15 lời dạy của cổ nhân, đọc xong mở rộng tầm mắt
Thành công lớn nhất của mỗi người là giữ được
toàn vẹn bản thân mà không bị xoay vần theo những biến đổi của cuộc đời. Điều
ấy cũng có nghĩa là trở nên mạnh mẽ hơn và giỏi chịu đựng hơn.
Ngắm hoa tàn rồi hoa nở, xuân đến xuân đi, tất cả mọi thứ lắng đọng trong ký ức đều là con số không. Tất cả những nóng lạnh đau buồn trong đó có lẽ chỉ có bản thân ta mới có thể lý giải.
Ngắm hoa tàn rồi hoa nở, xuân đến xuân đi, tất cả mọi thứ lắng đọng trong ký ức đều là con số không. Tất cả những nóng lạnh đau buồn trong đó có lẽ chỉ có bản thân ta mới có thể lý giải.
Dưới đây là 15 điều được cổ nhân đúc rút, đều là những bảo bối trên
con đường nhân sinh của mỗi người:
1. Một người không vào miếu, hai người không xem giếng, ba người
không ôm cây, ngồi một mình chớ dựa lan can
Trước đây trong miếu thường có những đồ dùng vật
báu quý hiếm, nếu một mình đi vào miếu rất dễ bị tình nghi ăn cắp đồ, bởi vậy
mới có câu “một người không vào miếu”. Hai người khi ngó xuống giếng xem, một
người không cẩn thận mà bị trượt chân ngã xuống giếng, người còn lại sẽ bị hiểu
lầm là thủ phạm đẩy người kia xuống, bởi vậy mới nói “Hai người không xem giếng”.
Ôm cây kỳ thực là chỉ khiêng cây, có ba người cùng khiêng cây sẽ có một người
vì lười nhác mà ỷ vào sức lực của hai người khác, bởi vậy mới có câu “Ba người
không ôm cây”. “Ngồi một mình chớ dựa lan can”, là bởi khi ngồi một mình tâm
tính người ta có thể vì buồn chán dễ nghĩ tới những việc đau buồn khi ngồi trên
cao dễ nghĩ không thông mà xảy ra chuyện.
2. Rượu ngon cần có tri kỷ mới uống, thơ phú cần
có người đối mới ngâm
“Tửu phùng tri kỷ ẩm, thi hướng hội nhân ngâm”
Trên
thế giới này có những người bạn không thích, cũng có những người không thích
bạn, đó là việc rất đỗi bình thường. Vậy nên, đừng làm một người sống mệt mỏi
trong cõi hồng trần này, hãy sống vì những người hiểu bạn và yêu quý bạn. Đừng
để mất niềm vui ở những người không yêu mến mình, sau đó lại quên đi sự vui vẻ
của bản thân ở những người yêu mến bạn.
3. Tình thế không thể làm tới tận cùng, phúc
không thể hưởng tận, tiện nghi không thể chiếm hết, thông minh không thể dùng
hết
Trên thế gian này, không có việc gì là thập toàn
thập mỹ. Bởi vậy Tăng Quốc Phiên mới đặt tên cho nơi mình cư trú là “Cầu Khuyết
trai”, dụng ý là giữ được giới cấm, sống yên ổn nghĩ đến ngày gian nguy. Khổ
cực mong muốn đắc được sự viên mãn về tinh thần, trước tiên cần có đôi chút
thiếu hụt về vật chất.
4. Trước tiên cần dưỡng thần sau đó mới dưỡng
hình
Cổ nhân thường nói: “Dưỡng hình không bằng dưỡng
thần, điều thân không bằng điều tâm”. Điều chỉnh tốt tâm thái, có tâm tính tốt
chính là nền tảng để có sức khỏe. Tâm thái có vai trò vô cùng quan trọng đối
với sức khỏe.
Tâm trạng tốt nhất chính là tĩnh lặng, một trái
tim bình thản còn tốt hơn hết thảy linh đan thần dược.
5. Người ở trong hạnh phúc không biết là hạnh
phúc, thuyền đi trong nước không biết nước chảy
Khi đói, ăn là hạnh phúc; khi khát, uống là hạnh
phúc; khi mệt, ngủ là phúc; khi nguy hiểm, an toàn là phúc. Tuy nhiên cũng còn
một mặt khác, ăn để chống đỡ thì không ăn là hạnh phúc; uống quá no thì không
uống là hạnh phúc; ngủ quá đủ thì tìm được việc để làm là hạnh phúc; an toàn
quá thì thám hiểm để tìm chút phấn khích tò mò là hạnh phúc.
Con người ở trong hạnh phúc không biết mình hạnh
phúc, mãi tới một ngày gặp phải khổ nạn mới đi so sánh hồi tưởng với những ngọt
ngào trước kia. Bởi vậy, người hiểu trong ngọt ngào luôn có cay đắng,
trong phúc có họa và ngược lại, chính là người có thể cảm nhận hạnh phúc rõ
nhất.
Người biết cảm ơn mới có thể trân trọng hạnh
phúc. Chúng ta luôn coi thường những thứ đã đạt được và đang có mà thiếu đi tấm
lòng biết ơn, đó chính là “Trong phúc mà không biết mình hạnh phúc”.
6. Tú tài có đói tới chết không bán sách, tráng
sĩ đến bước đường cùng không bán kiếm
Những
người có khí phách thường sẽ “không vì năm đấu gạo mà khom lưng”. Họ tự làm tự
ăn, không muốn đi cầu xin người khác một cách đê hèn, càng không thể từ bất kỳ
thủ đoạn nào để có được công danh và tài lộc Hơn nữa, họ sẽ luôn kiên định tín
niệm vào bản thân, sống thanh bần vui với đời, tận hưởng những thú vui tao nhã
bình sinh.
7. Cuộc sống giàu có thì có phiền phức của sự
giàu có, tình cảnh bần hàn có sự vui vẻ của bần hàn
Người giàu có có sự phiền muộn của người giàu
có. Càng giàu có bao nhiêu càng nghĩ làm sao để giữ được, bởi vậy sẽ hao tâm
tổn sức vì tiền tài. Người nghèo cũng có niềm vui của người nghèo, cũng tránh
được rất nhiều chuyện phiền lòng.
Giàu và nghèo đều bao gồm cả hai mặt vật chất và
tinh thần, có người có thể “giàu có” về vật chất nhưng lại “nghèo khó” về tinh
thần, vậy nên trong cuộc sống hằng ngày vẫn tránh không nổi phiền muộn.
Lại có những người có thể “nghèo khổ” về vật chất nhưng lại rất “giàu có” về
tinh thần, làm được việc mình yêu thích và tìm thấy “sự vui vẻ” trong chính
cảnh nghèo của mình.
8. Có thể lớn có thể nhỏ là một con rồng, chỉ
lớn mà không nhỏ thì chỉ là một con sâu
Rồng là một loại thần thú có thể biến lớn thu
nhỏ, có thể bay lên trời cao. Còn sâu thì không thể biến hóa, chỉ có thể ở dưới
mặt đất. Sâu chỉ có thể lớn mà không thu thành nhỏ, bởi nó không thể cúi đầu,
không thể ẩn nhẫn, lui nhường, vậy nên vĩnh viễn chỉ là sâu. Rồng có thể biến
lớn thu nhỏ một cách linh hoạt, lại có thể bay lên, khi cần thiết còn có
thể ẩn núp trong không gian.
9. Không màng chuyện hơn thua bon chen với đời, rảnh rỗi trước
đình ngắm hoa tàn hoa nở; đi hay ở đều vô tình, mọi chuyện đều để thuận tự
nhiên
Nếu có thể làm được việc không màng tới chuyện
hơn thua, đi hay ở đều coi là vô hình, tất cả những vinh hiển hay khuất nhục
đều thản nhiên đón nhận, thì cảnh giới nhân sinh còn gì là không thể đạt được?
Tâm tĩnh tất cả đều tĩnh, tâm ổn định thì tất cả
đều ổn định. Nhân sinh khổ đoản có thể coi sự nuông chiều như cỏ rác, không bận
lòng nghi ngờ, không đắm chìm trong khoái lạc. Có thể coi danh lợi tựa phù vân,
không oán hận, không say đắm, thì có thể đạt được cảnh giới cần có trong cõi
nhân sinh.
10. Bửa củi bửa đầu nhỏ, hỏi đường hỏi người già
Những người có kinh nghiệm bửa củi đều biết bửa
củi nên bắt đầu bửa ở đầu nhỏ, bởi vì bửa đầu to sẽ dễ bị bổ lệch, thậm chí
không cẩn thận lại đả thương chính mình. Người già thường có trải nghiệm phong
phú, bởi vậy chỉ đường sẽ không bị sai. Và kỳ thực trong mỗi bước đường đời,
người già có thể góp ý cho chúng ta rất nhiều kinh nghiệm quý báu.
11. Hoa nở hoa tàn xuân không quản, chuyện không
vừa ý đừng bình phẩm chê bai; nước nóng hay lạnh cá tự biết, hiểu ý hay không
tự mình tận hưởng
Những cảm nhận của con người trong thế giới này
cũng giống như “Khi người ta uống nước nóng hay lạnh đều cần tự biết”. Những ký
ức đọng lại khi ngắm hoa tàn hoa nở, xuân đến xuân đi đều chỉ là con số không.
Tất cả những vui buồn đắng cay ngọt bùi trong cuộc sống có lẽ chỉ có tự bản
thân mới tự thấu hiểu.
12. Có thể chịu khổ mới đáng là bậc tráng sĩ, có
thể chịu thiệt không phải kẻ ngu si
Người ta khi sống trong cõi đời này chỉ có thể
chịu được khổ mới đắc được trí tuệ, nhãn quan mới có thể mở rộng nhìn rõ chân
lý của sinh mệnh và ý nghĩa của cuộc đời.
Trịnh
Bản Kiều đời nhà Thanh từng lưu lại 2 câu danh ngôn bốn chữ nổi tiếng mà mỗi
người chúng ta đều nên học hỏi: “Nan đắc hồ đồ” và “Chịu thiệt là phúc”. Ông
cũng từng chú thích rằng: “Thông minh khó, hồ đồ khó, từ thông minh
chuyển sang hồ đồ càng khó, buông tay ra, lùi một bước, lòng yên ổn, sau này
không mong sự đền đáp“.
13. Tinh thần đạt tới cảnh giới đầy đủ thì văn
chương mới có thể thấu đáo; học vấn tích lũy càng sâu thì ý chí mới theo đó
càng trở nên ôn hòa
Thuở xưa có một vị tú tài hỏng thi tự cho mình
là người có tài năng nên chửi mắng vị quan chấm thi, cho rằng văn chương của
mình viết rất tốt, bài làm cũng rất hay vậy mà sao lại không được chọn. Vừa lúc
đó có một vị đạo sĩ đi tới và nói chắc chắn văn chương của vị tú tài này không
hay. Vị tú tài cảm thấy không phục liền cáu giận mà nói: “Ông chưa từng đọc
văn của tôi sao lại nói văn tôi không hay?”. Vị đạo sĩ bèn nói: “Tôi
thấy tâm thái cậu nóng nảy bất ổn định như vậy, sao có thể viết ra được nổi bài
văn hay?”.
14. Thời trẻ không cố gắng về già mới tổn thương
Từ khi còn nhỏ chúng ta luôn được cha mẹ nhắc
nhở khuyên răn rằng nên chăm chỉ học hành, nên quý tiếc thời gian. Nghe nhiều
đôi khi cảm thấy phản cảm và không hiểu được hết ý nghĩa. Tuy nhiên sau khi
trưởng thành, sau khi trải nghiệm mới cảm nhận những lời đó hết sức đúng. Lúc
này chúng ta mới hối hận vì sao trước đây không nghe lời người lớn, vậy nên chỉ
biết dồn hết tâm sức tận tình khuyên bảo con cái mình.
Thời trẻ không cố gắng về già mới tổn thương.
15. Trong mắt có bụi thiên hạ sẽ trở nên chật
hẹp, trong não vô sự tất cả sẽ thênh thang
Nếu một người có lòng dạ hẹp hòi, đối với họ
không cho phép chỉ một chút bụi bay vào mắt. Người như vậy, cho dù có đem cho
họ cả thế giới thì họ vẫn cảm thấy thế giới này quá nhỏ và có nhiều điều không
vừa lòng.
Một người nếu có tấm lòng rộng mở, không cố chấp
bất kể việc gì, cho dù cuộc sống có đơn sơ, trong nhà chỉ có một cái giường thì
vẫn cảm thấy trời đất bao la rộng mở, trong lòng vẫn tràn đầy sự biết ơn.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks