chúng? Có nhiều người khi nghiên cứu về cách dậy con của các nước đều đặt ra
những câu hỏi như vậy khi nhìn biểu hiện của những đứa trẻ Nhật Bản nơi công
cộng.
Đôi khi sẽ có một vài nhận định sai lầm khi họ
qua tiếp xúc ban đầu mà nói rằng, người Nhật đang biến những đứa trẻ của họ
thành những cỗ máy biết vâng lời. Bởi họ cho rằng việc một đứa trẻ hoàn toàn
vâng lời cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ, nhất mực kính trọng người lớn tuổi là làm
mất đi cái tính tự quyết của trẻ, không cho trẻ được bày tỏ quan điểm cá nhân
của chúng. Nhưng có vẻ như không phải vậy.
Bạn có thể dễ dàng quan sát hành vi của những
đứa trẻ, để đưa ra một nhận định về sự khác biệt trong giáo dục chúng ở nơi
công cộng. Trên chuyến tàu, một em bé Nhật Bản thường ngồi ngay ngắn và nghiêm
chỉnh trong yên lặng trên ghế của mình, trong khi một em bé người Việt sẽ biến
nơi đó thành một sân khấu để múa may, chạy nhảy, nói chuyện ồn ào náo nhiệt.
Trong khi các bà mẹ Việt Nam đang phải liên tục nhắc nhở con mình, thậm chí còn
thì thầm hay lớn tiếng về hình phạt mà con sẽ chịu khi về tới nhà, thì các bà
mẹ Nhật lại rất điềm tĩnh, yên lặng, những đứa trẻ của họ ngồi bên cạnh với một
sự tự hào nho nhỏ.
Một câu hỏi đặt ra là tại sao lại có sự khác
biệt lớn đến như vậy và người Nhật đã dậy con tuân thủ nguyên tắc như thế nào?
“Khủng hoảng tuổi lên 3, lên 5…” – Mọi đứa trẻ
đều sẽ trải qua giai đoạn đó và bố mẹ chỉ có thể đơn giản là chấp nhận một cách
bình tĩnh nhất
Chúng ta sẽ khó mà bắt gặp một đứa trẻ có hành
vi tốt ở nơi công cộng, nhiều bà mẹ Việt đã thử đố nhau tìm thấy đứa trẻ như
thế, kể cả những đứa trẻ đã trưởng thành. Thường thì chúng ta sẽ dễ dàng thấy
hình ảnh đứa trẻ khóc lóc, giận dỗi, yêu sách cha mẹ chúng khi ở sảnh phòng
khám bệnh hay ở khu vui chơi, các ông bố bà mẹ thì làm mọi cách để trấn an,
chiều chuộng con mình hoặc la hét, dọa nạt, mọi người xung quanh đều coi đó là
điều bình thường của con trẻ, và cảm thông cho điều đó. Thế nhưng ở Nhật thì
hoàn toàn ngược lại, bạn có thể thấy đứa trẻ lăn lộn, khóc lóc ngay trên bãi cỏ
hay ở công viên, nhưng cha mẹ chúng không hề can thiệp tới chúng như thể cha mẹ
chẳng liên quan. Đây là cách mà các ông bố bà mẹ Nhật dậy con tự kiểm soát bản
thân.
Có một lần tôi đã từng nổi giận lôi đình với con
trai tôi, và hậu quả của việc đó là chúng tôi đã làm cho các hành khách trên
cùng toa xe lửa từ Shinjuku tới Yamanote đó đều bỏ đi, đó thực sự là một sai
lầm lớn của tôi. Khi thằng bé nhất quyết không về bằng xe lửa trong khi không
còn sự lựa chọn nào khác, tôi đã không thể kiềm chế bởi tôi đang bế con gái sơ
sinh, thằng bé làm mọi chiêu trò chỉ để rời khỏi chuyến tàu trong khi nó chuẩn
bị khởi hành, tôi chỉ có thể nói lời xin lỗi tới những vị khách đã dũng cảm
chịu đựng cảnh tượng này của mẹ con tôi, trong lúc bất lực này, tôi cầu mong có
sự cứu viện từ một ai đó, nhưng sau này tôi nhận ra người Nhật sẽ không làm như
vậy.
Tôi chia sẻ chuyện này cho cô giáo dậy tiếng
Nhật của tôi, cô ấy nhắc tới một cụm: “giai đoạn tuổi khủng khoảng”.
Cô ấy chia sẻ với một nụ cười: “Những đứa trẻ
của chúng tôi cũng như vậy, mọi chuyện rồi sẽ ổn cả thôi”. Tôi hỏi mọi
người Nhật mà mình biết về việc sẽ làm gì với cái tuổi khủng hoảng đó, họ chỉ
cười và rời đi.
Những đứa trẻ Nhật Bản có thể lặn lộn khóc lóc trên đất bẩn, còn
bố mẹ thì dường như chả có liên quan gì tới con mình
Tôi đã hiểu ra, tuổi khủng hoảng cũng như cơn
nhõng nhẽo của con chỉ là nhất thời. Tự bản thân ta phải luôn kiềm chế tâm
trạng của mình. Giữ bình tĩnh và phớt lờ chúng đi, đợi lúc con dịu xuống thì
mình mới từ từ nói chuyện được.
Bên cạnh đó, có thể dùng chiến thuật đánh lạc
hướng để làm cho con bị xao lãng khỏi cơn giận của mình. Cách này thường rất
hiệu quả vì bọn trẻ có sự tập trung khá ngắn, dễ bị phân tán sự chú ý.
Cuối cùng, hãy nhớ là mình không việc gì phải
thấy xấu hổ vì con ăn vạ, làm mọi cách để chấm dứt ngay tình trạng đó vì sợ ánh
mắt của những người xung quanh. Mọi thứ đều trở nên đơn giản nếu bạn nhìn chúng
bằng con mắt nhẹ nhàng, vị tha. Đừng quên, óc hài hước cũng rất cần thiết, giúp
sức cho bạn vượt qua giai đoạn “ẩm ương” của bọn trẻ một cách suôn sẻ.
Nghệ thuật Shitsuke
Shitsuke là yếu tố thứ 5 trong nguyên tắc 5S của
người Nhật: Seiri (Sàng lọc) – Seiton (Sắp xếp) – Seiso (Sạch sẽ) – Seiketsu
(Săn sóc) – Shitsuke (Sẵn sàng). Thật ra từ Shitsuke có nghĩa là duy trì hoặc
kỷ luật bền vững, nó mang ý nghĩa văn hóa khá phong phú: Kỷ luật và luyện tập
thường xuyên với tất cả mọi người. Hình ảnh người Nhật rất kỷ luật và đầy lễ
nghi sẽ khiến bạn hình dung ra cách giáo dục khô cứng và nghiêm khắc. Nhưng
Shitsuke cũng cần có nghệ thuật của nó, không chỉ là hình phạt và giáo huấn một
cách bừa bãi.
Một lần tôi vô tình khám phá ra lý do tại sao
tôi không bao giờ nhìn thấy một đứa trẻ Nhật bị trách mắng ở nơi công cộng.
Trong một chuyến tàu đông đúc, tôi thấy một đứa bé đang có biểu hiện giận dỗi
trên đường về nhà, người cha nhanh chóng kéo toàn bộ gia đình xuống khỏi toa xe
lửa để cánh cửa kịp thời đóng lại và đoàn tàu kịp chuyển bánh, mặc dù có lẽ đó
chưa phải là ga mà gia đình ông cần tới.
Sau đó ông ấy cúi xuống và bắt đầu nói chuyện
một cách nghiêm khắc về hành vi cư xử không đúng đắn của cậu bé. Điều đó hoàn
toàn khác hẳn với cách hành xử của tôi trong trường hợp tương tự với con trai ở
trên tàu điện ngầm. Cha mẹ Nhật sẽ tự giải quyết vấn đề của họ mà không làm ảnh
hưởng tới người xung quanh, đồng thời, quan trọng nhất chính là phải giữ thể
diện cho đứa trẻ. Tôi đã bất ngờ khám phá được nguyên tắc trong cách phạt
con của họ: Không trách mắng con chỗ đông người.
Hãy nói chuyện riêng với con bạn về những hành xử không đúng của bé, tránh làm mất thể diện của bé chỗ đông người.
Khi tôi muốn tìm hiểu sâu thêm về những gì mà
cha mẹ Nhật thường làm với con cái họ, tôi khám phá ra rằng, họ thường có những
cuộc trao đổi riêng với nhau ở bất kì nơi đâu, ở công viên hay các ga tàu. Bên
cạnh việc tôn trọng con thì các bậc cha mẹ coi con cái có kỷ luật là một niềm
tự hào của họ, bởi cha mẹ là hình ảnh mà đứa trẻ sẽ học hỏi theo trong suốt
cuộc đời của nó, nên họ sẽ rất kiên trì dậy bảo đức tính kỷ luật cho trẻ.
Đối với con trẻ không đơn giản chỉ là nuôi dưỡng
mà việc quan trọng hơn cả chính là dậy và dỗ, khi nào dùng kỷ luật để dậy con,
và kỷ luật như thế nào, khi nào thì dỗ dành động viên trong yêu thương, đó đều
có nguyên tắc.
Khi thực hành kỷ luật với con cái, điều quan trọng nhất là phải
giữ thể diện cho đứa trẻ
Giáo dục đạo đức là điều đầu tiên và cơ bản nhất
Việc giáo dục con nhỏ không phải là xây dựng cho
con một nền tảng kiến thức phong phú, biến con trở thành một tài năng, mà nó là
sự giáo dục từ những cử chỉ, hành vi, lời nói hay một lối sống đạo đức lành mạnh.
Người Nhật rất coi trọng đạo đức, đặc biệt là những năm tháng đầu đời, ngay từ
các trường mẫu giáo, cô giáo sẽ dậy trẻ từ cách xếp dép, để đồ dùng cá nhân sao
cho đúng chỗ, đúng quy cách.
Giáo viên tại trường tập trung vào việc dạy trẻ
tác phong kỷ luật để hành xử đúng đắn bằng cách lặp đi lặp lại các bài học hành
vi thích hợp và sửa chữa cá nhân cho tới khi chúng trở nên thành thạo thì mới
chuyển hướng sang bài học khác. Các bé sẽ được tham gia các trò chơi và học về
hành vi lịch sự nhỏ như cách cởi giày ra sao cho gọn gàng và ngồi im lặng cho
đến khi nó trở thành thói quen.
Các em nhỏ phải thực hành các bài học về nề nếp lặp đi lặp lại cho
đến bao giờ thành thói quen
Một buổi chiều đầy nắng ở trường mẫu giáo, cô
giáo của con tôi đã gặp tôi sau giờ học. Cô nói rằng hai ngày gần đây cô không
thể áp dụng kỷ luật với con trai tôi do bất đồng ngôn ngữ, nó thường lặp lại
lời nói và cử chỉ của cô như một sự chế nhạo. Cuối cùng, cô ấy phải hét vào
mặt con tôi như cách tôi đã làm thì cháu mới hợp tác. Tôi đã thực sự cảm
thấy xấu hổ vì cách hành xử thiếu kiên nhẫn của mình với con cái lại chính là
dậy con một lối sống thô lỗ. Giáo dục trẻ nhỏ cũng là một hành trình học
hỏi của chính các bậc làm cha làm mẹ.
Khi tôi tức giận và làm mọi cách để con mình
tuân theo ý muốn của mình, đó là áp đặt, không đặt mình vào vị trí người khác,
thiếu kiên nhẫn và để cho cảm xúc của con chi phối mình mà không có được sự an
hòa tự tại – đó là thiếu cả Nhẫn và Thiện.
Khi tôi sợ bị mọi người xung quanh đánh giá là
không biết dậy con, “con hư tại mẹ”, chỉ muốn lấp liếm vấn đề và giữ thể diện
cho bản thân – đó là thiếu cả Chân và Thiện.
Và khi tôi học cách giáo dục con mình, tôi nhận
ra đó là cả một hành trình, hành trình dùng Chân – Thiện – Nhẫn để dẫn dắt một
sinh linh nhỏ bé thành người tốt bụng, nhân hậu và có ích cho xã hội.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks